Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Bệnh viện đa khoa - Bình Thuận

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Bệnh viện đa khoa tại tỉnh Bình Thuận gồm 04 phòng chức năng và 15 khoa chuyên môn. Các hạng mục của Cơ sở được xây dựng hoàn thành, đưa vào hoạt động.

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.. 1

1. Tên chủ cơ sở. 1

2. Tên cơ sở. 1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở. 1

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở. 1

3.2. Công nghệ sản xuất 13

3.3. Sản phẩm của cơ sở. 14

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở  14

4.1. Nguyên liệu. 14

4.2. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện. 20

4.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước. 20

4.4. Hóa chất sử dụng. 22

4.5. Nhu cầu lao động. 22

CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH,  KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 23

1. Sự phù hợp của cơ sở đối với quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường. 23

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường. 23

2.1. Đánh giá sơ bộ khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. 24

2.2. Đánh giá chi tiết khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. 25

2.2.1. Yêu cầu về số liệu. 25

2.2.2. Trình tự đánh giá. 26

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP  BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 32

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 32

1.1. Thu gom, thoát nước mưa. 32

1.2. Thu gom, thoát nước thải 33

1.3. Xử lý nước thải 35

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 43

2.1. Khống chế ô nhiễm mùi hôi từ hoạt động thu gom, xử lý nước thải 43

2.2. Khống chế ô nhiễm do hóa chất bay hơi 44

2.3. Giảm thiểu ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông vận tải 44

2.4. Giảm thiểu tác động của máy phát điện. 44

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường. 44

3.1. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt 44

3.1. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn y tế thông thường. 45

4. Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải nguy hại 45

4.1. Đối với chất thải lây nhiễm.. 45

4.2. Đối với chất thải nguy hại không lây nhiễm.. 50

4.3. Các chất thải nguy hại khác. 50

5. Công tình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. 51

5.1. Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung do phương tiện giao thông. 51

5.2. Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung do hoạt động máy phát điện. 52

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 52

6.1. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố trong vận hành hệ thống xử lý nước thải 52

6.2. Hệ thống chống sét 54

6.3. An toàn khi bảo quản, sử dụng hóa chất 54

6.4. Phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn. 54

6.5. An toàn sinh học trong phòng xét nghiệm.. 55

7. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp. 56

CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 57

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 57

1.1. Nguồn phát sinh nước thải 57

1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa. 57

1.3. Dòng nước thải 57

1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 58

1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải 59

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 59

2.1. Nguồn phát sinh khí thải 59

2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 59

2.5. Vị trí và phương thức xả khí thải 60

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung. 60

3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung. 60

3.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung. 61

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 63

1. Kết quả quan trắc định kỳ đối với nước thải 63

2. Kết quả quan trắc định kỳ đối với bụi, khí thải 66

3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo. 66

CHƯƠNG 6. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 68

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 68

2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 68

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ. 68

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 69

2.2.1. Quan trắc nước thải tự động, liên tục. 69

2.2.2. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục. 69

2. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.. 70

CHƯƠNG 7. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ   71

CHƯƠNG 8. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ

CHƯƠNG 1.
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở

                                 BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC BẮC BÌNH THUẬN

- Địa chỉ văn phòng:.............. Hải Thượng Lãn Ông, thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

- Người đại diện theo pháp luật: ...........

  Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại:  ..........;      Fax: .............

- Quyết định số 3442/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc thành lập Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận.

2. Tên cơ sở

                            BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC BẮC BÌNH THUẬN

- Địa điểm cơ sở: ............ Hải Thượng Lãn Ông, thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

- Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận.

- Quyết định số 1079/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận tại thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình.

- Giấy phép xả thải vào nguồn nước số 1247/GP-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho phép Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận được xả nước thải vào nguồn nước.

- Quy mô của cơ sở: Căn cứ Khoản 4, Điều 10, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội khóa XIV, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận thuộc tiêu chí phân loại thuộc dự án nhóm C (dự án thuộc lĩnh vực Y tế có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng).

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở                     

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

3.1.1. Quy mô diện tích

Tổng diện tích sử dụng đất của cơ sở “Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận” là 27.781,6 m2 theo các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường cấp

Hình 1‑1: Vị trí Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận

3.1.2. Quy mô hoạt động

- Căn cứ Quyết định số 55/QĐ-SYT ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Giám đốc Sở Y tế về việc giao chỉ tiêu kế hoạch y tế năm 2014, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực y tế với quy mô 240 giường bệnh.

- Toàn Trung tâm Y tế gồm 04 phòng chức năng và 15 khoa chuyên môn. Các hạng mục của Cơ sở được xây dựng hoàn thành, đưa vào hoạt động bao gồm:

- Hạng mục Khối Khám đa khoa, Hành chính

Bảng 1‑1: Hạng mục Khối Khám đa khoa - Hành chính

- Hạng mục Khoa Cấp cứu ban đầu – các cấp điều khiển

Bảng 1‑2: Hạng mục Khoa Cấp cứu ban đầu – các cấp điều khiển

- Hạng mục Khoa Nội – Tổng quát

Bảng 1‑3: Hạng mục Khoa Nội – Tổng quát

- Hạng mục Khoa Cấp cứu trung tâm

Bảng 1‑4: Hạng mục Khoa Cấp cứu trung tâm

- Hạng mục Khoa Ngoại

Bảng 1‑5: Hạng mục Khoa Ngoại

- Hạng mục Khoa Sản – Kế hoạch hóa gia đình

Bảng 1‑6: Hạng mục Khoa Sản – Kế hoạch hóa gia đình

3.2. Công nghệ sản xuất

Cơ sở tiếp nhận bệnh nhân, người mắc bệnh của huyện Bắc Bình nói riêng và trên địa bàn toàn tỉnh nói chung. Tùy thuộc tính chất của bệnh nhân (nặng hay nhẹ), Cơ sở tiến hành khám chữa bệnh nội trú hay ngoại trú cho bệnh nhân. Đồng thời tiếp nhận mọi trường hợp cấp cứu bệnh nhân nặng, bệnh phức tạp do người bệnh tự đến hoặc do cơ sở y tế có liên quan chuyển đến. Bên cạnh đó, Cơ sở trực tiếp tham gia khám giám định sức khỏe và giám định pháp y khi được hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu trong các chuyên ngành của mình. 

3.3. Sản phẩm của cơ sở

Cơ sở hoạt động trong lĩnh vực y tế với nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo Quyết định số 55/QĐ-SYT ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Giám đốc Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận hoạt động trong lĩnh vực y tế với quy mô 240 giường bệnh.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1. Nguyên liệu

Các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho hoạt động của Cơ sở theo thống kê đến nay được trình bày chi tiết trong bảng sau:

Bảng 1‑16: Danh mục trang thiết bị y tế của Cơ sở

4.2. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện

Các hoạt động sử dụng điện tại Cơ sở gồm: hoạt động chiếu sáng, vận hành thiết bị y tế trong khám chữa bệnh, vận hành hệ thống xử lý nước thải, vận hành thiết bị khử khuẩn xử lý chất thải lây nhiễm không sắc nhọn. Ước tính tổng nhu cầu sử dụng điện bình quân khoảng 43.180kW/ tháng (theo hóa đơn sử dụng điện năm 2022)

Nguồn điện cung cấp mạng lưới điện quốc gia. Ngoài ra, Cơ sở còn trang bị 01 máy phát điện để phục vụ nhu cầu sử dụng trong trường hợp sự cố mất điện xảy ra.

4.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước

4.3.1. Nhu cầu cấp nước

Cơ sở hoạt động trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng nên nhu cầu sử dụng nước chủ yếu tại cơ sở là phục vụ sinh hoạt của bệnh nhân nội và người nhà bệnh nhân, hoạt động khám chữa bệnh ngoại trú. Ngoài ra, còn có nhu cầu sinh hoạt của cán bộ y tế làm việc tại bệnh viện.

Cách tính toán nhu cầu sử dụng nước cho từng công tác được thể hiện chi tiết ở các mục sau:

a. Nước cấp cho sinh hoạt

- Nước cấp cho cán bộ y tế, người lao động:

Hiện nay, cơ sở có 307 cán bộ viên chức, người lao động làm việc. Nhu cầu nước cấp phục vụ cho sinh hoạt của công nhân viên được tính theo tiêu chuẩn dùng nước là 200 lít/ người.ngày (theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006 ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng về “Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình”).

Nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt cán bộ y tế, người lao động như sau:

QNV= 307 người x 200 lít/người.ngày = 61.400 lít/ngày = 61,4 m3/ngày

- Nước cấp cho 240 giường bệnh nội trú:

Chỉ tiêu số giường bệnh được giao tại cơ sở là 240 giường bệnh. Nhu cầu nước cấp phục vụ cho tất cả các hoạt động y tế cho 01 giường bệnh (bao gồm nước sử dụng tại nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà giặc, nước cho người nhà bệnh nhân,…) được tính theo tiêu chuẩn thiết kế là 250 - 300 lít/ người.ngày theo Bảng 1, Mục 3.2 Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4513-1988: Cấp nước bên trong.

Nhu cầu cấp nước cho 240 giường bệnh nội trú như sau:

QBN.01= 240 giường x 250 lít/giường.ngày = 60.000 lít/ngày = 60 m3/ngày

- Nước cấp cho hoạt động khám chữa bệnh ngoại trú:

Tổng lượt khám tối đa mà cơ sở tiếp nhận cao nhất là 749 lượt/ ngày. Nhu cầu nước cấp phục vụ cho sinh hoạt của bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú (bao gồm nước sử dụng tại nhà ăn, nhà vệ sinh) được tính theo tiêu chuẩn dùng nước là 15 lít/ người.ngày (theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006 ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng về “Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình”).

Nhu cầu cấp nước cho hoạt động khám chữa bệnh ngoại trú như sau:

QBN.02= 749 người x 15 lít/người.ngày = 11.240 lít/ngày = 11,24 m3/ngày

Tổng nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt:

Tổng lượng nước cấp phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cơ sở:

Q= Qnv + QBN.01 + QBN.02 = 61,4 + 60 + 11,24 = 132,64 m3/ngày

Tổng lượng nước cấp lớn nhất cần cấp cho các hoạt động sinh hoạt tại cơ sở bao gồm hoạt động khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú quy mô 240 gường bệnh và sinh hoạt của cán bộ y tế:

Qmax= Kmax x Q = 1,1 x 132,64 = 145,9 m3/ngày

4.3.2. Nguồn cung cấp nước

Toàn bộ lượng nước sử dụng tại cơ sở được cung cấp từ nhà máy cấp nước Hải Ninh, huyện Bắc Bình.

Theo hóa đơn sử dụng nước của cơ sở (đính kèm tại phụ lục báo cáo), trung bình mỗi tháng sử dụng 2.706m3 tương ứng với 90 m3/ngày đêm chiếm 61,69% nhu cầu cấp nước theo tính toán.

Tổng lượng nước cấp tối đa tính toán tại cơ sở là 145,9m3/ngày đêm.

4.3.3. Nhu cầu phát sinh nước thải

Lượng nước thải phát sinh tương ứng với các hoạt động sử dụng nước của Cơ sở.

- Lưu lượng nước thải trung bình: 117 m3/ngày đêm (tương ứng với 80% nhu cầu cấp nước).

- Lưu lượng nước thải tối đa theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải cơ sở: 150m3/ngày đêm.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở xưởng gia công bao bì

.. 72

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Chứng chỉ hành nghề thẩm tra thiết kế: điều kiện xin cấp và thời gian hiệu lực
Chứng chỉ hành nghề thẩm tra thiết kế: điều kiện xin cấp và thời gian hiệu lực

1339 Lượt xem

Chứng chỉ hành nghề thẩm tra thiết kế của doanh nghiệp giám sát kỹ thuật được chia thành bản chính và bản sao, mỗi bộ chứng chỉ năng lực gồm một bản chính và bốn bản sao. Bản chính và bản sao có hiệu lực pháp lý như nhau.
Báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án Nâng công suất Nhà máy sản xuất bóng đánh Golf
Báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án Nâng công suất Nhà máy sản xuất bóng đánh Golf

35 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án Nâng công suất Nhà máy sản xuất bóng đánh Golf từ 57.600.000 quả/năm lên thành 86.400.000 quả/năm
XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THEO CÔNG NGHỆ MỚI 2021
XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THEO CÔNG NGHỆ MỚI 2021

1875 Lượt xem

Công nghệ xử lý rác thải chưa tối ưu hiệu quả tạo ra nhiều hệ lụy cho môi trường và cuộc sống của nhân loại đa phần chôn lấp và đốt…
MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT NHÔM
MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT NHÔM

732 Lượt xem

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy sản xuất nhôm. Minh Phuong Corp - Dịch vụ tư vấn viết hồ sơ môi trường. Liên hệ tư vấn 0903 649 782.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án phụ tùng ô tô
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án phụ tùng ô tô

208 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án phụ tùng ô tô. Sản xuất các sản phẩm phụ tùng ô tô, xe gắn máy; sản xuất linh kiện máy nông nghiệp; sản xuất linh kiện kim loại của máy bơm các loại.
Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án đầu tư sản xuất và chăn nuôi thịt lợn sạch
Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án đầu tư sản xuất và chăn nuôi thịt lợn sạch

84 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (gpmt) dự án đầu tư sản xuất và chăn nuôi thịt lợn sạch. Công suất của dự án đầu tư: 300 lợn nái ngoại. 4000 lợn thịt giống ngoại

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng