Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su. Dự án nhà máy mủ cao su được đầu tư trên tổng diện tích 118.722 m2.
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................................. 6
1.1. Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH MTV Cao su ............................6
1.2. Tên dự án đầu tư: Nhà máy chế biến mủ cao su . .................................. 6
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cấp điện, nước của dự án
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường ....................23
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải..........................27
3.6.1. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải....................56
3.7. Các nội dung thay đổi so với Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG....................64
CHƯƠNG V: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT
THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN................. 67
5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án........................67
5.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử
5.2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật......................68
5.2.2. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ theo quy định của pháp luật có liên quan
CHƯƠNG VI: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................ 71
PHỤ LỤC..........................................................................................................................72
giấy phép môi trường, giấy phép môi trường dự án, giấy phép môi trường nhà máy, giấy phép môi trường nhà máy mủ cao su
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH MTV Cao su
- Địa chỉ: xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.
- Người đại diện theo pháp luật: Ông:........... – Chức danh: ...........
- Điện thoại: ...........; Fax: ...........
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số ......... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum cấp lần đầu ngày28/5/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 06/03/2019.
1.2. Tên dự án đầu tư: Nhà máy chế biến mủ cao su
vĐịa điểm thực hiện dự án đầu tư: Dự án thuộc khoảnh 6 và khoảnh 7, tiểu khu 772, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.
- Tọa độ vị trí khu vực dự án như sau:
- Ranh giới tứ cận của dự án:
+ Phía Bắc: Giáp đất trồng cây cao su của Công ty.
+ Phía Nam: Giáp đất trồng cây cao su của Công ty.
+ Phía Bắc: Giáp đường đất rộng 4m.
+ Phía Bắc: Giáp đất trồng cây cao su của Công ty.
- Văn bản số 285/SXD-CCGD ngày 04/3/2021 V/v thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở dự án Nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty TNHH MTV Cao su.
- Văn bản số 545/SXD-CCGD ngày 14/4/2021 V/v thông báo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình thuộc dự án Nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty TNHH MTV Cao su .
vQuyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số 728/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư Nhà máy chế biến mủ cao su y”.
vQuy mô của dự án đầu tư: Dự án nhà máy mủ cao su được đầu tư trên tổng diện tích 118.722 m2, bao gồm các hạng mục công trình sau:
ØKết cấu các hạng mục công trình:
Nhà xưởng chế biến:
- Diện tích nhà xưởng chế biến: 160 m x 22 m = 3.520 m2.
- Kết cấu bằng khung kèo thép, xà gồ thép, mái lợp tole tráng kẽm, nền bêtông và gạch men.
Nhà cán vắt + khu ủ mủ:
- Diện tích nhà cán vắt, ủ mủ: 120m x 22m = 2.640 m2.
- Kết cấu bằng khung kèo thép, xà gồ thép, mái lợp tole tráng kẽm, nền bêtông.
Nhà đặt bồn dầu:
- Diện tích nhà đặt bồn dầu có kích thước 6m x 12m = 72 m2.
- Kết cấu móng cột bê tông cốt thép, xà gồ thép, mái lợp tole tráng kẽm, vách khung lưới B40, nền bêtông.
Nhà kiểm phẩm:
- Diện tích nhà kiểm phẩm: 168 m2.kẽm, trần thạch cao, nền gạch men.
Xưởng chứa palette:
- Diện tích xưởng chứa palette có kích thước 10m x 12m = 120 m2
- Kết cấu bằng khung kèo thép, xà gồ thép, mái lợp tole tráng kẽm, nền bêtông.
Nhà đặt máy phát điện+tủ điện:
- Diện tích đặt máy phát điện+tủ điện có kích thước 4m x 6m = 24 m2.
- Kết cấu móng cột bê tông cốt thép, xà gồ thép, tường xây gạch, mái lợp tole tráng kẽm, nền bêtông.
Nhà bảo vệ:
- Diện tích nhà bảo vệ có kích thước 3m x 3m = 9 m2.
- Kết cấu móng cột bê tông cốt thép, xà gồ thép, tường xây gạch, mái lợp tole tráng kẽm, trần tole, nền gạch Ceramic.
Nhà kiểm cân:
- Diện tích nhà kiểm cân có kích thước 3m x 3m = 9 m2.
- Kết cấu móng cột bê tông cốt thép, xà gồ thép, tường xây gạch, mái lợp tole tráng kẽm, trần tole, nền gạch Ceramic. Hệ thống cấp điện đầy đủ cho trạm cân.
Nhà để xe 2 bánh:
- Diện tích nhà xe 2 bánh có kích thước 6m x 20m = 120 m2
- Kết cấu bằng khung kèo thép, xà gồ thép, mái lợp tole tráng kẽm, nền bêtông.
Nhà xe 4 bánh, xưởng cơ khí:
- Diện tích nhà xe 4 bánh có kích thước 10m x 12m= 120 m2
- Kết cấu bằng khung kèo thép, xà gồ thép, mái lợp tole tráng kẽm, nền bêtông.
Nhà ăn:
- Diện tích nhà ăn có kích thước 6m x 20m = 120 m2.
- Kết cấu móng cột bê tông cốt thép, xà gồ thép, tường xây gạch, mái lợp tole tráng kẽm, trần thạch cao, nền gạch men.
Nhà nghỉ giữa ca CNV:
- Diện tích nhà nghỉ giữa ca CNV có kích thước 6m x 24m = 144 m2.
- Kết cấu móng cột bê tông cốt thép, xà gồ thép, tường xây gạch, mái lợp tole tráng kẽm, trần thạch cao, nền gạch men.
Nhà bơm biến tần tại hồ nước (trong nhà máy):
- Kết cấu móng cột bê tông cốt thép, xà gồ thép, tường xây gạch cao 1,2m, phần trên khung sắt ốp tole, mái lợp tole tráng kẽm, nền láng vữa xi măng.
Trạm bơm ngoài suối:
- Diện tích nhà bơm tại suối có kích thước 3m x 3 m = 9 m2.
- Kết cấu móng cột bê tông cốt thép, xà gồ thép, tường xây gạch cao 1,2m, phần trên khung sắt ốp tole, mái lợp tole tráng kẽm, nền láng vửa xi măng.
Cổng chính, bảng hiệu
- Cổng chính rộng 8,5m. Kết cấu trụ cổng bê tông cốt thép xây ốp gạch rộng 500x800mm, ốp đá granite tự nhiên.
- Cổng đẩy khung thép, pano tole, có mô tơ đẩy.
Tường rào loại A mặt trước:
- Chiều dài 130,5 m.
- Kết cấu trụ bê tông cốt thép, tường dưới xây gạch, khung sắt.
Tường rào kẽm gai 2 mặt bên và mặt sau:
- Chiều dài 779,5 m.
- Kết cấu trụ bê tông cốt thép, khoảng cách mỗi trụ 4 m, lưới kẽm gai.
Hệ thống cấp nước từ suối vào nhà máy:
- Đường ống cấp nước từ suối sử dụng ống cấp nước HDPE đường kính 114 mm, dài 1.950 m. Nước được bơm đẩy từ suối về hồ nước đặt tại nhà máy bằng bơm trục ngang ly tâm 60 m³/h.
Hệ thống cấp nước tổng thể trong nhà máy:
- Hệ thống cấp nước trong nhà máy bao gồm nước cấp cho sản xuất từ hồ nước về các nhà xưởng sản xuất và cấp nước sinh hoạt từ đài nước về các khu phụ trợ sử dụng ống PVC. giấy phép môi trường, giấy phép môi trường dự án, giấy phép môi trường nhà máy, giấy phép môi trường nhà máy mủ cao su
Kho chứa hóa chất:
- Diện tích kho chứa hóa chất có kích thước 3m x 5 m = 15 m2.
- Kết cấu móng cột bê tông cốt thép, xà gồ thép, tường xây gạch, mái lợp tole tráng kẽm, nền bêtông.
Nhà vệ sinh:
- Diện tích nhà vệ sinh: Bao gồm 01 nhà vệ sinh có kích thước 10 x 3 = 30 m2 và 01 nhà có kích thước 8 x 3 = 24 m2.
Kho chứa chất thải nguy hại:
- Diện tích kho chứa chất thải nguy hại có kích thước 3m x 5 m = 15 m2.
- Kết cấu móng cột bê tông cốt thép, xà gồ thép, tường xây gạch, mái lợp tole tráng kẽm, nền bêtông.
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
1.3.1. Công suất của đầu tư dự án
Sơ chế, chế biến mủ thành phẩm SVR10, 20 công suất 7.500 tấn/năm.
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
TheoQuyếtđịnhsố22/QĐ-HĐTVCSVN-KTĐTngày14/02/2017của Hộiđồngthành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở số 113:2017/TĐCNCSVN “Quytrình công nghệ chế biến mủ cao su SVR 10, 20 rút gọn từ mủ phụ” thì dự án áp dụng phương án: Mủ phụ được đưa về nhà máy tạo tờ crepe và chế biến.
Hình 2. Sơ đồ quy trình cán vắt mủ
Thuyết minh quy trình cán vắt mủ: Mủ khai thác sau khi thu gom sẽ được phân loại, vệ sinh và nghiệm thu sơ bộ, sau đó mủ được vận chuyển về nhà máy. Mủ sau khi về nhà máy được tiến hành nghiệm thu sẽ được cho vào băng tải chuyển tới máy cán 3 trục, tại máy cán có bộ nạp liệu để tờ mủ cán ra được liên tục, không bị đứt đoạn. Mủ từ máy cán 3 trục được các băng tải đưa qua lần lược các máy cán 1 và 2. Tờ mủ sau khi qua các máy cán 1 và 2 sẽ được băng tải đưa ra và cuộn lại để chuyển đi ủ và chế biến.
vQuy trình công nghệ chế biến mủ:
Hình 3. Sơ đồ quy trình chế biến mủ
Thuyết minh quy trình công nghệ chế biến mủ:
1) Gia công tạo tờ crepe và tồn trữ.
a) Tạo tờ crepe tại nhà máy:
- Tại Nhà máy bố trí 1 khu vực tạo tờ crepe gồm các thiết bị như sau: 1 máy cắt miếng thô (Slab Cutter 16 dao), 1 máy cán 3 trục và 2 máy cán. Hai máy cán có khe hở trục cán như sau:
+ Máy cán 3 trục 1 có khe hở 3,0 – 3,2 mm, trục cán có cắt rãnh 5,0 mm x 5,0 mm.
+ Máy cán số 1 có khe hở 2,0 – 2,2 mm, trục cán có cắt rãnh 4 mm x 4 mm.
+ Máy cán số 2 có khe hở 1,5 mm +(-) 0,05mm, trục cán có cắt rãnh 3mm x 3mm.
- Nguyên liệu sau khi được vệ sinh, phân loại và nghiệm thu tại nhà máy (trạm cán vắt được trộn đều và đưa thẳng vào máy cắt bằng băng tải. Cấp nước phải đủ cho máy cắt làm việc. Hồ rửa trộn nguyên liệu không được bong lớp gạch men, sơn, xi măng, Hồ rửa mủ phải được vệ sinh và thay nước mỗi ngày và chiều cao lớp mủ trong hồ rửa không quá 300 mm.
- Nguyên liệu sau khi cắt miếng, rửa và trộn được đưa vào máy cán 3 trục 1 bằng băng tải gầu, nguyên liệu phải được đồng đều về kích thước và đã được rửa sạch, từ máy cán 3 trục tờ mủ đi qua máy cán số 1 và 2 bằng băng tải cao su để tạo tờ crepe.
- Cấp nước cho các máy cán số 1, 2 vận hành phải đầy đủ. Trên mỗi máy cán có bố trí ống nước phun tia, các lỗ tia phân bố đều theo chiều dài trục cán, lượng nước phun tia vừa đủ (vị trí mở van được đánh dấu cố định trong quá trình sản xuất sao cho lượng nước sử dụng phù hợp với định mức kinh tế kỹ thuật).
b) Tồn trữ :
- Tờ crepe đưa đi tồn trữ có độ dày khoảng từ 20 – 25mm, chiều dài khoảng 2 mét được cuộn tròn (cuộn 4-5 vòng) và đưa đi tồn trữ.
- Tờ crepe được tồn trữ ít nhất từ 15 – 20 ngày.
- Tồn trữ khô và chiều cao không quá 3 lớp crepe được cuộn tròn (xếp dọc).
- Nơi tồn trữ mủ phụ phải là nền xi măng có độ dốc nhẹ nghiêng về phía mương thoát nước, có mái che tránh mưa nắng, diện tích tồn trữ theo modul khoảng 350 – 400kg cao su quy khô/m2.
- Tồn trữ theo nguyên tắc lô nào tồn trữ trước thì chế biến trước.
- Nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến phải đảm bảo tồn trữ đủ ngày tuổi như đã nêu trên.
- Chỉ phun nước tưới lên nguyên liệu tồn trữ 01 ngày trước khi đem chế biến.
2) Công đoạn: Gia công chế biến.
a) Cắt miếng tinh (Slab Cutter 18 dao), rửa và trộn nguyên liệu:
- Nguyên liệu sau khi được tồn trữ đủ ngày tuổi được đưa vào máy cắt miếng tinh bằng băng tải cao su.
- Máy cắt miếng phải đảm bảo được thông số kỹ thuật vận hành, tham khảo cẩm nang hướng dẫn sử dụng thiết bị của nhà chế tạo hoặc quy trình hướng dẫn sử dụng thiết bị của Tập đoàn.
- Máy cắt miếng cắt tờ mủ thành hạt cốm đều về kích thước, không dính vào nhau và rơi vào hồ rửa.
- Hồ rửa cao su phải được cấp nước đầy đủ, không được bong lớp gạch men, sơn, xi măng của hồ.
- Cấp nước cho máy băm thô phải đầy đủ trong suốt quá trình vận hành.
b) Cán tạo tờ (Máy cán số C3T2, C3, C4, C5):
- Nguyên liệu sau khi cắt, băm được đưa lên sàn rung nạp liệu cho máy cán ba trục số C3T2 bằng băng tải gàu. Nguyên liệu phải đồng đều về kích thước và được rửa sạch. Từ máy cán ba trục số C3T2 tờ mủ đi qua các máy cán số 3, 4, 5 bằng băng tải cao su.
+ Máy cán C3T2 có khe hở 2,0 mm ± 0,05 mm, trục cán có cắt rãnh 5mm x 5mm.
+ Máy cán số 3 có khe hở 1,5 mm ± 0,05 mm, trục cán có cắt rãnh 4mm x 4mm.
+ Máy cán số 4 có khe hở 1,0 mm ± 0,05 mm, trục cán có cắt rãnh 3mm x 3mm.
+ Máy cán số 5 có khe hở 0,5 mm ± 0,05 mm, trục cán có cắt rãnh 2 mm x 2mm.
- Máy cán số C3T2 phải có bộ nạp liệu, để tờ mủ cán ra được liên tục, không bị đứt đoạn. Tờ mủ qua máy cán số C3T2 và C3, 4, 5 có bề dày lần lượt không quá 11 mm, 10 mm, 9 mm và 8 mm.
- Cấp nước cho các máy cán vận hành phải đầy đủ. Trên mỗi máy cán có bố trí ống nước phun tia, các lỗ tia phân bố đều theo chiều dài trục cán, lượng nước phun tia vừa đủ (vị trí mở van được đánh dấu cố định trong quá trình sản xuất sao cho lượng nước sử dụng phù hợp với định mức kinh tế kỹ thuật). giấy phép môi trường, giấy phép môi trường dự án, giấy phép môi trường nhà máy, giấy phép môi trường nhà máy mủ cao su
- Băng tải cao su số có bề rộng làm việc là 700 mm.
- Vận tốc dài của băng tải phải điều chỉnh được, biên độ điều chỉnh từ 25 mét/phút đến 40 mét/phút.
c) Băm tinh (Shredder), trộn và rửa nguyên liệu:
- Nguyên liệu sau khi được cán rửa ở các máy cán được đưa vào máy băm tinh bằng băng tải cao su, tờ mủ phải đồng đều và liên tục.
- Máy băm tinh phải đảm bảo được thông số kỹ thuật vận hành, tham khảo cẩm nang hướng dẫn sử dụng thiết bị của nhà chế tạo hoặc quy trình hướng dẫn sử dụng thiết bị của Tập đoàn.
- Máy băm tinh cắt tờ mủ thành hạt cốm có kích thước 5 ÷ 8 mm và rơi vào hồ rửa, nguyên liệu ở đây được trộn và rửa đều, hạt cốm được dòng nước đưa đến miệng hút của bơm cốm, nguyên liệu được đưa lên sàn rung, từ sàn rung hạt mủ rơi vào thùng sấyvà nước được đưa về lại hồ rửa của máy băm tinh. Cao su qua sàn rung phải được tách nước triệt để, không bị vón cục, lượng nước hao hụt qua sàn rung không quá 5% lượng nước theo cao su xuống thùng sấy.
- Chiều dày lớp mủ trong hồ rửa không quá 200 mm.
- Hồ rửa nguyên liệu phải được cấp nước đầy đủ, không được bong lớp gạch men, sơn xi măng của hồ.
- Cấp nước cho máy băm tinh phải đầy đủ trong suốt quá trình vận hành.
d) Xếp hộc và để ráo :
- Thùng sấy phải được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ, không còn dính cao su cũ bên trong và ngoài thùng sấy.
- Cao su từ sàng rung rơi xuống thùng sấy, dùng tay phân phối đều trong thùng sấy, không được đè nén cao su, không được xếp cao su quá chiều cao của thùng sấy. Không được phun nước vào cao su đã xếp vào thùng sấy.
- Thời gian để ráo cao su ngoài lò sấy ít nhất 30 phút và không quá 1 giờ trước khi vào lò.
- Mủ băm xuống hồ phải được đưa hết vào lò sấy, không được để bên ngoài qua ngày hôm sau.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất phân bón
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm