Báo cáo đề xuất cấp cấp Giấy phép môi trường của dự án Nhà máy cơ khí ô tô

Báo cáo đề xuất cấp cấp Giấy phép môi trường của dự án Nhà máy cơ khí ô tô Tăm bua ô tô 47.100 sản phẩm/năm; nước ure xử lý khí thải ô tô, nước làm mát 90.000 can/năm, khoảng 2.000.000 lít/ năm; tổng mức đầu tư 230.000.000.000 đồng.

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.....................................4

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...............................................................................8

CHƯƠNG I...........................................................................................................9

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ .....................................................9

1. THÔNG TIN VỀ CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......................................................9

2. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...............................................................10

2.1. Tên dự án đầu tư: DỰ ÁN NHÀ MÁY AN THÁI......................................10

2.2. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:.................................................................10

2.3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến

môi trường của dự án đầu tư:..............................................................................12

2.4. Quy mô dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu

tư công): ..............................................................................................................12

3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ..........13

3.1. Công suất của dự án đầu tư:.........................................................................13

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản

xuất của dự án đầu tư: .........................................................................................14

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:.........................................................................28

4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA

CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

4.1. Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng cho thi công xây dựng:..............................29

4.2. Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong giai đoạn vận hành thương

mại của dự án: .....................................................................................................31

4.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện:................................................................33

4.4. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước:...............................................................34

5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ ...............36

5.1. Mục tiêu đầu tư: ...........................................................................................36

5.2. Tiến độ thực hiện dự án: ..............................................................................37

5.3. Tổng mức đầu tư:.........................................................................................37

5.4. Quy mô kiến trúc xây dựng: ..........................................................................38

CHƯƠNG II........................................................................................................40

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,                          KHẢ

NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...........................................................40

1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG

2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI

CỦA MÔI TRƯỜNG..........................................................................................41

CHƯƠNG III.......................................................................................................42

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG.....................................................42

NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................................................42

CHƯƠNG IV ......................................................................................................43

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH,

BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.....................................................43

1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ

ÁN ĐẦU TƯ.......................................................................................................43

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động:....................................................................44

1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:................59

2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH

2.1. Đánh giá, dự báo các tác động:....................................................................66

2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:................80

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG..........................................................................................................107

3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:................107

3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải,

thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục:......................................107

3.3. Dự toán kinh phí các công trình bảo vệ môi trường:.................................109

3.4. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường:....110

4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO......................................................................................110

CHƯƠNG V......................................................................................................113

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG,PHƯƠNG

ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC .........................................................113

CHƯƠNG VI ....................................................................................................114

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG...........114

1.      NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI...................114

2.      NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI.......................114

2.1. Nguồn phát sinh khí thải:...........................................................................114

2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa:......................................................................114

2.3. Dòng khí thải:.............................................................................................114

2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải:

114

2.5. Phương thức xả khí thải:............................................................................115

3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG......115

3.1. Nguồn phát sinh: ........................................................................................115

3.2. Vị trí phát sinh:...........................................................................................115

3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: .................................................115

Chương VII .......................................................................................................117

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN...........117

1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT

THẢI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ..........................................................................117

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:...................................................117

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết

bị xử lý chất thải:...............................................................................................117

2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT120

2.1. Giám sát nước thải: ....................................................................................120

2.2. Giám sát và quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:...............................120

3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM.....120

CHƯƠNG VIII..................................................................................................121

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................................121

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. THÔNG TIN VỀ CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/ tổ chức: CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ Ô TÔ 

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ..........; ngày cấp: 17/02/1993 ; Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình

Địa chỉ trụ sở: ........., đường Trần Thái Tông, phường Tiền Phong, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Điện thoại: ........... Email: ...........

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gồm:

Họ và tên : ............. Giới tính: Nam

Chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc

Sinh ngày: .........................    Quốc tịch: Việt Nam

CMT/CCCD:..........; ngày cấp: 18/07/2022; nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Địa chỉ thường trú: ..........., thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Chỗ ở hiện tại: .............., phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Điện thoại:........ Email: ...............

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: ................ chứng nhận lần đầu ngày 05/12/2022 được Ban quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình cấp.

2. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.1. Tên dự án đầu tư: DỰ ÁN NHÀ MÁY

2.2. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:

- Địa điểm thực hiệndựán đầu tư: .............., Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1) (thuộc Khu kinh tế Thái Bình), huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

- Diện tích đất thực hiện dự án: 20.000 m2.

- Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án đầu tư:

+ Phía Bắc: Giáp đất nông nghiệp;

+ Phía Nam: Giáp đường N3.1;

+ Phía Tây: Giáp đất nông nghiệp;

+ Phía Đông: Giáp đất còn lại của Lô E3.

Khu đất thực hiện dự án có diện tích 20.000 m2 được giới hạn bởi các điểm có tọa độ VN-2000, cụ thể như sau:

Hình 1. 1. Vị trí thực hiện dự án trên bản vẽ Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 KCN-ĐT-DV 

- Địa điểm thực hiện dự án có nhiều điều kiện thuận lợi: Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1) được quy hoạch nằm trong Khu kinh tế Thái Bình, là KCN tổng hợp đa ngành, công nghiệp công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như: Công nghiệp điện, điện tử, công nghệ thông tin; Cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng; Sản xuất thực phẩm, đồ uống...; gần trục đường giao thông chính như tuyến Cao tốc ven biển, đường ven biển và các đường tỉnh lộ 456, Quốc lộ 37, Quốc lộ 39…, kết nối giao thông và kết nối vùng vô cùng thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa ra vào nhà máy.

Với mục tiêu xây dựng một khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ hoàn chỉnh, thịnh vượng, KCN Liên Hà Thái được quy hoạch bao gồm các phân khu chức năng bên cạnh diện tích đất đất công nghiệp sản xuất, có thể kể đến như phân khu nhà ở chuyên gia và nhà ở cho người lao động nhằm giải quyết vấn đề ổn định lưu chú cho chuyên gia và người lao động, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của các nhà máy hoạt động trong KCN.

2.3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng của dự án: Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình.

- Cơ quan cấp Giấy phép môi trường của dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.

2.4. Quy mô dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

- Dự án với quy mô công suất: Tăm bua ô tô 47.100 sản phẩm/năm; nước ure xử lý khí thải ô tô, nước làm mát 90.000 can/năm, khoảng 2.000.000 lít/ năm; tổng mức đầu tư 230.000.000.000 đồng.

Căn cứ Mục II Phần B Phụ lục I kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công thì Dự án thuộc nhóm B phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

Căn cứ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/02/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì Dự án được phân loại thuộc Danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường

3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1. Công suất của dự án đầu tư:

Công suất thiết kế (Năm 2025 - năm sản xuất ổn định đạt 100% công suất):

+ Sản xuất tăm bua ô tô với sản lượng sản xuất dự kiến là: 47.100 sản phẩm/năm tương đương với 1.803 tấn/năm.

Bảng 1. 2. Công suất thiết kế sản phẩm tăm bua ô tô của dự án

+ Sản xuất nước ure xử lý khí thải ô tô, nước làm mát ô tô với sản lượng sản xuất dự kiến là: 90.000 can/năm tương đương với 2.000.000 lít/năm.

Bảng 1. 3. Công suất thiết kế sản phẩm nước ure và nước làm mát ô tô

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

3.2.1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Dự án sử dụng quy trình sản xuất khép kín bởi các máy móc, thiết bị hiện đại, chuyên dùng và đồng bộ. Tại mỗi khâu của quá trình sản xuất đều được kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật nguyên vật liệu, các tiêu chuẩn vận hành máy móc thiết bị, chất lượng bán thành phẩm cũng như chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Các quy trình sản xuất của dự án như sau:

a) Quy trình công nghệ sản xuất tăm bua:

Hình 1. 2. Quy trình công nghệ sản xuất tăm bua

Thuyết minh quy trình:

- Bước 1: Làm nóng chảy: Nguyên liệu chính của công đoạn làm nóng chảy là sắt phế liệu, cacbon được mua tại thị trường trong nước. Nguyên liệu đầu vàophải đạt các tiêu chuẩn kiểm tra của Công ty về thành phần, đồng thời không được lẫn các tạp chất như gỉ ẩm, đất cát, xỉ, cao su, gỗ, thép vụn chứa hợp kim đặc biệt, mạ đặc biệt, dầu mỡ,....Tiến hành nạp các nguyên liệu vào lò điện trung tần theo hướng dẫn của quy trình nấu luyện để nấu chảy thành kim loại lỏng theo tỷ lệ tính toán từ trước, nấu chảy ở nhiệt độ 1.200°C – 1.500°C, trong 30 – 45 giờ. Nhiệt cung cấp cho quá trình này là điện năng chuyển thành nhiệt năng.

- Bước 2: Rót kim loại vào khuôn: Quá trình nấu chảy kim loại được phối hợp nhịp nhàng cùng với quá trình làm vỏ khuôn cát để tiến hành rót kim loại vào vỏ khuôn cát kịp thời.

Vỏ khuôn cát được sản xuất như sau: Đặt bộ mẫu làm bằng kim loại lên một mặt phẳng, cho cát bộ mẫu đến khi đầy và sử dụng máy rung để đầm cát thật chặt, dùng thước để gạt bỏ phần cát thừa trên bề mặt khuôn. Nung nóng đến 280°C để cát được đông cứng lại sau đó tháo bộ mẫu ra khỏi vỏ khuôn cát. Lắp ráp vỏ trên và vỏ dưới thành một mô hình hoàn chỉnh. Sau đó chôn vỏ khuôn cát vào hộp cát để chống nổi, đưa đến sàn rung và đổ sắt nóng chảy vào khuôn cát.

- Bước 3: Tách phôi: Sau thời gian chờ làm nguội phôi, phôi nguội được tách ra khỏi cát bằng cách phá khuôn cát trong máy phá khuôn với cơ chế rung, lắc và đưa ra ngoài bằng máy chuyên dụng. Cát theo trọng lực rơi xuống tấm sàng ở bên dưới máy phá khuôn, tiếp tục được phá vỡ thành các hạt nhỏ như ban đầu, cuối cùng băng qua chuyền được thu hồi, tái sử dụng lại đến khi không sử dụng được nữa sẽ được thải bỏ.

- Bước 4: Xịt cát làm sạch bề mặt: Sau khi tách phôi, trên bề mặt bán thành phẩm dính các bụi cát, sử dụng máy xịt khí thổi sạch cát trên bề mặt trong buồng kín để được bán thành phẩm bóng, mịn.

- Bước 5: Gia công CNC: Phôi được chuyển sang công đoạn gia công CNC qua hệ thống máy tiên tiến nhất, gia công tự động sau khi nhập số liệu, một lần thành hình tạo ra sản phẩm theo mẫu của khách hàng. Nước được sử dụng để làm mát máy gia công CNC, nước chạy trong lòng khuôn, sau đó nước được đưa qua tháp giải nhiệt mục đích làm mát nước để tuần hoàn tái sử dụng.

- Bước 7: Sơn tĩnh điện/Quét dầu bảo vệ: Sau khi làm sạch bề mặt, tăm bua sẽ dùng máy phun sơn tĩnh điện để phun sơn hoặc quét qua lớp dầu bảo vệ để chống bị han. Dự kiến công đoạn sơn tĩnh điện hoặc dầu bảo vệ công ty sẽ thuê bên ngoài.

- Bước 8: Sau khi hoàn thành công đoạn sơn tĩnh điện/Quét dầu bảo vệ, sản phẩm tăm bua sẽ được vận chuyển về nhà máy, đóng gói, nhập kho và xuất hàng.

Hình ảnh mô tả Quy trình sản xuất Tăm Bua:

b) Quy trình công nghệ sản xuất nước Ure xử lý khí thải ô tô:

Hình 1. 3. Quy trình sản xuất nước Ure

Thuyết minh quy trình:

- Bước 1: Nước máy được bơm vào các bồn chứa nước và cấp nước cho quá trình xử lý tiếp theo bằng bơm nước.

- Bước 2: Lọc sơ bộ: Nước được bơm vào thiết bị lọc sơ bộ bằng áp lực để giảm tạp chất, độ đục và cặn trong nước đầu vào.

Để đảm bảo quá trình lọc ổn định thì thiết bị lọc phải được rửa ngược định kỳ, rửa ngược 15 phút/lần khi xuất hiện các trường hợp sau:

+ Chênh lệch áp suất đầu vào và đầu ra của thiết bị lọc > 0,5 kg/cm2 (không bao gồm chênh lệch áp suất ban đầu).

+ Lưu lượng nước xử lý giảm so với ban đầu.

- Bước 3: Xử lý nước thẩm thấu ngược 2 cấp và lọc lại: Nước tiếp tục chuyển đến hệ thống xử lý nước thẩm thấu ngược 2 cấp, trong hệ thống có các lõi lọc vật liệu PP với các khe lọc kích thước 10mm giúp loại bỏ các thành phần cặn lơ lửng, vi khuẩn và virut còn sót lại trong nguồn nước. Sau đó nước được lọc lại qua thiết bị lọc một lần nữa trước khi chuyển sang bước tiếp theo.

- Bước 4: Sau 3 bước lọc nước, nước đã có độ tinh khiết cao được bơm vào bồn chứa.

- Bước 5: Lọc nước siêu tinh khiết: Thông qua thiết bị lọc EDI, ion khoáng trong nước sẽ được loại bỏ như cation natri, canxi, sắt, đồng,... và các anion như clorua, sunfat, nitrat,...Khử ion là quá trình vật lý trong đó sử dụng hạt nhựa trao đổi ion dạng Na để thay thế các ion muối khoáng trong nước bằng các ion được cấy lên bề mặt hạt trao đổi ion. Quá trình này tạo ra nước có độ siêu tinh khiết.

- Bước 6: Nước siêu tinh khiết sau đó được bơm vào bồn chứa.

- Bước 7: Khuấy đều: Nước Ure được cấp vào trong máy cấp liệu để bơm vào ấm phản ứng tiến hành khuấy đều và hòa tan hoàn toàn với nước siêu tinh khiết đã chuẩn bị trước đó.

- Bước 8: Nước Ure được bơm vào bồn thành phẩm.

- Bước 9: Cuối cùng, nước Ure trong bồn thành phẩm được kết nối với thiết bị chiết rót vào từng can sau đó đóng thùng, nhập kho và xuất hàng.

Hình ảnh mô tả quy trình sản xuất Nước Ure xử lý khí thải ô tô

 

c) Quy trình công nghệ sản xuất nước làm mát động cơ:

Hình 1. 4. Quy trình sản xuất nước làm mát

Thuyết minh quy trình:

Tương tự như quy trình sản xuất nước Ure xử lý khí thải ô tô, quy trình sản xuất nước làm mát cũng trải qua 3 bước lọc để nước có độ tinh khiết cao sau đó nước phụ gia làm mát được cấp vào trong bồn chứa nước, tiến hành khuấy đều đến khi hòa tan. Nước làm mát sau khi hòa tan được lưu trữ trong bồn chứa thành phẩm kết nối với thiết bị chiết rót và đóng thành từng can, đóng thùng, nhập kho và xuất hàng.

3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Dự án đã lựa chọn công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến, thiết bị mới, tính tự hóa cao nên công suất cao và giảm chi phí sản xuất và giá xuất khẩu đảm bảo tính cạnh tranh. Dây chuyền công nghệ có những điểm nổi bật sau:

+ Trình độ công nghệ tiên tiến, có độ chính xác cao;

+ Phù hợp với quy mô đầu tư lựa chọn;

+ Sử dụng hợp lý nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng và nhân lực;

+ Chất lượng sản phẩm có thể được khẳng định trong suốt quá trình sản xuất;

+ Đảm bảo an toàn đối với người lao động và môi trường.

3.2.3. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án

Bảng 1. 4. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:

+Tăm bua (còn gọi là Tăng bua) ôtô (loại 250,280,310,320,360,400,410, 420) cung cấp cho các dòng xe ô tô con, xe tải và xe khách.

Hình 1. 5. Hình ảnh sản phẩm tăm bua

Tăm bua là một bộ phận thuộc hệ thống gầm xe tải. Tăm bua được gắn vào bên trong bánh xe, kết nối bánh xe với cầu hoặc dí ô tô. Tăm bua xe ô tô là nhịp cầu nối của cầu xe, dùng để gắn bánh xe và các bộ phận khác trong hệ thống bánh xe, cũng là một bộ phận thuộc hệ thống bánh xe, kết hợp với má phanh xe tái tạo nên lực hãm cho bánhxe.Hệ thống này giúpcho xe giảm tốc độ xe.Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng trên tô tô, nó liên quan đến tính mạng con người và tài sản. Vì thế, tăm bua được sản xuất có chất lượng để đưa vào sử dụng, đảm bảo trong quá trình sử dụng không dễ bị vỡ, chai, đủ độ bám, giúp cho phanh xe không bị mất lái.

+ Sản xuất nước ure xử lý khí thải ô tô, nước làm mát ô tô:

Hình 1. 6. Hình ảnh sản phẩm nước ure xử lý khí thải ô tô, nước làm mát ô tô

Nước Urêlà mộtdungdịchkhôngmàu, trongsuốt, khônggâyđộc hại, được pha chế từ 32,5% Urê tinh khiết và 67,5% nước tinh khiết. Nước Urê sẽ được phun vào hệ thống ống xả của động cơ diesel nhằm chuyển hóa khí thải độc hại NOx thành khí trơ trước khi thải ra ngoài môi trường.

Nước làm mát đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải nhiệt của động cơ, giúp động cơ không quá lạnh cũng không quá nóng, động cơ sẽ hoạt động được tốt, trơn chu và bảo vệ các chi tiết máy không bị nung chảy ở nhiệt độ cao. Thành phần nước làm mát bao gồm nước tinh khiết, Ethylene glycol và phụ gia chống ăn mòn, chống đóng cặn, chống tạo bọt.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp cấp Giấy phép môi trường của dự án trang trại chăn nuôi

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Dự án Nhà máy chiết xuất tinh dầu, cao dược liệu
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Dự án Nhà máy chiết xuất tinh dầu, cao dược liệu

85 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Dự án Nhà máy chiết xuất tinh dầu, cao dược liệu, thực phẩm chức năng và sản xuất hóa mỹ phẩm
Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho nhà máy sản xuất nước sạch
Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho nhà máy sản xuất nước sạch

788 Lượt xem

Tư vấn xin cấp giấy phép môi trường. Các thủ tục xin trình báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, giấy phép môi trường. Minh Phương Corp - Đơn vị tư vấn xin cấp Giấy phép môi trường các Cấp cho Nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh... Mọi chi tiết xin liên hệ để được tư vấn: 0903 649 782.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy chế biến thủy sản
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy chế biến thủy sản

137 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy chế biến thủy sản. Sản phẩm chủ yếu là các loại tôm, cá, mực đông lạnh với công suất 900 tấn sản phẩm/năm.
Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu
Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu

960 Lượt xem

Mẫu hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu. Tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép môi trường - Minh Phuong Corp - 0903 639 782.
Hiện trạng và phương pháp xử lý sự cố tràn dầu và nhiên liệu trên bờ biển và trên biển
Hiện trạng và phương pháp xử lý sự cố tràn dầu và nhiên liệu trên bờ biển và trên biển

1780 Lượt xem

Cho đến nay tai Việt Nam đã có rất nhiều sự cố tràn dầu trên biển xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, hệ sinh thái và gây thiệt hai lớn về kinh tế.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy sản xuất vải
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy sản xuất vải

89 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phéo môi trường (GPMT) Dự án Nhà máy sản xuất vải. Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 7.500 tấn/năm (tương đương 25.000.000 m²/năm); Diện tích đất sử dụng 34.780 m²;

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng