Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp nuôi trồng thuỷ sản cung ứng ra thị trường khoảng 300 tấn lúa/năm và sản lượng khoảng 2.000 – 2.500 tấn các loại cá/năm.
MỤC LỤC.................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................ iv
DANH MỤC BẢNG................................................................................ v
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư............................. 1
1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng
, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác,
các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan....................... 2
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM........................................... 2
2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật
về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM... 2
2.1.1. Các văn bản pháp luật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM........................... 2
2.1.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật được áp dụng................... 4
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án 4
2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.... 4
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường.................................................. 5
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường.......................................................... 9
4.1.2. Phương pháp đánh giá nhanh...................................................................... 9
4.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường............................................ 9
4.2.2. Phương pháp nhận dạng............................................................................. 9
4.2.3. Phương pháp so sánh.............................................................................. 9
4.2.4. Phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu.................................. 10
4.2.5. Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu........................................... 10
Chương 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN......................................................... 11
1.1.1. Tên dự án........................................................................................ 11
1.1.3. Vị trí địa lý của dự án.......................................................................... 11
1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án.......................... 12
1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 13
1.1.6. Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án............... 13
1.2. Các hạng mục công trình của dự án............................................................. 21
1.2.1. Các hạng mục công trình chính............................................................. 25
1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án....................................... 27
1.2.3. Các hoạt động của dự án....................................................................... 29
1.2.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.............. 29
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án..... 31
1.3.1. Nguyên, vật liệu sử dụng của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng...... 31
1.3.2. Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng cho giai đoạn hoạt động....................... 31
1.3.3. Nhu cầu sử dụng điện, nước của dự án................................................. 32
1.3.4. Các sản phẩm của dự án.................................................................... 33
1.5.1. Biện pháp dọn dẹp, san nền chuẩn bị mặt bằng..................................... 35
1.5.2. Biện pháp thi các hạng mục công trình...................................................... 35
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.......................... 36
1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án.................................................................... 36
1.6.2. Tổng vốn đầu tư.............................................................................. 36
1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án................................................ 36
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 38
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội............................................................. 38
2.1.2. Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án................................................. 42
2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án .44
2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường............................................. 44
2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học.............................................................. 48
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 48
2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.......................................... 49
Chương 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG..... 51
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng... 51
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động........................................................ 51
3.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.................. 70
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành.. 75
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động.................................................................. 75
3.2.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn vận hành dự án 89
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường............................ 100
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá dự báo............. 101
Chương 4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC... 103
Chương 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG........ 104
5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án......................................... 104
5.2. Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án.................................... 107
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 109
MỞ ĐẦU
1.Xuất xứ của dự án
1.1.Thông tin chung về dự án
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
Tuy nhiên, sự phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường. Ngành nuôi trồng thuỷ sản cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng vẫn còn những khó khăn tồn tại như: quy mô còn nhỏ lẻ, phân tán, tự phát, chưa có sự tập trung, sản phẩm thường bị ép giá, các quy định của nhà nước về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả và chất lượng thức ăn thuỷ sản còn nhiều bất cập,...
Nhận thức được vấn đề này, Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm xây dựng .... quyết định đầu tư dự án “Đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp nuôi trồng thuỷ sản” cung ứng ra thị trường khoảng 300 tấn lúa/năm và sản lượng khoảng 2.000 – 2.500 tấn các loại cá/năm, dự án toạ lạc tại xã kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Khi dự án được triển khai sẽ góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của huyện nói riêng và nước ta nói chung đặc biệt là ngành nuôi trồng thuỷ sản, tạo việc làm cho lao động địa phương, nâng cao thu nhập cho người lao động. Ngoài ra, làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình nuôi trồng thuỷ sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Kiên Lương.
Căn theo điểm đ, khoản 4 Điều 25 của NĐ 08/2022/NĐ-CP và điểm b, khoản 1 Điều 30 của Luật Bảo vệ môi trường và thì dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM. Do đó, Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm xây dựng ... phối hợp với đơn vị tư vấn .... tiến hành lập báo cáo ĐTM cho dự án “Đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp nuôi trồng thuỷ sản”
1.2.Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
+ Dự án đầu tư: “Đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp nuôi trồng thuỷ sản” toạ lạc tại xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang do Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm xây dựng .... lập và phê duyệt.
+ Cơ quan phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500: Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
+ Quyết định chủ trương đầu tư:
- Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
1.3.Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
Việc đầu tư xây dựng dự án “Đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp nuôi trồng thuỷ sản” khi triển khai sẽ hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch phát triển như:
+ Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.
+ Quyết định số 769/QĐ-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2021 của uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Chương 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1.1.Thông tin về dự án
1.1.1.Tên dự án
“ĐẦU TƯ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO KẾT HỢP NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN” (sau đây gọi tắt là dự án)
1.1.2.Chủ dự án
+ Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm xây dựng....
+ Địa chỉ liên lạc: ......., Phường 13, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Đại diện:.... Chức vụ: Tổng Giám đốc
+ Tiến độ thực hiện dự án:
Theo Quyết định chủ trương đầu tư số 1229/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2020 tiến độ thực hiện dự án như sau:
- Từ quý I/2020 đến quý II/2020 hoàn thành các thủ tục chủ trương đầu tư.
- Từ quý II/2020 đến quý I/2021 hoàn thành các thủ tục xây dựng, khởi công san lắp mặt bằng và hoàn thành các hạng mục công trình.
- Quý I/2021 hoàn thành đưa dự án vào hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm này dự án chưa hoàn thành công tác san lắp mặt bằng và các hạng mục công trình. Do khoảng thời gian từ năm 2020 -2021, tình hình dịch bệnh Covid diễn ra phức tạp và thự hiện các chỉ thị để kiểm soát dịch bệnh, vì vậy, dự án bị ngưng động dẫn đến trễ so với tiến độ được phê duyệt. Tiến độ thực hiện dự kiến sẽ kết thúc khoảng quý I/2023. Chủ dự án sẽ thực hiện xin điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án tại Quyết định số số 1229/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2020 đúng theo thực tế.
1.1.3.Vị trí địa lý của dự án
Dự án có quy mô khoảng 31,2 ha toạ lạc tại......, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Ranh giới được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp: Kênh TĐ3.
+ Phía Nam giáp: Kênh 500.
+ Phía Tây giáp: Đường Cái Tre.
+ Phía Đông giáp: Kênh Lẩu Mắm.
Hình 1. 1. Vị trí và giới hạn khu đất dự án
Tọa độ các điểm góc của khu đất xây dựng Dự án (theo hệ tọa độ VN 2000, Kinh tuyến trục 104030’, múi chiếu 30) như sau:
Bảng 1. 1. Tọa độ giới hạn vị trí dự án
1.1.4.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước: Tổng diện tích toàn khu quy hoạch khoảng 31,2 ha, được thống kê như sau:
Bảng 1. 2. Thống kê hiện trạng sử dụng đất tại dự án
1.1.5.Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
Trong bán kính 2km khu vực xung quanh dự án có rất ít dân cư sinh sống, xung quanh chủ yếu canh tác nuôi thuỷ sản. Dự án không nằm trong khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
1.1.6.Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án
1.1.6.1.Mục tiêu của dự án
+ Đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.
+ Dự án hình thành cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương, hạn chế tình trạng thất nghiệp dẫn đến tệ nạn xã hội.
+ Góp phần mang lại lợi nhuận cho đơn vị đầu tư, tăng nguồn đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông qua nghĩa vụ thuế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
1.1.6.2.Quy mô của dự án
Tổng diện tích thực hiện dự án khoảng 312.00072m2, trong đó:
1.1.6.3.Công suất, công nghệ và loại hình dự án
Dự án hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, cụ thể:
+ Trồng lúa, sản lượng 300 tấn/năm.
+ Nuôi trồng thuỷ sản các loại, sản lượng khoảng 2.000 – 2.500 tấn/năm.
Quy trình nuôi cá của dự án như sau
Hình 1. 2. Quy trình nuôi cá của dự án
Thuyết minh quy trình:
Dự án nuôi cá nước ngọt các loại với mỗi vụ nuôi kéo dài khoảng 9 tháng, cá giống được thả lần lượt từng ao một tùy vào tình trạng của cá, không thả đồng loạt. Quy trình nuôi cụ thể như sau:
+ Chuẩn bị và xử lý ao: Trước mỗi vụ nuôi, ao được xử lý khử khuẩn nguồn nước trước khi thả cá. Trước khi tiến hành xử lý cải tạo ao phải đảm bảo cá trong ao đã được thu hoạch hết.
- Sên vét và hút các chất cặn bã tồn đọng ở đáy ao bằng ống nhựa mềm.
- Kiểm tra các hang dốc, lỗ rò rỉ để chắc chắn rằng không có loài nào trong đó và tiến hành lấp các hang dốc, lỗ mọi lại và tu sửa lại bờ ao.
- Tiến hành bơm cấp nước vào ao nuôi khoảng 1 - 2 ngày.
- Sử dụng vôi tạt đều khắp ao và bờ ao. Lượng vôi sử dụng tùy theo độ pH của nước.
- Sau 2 ngày tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, DO, nhiệt độ.
- Đối với những ao không xảy ra bệnh truyền nhiễm trong quá trình nuôi thì từ lúc kết thúc thu hoạch đến lúc thả cá phải đảm bảo thời gian cách ly ít nhất 1 tháng.
- Ghi chép quá trình cải tạo ao vào nhật ký nuôi cá.
Vậy, giai đoạn này phát sinh chủ yếu là bùn thải từ ao nuôi, bao bì thuốc khử khuẩn, tiếng ồn của công nhân và máy bơm.
+ Chọn giống và thả giống:
Chọn giống: Quan sát dấu hiệu lâm sàng của cá giống phải đạt các yêu cầu như:
- Cá không dị tật màu sắc tươi sáng: lưng xanh đen, bụng màu trắng bạc, các sọc dọc theo thân phải rõ ràng.
- Kích cỡ cá đồng đều.
- Cá nhanh nhẹn, bơi lội khỏe, không bệnh tật, chạy thành đàn.
- Cá không bị sây sát, các vi không bị rách.
Các yếu tố lâm sàng được ghi nhận vào biên bản lấy mẫu cá sau đó lấy mẫu về phòng thí nghiệm của công ty kiểm tra ký sinh trùng, vi khuẩn đồng thời gửi phòng kiểm nghiệm đạt chứng nhận ISO 17025 (hoặc chứng nhận tương đương) kiểm hóa chất, kháng sinh cấm theo kế hoạch tổng hợp kiểm nghiệm hàng năm. Kết quả kiểm phải không phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm.
Nhà cung cấp cá giống phải cung cấp giấy công bố sản xuất cá giống/bột không áp dụng phương pháp biến đổi gen và lai khác loài từ trại sản xuất giống (ít nhất 01 lần/năm hoặc khi được yêu cầu) và giấy công bố nguồn gốc cá giống (cho mỗi lần bán cá giống). Đối với trường hợp mua ngoài thì tiến hành ký hợp đồng mua bán cá giống. Tại mỗi trại giống: Cá giống phải được kiểm dịch cho mỗi lô trước khi xuất.
Bắt cá giống:
- Sau khi có kết quả kiểm từ phòng kiểm nghiệm, các bộ kỹ thuật sẽ lên kế hoạch bắt giống với trại giống, đồng thời yêu cầu quản lý trại giống cho cá nhịn ăn 1 ngày trước khi bắt giống.
- Cán bộ kỹ thuật cần xem xét lại các dấu hiệu bên ngoài và giải phẩu kiểm tra các dấu hiệu bên trong nội tạng để chắc chắn cá vẫn khỏe mạnh và đã nhịn ăn trước khi bắt.
- Sọt/thùng chứa cá và các dụng cụ, phương tiện dùng để bắt cá phải được kiểm tra để chắc chắn đã được vệ sinh tốt và không bị hư hỏng. ghi chép việc kiểm tra vệ sinh, khử trùng vào biên bản kiểm tra vệ sinh dụng cụ bắt cá.
- Lượng các giống giao nhận được xác nhận trong biên bản giao nhận.
Vận chuyển cá giống:
- Phương tiện vận chuyển phải được kiểm tra vệ sinh, khử trùng và ghi chép vào bản vận chuyện cá giống để đảm bảo đã được vệ sinh sạch sẽ.
- Mật độ vận chuyển cá giống trên ghe/tàu/xe không quá 100 kg/m3. Thời gian vận chuyển từ trại giống về ao nuôi cho mỗi ghe không quá 12 giờ. Đảm bảo oxy trong quá trình vận chuyển ³ 2mg/L.
- Ghi chép biên bản vận chuyển cá giống cho mỗi ghe vận chuyển.
Thả giống:
- Thời điểm thả cá tốt nhất vào lúc trời mát, tránh nắng to, mưa lớn.
- Sọt/thùng và các dụng cụ thả giống khác phải được vệ sinh sạch sẽ.
- Khối lượng mỗi sọt/thùng cá vận chuyển từ ghe lên ao nuôi không được vượt quá 15kg (kể cả sọt/thùng).
- Mật độ: £ 40 con/m2.
- Ghi chép các thông tin, số liệu cá giống vào nhật ký nuôi cá.
Có thể thấy rằng, trong quá trình nuôi tuân thủ nghiệm ngặt không sử dụng hóa chất và kháng sinh cấm. Các loại thuốc sử dụng chủ yếu là các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, không ảnh hưởng đến chất chất lượng cá, không gây ô nhiễm môi trường. Cá giống được chọn lọc và vận chuyển đến vùng nuôi bằng đườn thủy (tàu/ghe/xe của nhà cung cấp giống), cá được thả từng ao một và sản xuất cá xoay vòng, không thả đồng loạt tất cả các ao. Thời điểm thả cá phát sinh khí thải từ phương tiện vận chuyển cá, tiếng ồn của công nhân trong quá trình làm việc.
Vậy, giai đoạn này phát sinh chủ yếu là tiếng ồn của công nhân khi tập trung làm việc, xác cá chết do hao hụt, khí thải từ phương tiện vận chuyển cá đến vùng nuôi.
+ Quản lý và chăm sóc:
- Vệ sinh ao:
Thu gom cá chết và vệ sinh ao:
- Cá chết được vớt ít nhất 2 lần/ngày, thu gom và xử lý theo quản lý chất thải. Tính lượng cá hao hụt hàng ngày và ghi chép vào nhật ký nuôi cá.
- Hằng ngày ao phải được vệ sinh sạch sẽ.
Hút bùn:
- Mỗi ao nuôi sẽ tiến hành hút bùn 1 lần/vụ hoặc khi lớp bùn đáy ao nuôi dày 0,2m và ao lắng sẽ tiến hành hút bùn khi lớp bùn đáy dày 0,5m.
- Định kì 1 tháng sẽ kiểm tra bùn đáy ao nuôi và ghi nhận vào phiếu theo dõi bùn
Quá trình hút bùn: Cán bộ kỹ thuật/quản lý vùng nuôi sẽ giám sát lượng bùn qua biên bản nghiệm thu bùn đáy ao. Bùn đáy ao bơm ra sẽ được xử lý theo 1 trong 2 hướng sau:
- Bùn được bơm vào khu chứa bùn của vùng nuôi bằng đường ống mềm.
- Chuyển bùn đến khu đất của dân: Vùng nuôi khảo sát nhu cầu diện tích thực tế của người dân ghi nhận vào danh sách nhận bùn, khi người dân có nhu cầu xin bùn để bón cho vườn cây ăn trái, đất rẫy… thì người dân làm đơn xin bùn đáy ao. Sau khi hoàn tất việc hút bùn thì cán bộ kỹ thuật/quản lý sẽ làm biên bản giao nhận bùn đáy ao. Lượng bùn từ ao nuôi sẽ được bơm trực tiếp bằng đường ống mềm của máy hút bùn qua khu đất của người dân.
Vậy, giai đoạn này phát sinh chủ yếu là bùn thải và cá chết do hao hụt tự nhiên (không nhiễm bệnh).
Kiểm soát thức ăn và cho ăn:
Nhập thức ăn:
- Thức ăn viên nhập về phải có chứng nhận theo yêu cầu tiêu chuẩn như ISO/HACCP, GlobalGAP... có chứng nhận/cam kết không sử dụng phụ phẩm từ cá.
- Nguyên liệu và thành phần của thức ăn phải được nhà máy thức ăn cung cấp đầy đủ. Thức ăn không được sử dụng kháng sinh kích thích sinh trưởng và không chữa các chất cấm sử dụng theo quy định hiện hành.
- Ghe/tàu/xe vận chuyển thức ăn phải được kiểm tra vệ sinh và ghi chép vào biên bản giao nhận thức ăn.
- Thức ăn nhập vào, cán bộ quản lý phải đánh giá và kiểm tra theo tiêu chuẩn thức ăn: số lượng, nhãn hiệu, mã số lô, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, qui cách bao gói. Bên cạnh đó lấy ngẫu nhiên 1% số lượng bao thức ăn lúc giao nhận để mở bao kiểm tra cảm quan tình trạng khô ráo, sạch sẽ, và đảm bảo không có nấm mốc.
- Nếu thức ăn đạt yêu cầu ( đúng qui cách đặt hàng, còn hạn sử dụng, bao bì nguyên vẹn, khô ráo sạch sẽ, không có nấm mốc... ), tiến hành ghi chép vào biên bản giao nhận thức ăn và nhập thức ăn vào kho, có sự phân chia rõ ràng cho từng loại thức ăn. Sau đó ghi nhận vào sổ theo dõi thức ăn của các kho.
- Thức ăn nhập về trước thì sử dụng trước, thức ăn nhập về sau thì sử dụng sau, không sử dụng thức ăn quá hạn sử dụng.
- Thức ăn được gởi mẫu định kỳ 1 năm/lần theo kế hoạch kiểm nghiệm hằng năm, và kết quả các chỉ tiêu phân tích phải không phát hiện.
Bảo quản thức ăn đảm bảo an ninh sinh học:
- Thức ăn phải được bảo quản trong kho riêng biệt không để chung với thuốc hóa chất, nhiên liệu, dụng cụ máy móc thiết bị có thể gây nhiễm chéo, kho phải có khóa, thông thoáng, tránh các tác nhân gây hại. ẩm ướt, động vật gây hại,...
- Kho chứa thức ăn phải được vệ sinh hằng ngày và tổng vệ sinh khi kho trống hoặc khi đảo kho. Tránh để mở bao thức ăn hoặc để thức ăn rơi vãi trên nền kho dễ gây hư hỏng và tạo nguồn thu hút chuột hoặc các động vật gây hại khác.
- Các bao thức ăn được đặt trên pallet cách nên 10cm, cách tường ít nhất 30cm và không chất sát mái kho.
- Thời gian bảo quản sản phẩm theo qui định của nhà sản xuất, đảm bảo rằng thức ăn phải còn hạn sử dụng.
Cho ăn: Trong 2 ngày đầu sau khi nhập giống thì không cho cá ăn, và chỉ cho cá ăn 1 buổi vào buổi sáng trong tuần lễ đầu (khoảng 1% trọng lượng cá). Nếu cá ổn thì mới bắt đầu cho cá ăn 2 buổi ( sáng từ 7-10 giờ, chiều từ 15-18 giờ) với lượng thức ăn 2% trọng lượng cá/ngày trong tuần tiếp theo, sau đó mới tăng dần lượng thức ăn theo nhu cầu của cá. Quan sát theo dõi hoạt động và mức lớn của cá để tính toán và điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý, không để cá thiếu hoặc thừa thức ăn.
Vậy, giai đoạn này phát sinh chủ yếu là bao bì thức ăn và thức ăn rơi vãi.
Thay nước, xử lý nước:
- Đối với nước ao nuôi: Tần suất thay nước tùy theo kích cỡ cá. Đối với cá 2cm trở xuống thì tần suất thay nước như sau: Tính từ lúc thả đến tháng thứ nhất thì thay 2 lần/tháng, tháng thứ 2 thay 3 lần/tháng, tháng thứ 3 thay 4 lần/tháng, từ tháng thứ 4 trở đi thay 7 lần/tháng tùy vào tình trạng của nước. Mức nước thay mỗi lần tối đa 20% thể tịch nước trong ao được đo bằng thước đo mực nước.
- Định kỳ dùng chất xử lý nền đáy, men vi sinh, với để duy trì chất lượng nước trong ao. Khi tháo nước ra cần lưu ý: Nước phải được tháo một cách cẩn thận và từ từ để không phải thảo số lượng bùn hữu cơ không kiểm soát ra kênh. Khi cấp nước vào ao nuôi cần lưu ý chỉ cấp nước khi nước lớn (khi nước kênh đang lên đạt khoảng 1/3 con nước lớn). Ngoài ra, không cấp nước khi trời đang mưa hay vệ sinh các ghe/xe vận chuyển cá thịt tại vùng nuôi. Trước khi cấp nước dùng đĩa secchi để đo độ trong của nước kênh trường hợp độ trong của nước kênh dưới 30cm phải sử dụng vôi sau khi cấp vào ao để giảm độ đục
- Đối với ao lắng: Tất cả số lượng nước từ các ao nuôi thải ra sẽ được lưu giữ trong ao lắng. Trong ao lắng sử dụng công nghệ sinh học (lục bình, cá rô phi,...) chất xử lý đáy, men vi sinh để xử lý nước thái và duy trì xử lý tại ao lắng 2,5 - 88 ngày, thời gian lưu nước ngắn nên phải tăng cường sử dụng các chất xử lý nước để rút ngắn thời gian lắng nước trong ao. Định kỳ hằng tháng hoặc khi thấy cần thiết phải kiểm tra, sàn lọc các cây lục bình đã chết hoặc héo úa và bổ sung các lục bình mới, tươi tốt vào ao lắng nhằm để duy trì thường xuyên diện tích lục bình bao phủ 50% bề mặt ao lắng. Trước khi thải ra kênh nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu trong ao lắng: pH; DO, mùi (cảm quan), cán bộ kỹ thuật tiến hành ghi vào số kết quả theo dõi nước thải.
Vậy, giai đoạn này phát sinh chủ yếu là nước thải và bao bì chế phẩm sử dụng cho ao lắng.
Quản lý dịch bệnh:
- Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu cá bị sốc hoặc bị bệnh và thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự phát sinh mầm bệnh.
- Ghi chép đầy đủ tình hình sức khỏe của cá và thuốc sử dụng phòng trị bệnh cho cá vào nhất ký nuôi cá.
Vậy, giai đoạn này phát sinh chủ yếu là chất thải nguy hại như cá chết do dịch bệnh và bao bì thuốc trị bệnh cá.
- Kiểm tra tốc độ sinh trưởng: Định kỳ hàng tháng lấy mẫu kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá. Quá trình được thực hiện bằng cách bắt ngẫu nhiên khoảng 30 - 100 con cá, cân trọng lượng tổng sau đó đếm số con và tính trọng lượng trung bình. Ghi chép vào nhật ký nuôi cá.
Vậy, giai đoạn này phát sinh chủ yếu là cá chết do hao hụt tự nhiên.
- Lấy mẫu trước khi thu hoạch: Trước khi thu hoạch, cần cân mẫu 30 - 50 con cá lấy trọng lượng bình quân để ước lượng sản lượng và dự kiến ngày thu hoạch cũng như số ngày thu hoạch. Sau đó fillet đánh giá cảm quan mẫu sắc, mùi vị,... theo biên bản lấy mẫu cá nguyên. Nếu đạt theo yêu cầu thì mẫu được đưa đến phòng kiểm nghiệm để kiểm dư lượng hóa chất, kháng sinh trước khi thu hoạch.
Vậy, giai đoạn này phát sinh chủ yếu là cá chết do hao hụt tự nhiên.
+ Thu hoạch, vận chuyển:
- Thu hoạch:
Ngưng cho cả ăn tối thiểu 12 giờ và tối đa 48 giờ trước khi thu hoạch.
Cần chuẩn bị đầy đủ nhân lực và dụng cụ đánh bắt. Sọt/thùng chứa cá và các dụng cụ, phương tiện dùng để thu hoạch, vận chuyển phải được làm sạch, khử trùng và không bị hư hỏng. Ghi chép việc kiểm tra vệ sinh, khử trùng vào biên bản kiểm tra vệ sinh dụng cụ bắt cá và biên bản vận chuyển cả nguyên liệu.
Khi thu cá, dùng lưới kéo bắt từ từ cho đến hết. Nên thu trong một thời gian ngắn để tránh hao hụt và thất thoát. Trong quá trình thu hoạch nhân viên chú ý nhận diện các loài cá quý hiếm, nếu phát hiện cần thả chúng về sông.
Khi thu hoạch được một phần cá trong ao có thể hạ bớt nước để có thể thu hoạch được hết cá trong ao. Vào ngày cuối cùng thu hoạch sử dụng lưới với mắc lưới nhỏ hơn để kéo cá đẩm bảo thu hoạch toàn bộ cá trong ao. Quy trình cải tạo ao không được thực hiện trước khi kéo hết cá trong ao. Nước thải được thu gom và xử lí tại cụm ao lắng.
Cân mẫu khoảng ≥ 30 con cá để xác định khối lượng trung bình tại thời điểm thu hoạch và chỉ ghép vào nhật kí nuôi cá. Cân khoảng 3 - 5 sọt/thùng sau đó lấy bình quân mỗi sọt/thùng khoảng bao nhiêu kg. Trong suốt quá trình thu hoạch sẽ đếm được tổng số sọt/thùng cá chuyển lên/xuống phương tiện vận chuyển => ước tính được khối lượng (kg) cá trong phương tiện vận chuyển => ước tính được mật độ cá (kg/m3) trong phương tiện vận chuyển.
Trong quá trình thu hoạch cần tuân thủ các yêu cầu sau: Thời gian từ lúc cá được cho nhịn ăn đến lúc thu hoạch xong không vượt quá 7 ngày. Mỗi lần đi lưới không quá 30 tấn cá, mỗi lón cá trong lưới không quá 3 tấn. Khối lượng mỗi sọt/thùng cá không được vượt quá 80 kg (kể cả sọt/thùng). Thời gian cá ra khỏi nước không quá 15 giây. Thời gian lên cá từ sọt/thùng cuối mỗi phương tiện vận chuyển không quá 2 giờ.
- Vận chuyển:
Kiểm tra sục khí cho cá trong lúc vận chuyển cá. Ghi nhận lại tên, mã số, khối lượng cá vận chuyển, lượng cá chết trong quá trình vận chuyển, ngày giờ phương tiện vận chuyển chạy và thời gian phương tiện vận chuyển đến cơ sở chế biến vào biên bản vận chuyển cá nguyên liệu.
Trong quá trình vận chuyển cần tuân thủ các điều kiện sau:
- Mỗi phương tiện chỉ được vận chuyển cá của một ao trong cùng một thời điểm thu hoạch.
- Không có sự trộn lẫn cá giữa cá phương tiện vận chuyển này với phương tiện vận chuyển khác trong quá trình vận chuyển.
- Đảm bảo oxy trong quá trình vận chuyển ≥ 2mg/L.
- Kiểm tra hoạt động cá trong quá trình vận chuyển mỗi 2 giờ.
- Mật độ cá trong phương tiện vận chuyển không quá 100kg/m3
- Thời gian từ lúc phương tiện vận chuyển chạy đến nơi tiếp nhận cá không quá 24 giờ.
Vậy, giai đoạn thu hoạch và vận chuyển cá phát sinh chủ yếu là nước thải từ quá trình vận chuyển, khí thải từ phương tiện vận chuyển và tiếng ồn của công nhân làm việc tập trung tại dự án.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm