Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án nâng cấp nhà máy sản xuất bột cá
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường (GPMT) dự án nâng cấp nhà máy sản xuất bột cá ới tổng công suất 5.400 tấn sản phẩm/năm (Trước đây theo Đề án bảo vệ môi trường chi tiết được phê duyệt là 3.600 tấn sản phẩm/năm).
MỤC LỤC.......................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................................................... vii
Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...................................... 1
1. Tên chủ dự án đầu tư:..................................................................................... 1
2. Tên dự án đầu tư:............................................................................................ 1
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:.............................. 2
3.1. Công suất của dự án đầu tư:......................................................................... 2
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:........................................................... 2
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:.......................................................................... 4
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: 4
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư................................................. 8
Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG................................................................................ 13
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:.............................................................................................. 13
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường:.......... 14
Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................................... 22
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:................ 22
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:......................................................................... 22
1.2. Thu gom, thoát nước thải:.......................................................................... 23
1.3. Xử lý nước thải:......................................................................................... 23
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải........................................................ 32
2.1. Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý:....................................... 32
2.2. Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt:............................. 32
2.3. Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác............................................... 39
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:..................... 40
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:.................................. 41
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:....................................... 42
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:................................................................................ 42
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác............................................... 44
8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi: không có....................................................... 44
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có): không có......................................................... 44
10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:.............................................................................................. 44
Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.............. 49
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:................................................ 49
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:................................................... 50
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung:..................................... 52
4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại: 52
5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:.................................................................................................... 52
Chương V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN................ 53
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án:.............. 53
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:..................................................... 53
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:................................................................................................................. 53
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật......................................................................................................................... 54
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................................. 54
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải........................................ 56
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm........................................ 56
Chương VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................ 57
PHỤ LỤC BÁO CÁO...................................................................................... 58
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư: Công ty trách nhiệm hữu hạn...
- Địa chỉ văn phòng: ....., thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ....., chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại:........ Email: ........
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số ........ đăng ký lần đầu ngày 22/6/2016 và đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 31/3/2021 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu cấp.
2. Tên dự án đầu tư: Dự án nâng cấp nhà máy sản xuất bột cá.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ......., thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng.
+ Công văn số 417/SXD-QLXD ngày 15/04/2021 của Sở Xây dựng về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở xây dựng công trình Nhà máy sản xuất bột cá.
+ Công văn số 462/SXD-QHKT về việc hướng dẫn thủ tục miễn giấy phép xây dựng công trình Nhà máy sản xuất bột cá của Công ty TNHH ... tại ..., Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải.
- Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
+ Quyết định số 935/QĐ-UBND ngày 11/06/2021 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nâng cấp Nhà máy sản xuất bột cá.
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 78/GP-UBND ngày 16/10/2017 của UBND tỉnh Bạc Liêu cấp cho Công ty TNHH...
+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 41/GP-UBND ngày 28/10/2021 của UBND tỉnh cấp cho công ty TNHH ...
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
+ Công suất của dự án: 5.400 tấn sản phẩm/năm.
+ Dự án thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định tại Mục I.1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường: Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại Cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (số thứ tự 16 Mức III Phụ lục II).
Do đó dự án thuộc đối tượng phải lập thủ tục để được cấp giấy phép môi trường và thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh Bạc Liêu.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư: 5.400 tấn sản phẩm/năm
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
- Công nghệ và loại hình dự án: Chế biến bột cá.
Hình 1.1. Quy trình sản xuất bột cá tại nhà máy
* Thuyết minh quy trình
Giai đoạn nạp tải: Cá tươi thu mua từ ghe tàu đánh bắt hoặc phế phẩm đầu cá thu mua từ các nhà máy đông lạnh (nguyên liệu) theo máng nạp nguyên liệu được đưa vào máy làm nóng và ép cho ráo nước, tiếp theo sẽ được băng tải đưa qua máy nghiền sấy. Dòng thải: nước rỉ cá gồm vụn cá, protein, mỡ cá và nước; bao bì đựng nguyên liệu (nylon); nguyên liệu rơi vãi.
Giai đoạn nghiền sấy: Buồng đốt dầu đốt nóng dầu nhiệt đến nhiệt độ 120oC (loại dầu không cháy dùng để truyền nhiệt), nhiên liệu đốt là trấu. Dầu nhiệt theo hệ thống ống dẫn được bơm đến máy nghiền sấy. Nguyên liệu khi được đưa vào máy sẽ đi qua hệ thống dao tải và nghiền, nguyên liệu đồng thời được sấy bởi nhiệt cung cấp bởi dầu nhiệt đã đốt nóng qua các đĩa truyền nhiệt. Bột cá sau đó được chuyển đến giai đoạn sàng tạp chất. Mùi và hơi nước do hoạt động sấy được hút ra ngoài và đi vào hệ thống khử mùi. Dầu nhiệt sau đó được tuần hoàn về buồng đốt. Dòng thải: mùi, nhiệt thừa, khí thải do đốt trấu, hơi nước do cá sinh ra, dầu nhiệt thải.
Giai đoạn sàng tạp chất: Bột cá được băng tải đưa đến máy sàng tạp chất để loại bỏ các vật chất có kích thước lớn. Dòng thải: bụi (thành phần chính là bột cá), tạp chất.
Giai đoạn làm mát: Bột cá sau đó được làm nguội trước khi chuyển sang giai đoạn đóng gói. Dòng thải: nhiệt thừa, nước tuần hoàn.
Giai đoạn đóng gói: Sản phẩm được đóng vào bao PP theo quy cách. Dòng thải: bụi thành phẩm, thành phẩm rơi vãi, chỉ may hỏng, bao bì hỏng.
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
Bột cá với tổng công suất 5.400 tấn sản phẩm/năm (Trước đây theo Đề án bảo vệ môi trường chi tiết được phê duyệt là 3.600 tấn sản phẩm/năm).
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:
a. Nhu cầu sử dụng phế liệu
Hoạt động của dự án không sử dụng phế liệu
b. Các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng
Nguyên liệu đầu vào của dự án là cá tạp gồm cá tươi thu mua từ ghe tàu đánh bắt hoặc phế phẩm đầu cá thu mua từ các nhà máy đông lạnh trong khu vực. Tỉ lệ nguyên liệu trên thành phẩm là 4:1. Với công suất thiết kế là 15 tấn thành phẩm/ngày, khối lượng nguyên liệu sử dụng tính theo các đơn vị thời gian như sau:
Bảng 1.1. Nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của dự án
Loại sản phẩm |
Nguyên liệu đầu vào Tấn/năm |
Tỷ lệ nguyên liệu/sản phẩm Tấn/năm |
Sản phẩm đầu ra Tấn/năm |
Cá tạp và phụ phẩm cá các loại |
21.600 |
4:1 |
5.400 |
(Nguồn: Công ty TNHH ..., năm 2022)
Bảng 1.2. Nguyên nhiên liệu và vật liệu phục vụ nhà máy/năm
STT |
Tên vật liệu, nhiên liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
I |
Vật liệu |
||
|
Bao bì |
Cái |
144.000 |
|
Chỉ may |
Cuộn |
5.000 |
II |
Nhiên liệu |
||
|
Dầu mỡ |
kg |
10 |
|
Dầu dùng làm môi chất truyền nhiệt |
kg |
50 |
|
Củi trấu |
Tấn |
1.800 |
|
Chlorine |
kg |
30-40 |
|
Vi sinh khử mùi |
lít |
300-400 |
(Nguồn: Công ty TNHH...., năm 2022)
c. Nguồn cung cấp điện, nước
- Nhu cầu sử dụng điện:
+ Để phục vụ nhu cầu sản xuất và chiếu sáng từ mạng lưới điện quốc gia trong khu vực làm nguồn năng lượng chính. Nhà máy không sử dụng máy phát điện phục vụ sản xuất.
+ Nhu cầu dùng điện như sau:
Giai đoạn hoạt động hiện tại: Theo định mức điện của ngành chế biến bột cá thì khi sản xuất 1 tấn thành phẩm thì tiêu thụ 100 KWh điện, ngoài ra còn có điện cho sinh hoạt và các bộ phận gián tiếp khác được tính là 2KWh/người/ngày.
Điện sản xuất: 100 KW/tấn SP x 10 tấn SP = 1.000KWh/ngày
Điện sinh hoạt 2 KW/người/ngày x 40 người = 80 KWh/ngày
Như vậy tổng lượng điện năng tiêu thụ cho dự án là: 1.080 KWh/ngày.
Giai đoạn hoạt động sau khi nâng cấp: Theo định mức điện của ngành chế biến bột cá thì khi sản xuất 1 tấn thành phẩm thì tiêu thụ 100 KWh điện, ngoài ra còn có điện cho sinh hoạt và các bộ phận gián tiếp khác được tính là 2KWh/người/ngày.
Điện sản xuất: 100 KW/tấn SP x 15 tấn SP = 1.500KWh/ngày
Điện sinh hoạt 2 KW/người/ngày x 50 người = 100 KWh/ngày
Như vậy tổng lượng điện năng tiêu thụ cho dự án là: 1.600 KWh/ngày.
- Nhu cầu sử dụng nước:
Giai đoạn hoạt động hiện tại: Nhà máy sử dụng nước giếng khoan để cung cấp cho quá trình hoạt động với công suất khai thác là 20m3/ngày/đêm. Tổng lượng nước khai thác mỗi ngày khoảng 14,8m3/ngày đêm bao gồm 5,1m3 dùng cho sinh hoạt và 8,5m3 dùng cho sản xuất. Cụ thể:
+ Nước dùng cho sản xuất:
Lượng nước sử dụng cho rửa sàn và vệ sinh nhà xưởng: 2,5 m3/ngày (mỗi tấn bột cá thành phẩm sử dụng nước trung bình 0,25m3/tấn; mỗi ngày sản xuất 10 tấn sản phẩm).
Lượng nước sử dụng cho rửa khí lò hơi và xử lý mùi: 6m3/ngày, nguồn cung cấp là nước giếng khoan.
+ Nước cấp cho sinh hoạt:
Lượng nước sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân trong nhà máy và nguồn cung cấp là nước giếng khoan với lượng khoảng 5,1m3/ngày đêm. Cụ thể: đối với 30 công nhân không ở lại nhà máy: (120 lít/người/ngày * 30 người)/1.000 = 3,6 m3/ngày.
Đối với 10 công nhân viên ở lại nhà máy: (150 lít/người/ngày * 10 người)/1.000 = 1,5 m3/ngày.
Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất hiện tại
STT |
Mục đích sử dụng |
Khối lượng sử dụng (đơn vị: m3) |
|||
Ngày |
Tháng |
Quý |
Năm |
||
1 |
Nước dùng cho sản xuất |
8,5 |
255 |
765 |
3.060 |
2 |
Nước dùng cho sinh hoạt |
5,1 |
153 |
459 |
1.836 |
Giai đoạn hoạt động sau khi nâng cấp: Nhà máy tiếp tục sử dụng nước giếng khoan hiện hữu với công suất khai thác là 20m3/ngày/đêm. Tổng lượng nước khai thác mỗi ngày khoảng 18,05m3/ngày đêm bao gồm 6,3m3 dùng cho sinh hoạt và 11,75m3 dùng cho sản xuất. Cụ thể:
+ Nước dùng cho sản xuất:
Lượng nước sử dụng cho rửa sàn và vệ sinh nhà xưởng: 3,75 m3/ngày (mỗi tấn bột cá thành phẩm sử dụng nước trung bình 0,25m3/tấn; mỗi ngày sản xuất 15 tấn sản phẩm).
Lượng nước sử dụng cho rửa khí lò hơi và xử lý mùi: 8m3/ngày, nguồn cung cấp là nước giếng khoan.
+ Nước cấp cho sinh hoạt:
Lượng nước sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân trong nhà máy và nguồn cung cấp là nước giếng khoan với lượng khoảng 6,3m3/ngày đêm. Cụ thể: đối với 40 công nhân không ở lại nhà máy: (120 lít/người/ngày * 40 người)/1.000 = 4,8 m3/ngày.
Đối với 10 công nhân viên ở lại nhà máy: (150 lít/người/ngày * 10 người)/1.000 = 1,5 m3/ngày.
Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất sau khi nâng công suất
STT |
Mục đích sử dụng |
Khối lượng sử dụng (đơn vị: m3) |
|||
Ngày |
Tháng |
Quý |
Năm |
||
1 |
Nước dùng cho sản xuất |
11,75 |
352,5 |
1.410 |
5.640 |
2 |
Nước dùng cho sinh hoạt |
6,3 |
180,9 |
542,7 |
2.170,8 |
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
5.1. Các hạng mục công trình của dự án
Tổng diện tích dự án là: 12.340,7m2. Bao gồm các hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ và các hạng mục bảo vệ môi trường, cụ thể:
Bảng 1.5. Bảng thống kê các hạng mục của dự án
STT |
Tên hạng mục |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ (%) |
Hiện trạng |
Dự kiến hoàn thành |
I |
Các hạng mục công trình chính |
|
|||
1 |
Xưởng sản xuất |
1.620 |
13,13 |
Đang xây dựng |
12/2022 |
2 |
Kho thành phẩm |
1.080 |
8,75 |
Cải tạo, sửa chữa từ nhà xưởng cũ |
|
II |
Các hạng mục công trình phụ trợ |
|
|
||
1 |
Văn phòng |
297 |
2,41 |
Đã xây dựng xong |
|
2 |
Kho trấu |
216 |
1,75 |
||
3 |
Khu lò hơi |
432 |
3,5 |
||
4 |
Nhà nghỉ công nhân |
320 |
2,59 |
Đang xây dựng |
12/2022 |
5 |
Trạm điện hiện hữu |
3 |
0,02 |
Hiện hữu |
|
6 |
Bể PCCC |
33 |
0,27 |
Đang xây dựng |
12/2022 |
7 |
Nhà bảo vệ |
12 |
0,1 |
Hiện hữu |
|
8 |
Cổng ra + vào |
- |
- |
Hiện hữu |
|
9 |
Hàng rào |
350,79md |
- |
Hiện hữu |
|
10 |
Mái che 1 |
902,7 |
7,31 |
Hiện hữu |
|
11 |
Mái che 2 |
864 |
7 |
Làm mới |
|
12 |
Cây xanh, sân đường |
6.499,25 |
52,65 |
Hiện hữu + Đang xây dựng |
12/2022 |
13 |
Giếng khoan |
02 giếng |
- |
Hiện hữu |
|
III |
Các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường |
|
|||
1 |
Hệ thống xử lý nước thải hiện hữu |
35,75 |
0,29 |
Hiện hữu |
|
2 |
Kho chứa CTNH |
6 |
0,05 |
Hiện hữu |
|
3 |
Nhà vệ sinh |
20 |
0,18 |
Đã xây dựng xong (thay thế nhà vệ sinh hiện hữu) |
|
4 |
Hệ thống thoát nước thải |
- |
- |
Hiện hữu + Đang xây dựng |
12/2022 |
Tổng |
12.340,7 |
100,00 |
|
|
(Nguồn: Công ty TNHH ..., năm 2022)
* Mô tả các hạng mục công trình
- Nhà xưởng sản xuất: diện tích 1620m2 chiều cao 11,355m, cos nền so với cos sân đường +0,25m, móng BTCT, nền bằng BTCT, tường xây gạch cao 3,3m, mái lợp tole, cột, vì kéo, đòn tay, giằng mái bằng thép, cửa sắt lùa, cửa nhôm thoát hiểm.
- Kho thành phẩm (cải tạo, sửa chữa từ nhà xưởng cũ): diện tích 1.080m2, chiều cao 9,68m, móng BTCT, nền bằng BTCT, xoa phẳng, tường xây gạch 3,3m, mái lợp tole, cột vì kèo, đòn tay, giằng mái bằng thép, cửa sắt lùa, cửa nhôm thoát hiểm.
- Kho trấu: diện tích 216m2, chiều cao 9,805m, móng BTCT nền bằng BTCT, xoa phẵng, tường xây gạch 3,3m, mái lợp tole, cột vì kèo, đòn tay, giằng mái bằng thép, cửa sắt lùa, cửa nhôm thoát hiểm.
- Lò hơi: diện tích 432m2, chiều cao 9,805m2, móng BTCT nền bằng BTCT, xoa phẵng, tường xây gạch 3,3m, mái lợp tole, cột vì kèo, đòn tay, giằng mái bằng thép, cửa sắt lùa, cửa nhôm thoát hiểm.
- Nhà văn phòng: diện tích 297m2, móng cọc BTCT, cột BTCT, sàn BTCT, nền gạch ceramic, tường xây gạch bao quanh, mái BTCT, cửa kính cường lực, cửa nhôm kính.
- Nhà nghỉ công nhân: diện tích 320m2, móng cọc BTCT, cột BTCT, nền gạch ceramic, tường xây gạch bao quanh, mái BTCT, cửa kính cường lực, cửa nhôm kính.
- Nhà bảo vệ: diện tích 12m2, móng cừ tràm, cột BTCT, nền gạch ceramic, tường gạch bao quanh, mái lợp tole, cửa nhôm kính.
- Hàng rào dài 350,79md móng BTCT.
- Khu xử lý nước thải (hiện hữu): diện tích xây dựng 35,75m2, chiều cao 2m, kết cấu bê tông cốt thép.
- Hồ nước PCCC: diện tích 33m2, chiều cao 2m, nền gia cố cọc tràm, kết cấu hồ bằng bê tông cốt thép.
5.2. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ dự án
Bảng 1.6. Trang thiết bị, máy móc trong giai đoạn hoạt động
STT |
Máy móc, thiết bị |
Nơi sản xuất, xây dựng |
Số lượng |
Hiện trạng sử dụng (%) |
---|---|---|---|---|
1 |
Máy làm nóng chạy bằng dầu |
Thái Lan |
02 Bộ |
80% |
2 |
Thùng sản xuất có động cơ |
Thái Lan |
02 Bộ |
80% (tiếp tục sử dụng) |
3 |
Moteur bơm dầu |
Thái Lan |
02 Bộ |
80% (tiếp tục sử dụng) |
4 |
Máy sấy khô có động cơ |
Thái Lan |
02 Bộ |
80% (tiếp tục sử dụng) |
5 |
Máy sàng có động cơ |
Thái Lan |
02 Bộ |
80% (tiếp tục sử dụng) |
6 |
Hệ thống xử lý mùi |
Việt Nam |
01 Bộ |
80% (tiếp tục sử dụng) |
7 |
Máy nghiền có động cơ |
Thái Lan |
02 Bộ |
80% (tiếp tục sử dụng) |
8 |
Máy làm mát có động cơ |
Thái Lan |
02 Bộ |
80% (tiếp tục sử dụng) |
9 |
Tháp giải nhiệt |
Thái Lan |
02 Bộ |
80% (tiếp tục sử dụng) |
10 |
Máy trộn có động cơ |
Thái Lan |
02 Bộ |
80% (tiếp tục sử dụng) |
11 |
Máy cuốn trục xoắn có động cơ |
Thái Lan |
02 Bộ |
80% (tiếp tục sử dụng) |
12 |
Lò hơi 6 tấn hơi/giờ |
Việt Nam |
01 Bộ |
80% (tiếp tục sử dụng) |
13 |
Hệ thống xử lý khí thải lò hơi |
Việt Nam |
01 Bộ |
80% (tiếp tục sử dụng) |
14 |
Máy sấy khô có động cơ |
Thái Lan |
01 Bộ |
Đầu tư mới |
15 |
Máy sàng có động cơ |
Thái Lan |
01 Bộ |
Đầu tư mới |
16 |
Máy nghiền có động cơ |
Thái Lan |
01 Bộ |
Đầu tư mới |
17 |
Máy làm mát có động cơ |
Thái Lan |
01 Bộ |
Đầu tư mới |
18 |
Máy sấy khô có động cơ |
Thái Lan |
01 Bộ |
Đầu tư mới |
19 |
Máy trộn có động cơ |
Thái Lan |
01 Bộ |
Đầu tư mới |
20 |
Máy cuốn trục xoắn có động cơ |
Thái Lan |
01 Bộ |
Đầu tư mới |
21 |
Lò hơi 12 tấn hơi/giờ |
Việt Nam |
01 Bộ |
Đầu tư mới |
22 |
Hệ thống xử lý khí thải lò hơi |
Việt Nam |
01 Bộ |
Đầu tư mới |
23 |
Hệ thống xử lý mùi |
Việt Nam |
01 Bộ |
Đầu tư mới |
(Nguồn: Công ty TNHH ..., năm 2022)
5.3. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện dự án:
Hiện trạng tổng khu đất của Công ty TNHH ... là 12.340,7 m2 đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Bạc Liêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CD 992075, thửa đất số 125, tờ bản đồ số 19, mục đích sử dụng: đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thời hạn sử dụng đất đến ngày 04/7/2030, cấp ngày 24/4/2017 với nguồn gốc sử dụng là nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm. Vị trí của nhà máy là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện và tỉnh nên đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Bạc Liêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
5.4. Vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
- Vốn đầu tư: 50.000.000.000 đồng (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 4 ngày 31/3/2021 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu cấp). Trong đó kinh phí bảo vệ môi trường là 1.500.000.000 đồng.
Nguồn vốn đầu tư dự án: Vốn tự có của công ty và vốn vay.
- Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Giai đoạn hoạt động: Nhu cầu lao động trong giai đoạn hoạt động là 50 người phục vụ cho nhà máy.
Bảng 1.7. Nhu cầu lao động của nhà máy khi đi vào hoạt động
STT |
Bộ phận |
Số lượng (người) |
1 |
Bộ phận quản lý |
9 |
2 |
Nhân viên phụ trách môi trường |
01 |
3 |
Trực tiếp sản xuất |
40 |
Tổng |
50 |
(Nguồn: Công ty TNHH ..., năm 2022)
- Tổ chức hoạt động của nhà máy theo sơ đồ sau:
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của nhà máy
Cán bộ, công nhân viên phụ trách lĩnh vực môi trường của nhà máy phải được đào tạo nghiệp vụ môi trường theo quy định
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nuôi trồng thủy sản
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm