Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy chế biến thủy sản
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy chế biến thủy sản. Sản phẩm chủ yếu là các loại tôm, cá, mực đông lạnh với công suất 900 tấn sản phẩm/năm.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................5
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư...........................6
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung
1.4.1 Nhu cầu nguyên, phụ liệu, nhiên liệu........................................................15
1.4.4 Nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải của Công ty ................................17
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ
NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...........................................................21
2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch
2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường......21
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................................25
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải...........25
3.2.1 Bụi, khí thải từ hoạt động giao thông nội bộ nhà máy...............................31
3.2.2 Mùi từ hoạt động chế biến thuỷ sản, hấp chín thuỷ sản, HTXL nước thải 31
3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường...............32
3.3.1 Khối lượng chất thải rắn thông thường......................................................32
3.3.2 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường ..............33
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn....................................................35
3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường......................................36
3.7 Các biện pháp ngăn ngừa và ứng cứu sự cố cháy nổ....................................36
3.8 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.............................................37
3.9 Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có
hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi ..................................................37
3.10 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi
trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học....................................................37
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG......38
4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải....38
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung...................................38
CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...........39
5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ của nước thải....................................39
CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.................41
6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải...........................41
6.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm....................................................41
6.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của HTXL nước thải.....41
6.2 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.................................................41
CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI
CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...............................43
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 Tên chủ cơ sở
Công ty Cổ phần thực phẩm XNK ........
-Địa chỉ văn phòng: ......., Phường Quang Trung, Tp.Quy Nhơn.
-Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Bà ........... Chức vụ: Giám đốc.
-Thông tin liên hệ của đại diện chủ dự án, cán bộ phụ trách môi trường:
-Bà : ......... Chức vụ: Cán bộ phụ trách môi trường
Điện thoại: .......... Fax: ...........
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ............ do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp, đăng ký lần thứ hai ngày 17/9/2015.
1.2 Tên cơ sở
- Tên cơ sở: Nhà máy chế biến thủy sản
- Địa điểm cơ sở: .........., Phường Quang Trung, Tp.Quy nhơn.
- Diện tích đất sử dụng của nhà máy: 35.979 m2. Vị trí giới cận của nhà máy:
+ Phía Bắc giáp với đường đất và hộ dân.
+ Phía Đông Bắc giáp với Kho của Công ty Cổ phần Dược Trang thiết bị y tế Bình Định.
+ Phía Tây giáp với suối Trầu và đường đất hiện trạng dẫn vào khu dân cư ở phía Tây và phía Nam của nhà máy.
+ Phía Nam giáp với khu dân cư.
Hình 1. 1 Vị trí của nhà máy
- Quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 08/5/1997 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Công ty thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn trực thuộc Ban Tài chính Quản trị tỉnh uỷ Bình Định.
- Giấy xác nhận số: 08/GXN-UBND ngày 21/01/2011 của UBND thành phố Quy Nhơn giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung của dự án Thay đổi phương án xử lý nước thải.
- Giấy phép xả thải nước thải vào nguồn nước số: 57/GP-UBND ngày 15/11/2017 của UBND tỉnh Bình Định. Thời hạn của Giấy phép xả thải là 05 năm kể từ ngày ký. Đến nay giấy phép đã gần hết thời hạn quy định.
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án nhóm C, thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp (chế biến thuỷ sản) và có tổng vốn đầu tư 52.152.785.812 đồng.
- Dự án thuộc cột 5, phụ lục II nằm trong khu vực nội thành, nội thị thành phố Quy Nhơn.
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở
Sản phẩm chủ yếu là các loại tôm, cá, mực đông lạnh với công suất 900 tấn sản phẩm/năm.
1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở
- Nguyên liệu chính dùng cho sản xuất là tôm, mực, cá các loại được thu mua trong và ngoài tỉnh. Xe của Công ty (xe bảo ôn chuyên dùng) vận chuyển nguyên liệu đến các cơ sở gia công đã hợp đồng gia công để thực hiện công đoạn gia công ban đầu, sau khi nguyên liệu đã được gia công được xe chuyên dùng của Công ty chở về nhà máy phân loại.
- Thành phẩm sau khi đã được đông lạnh sẽ được xe tải lạnh chuyên dùng chở đi cung cấp cho thị trường.
Quy trình chế biến tôm bóc vỏ đông lạnh
Hình 1. 2 Quy trình chế biến tôm bóc vỏ đông lạnh
Thuyết minh quy trình chế biến
Nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất chế biến của nhà máy chế biến thủy hải sản – Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn là loại tôm được thu mua từ nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.
Trước tiên, nguyên liệu được làm sạch và sau đó vặt đầu, bốc vỏ, lấy ruột. Khi kết thúc công đoạn gia công sản phẩm có được là thịt tôm đã được làm sạch.
Đối với đơn hàng chỉ đông lạnh, thì sản phẩm được xếp vào khuôn cho phù hợp với kích thước cũng như tạo thẩm mỹ cho sản phẩm khi đóng gói. Sản phẩm được đóng gói đưa qua hệ thống đông lạnh trong một thời gian và ở nhiệt độ nhất định. Cuối cùng sản phẩm được tách khuôn, đóng gói và lưu trữ ở nhiệt độ thích hợp.
Đối với sản phẩm theo yêu cầu làm chín, Công ty mang đi hấp bằng điện trở trước khi xếp vào khuôn đóng gói đưa qua hệ thống đông lạnh và lưu trữ ở nhiệt độ thích hợp.
Quy trình chế biến cá nguyên con bỏ ruột đông lạnh
Hình 1. 3 Quy trình chế biến cá nguyên con bỏ ruột đông lạnh
Quy trình chế biến mực đông lạnh
Hình 1. 4 Quy trình chế biến mực đông lạnh
Thuyết minh quy trình chế biến
Nguyên liệu là mực sau khi mua về sẽ được sát trùng để đảm bảo vệ sinh cũng như nâng cao chất lượng cho sản phẩm. Sau đó, đưa qua công đoạn gia công: bỏ mai, bỏ da móc ruột. Tiếp theo mực sẽ được phân loại và rửa sạch rồi chuyển sang công đoạn bao gói xếp khay để định hình sản phẩm và tạo thẩm mỹ đóng gói. Các sản phẩm được dán nhãn hiệu trước khi đưa đi đông lạnh và tách khuôn. Kết thúc quy trình sản xuất sản phẩm được đóng gói và đóng kiện hàng đồng thời được trữ đông ở một nhiệt độ thích hợp.
Đối với sản phẩm theo yêu cầu làm chín, Công ty mang đi hấp bằng điện trở trước khi xếp vào khuôn đóng gói đưa qua hệ thống đông lạnh và lưu trữ ở nhiệt độ thích hợp.
→ Trong thời gian qua, trong các công đoạn chế biến thuỷ sản, nhà máy chỉ thực hiện công đoạn tinh chế (bằng khoảng 20% toàn bộ công đoạn chế biến thủy sản), công đoạn sơ chế thủy sản được Công ty thuê đơn vị bên ngoài thực hiện.
Tổng hợp nhu cầu nguyên nhiên liệu đầu vào và chất thải từ các quy trình chế biến thủy sản của nhà máy:
Bảng 1. 1 Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và chất thải từ quy trình chế biến thủy sản
1.3.3 Sản phẩm
Sản phẩm chủ yếu là các loại tôm, cá, mực đông lạnh.
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước
1.4.1 Nhu cầu nguyên, phụ liệu, nhiên liệu
Bảng 1. 2: Nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất
1.4.2 Nhu cầu cấp điện
- Công ty có 03 trạm biến áp riêng với công suất 560 KVA/trạm và một máy phát điện công suất 350 KWh.
- Máy phát điện (công suất 350 Kwh)
- Nhu cầu sử dụng điện: 812.000 kWh/năm - Nguồn cấp: Công ty Điện lực Bình Định
1.4.3 Tổ chức quản lý của Công ty
Công nhân viên làm việc tại nhà máy gồm: công nhân viên làm việc thường xuyên (nhân sự cố định) và công nhân làm việc mùa vụ. Tùy vào tình hình sản xuất Công ty sẽ tuyển công nhân mùa vụ vào các thời điểm nhà máy tăng cường sản xuất.
>>>. XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm