Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1. Tên chủ dự án đầu tư:

- Chủ dự án: Ủy ban nhân dân huyện Giao Thuỷ;

Đại diện đơn vị quản lý dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ.

- Địa chỉ liên hệ: Thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

- Người đại diện theo pháp luật của BQL dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thủy:   

Ông Nguyễn Hải Châu;       Chức vụ: Phó Giám đốc Phụ trách.

- Điện thoại: 02283.742.668;             

- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyên Giao Thủy được thành lập theo quyết định số 1263/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện Giao Thủy.

2. Tên dự án đầu tư:

- Tên dự án đầu tư: "Nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung liên xã Giao Thanh – Giao An – Hồng Thuận"

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Dự án được triển khai thực hiện trên khu đất xử lý rác thải hiện trạng của xã Giao Thanh với tổng diện tích là 6.449,52 m2 tại xóm Thanh Long, Xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp ruộng lúa.

+ Phía Đông và Đông Nam giáp đường vào khu xử lý rác tiếp đến là sông Hàng Tổng.

+ Phía Nam và Tây Nam giáp mương nội đồng tiếp đến là nghĩa trang nhân dân xã Giao Thanh. Cách khu dân cư thôn Trà Hương xã Giao An khoảng 400m về phía Tây Nam.

+ Phía Tây và Tây Bắc  giáp ruộng lúa. Cách khu dân cư xóm Thanh Long xã Giao Thanh huyện Giao Thuỷ khoảng 500m về phía Tây Bắc.

* Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư.

- Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản số 99A/GXN-UBND ngày 01/3/2016 do UBND huyện Giao Thủy cấp.

Thông tin chung về dự án.

Giao thanh là một xã nằm ở phía Đông của huyện Giao Thủy, năm 2013, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã Giao Thanh đã tiến hành xây dựng bãi chôn lấp và xử lý rác thải tập trung trên khu đất quy hoạch thuộc xóm Thanh Long, Quá trình đầu tư xây dựng được chia làm 2 giai đoạn là xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp (bắt đầu từ năm 2013), giai đoạn 2 là xử lý rác thải bằng phương pháp đốt (bắt đầu từ năm 2017). Dự án đã được UBND huyện Giao Thủy cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản số 99A/GXN-UBND ngày 01/3/2016.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thiết bị lò đốt tại khu xử lý đã xuống cấp nặng, trong khi đó lượng rác thải ngày càng nhiều, rác thải được thu gom đưa về chôn lấp tại khu xử lý không đạt tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, bên cạnh đó tình hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại các xã lân cận là Giao An và Hồng Thuận cũng đang trong tình trạng không đạt tiêu chuẩn. Với tình hình trên, nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả kịp thời sẽ gây tác động xấu đến môi trường xung quanh, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trên phạm vi rộng, ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng dân cư khu vực.

 Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả xử lý rác tại khu vực và thực hiện theo Văn bản số 3964/VPCP-KGVX ngày 02/05/2018 của Văn phòng Chính Phủ về việc quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn. UBND huyện Giao Thủy đã quyết định đầu tư dự án “Cải tạo, nâng cấp khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung liên xã Giao Thanh – Giao An – Hồng Thuận”. Dự án đã được hội đồng nhân dân huyện Giao Thủy thông qua tại nghị quyết số 62/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 về việc thông qua chủ trương đầu tư các công trình xây dựng cơ bản;

Dự án được triển khai thực hiện trên diện tích là 6.449,52 m2 tại xóm Thanh Long, Xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định với quy mô công suất lò đốt là 1.000 kg/h, xử lý rác thải của xã Giao Thanh, Giao An và Hồng thuận.

Phần lớn các hạng mục công trình của khu xử lý như: nhà thường trực, nhà phân loại rác, nhà chứa rác, nhà chứa rác nguy hại, lò đốt rác thải 350kg/h đều đã xuống cấp nghiêm trọng nên chủ dự án sẽ tiến hành phá dỡ và xây dựng mới các hạng mục này. Đối với các hố chôn lấp của khu xử lý (hiện tại có 03 hố chôn lấp rác thải với diện tích các hố như sau: hố chôn lấp 01 diện tích 1.750m2, hố chôn lấp 2 diện tích 520m2, hố chỗn lấp 03 diện tích 2.076,25m2). Tuy nhiên do khu xử lý đã sử dụng lò đốt từ năm 2017 nên hầu hết lượng rác thải sinh hoạt tồn đọng từ các hố chôn lấp trước đó đã được xử lý. Vì vậy hiện tại dự án mới sử dụng hết 2/3 diện tích hố chôn lấp số 3.

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật nhóm C (do tổng mức đầu tư của dự án là 7.991.000.000 đồng).

Căn cứ vào khoản 1, Điều 39 luật bảo vệ môi trường năm 2020 và mục số 9 cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc đối tượng phải tiến hành lập giấy phép môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định thẩm định và trình UBND tỉnh Nam Định cấp phép theo cấu trúc của phụ lục số IX Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

3.1. Công suất của dự án đầu tư:

 - Dự án xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh từ 3 xã Giao Thanh, Giao An và Hồng Thuận. Vì vậy công suất của dự án phụ thuộc vào khối lượng rác thải phát sinh tại các xã. Cụ thể như sau:

* Nguồn phát sinh rác thải:

+ Rác thải sinh hoạt từ người dân.

+ Rác thải sinh hoạt từ hoạt động giao thương, hành chính.

* Tính toán lượng rác thải phát sinh.

Rác thải sinh hoạt từ người dân:

Theo số liệu thống kê năm 2021, số dân của xã Giao Thanh là 6.210 người, xã Giao An là 9.177 người, xã Hồng Thuận là 14.822 người. Với tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên bình quân là 0,95%/năm, dân số của 3 xã trong vòng 10 năm tiếp theo được dự tính theo công thức: N = N× (1+k)t

Trong đó:

+ N là số dân năm dự báo;

+ N0 là số dân năm 2021

+ k là tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên (k= 0,95%/năm);

+ t là số năm.

TT

Năm

Xã Giao Thanh

Xã Giao An

Xã Hồng Thuận

Tổng

1

2021

6.210

9.177

14.822

30.209

2

2022

6.269

9.264

14.963

30.496

3

2023

6.329

9.352

15.105

30.786

4

2024

6.289

9.441

15.248

31.078

5

2025

6.449

9.531

15.393

31.373

6

2026

6.511

9.621

15.540

31.671

7

2027

6.572

9.713

15.687

31.972

8

2028

6.635

9.805

15.836

32.276

9

2029

6.698

9.898

15.987

32.583

10

2030

6.762

9.992

16.139

32.892

Căn cứ theo số liệu khảo sát thực tế tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của khu vực nông thôn trung bình khoảng 0,4kg/người/ngày. Với tổng số dân lớn nhất của 3 xã trong vòng 10 năm tới là 32.892 người thì khối lượng rác phát sinh từ khu dân cư là: 32.892 người × 0,4 (kg/người/ngày) 13,2 tấn/ngày

Tham khảo theo nguồn số liệu thống kê về hoạt động thu gom phân loại rác thải hiện trạng của xã Giao Thanh, Giao An và Hồng Thuận cho thấy: Rác hữu cơ chiếm khoảng 48%, rác vô cơ chiếm khoảng 46,9%, rác thải tái chế chiếm khoảng 5% và chất thải nguy hại từ sinh hoạt chỉ chiếm khoảng 0,1%. Theo Đề án quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 – 2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 2081/QĐ - UBND ngày 20/08/2020 của UBND tỉnh: 100% rác hữu cơ sẽ được người dân ủ để làm phân bón cho cây trồng. Do đó lượng rác thải thực tế đưa về khu xử lý từ các hộ dân chiếm 62% lượng rác thải phát sinh là: 13,2 tấn × 52% 6,86 tấn/ngày. Thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân như sau:

Bảng 1. Thành phần khối lượng rác thải thu gom từ các hộ dân

TT

Loại rác thải

Tỷ lệ

(%)

Khối lượng phát sinh (tấn/ngày)

Khối lượng thu gom

(tấn/ngày)

1

Rác thải hữu cơ

48

6,34

0

2

Rác thải vô cơ

46,9

 

 

-

Rác thải vô cơ gồm gỗ vụn, giẻ lau thải, giấy vụn thải,..

41

5,41

5,41

-

Rác thải vô cơ gồm thủy tinh, xỉ,... không thể đốt

5,9

0,78

0,78

3

Chất thải nguy hại từ sinh hoạt

0,1

0,01

0,01

4

Rác thải có thể tái chế

5

0,66

0,66

 

Tổng

100

13,2

6,86

Rác thải sinh hoạt từ hoạt động giao thương, hành chính.

Theo thực tế tình hình thu gom rác thải trong những năm qua tại địa phương, lượng rác thải phát sinh từ các hoạt động giao thương hành chính (tại các công trình công cộng như chợ phiên, trường học, cơ quan hành chính nhà nước, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn các xã) ước tính chiếm khoảng 15% lượng rác phát sinh từ khu dân cư. Do đó, lượng chất thải rắn phát sinh từ công trình công cộng là: 13,2 tấn × 15% = 1,98 tấn/ngày

Thành phần rác thải sinh hoạt từ hoạt động giao thương, hành chính như sau:

Bảng 2: Thành phần khối lượng rác thải thu gom từ giao thương, hành chính

TT

Loại rác thải

Tỷ lệ

(%)

Khối lượng (tấn/ngày)

1

Rác thải hữu cơ

48

0,95

2

Rác thải vô cơ

46,9

 

-

Rác thải vô cơ gồm gỗ vụn, giẻ lau thải, giấy vụn thải

36,9

0,731

-

Rác thải vô cơ gồm thủy tinh, xỉ,... không thể đốt

10

0,198

3

Chất thải nguy hại từ sinh hoạt

0,1

0,002

4

Rác thải có thể tái chế

5

0,099

 

Tổng

100

1,98

Vậy tổng lượng rác thải phát sinh là: QR = 6,86 + 1,98 ≈ 8,84 (tấn/ngày)

Bảng 3: Tổng hợp thành phần khối lượng rác thải thu gom về khu xử lý

TT

Thành phần rác thải

Đơn vị

Khối lượng

Ghi chú

1

Rác thải có thể tái chế

Tấn/ngày

0,759

Tận thu

2

Rác vô cơ không thể đốt

Tấn/ngày

0,978

Chôn lấp

3

Rác vô cơ không tái chế đưa vào lò đốt

Tấn/ngày

6,141

Đốt

4

Rác hữu cơ

Tấn/ngày

0,95

5

Rác thải nguy hại từ sinh hoạt

Tấn/ngày

0,012

Thu gom, thuê đơn vị xử lý

 

Tổng

Tấn/ngày

8,84

 

- Lượng rác đưa vào lò đốt gồm rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ không thể tái chế như gỗ vụn, giẻ lau,.... Lượng rác thải đưa vào lò đốt là: 6,141 + 0,95 = 7,091 tấn/ngày

Lượng tro xỉ thu được ước tính khoảng 5% lượng rác đầu vào => lượng tro, xỉ phát sinh là: Mtro xỉ = 7,091 tấn × 5% ≈ 0,355 tấn/ngày.

Vậy tổng lượng chất thải đưa đi chôn lấp tại khu xử lý là: M = 0,978 + 0,355 = 1,333 tấn/ngày.

* Tuổi thọ hố chôn lấp.

Hiện tại có 03 hố chôn lấp rác thải với diện tích các hố như sau: hố chôn lấp 01 diện tích 1.750m2, hố chôn lấp 2 diện tích 520m2, hố chỗn lấp 03 diện tích 2.076,25m2. Tuy nhiên do khu xử lý đã sử dụng lò đốt từ năm 2017 nên hầu hết lượng rác thải sinh hoạt tồn đọng từ các hố chôn lấp trước đó đã được xử lý. Vì vậy hiện tại dự án mới sử dụng hết 2/3 diện tích hố chôn lấp số 3 (diện tích còn lại khoảng 692m2) . Mặt khác đối với dự án “Nâng cấp, cải tạo khu xủ lý rác thải sinh hoạt tập trung liên xã Giao Thanh – Giao An – Hồng Thuận” chủ dự án sẽ tiến hành san lấp 1 phần diện tích hố chôn lấp số 3 để tiến hành làm tường rào và mở rộng sann bê tông (tổng diện tích san lấp là 467,5 m2). => Diện tích hố chôn lấp số 03 còn lại là: 692 – 467,5 = 224,5 m2

- Thể tích hố chôn lấp: được tính theo công thức sau (công thức tính thể tích của hình chóp cụt): V = 

Trong đó: - Htb: chiều sâu trung bình của ô chôn lấp (Htb = 3m)

 - S1: Diện tích mặt trên của ô chôn lấp.

- S­2: Diện tích mặt dưới của ô chôn lấp.

STT

Hố chôn lấp

Chiều sâu

Diện tích mặt trên

Diện tích mặt dưới

Thể tích

1

Hố chôn lấp 01

3m

1.750 m2

1.132 m2

4.289,5 m3

2

Hố chôn lấp 02

3m

520 m2

238 m2

1.109,8 m3

3

Hố chôn lấp 03

3m

224,5m2

73 m2

425,5 m3

Tổng

5.824,8 m3

- Tuổi thọ của hố chôn lấp được tính theo công thức sau: T = V/(M × 0,8 × 365)

Trong đó: - T: Thời gian sử dụng của hố chôn lấp (năm)

 - V: Thể tích của hố chôn lấp:

 - M: Khối lượng rác thải đưa vào chôn lấp

 - 0,8: Hệ số thể tích rác vô cơ

 - 365: Số ngày trung bình trong năm=> Tuổi thọ hố chôn lấp khu xử lý là: 5.824,8/(1,333×0,8×365) ≈ 15 năm

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

3.2.1. Quy trình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.

Sơ đồ 1. Quy trình hoạt động của khu xử lý rác thải sinh hoạt

Thuyết minh quy trình hoạt động của khu xử lý rác thải sinh hoạt:

Tập kết và phân loại rác: Rác thải được thu gom tại nguồn từ các hộ dân cư, hộ kinh doanh,… trong 3 xã với tần suất thu gom 3 lần/tuần, vận chuyển rác bằng xe cải tiến về khu xử lý rác thải sinh hoạt và đổ vào bãi tập kết rác. Sau đó tiến hành sử dụng chế phẩm vi sinh khử mùi EM phun trực tiếp vào từng lớp rác với định mức 1,5 lít EM thứ cấp đã pha loãng cho 1 tấn rác. Sau khi phun chế phẩm, rác được công nhân phân loại thành các loại: rác thải có thể tái chế, rác vô cơ có thể đốt, rác vô cơ không thể đốt, rác hữu cơ và chất thải nguy hại.

- Đốt với chất thải nguy hại: như bóng đèn huỳnh quang thải, pin thải, giẻ lau găng tay dính dầu mỡ, các chất thải nguy hại khác... sẽ được tiến hành thu gom phân loại đưa vào kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại và hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ đến vận chuyển xử lý theo quy định.

- Đối với rác thải có thể tái chế: như bìa cacton, giấy vụn, chai lọ nhựa, vỏ bao bì nilon,… được tận dụng để bán cho các cơ sở kinh doanh phế liệu.

- Đối với rác vô cơ không thể đốt: như sành sứ, chai lọ thủy tinh,… được đưa vào ô chôn lấp.

- Đối với rác hữu cơ và các loại rác vô cơ có thể đốt như gỗ vụn, giẻ lau… được  đưa vào lò đốt rác.

Tro xỉ sau đốt tại khu xử lý sẽ được chủ dự án thuê đơn vị có chức năng tiến hành lấy mẫu phân tích và so sánh với QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại, để xác định thành phần nguy hại trong tro xỉ. Nếu trong mẫu phân tích có ít nhất một thành phần vượt QCCP thì chủ đầu tư sẽ thu gom, quản lý như chất thải nguy hại. Nếu trong mẫu phân tích không có thành phần nào vượt ngưỡng QCCP thì sẽ được đưa đi chôn lấp tại hố chôn lấp tro xỉ của khu xử lý.

3.2.2. Quy trình hoạt động của lò đốt

* Cơ sở lựa chọn công nghệ lò đốt

Lò đốt rác thải sinh hoạt LOSIHO phù hợp với điều kiện của địa phương với những ưu điểm sau:

- Thiết bị lò đốt rác thải sinh hoạt do Công ty TNHH Tân Thiên Phú thiết kế chế tạo đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng Độc Quyền Sáng Chế số 17268  theo Quyết định số 49724/QĐ-SHTT ngày 25/07/2017.

- Thiết bị đã được đầu tư nghiên cứu, chế tạo lắp đặt ở nhiều nơi trên cả nước đặc biệt là địa bàn tỉnh Nam Định.

- Công suất của lò đốt 1000 kg/giờ là phù hợp với lượng rác phát sinh như hiện nay và đáp ứng được lượng rác thải tăng khi quy mô dân số tại các xã tăng trong những năm tiếp theo.

- Yêu cầu việc phân loại không quá khắt khe. Vận hành đơn giản, thời gian vận hành linh hoạt, dễ bảo trì, bảo dưỡng. Thời gian vận hành gián đoạn hoặc liên tục, phù hợp với việc thu gom và điều kiện rác tại địa phương.

- Chí phí vận hành thấp, phù hợp với trình độ lao động là người nông dân, thời gian đào tạo và nắm bắt quy trình vận hành ngắn, dễ dàng làm chủ công nghệ.

Thông số kỹ thuật của lò:

+ Kích thước: 3.800 x 5.000 x 4.450 mm (Chiều dài x chiều rộng x chiều cao)

+ Buồng sơ cấp gồm: Không gian sấy, không gian cháy chính, khoang thải xỉ.

+ Buồng đốt thứ cấp gồm: Không gian cháy kiệt, khoang lưu khói và tách bụi.

+ Vật liệu xây dựng lò bằng gạch chịu nhiệt có khả năng tích nhiệt cao.

+ Vỏ lò bằng Thép chịu nhiệt.

+ Chiều cao tổng thể: 22m;

+ Trọng lượng lò: 80 tấn;

+ Công suất: 1000kg/h

+ Nhiệt độ buồng đốt sơ cấp: 450°C - 600°C;

+ Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp: >950°C;

+ Nhiệt độ khói thải : 60°C- 100°C;

+ Thời gian lưu khói trong lò: 2,5 giây nhằm hạn chế tối đa việc hình thành Dioxin/Furans);

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của lò đốt rác thải sinh hoạt LOSIHO

Các quá trình xảy ra gồm:

- Sấy khô chất thải: chất thải được đưa vào buồng đốt sẽ thu nhiệt từ không khí nóng của buồng đốt, nhiệt độ của chất thải đạt trên 1000C, quá trình thoát hơi ẩm xảy ra mãnh liệt, khi nhiệt độ tiếp tục tăng sẽ xảy ra quá trình nhiệt phân khí thải và tạo ra khí gas.

- Quá trình phân hủy nhiệt tạo khí gas và cặn carbon, tức là tận dụng các hợp chất hữu cơ phức tạp tạo thành các chất đơn giản như CH4, CO, H2,… Thực tế, với sự có mặt của oxy và khí gas trong buồng nhiệt phân ở nhiệt độ cao đã xảy ra quá trình tự cháy, nhiệt sinh ra lại tiếp tục cấp cho quá trình nhiệt phân, như vậy hình thành quá trình “Tự nhiệt phân và tự đốt sinh năng lượng” mà không cần bổ sung thêm năng lượng từ bên ngoài.

- Quá trình đốt dư oxy: Khí gas sinh ra từ buồng sơ cấp đưa lên buồng thứ cấp để đốt triệt để khói độc. Khí còn lại qua bộ phận lưu tách bụi, thiết bị trao đổi nhiệt, khoang hấp phụ, khử mùi và bể xử lý khí thải trước khi dẫn ra ngoài môi trường.

3.2.3. Quy trình chôn lấp rác thải tại hố chôn lấp:

Sơ đồ 2. Quy trình hoạt động tại hố chôn lấp

- Lượng rác thải vô cơ không thể đốt (sau quá trình phân loại) và tro xỉ của lò đốt được đưa vào hố chôn lấp rác theo hình thức cuốn chiếu. Rác được chôn lấp theo từng ô chôn lấp, theo hướng từ Đông sang Tây. Rác sau khi đổ vào hố chôn lấp sẽ tiến hành san đều rác thải và phun chế phẩm vi sinh sau cuối mỗi ngày đảm bảo vệ sinh môi trường trong và ngoài khu vực dự án.

Sau khi ô chôn lấp đầy chủ dự án sẽ thực hiện theo đúng quy trình đóng ô chôn lấp, cụ thể như sau:

+ Kiểm tra cao trình và độ dốc của ô rác, bổ sung thêm rác vào những nơi còn thiếu;

+ San ủi, đầm nén tạo bề mặt ô rác theo hình vòm để tránh đọng nước;

+ Chuẩn bị đủ đất phủ, đất đệm, đất màu, vật liệu thi công;

+ Tạo mạng thu gom khí liên hoàn với các cột thoát khí trong ô rác và ống, rãnh thoát khí của ô rác đã lấp đất lần trước;

+ Thi công lắp đặt cột thoát khí;

+ Thi công lớp đất phủ có hàm có hàm lượng sét >30%, đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh hố tăng dần từ 3% đến 5%, đảm bảo thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún;

+ Thi công lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 20 cm đến 30 cm;

+ Phủ lớp đất màu (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm đến 30cm;

+ Trồng cỏ, cây xanh tại thời điểm thíc h hợp.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:

- Xử lý rác thải sinh hoạt với công suất khoảng 9 tấn/ngày.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, sử dụng của dự án trong giai đoạn xây dựng.

Bảng 4Danh mục khối lượng nguyên vật liệu chính dự kiến sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

STT

Nguyên liệu

Đơn vị

Số lượng

Trọng lượng riêng

Quy đổi ra tấn

1

Cát đen

m3

1.958

1,2 tân/m3

2.349,6

2

Cát vàng

m3

225,4

1,4 tấn/m3

315,56

3

Dây thép

kg

81,92

-

0,082

4

Đá dăm 0,5-2cm

m3

342,88

1,6 tấn/m3

548,608

5

Đá dăm 3-8cm

m3

854,24

1,55 tấn/m3

1.324,072

6

Đá hộc

m3

732,99

1,5 tấn/m3

1.099,49

7

Đinh

kg

3.652

-

3,625

8

Gạch

viên

28.086

2,3kg/viên

64,598

9

Gỗ

m3

7,21

0,65 tấn/m3

4,687

11

Thép các loại

kg

25.417

-

25,417

12

Xi măng

kg

106.379

-

106,379

13

Sơn

kg

755,54

 

0,756

14

Que hàn

kg

245,97

 

0,246

 

Tổng

 

 

 

5.843,141

 

 

 

(Nguồn: Dự toán công trình của dự án)

4.2. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng

Do đặc thù dự án là xử lý rác thải sinh hoạt nên không nguyên liệu đầu vào của dự án chỉnh là khối lượng rác thải được thu gom và không có sự thay đổi giữa giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành chính thức. Thành phần, khối lượng rác thải cụ thể như sau:

Bảng 5: Khối lượng rác thải thu gom về khu xử lý

TT

Thành phần rác thải

Đơn vị

Khối lượng

Ghi chú

1

Rác thải có thể tái chế

Tấn/ngày

0,759

Tận thu

2

Rác vô cơ không thể đốt

Tấn/ngày

0,978

Chôn lấp

3

Rác vô cơ không tái chế đưa vào lò đốt

Tấn/ngày

6,141

Đốt

4

Rác hữu cơ

Tấn/ngày

0,95

5

Rác thải nguy hại từ sinh hoạt

Tấn/ngày

0,012

Thu gom, thuê đơn vị xử lý

 

Tổng

Tấn/ngày

8,84

 

Bảng 6: Khối lượng nhiên liệu, hóa chất sử dụng

TT

Tên hóa chất

Đơn vị tính

Lượng sử dụng

1

Thuốc diệt côn trùng

Lít/năm

8

2

Chế phẩm EM

Lít/năm

200

4

Vôi bột

Kg/năm

80

5

Than hoạt tính

Kg/năm

350

6

CloraminB

Kg/năm

5

4.3. Nhu cầu sử dụng nước

* Nguồn cung cấp nước:

Theo hoạt động thực tế tại khu xử lý rác thải: Số lượng CBCNV làm việc trực tiếp tại khu xử lý chỉ từ 3-4 người, người lao động được trang bị bảo hộ lao động, nên các hoạt động vệ sinh diễn ra tại khu xử lý chủ yếu là vệ sinh công cụ lao động cùng đồ bảo hộ như gang tay, ủng với lượng nước sử dụng khoảng 0,5m3/ngày, các hoạt động vệ sinh cá nhân khác như rửa tay chân sẽ được công nhân thực hiện tại nhà sau khi hoàn thành công việc. nguồn nước phục vụ hoạt động vệ sinh dụng cụ lao động được lấy từ sông Hàng Tổng phía Đông của dự án.

 Đối với nước uống cho CBCNV tại khu xử lý rác sẽ sử dụng nước đóng bình và đặt trong nhà thường trực để phục vụ cho hoạt động này với lượng sử dụng khoảng 3-5 bình/tháng (loại 20l/bình) tùy thuộc thời tiết. Do vậy nhu cầu sử dụng nước của CBCNV tại dự án tối đa khoảng 60 lít/người/ngày. Vậy lượng nước sử dụng của dự án là: 60 lít/người/ngày × 4 = 0,24 m3/ngày.

4.4. Nhu cầu sử dụng điện.

Nguồn điện phục vụ quá trình xử lý rác thải sinh hoạt được cung cấp từ trạm biến áp địa phương và phân phối điện đến các khu vực sử dụng.

Khối lượng điện sử dụng phục vụ cho quá trình hoạt động của hệ thống quạt hút, máy bơm,... khoảng 500kWh/tháng.

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư :

5.1. Các hạng mục công trình của dự án.

Dự án được triển khai thực hiện trên diện tích là 6.449,52 m2 tại xóm Thanh Long, Xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Do phần lớn các hạng mục công trình của khu xử lý như: nhà thường trực, nhà phân loại rác, nhà chứa rác, nhà chứa rác nguy hại, lò đốt rác thải 350kg/h đều đã xuống cấp nghiêm trọng nên chủ dự án sẽ tiến hành phá dỡ và xây dựng mới các hạng mục này.

Bảng 7. Các hạng mục công trình của Dự án

TT

Hạng mục công trình

Đơn vị

Diện tích

Hiện trạng

Sau cải tạo

I

Hạng mục công trình chính

1

Nhà phân loại rác + lò đốt rác

m2

228,42

332,42

2

Nhà chứa rác

m2

110

110

3

Hố chôn lấp 01

m2

1.750

1.750

4

Hố chôn lấp 02

m2

520

520

 

Hố chôn lấp 03

m2

2.076,25

1.608,75

II

Hạng mục công trình phụ trợ

 

 

 

1

Nhà thường trực + nhà vệ sinh

m2

18

36

2

Hồ sinh học

m2

143

143

III

Hạng mục công trình bảo vệ môi trường

1

Kho chứa chất thải nguy hại

m2

10,4

10,4

2

Bể lắng lọc khử trùng

 

33,8

33,8

3

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

1HT

 

 

4

Hệ thống xử lý bụi, khí thải lò đốt

1HT

 

 

5

Hệ thống cây xanh (20%)

Đã trồng (15%)

m2

967

1.290

Đất trồng (5%)

m2

323

IV

Hạng mục công trình khác

1

Hệ thống cung cấp điện

1HT

-

 

2

Hệ thống cung cấp nước

1HT

-

 

3

Hệ thống PCCC

1HT

-

 

4

Hệ thống biển báo

1HT

-

 

5

Sân, đường nội bộ, tường rào, cổng

m2

360,66

615,15

Tổng cộng

m2

6.449,52

6.449,52

Phương thiết kế, thi công.

1. Sân đường bê tông.

a. Đường bê tông bên ngoài

- Sau khi tôn nền bằng cát đen đầm chặt dải lớp đá thải đầm chặt dày TB 20cm;

- Dải nilong chống mất nước xi măng

- Đổ bê tông mác 250 đá 2x4 dày 20cm;

- Cắt khe co giãn kích thước 5mx5m.

b. Sân bê tông mở rộng

- Sau khi tôn nền bằng cát đen đầm chặt dải lớp đá thải đầm chặt dày TB 20cm;

- Dải lớp nilong chống mất nước;

- Đổ bê tông M200 đá 2x4cm dày 15cm;

- Cắt khe co giãn kích thước 5mx5m.

c. Sân bê tông hiện trạng đổ thêm

- Phạm vi sân bê tông hiện trạng đổ thêm 15cm bê tông mác 200 đá 2x4.

d. Sân bê tông thềm

- Đổ bê tông thêm xung quanh nhà thường trực xây mới;

- Tôn nền bằng cát đen đầm chặt K90 dày TB 35cm;

- Dải lớp nilong chống mất nước;

- Đổ bê tông M200 đá 2x4cm dày 10cm;

- Cắt khe co giãn kích thước 5mx5m.

2. Cổng, tường rào.

- Xây mới 01 cổng chính, tường rào thoáng phía trước

- Đào móng đến cao độ thiết kế.

- Bê tông lót móng đá 2x4 mác 150.

- Trụ tường rào, giằng tường rào bằng BTCT mác 250 đá 1x2.

- Trụ cổng bằng thép hình kết hợp xây gạch bê tông 2 lỗ rỗng VXM mác 75.

- Tường rào xây gạch bê tông 2 lỗ rỗng VXM mác 75.

- Cổng, tường rào trát VXM mác 75 dày 1,5cm.

- Toàn bộ cổng, tường rào sơn 1 nước trắng + 2 nước màu.

- Cánh cổng bằng thép hộp mạ kẽm sơn màu xanh đen.

3. Nhà thường trực xây mới.

- Gia cố móng bằng cọc tre D6-8cm, Lót đế móng bằng bê tông mác 150 đá 2x4;

- Móng xây gạch Bê tông, vữa XM mác 75;

- Cổ móng xây gạch Bê tông, vữa XM mác 75;

- Giằng cổ móng BTCT đá 1x2 mác 250;

- Tường nhà xây gạch bê tông vữa XM mác 75;

- Cột, dầm, sàn mái BTCT đá 1x2, mác 250.

- Tường xây gạch bê tông kích thước 220x105x60 VXM mác 75, trát VXM mác 75

- Nền trong nhà lát gạch LD kích thước 500x500mm, chân tường ốp chìm gạch kích thước 120x500

- Toàn bộ trong và ngoài nhà sơn 03 nước (01 nước lót + 02 nước màu)

- Hệ thống cửa đi, cửa sổ dùng cửa nhôm hệ kính an toàn 6.38 ly và cửa tôn dập huỳnh dày 1mm

4. Nhà phân loại rác xây mới.

- Bê tông móng đá tiêu chuẩn 2x4, M250.

- Bê tông nền M200 dày 15cm.

- Cột, vì kèo thép hình kết hợp xà gồ thép mạ kẽm C120x50x15x1.8.

- Lợp mái bằng tôn liên doanh dày 0,45mm..

Hố thu liệu xây trong nhà phân loại rác kích thước 1,92mx3m;

- Bê tông móng đá tiêu chuẩn 1x2, M250;

- Tường xây gạch bê tông vữa xi măng mác 75, trát vữa xi măng mác 75.

5. Nhà chứa rác nguy hại xây mới:

- Lót móng bằng bê tông đá tiêu chuẩn 4x6 mác 100 dày 10 cm.

- Nền móng nhà đổ bê tông đá tiêu chuẩn 1x2cm mác 250 dày 20 cm.

- Tường nhà xây tường 22 cm xây gạch bê tông 2 lỗ rỗng D(lỗ)=28mm KT(220x105x60) M75 VXM M75.

- Xà gồ mái sử dụng thép hộp mạ kẽm.

- Mái lợp tôn liên doanh dày 0,45mm.

- Trát hoàn thiện vữa xi măng mác 75#.

- Quét vôi tường trong và ngoài nhà 1nước lót 2 nước màu.

6. Đường vào bãi rác cải tạo

Quy mô xây dựng: Cải tạo nâng cấp đường theo quy mô đường cấp V đồng bằng châm chước của tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4054-2005, cụ thể: Bnền = Blề trái (1m) + Bmặt (5.5m) + Blề phải (1m) = 7.50m.

- Thiết kế nền, lề đường:

Nền đường đắp bằng cát đen đầm K≥95. Đắp cạp lề bằng đất thịt đầm chặt K≥90. Đắp bao taluy bằng đất đầm K95, taluy đắp 1/1.5. Trước khi đắp, đối với những đoạn nền đường đắp cạp xuống ao, mương được đánh cấp, đào đất không thích hợp dày 20cm, đào đất ruộng dày 30cm, đào bùn dưới ao, kênh 0.5m.

Trên các đoạn đào khuôn đường và phạm vi mặt đường mở rộng thiết kế đào bỏ nền, mặt đường hiện trạng trong phạm vi mặt đường thiết kế để đắp bằng cát đen đầm chặt K≥95 dày 25cm và lớp cát đen đầm chặt K≥98 dày 25cm.

- Thiết kế đường:

* Kết cấu trên mặt đường cũ tận dụng:

Mặt đường thiết kế loại cấp cao A2, thứ tự từ trên xuống dưới gồm các lớp sau:

+ Lớp 1: Đá dăm láng nhựa TC nhựa 4.5kg/m2 dày 3.5cm.

+  Lớp 2: Đá dăm TC dày 12cm.

+ Bù vênh bằng đá dăm TC rải kết hợp cùng lớp móng.

* Kết cấu trên mặt đường mở rộng và đào khuôn:

Mặt đường thiết kế loại cấp cao A2, thứ tự từ trên xuống dưới gồm các lớp sau:

+ Lớp 1: Đá dăm láng nhựa TC nhựa 4.5kg/m2 dày 3.5cm.

+  Lớp 2: Đá dăm TC dày 12cm.

+ Lớp 3: Đá 4x6 dày 20cm.   

+ Lớp 4: Đệm đá thải dày 20cm.

* Kết cấu vuốt nối đường dân sinh:

Mặt đường thiết kế loại cấp cao A2, thứ tự từ trên xuống dưới gồm các lớp sau:

+ Lớp 1: Đá dăm láng nhựa TC nhựa 4.5kg/m2 dày 3.5cm.

+  Lớp 2: Đá dăm TC dày 12cm.

+ Lớp 3: Đá 4x6 dày 20cm.   

* Kết cấu kè lát mái như sau:                                           

+ Đóng cọc tre móng dài 2,5m; mật độ 25 cọc/m2.

+ Rải lớp đá dăm đệm dày 10cm.

+ Xây móng và mái kè bằng đá hộc xây vữa xi măng mác 100.

- Thiết kế nút giao:

Nút giao được cải tạo lại nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho xe đi vào nút.

Kết cấu áo đường như kết cấu đường chính thiết kế.

- An toàn giao thông:

Biển báo, cọc tiêu, vạch sơn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41: 2019/BGTVT.

5.2. Danh mục trang thiết bị máy móc của dự án:

Bảng 8. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án

TT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

1

Lò đốt rác công suất 1.000 kg/h

Chiếc

1

2

Xe đẩy tay

Chiếc

6

3

Xe tải thu gom rác

Chiếc

6

4

Bình phun chế phẩm EM

Chiếc

8

5

Bình phun thuốc diệt côn trùng

Chiếc

6

6

Cào, cuốc, xẻng

Chiếc

15

7

Dụng cụ bảo hộ lao động

Bộ

10

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Báo cáo ĐTM dự an chăn nuôi công nghệ cao
Báo cáo ĐTM dự an chăn nuôi công nghệ cao

729 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án chăn nuôi heo công nghệ cao quy mô: 15.000 heo nái, 300.000-350.000 heo con/năm và thuyết minh dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao.

Nội dung cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bánh kẹo
Nội dung cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bánh kẹo

626 Lượt xem

Nhà máy sản xuất bánh kẹo socola các loại quy mô 2.000 tấn sản phẩm/năm tỉnh Đồng Nai. Dịch vụ xin giấy phép môi trường. 

Mẫu báo cáo ĐTM khu du lịch nghỉ dưỡng mới nhất
Mẫu báo cáo ĐTM khu du lịch nghỉ dưỡng mới nhất

593 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Vũng Yến được quy hoạch theo xu hướng đất khu lưu trú nghỉ dưỡng, kết hợp du lịch sinh thái, bao gồm các phân khu sau: Khu A (Khu đất liền): Khu khách sạn, khu biệt thự, bungalow, khu dịch vụ và tổ chức sự kiện, nhà hàng ẩm thực, khu đón tiếp, khu điều hành....

Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế
Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế

1837 Lượt xem

Hậu quả của sự phát triển kinh tế dưới các hình thức ô nhiễm, suy thoái môi trường và tài nguyên cũng được bỏ qua

Đánh giá tác động của dự án xây dựng khu công nghiệp tới môi trường và xã hội
Đánh giá tác động của dự án xây dựng khu công nghiệp tới môi trường và xã hội

1524 Lượt xem

Đánh giá tác động môi trường tổng hợp của giai đoạn vận hành dự án cho thấy, môi trường không khí và kinh tế- xã hội có thể chịu tác động yếu từ hoạt động khai thác, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật của dự án KCN đặc thù LeDaNa và các tác động  này đều có thể được khống chế phù hợp, hiệu quả.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở sản xuất ống thép cỡ lớn, tôn cán nguội và tôn mạ kẽm
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở sản xuất ống thép cỡ lớn, tôn cán nguội và tôn mạ kẽm

376 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở sản xuất ống thép cỡ lớn, tôn cán nguội và tôn mạ kẽm. Tổng vốn đầu tư của Cơ sở là 149.561.000.000 VNĐ (Một trăm bốn mươi chín tỷ, năm trăm sáu mươi mốt triệu đồng chẵn). Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (theo quy mô, mức độ quan trọng)


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng