Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy sản xuất vải

Báo cáo đề xuất cấp giấy phéo môi trường (GPMT) Dự án Nhà máy sản xuất vải. Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 7.500 tấn/năm (tương đương 25.000.000 m²/năm); Diện tích đất sử dụng 34.780 m²;

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN

TÓM TẮT VỀ XUẤT XỨ, HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA DỰ ÁN

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết giai đoạn phát triển nhanh của ngành dệt may đã qua. Từ nay đến năm 2030, ngành dệt may chuyển dần trọng tâm sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Từ năm 2030 – 2045, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới.

Trước những vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững, buộc ngành dệt may Việt Nam phải thực hiện thúc đẩy kinh doanh tuần hoàn, nhất là khi Chính phủ đã có những cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải ròng.

Các phương pháp được đề xuất để đẩy nhanh và tận dụng hiệu quả kinh tế tuần hoàn trong sản xuất kinh doanh là: thay đổi công nghệ sản xuất, tự động hóa dây chuyền sản xuất, tuần hoàn nước, điện áp mái,… tính toán lợi ích – chi phí, lộ trình chuyển đổi. Tập hợp các tài liệu liên quan đến truy soát nguồn gốc NPL, đáp ứng yêu cầu tỷ lệ tái chế, vòng đời sản phẩm, nguyên liệu sạch, khả năng tái chế cao,…

Đứng trước thách thức và sự thay đổi chung của xu thế thị trường, Công ty TNHH Dệt (Việt Nam) nhận thấy cần có những thay đổi trong công nghệ sản xuất để phù hợp với nhu cầu của thị trường trong tương lai cũng như các kế hoạch phát triển lâu dài cho dự án đầu tư của Công ty.

Công ty TNHH Dệt ..... (Việt Nam) (sau đây được gọi tắt là Công ty) được thành lập theo Giấy đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên, mã số doanh nghiệp ............, đăng ký lần đầu ngày 03/06/2019, đăng ký thay đổi lần thứ 01 ngày 07/05/2020 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp.

Năm 2020, Công ty thực hiện đầu tư dư án “Nhà máy sản xuất vải (Việt Nam)” và đã được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận đầu tư với mã số dự án ......., chứng nhận lần đầu ngày 02/05/2019, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 02 ngày 28/08/2020. Dự án được thực hiện tại........., KCN Thành Thành Công, khu phố An Hội, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh (thuộc Phân khu dệt may và công nghiệp hỗ trợ) với tổng diện tích đất sử dụng là 72.734 m². Mục tiêu dự án như sau:

Giai đoạn 01: Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 7.500 tấn/năm (tương đương 25.000.000 m²/năm); Diện tích đất sử dụng 34.780 m²;

Giai đoạn 02: Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 7.500 tấn/năm (tương đương 25.000.000 m²/năm); Diện tích đất sử dụng 2.107 m²;

Giai đoạn 03: Sản xuất sợi bông (không thực hiện công đoạn nhuộm trong quy trình sản xuất) với quy mô 7.200 tấn/năm; Sản xuất sợi tơ đàn hồi (không thực hiện công đoạn nhuộm trong quy trình sản xuất) với quy mô 3.600 tấn/năm; Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 15.000 tấn/năm (tương đương 50.000.000 m²/năm); Diện tích đất sử dụng 35.847 m².

Trong cùng năm, Công ty đã thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất vải (Việt Nam) – Giai đoạn 01” với mục tiêu Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 7.500 tấn/năm (tương đương 25.000.000 m²/năm); Diện tích đất sử dụng 34.780 m². Dự án Giai đoạn 01 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 3024/QĐ – UBND ngày 11/12/2020. Sau khi thực hiện ĐTM, do tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID – 19 nên gây ra sự chậm trễ trong tiến độ triển khai dự án, hiện tại Công ty đang triển khai thi công xây dựng theo ĐTM đã được phê duyệt với quy mô xây dựng đạt 30% các hạng mục công trình đầu tư cho Giai đoạn 01.

Như đã trình bày bên trên, sự thay đổi về xu thế của thị trường là nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự thay đổi kế hoạch đầu tư và chiến lược phát triển lâu dài của Công ty. Vì vậy, Công ty đã thực hiện điều chỉnh mục tiêu dự án “Nhà máy sản xuất vải (Việt Nam)”. Các nội dung điều chỉnh đã được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận đầu tư với mã số dự án .........., chứng nhận lần đầu ngày 02/05/2019, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 05 ngày 20/05/2024. Cụ thể, mục tiêu dự án sau khi điều chỉnh như sau:

Giai đoạn 01: Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 16.000.000 m²/năm; Diện tích đất sử dụng 34.780 m²;

Giai đoạn 02: Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 16.000.000 m²/năm; Diện tích đất sử dụng 2.107 m²;

Giai đoạn 03: Sản xuất sợi bông (không thực hiện công đoạn nhuộm trong quy trình sản xuất) với quy mô 7.200 tấn/năm; Sản xuất sợi tơ đàn hồi (không thực hiện công đoạn nhuộm trong quy trình sản xuất) với quy mô 3.600 tấn/năm; Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 16.000.000 m²/năm; Diện tích đất sử dụng 35.847 m².

Trên cơ sở đã điều chỉnh mục tiêu quy mô trong Giấy chứng nhận đầu tư, Công ty TNHH Dệt ..........(Việt Nam) tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất vải (Việt Nam)” tại lô A18, đường N4, KCN Thành Thành Công, khu phố An Hội, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh (thuộc Phân khu dệt may và công nghiệp hỗ trợ) với phạm vi cấp phép như sau:

Phạm vi xin cấp phép của Dự án:

Giai đoạn 01: Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 16.000.000 m²/năm; Diện tích đất sử dụng 34.780 m²;

Giai đoạn 02: Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 16.000.000 m²/năm; Diện tích đất sử dụng 2.107 m².

Căn cứ vào loại hình sản xuất kinh doanh, mục tiêu quy mô và vốn đầu tư của Dự án, ta xét dự án theo các cơ sở pháp lý sau:

Căn cứ theo mục số 5, cột 4, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường: Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình (sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi) công suất từ 5.000.000 đến dưới 50.000.000 m²/năm).

Căn cứ theo mục số 1, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường: Dự án được phân loại thuộc nhóm II dựa trên tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư theo quy định tại Điều 28 của Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020.

Căn cứ Khoản 1, Điều 39 của Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 quy định đối tượng phải có Giấy phép môi trường: “Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức”.

Do đó, Công ty TNHH Dệt Bo Wei (Việt Nam) tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất vải Bo Wei (Việt Nam)” tại lô A18, đường N4, KCN Thành Thành Công, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh với mục tiêu, quy mô: Giai đoạn 01: Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 16.000.000 m²/năm; Diện tích đất sử dụng 34.780 m²; Giai đoạn 02: Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 16.000.000 m²/năm; Diện tích đất sử dụng 2.107 m² theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và trình lên Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh để được thẩm định và cấp Giấy phép môi trường theo quy định.

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CÔNG TY TNHH DỆT (VIỆT NAM)

Địa chỉ văn phòng: ............., KCN Thành Thành Công, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Người đại diện theo pháp luật của dự án đầu tư: ....................

Chức danh: Chủ tịch Công ty

Quốc tịch: ................

Sinh ngày: 01/12/1972

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số ................, đăng ký lần đầu ngày 03/06/2019, đăng ký thay đổi lần thứ 01 ngày 07/05/2020 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án mã số dự án ..........., chứng nhận lần đầu ngày 02/05/2019, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 05 ngày 20/05/2024 do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp.

TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẢI (VIỆT NAM)

Địa điểm thực hiện dự án: ................., KCN Thành Thành Công, khu phố An Hội, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh (thuộc Phân khu dệt may và công nghiệp hỗ trợ).

Với vị trí này, dự án có tứ cận tiếp giáp với các đối tượng như sau:

  • Phía Bắc: Giáp với đường N4, đối diện là Công ty TNHH Sợi, Dệt nhuộm Unitex và Công ty TNHH Công nghệ Dệt .............
  • Phía Đông: Giáp với Công ty TNHH Dệt Jifa Thành An (Việt Nam) hoạt động sản xuất vải dệt kim, trong quy trình sản xuất có thực hiện công đoạn nhuộm;
  • Phía Tây: Giáp với đường D8 của KCN;
  • Phía Nam: Giáp với Công ty TNHH Điện máy KTZ Việt Nam hoạt động sản xuất và gia công các loại mô tơ điện, mô tơ điều tốc, thiết bị đóng ngắt, máy bơm, máy biến tần, máy biến thế, máy nén khí và các sản phẩm điện gia dụng.

Khoảng cách từ dự án đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án:

  • Cách nhà máy xử lý nước cấp của KCN khoảng 1,70km về phía Đông Bắc.
  • Cách nhà máy xử lý nước thải tập trung thuộc Phân khu dệt - may và công nghiệp hỗ trợ của KCN khoảng 1,0km về phía Bắc.
  • Cách văn phòng quản lý KCN Thành Thành Công 1,40km về phía Đông.
  • Cách rạch Kè (nguồn tiếp nhận nước thải của KCN) 700m về phía Nam.
  • Cách rạch Bà Mãnh khoảng 550m về phía Tây Bắc;
  • Cách rạch Trảng Bàng khoảng 380m về phía Nam;
  • Cách sông Vàm Cỏ Đông khoảng 3,0km về phía Tây.
  • Xung quanh dự án hiện chủ yếu là đất trống và một số Công ty đang hoạt động sản xuất tại KCN không có các đối tượng như chùa, nhà thờ, nghĩa trang, khu bảo tồn thiên nhiên.

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có)

Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

Căn cứ tại Khoản 4, Điều 8 và Khoản 3, Điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13/06/2019 và căn cứ điểm b và điểm c, khoản 4, mục IV, phần A và mục III, phần B tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/NĐ – CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ: Nhà máy dệt, nhà máy sản xuất các sản phẩm may; Nhà máy in, nhuộm có tổng vốn đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng ð Dự án có cấu phần xây dựng thuộc nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

Hình 1.Vị trí dự án trong Khu công nghiệp

Hình 1.Ảnh chụp hiện trạng khu đất xây dựng dự án từ vệ tinh Google Earth

CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẦM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Công suất hoạt động của dự án đầu tư

Mục tiêu dự án:

Giai đoạn 01: Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 16.000.000 m²/năm; Diện tích đất sử dụng 34.780 m²;

Giai đoạn 02: Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 16.000.000 m²/năm; Diện tích đất sử dụng 2.107 m².

Định mức quy đổi sản phẩm: 1 kg vải dệt kim thành phẩm tương đương 1,68 m².

Giai đoạn 01: Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 9.500 tấn/năm;

Giai đoạn 02: Sản xuất vải dệt kim (trong quy trình sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 9.500 tấn/năm.

Hình 1.Ảnh minh họa một số nhóm sản phẩm tại dự án

Quy mô xây dựng của dự án đầu tư

Dự án được triển khai tại lô A18, đường N4, KCN Thành Thành Công, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Diện tích mặt đất sử dụng là 72.734 m². Trong đó:

Giai đoạn 01: Diện tích đất sử dụng 34.780 m²;

Giai đoạn 02: Diện tích đất sử dụng 2.107 m²;

Giai đoạn 03: Diện tích đất sử dụng 35.847 m².

Trong giai đoạn này, Công ty chỉ triển khai xây dựng công trình nhà xưởng sản xuất và các công trình phụ trợ khác phục vụ cho Giai đoạn 01 và Giai đoạn 02, Công ty dự kiến phân bổ nhu cầu sử dụng đất như sau:

Bảng 1.2 Chi tiết khối lượng các hạng mục công trình tại dự án

Giải pháp kiến trúc xây dựng các hạng mục công trình

Giải pháp kiến trúc công trình

Với vị trí của công trình có 3 mặt tiếp giáp với đường: đường N4, đường D4, đường D8. Nên hệ thống đường giao thông đối nội và đối ngoại được tổ chức linh hoạt nhưng không chồng chéo. Hệ thống giao thông trong và ngoài công trình được tổ chúc như sau:

Giao thông trưc tiếp với công trình.

Giao thông dành cho nội bộ và hàng hoá đi bằng cổng chính đường N4, đường D4.

Giao thông cho phòng cháy chữa cháy: Do bố cục các toà nhà nằm ở giữa khu đất vì vậy giao thông dành cho chữa cháy đảm bảo thuận lợi cho xe chữa cháy hoạt động khi có sự cố. Đường giao thông bố trí xung quanh công trình đảm bảo PCCC và thoát người tốt nhất.

Các khu chức năng được bố trí hợp lý; phân khu chức năng rõ ràng, bố cục hợp lý, phù hợp với công năng sản xuất, đảm bảo khai thác hiệu quả sử dụng đất và cảnh quan môi trường

Các công trình phụ như nhà bảo vệ, bãi xe được bố trí thuận lợi giao thông đi lại cũng như lưu thông cơ giới.

Công viên cây xanh cảnh quan được bố trí tập trung tạo một khoảng không gian rộng mở. Dọc theo ranh giới của khu vực nhà máy là dải cây xanh, nhằm cách ly khu vực sản xuất với môi trường xung quanh.

Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

Xác định các tuyến giao thông tiếp cận chính và tuyến trục chính trong khu quy hoạch, chú ý đến việc kết nối hệ thống giao thông, hệ thống HTKT với hệ thống xung quanh;

Đảm bảo sự kết nối của khu vực quy hoạch với các khu vực phân khu chức năng khác phù hợp Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Thành Thành Công;

Trong khu quy hoạch phải đảm bảo tổ chức phân chia các khu chức năng cho phù hợp với nhu cầu, hài hòa với không gian cảnh quan xung quanh;

Tổ chức theo hướng tận dụng địa hình tự nhiên và bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đạt hiệu quả cao về thẩm mỹ, về đầu tư và khai thác sử dụng;

Xác định chiều cao xây dựng, khoảng lùi công trình hợp lý nhằm tạo hiệu quả mặt đứng.

Bố cục không gian kiến trúc toàn khu

Hướng tiếp cận chính của khu đất được xác định từ đường KCN N4 và D4 của KCN Thành Thành Công. Từ hướng tiếp cận này, tổ chức các trục giao thông theo dạng bàn cờ đảm bảo kết nối thuận tiện, dễ dàng đến từng khu chức năng của nhà máy.

Các khu chức năng được bố trí hợp lý; phân khu chức năng rõ ràng, bố cục hợp lý, phù hợp với công năng sản xuất, đảm bảo khai thác hiệu quả sử dụng đất và cảnh quan môi trường.

Công trình điểm nhấn đặt ở tuyến đường trục giao thông chính kết hợp những nơi cảnh quan, không gian mở để tăng sự hấp dẫn về khả năng cảm thụ của thị giác đối với hình ảnh khu vực.

Xen kẽ với các công trình, tổ chức các không gian xanh tập trung kết hợp với không gian xanh phân tán trong các cụm công trình, cảnh quan khu vực xung quanh, tạo không gian sinh động của khu quy hoạch.

Sơ đồ khung tổng thể hệ thống không gian của khu vực quy hoạch như sau:

Hình 1.Phối cảnh tổng thể dự án

Công trình nhà xưởng – nhà kho

Khu vực sản xuất, nhà xưởng, nhà kho không gian thoáng rộng, hình thức kiến trúc hiện đại.

Đối với hình khối kiến trúc: Khuyến khích bố trí phù hợp với hình thái khu đất, hài hòa không gian ưu tiên công năng và phòng chống cháy nổ hình khối đơn giản, hiện đại và tiện nghi. Nhà xưởng với tầng cao tôi đa 4 tầng, nhà kho với tầng cao tối đa 6 tầng

Đối với hình thức kiến trúc chủ đạo:

Hình thức kiến trúc chủ đạo là kiến trúc hiện đại, đường nét mạch lạc phù hợp với yêu cầu của công trình.

Trang trí ở một số đường nét để tạo điểm nhấn.

Hướng tới kiến trúc xanh thân thiện với môi trưởng cũng như hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên vốn có của khu vực.

Màu sắc chủ đạo cũa công trình kiến trúc

Sử dụng các gam màu sáng làm màu chủ đạo cho các công trình kiến trúc nhằm giảm hấp thụ bức xạ nhiệt, tạo không gian thoải mái.

Tránh bố trí các màu khác nhau trên cùng một công trình.

Công trình phụ trợ

Khu vực công trình phụ trợ - kỹ thuật bố trí phù hợp với dây chuyền sản xuất kết hợp cây xanh hạn chế ảnh hưởng đến các khu khác và khu vực xung quanh nhà máy

Các công trình phụ như nhà bảo vệ, bãi xe được bố trí thuận lợi giao thông đi lại cũng như lưu thông cơ giới.

Đối với hình khối kiến trúc: Tổ chức không gian với các hình khối đơn giản, hiện đại với tầng cao 1 - 2 tầng.

Đối với hình thức kiến trúc chủ đạo: Xây dựng các công trình đảm bảo về kĩ thuật, hành lang bảo vệ, hài hòa với kiến trúc công trình chính để đảm bảo tính tổng thể chung toàn khu, khuyến khích bố trú các không gian xanh tạo cảnh quan chung.

Màu sắc chủ đạo của công trình kiến trúc

Sử dụng các gam màu sáng làm màu chủ đạo cho các công trình kiến trúc nhằm giảm hập thụ bức xạ nhiệt, tạo không gian thoải mái.

Tránh bố trí các màu khác nhau trên cùng một công trình.

Hệ thống cây xanh

Cây xanh cảnh quan được bố trí tập trung tạo một khoảng không gian rộng mở. Dọc theo ranh giới của khu vực nhà máy là dải cây xanh, nhằm cách ly khu vực sản xuất với môi trường xung quanh.

Khuyến khích trồng các loại cây hoa phù hợp với chức năng công trình, đảm bảo môi trường sinh thái.

Lựa chọn loại cây trồng có sự phối hợp màu sắc hài hòa, sinh độn tạo nét đặc trưng riêng cho khu quy hoạch, phù hợp với đặc điểm vùng miền.

Hình 1.Quy cách trồng cây xanh nội khu

Phương án thiết kế tổng mặt bằng

Hệ thống đường giao thông nội bộ trong công trình

Giao thông đối ngoại:

Phía Bắc giáp: Đường N4 KCN, lộ giới 27m (mặt đường 15m, vỉa hè 2*6m);

Phía Nam giáp: Đường D4 KCN, lộ giới 20m (mặt đường 8m, vỉa hè 2*6m);

Phía Tây giáp: Đường D8 KCN, lộ giới 20m (mặt đường 8m, vỉa hè 2*6m);

Phía Đông giáp: Đường N3A KCN, lộ giới 16m (mặt đường 8m, vỉa hè 2*6m);

Khoảng lùi xây dựng công trình trong các lô công nghiệp tối thiểu 3m.

Giao thông đối nội:

Hai trục đường chính là D1 và N1 lòng đường rộng 18m thông qua 2 cổng nhà máy kết nối với đường N4 (theo hướng Tây Bắc) và D4 (theo hướng Đông Nam) của khu công nghiệp. Thuận tiện cho việc chuyên chở nguyên vật liệu vào sản xuất và các sản phẩm xuất đi.

Các đường nhánh có chiều rộng lòng đường từ 8m đến 9 m kết nối với 2 trục đường chính D1 và N1 đảm bảo cho các phương tiện vận tải có thể tiếp cận đến các hạng mục công trình cũng như đảm bảo về phòng cháy chữa cháy.

Tại các giao lộ, bán kính bó vỉa được thiết kế phù hợp quy chuẩn xây dựng tạo cảm giác an toàn và êm thuận khi qua giao lộ.

Đường BT nhựa loại a (tải nặng)

BT nhựa hạt mịn (C12,5), dày 40mm, Echm≥155 Mpa.

Tưới nhựa dính bám 0,5 Kg/m².

BT nhựa hạt trung (C19), dày 60mm, Echm≥143 Mpa.

Tưới nhựa dính bám 1,0 Kg/m².

Lớp cấp phối đá dăm loại 1 (Dmax25) dày 200, Echm≥130 Mpa.

Lớp cấp phối đá dăm loại 1 (Dmax37,5) dày 300, Echm≥108 Mpa.

Lớp vải địa kỹ thuật ART12.

Lớp cát san lấp lu lèn chặt đến cao độ thiết kế, K≥0,95.

Đất nền lu lèn chặt K=0,95, E0=40(MPa).

Đường loại b (tải nặng)

Lát gạch trồng cỏ dày 50mm (50% lỗ rỗng), mac 600.

Lớp cát tạo phẳng dày 20mm.

Lớp cấp phối đá dăm loại 1 (Dmax25) dày 200, Echm≥130 Mpa.

Lớp cấp phối đá dăm loại 1 (Dmax37,5) dày 300, Echm≥108 Mpa.

Lớp vải địa kỹ thuật ART12.

Lớp cát san lấp lu lèn chặt đến cao độ thiết kế, K≥0,95.

Đất nền lu lèn chặt K=0,95, E0=40(Mpa).

Đường BT nhựa loại c (tải nhẹ)

BT nhựa hạt mịn (C12.5), dày 40mm, Echm≥120 Mpa .

Tưới nhựa dính bám 0.5 Kg/m².

BT nhựa hạt trung (C19), dày 60mm, Echm≥ 110 Mpa.

Tưới nhựa dính bám 1.0 Kg/m².

Lớp cấp phối đá dăm loại 1 (Dmax25) dày 160, Echm≥ 108 Mpa.

Lớp cấp phối đá dăm loại 2 (Dmax37,5) dày 200, Echm≥ 90 Mpa.

Lớp vải địa kỹ thuật ART12.

Lớp cát san lấp lu lèn chặt đến cao độ thiết kế, K=0,95.

Đất nền lu lèn chặt K=0,95, E0=40 (MPa).

Hệ thống thoát nước mưa

Thiết kế hệ thống cống có kiểm soát về độ dốc để tập trung nước mưa vào hệ thống thu gom, sau đó thoát ra hệ thống thoát nước mưa chung của Khu công nghiệp.

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách riêng với hệ thống thoát nước thải, khu vực sân bãi và khu hành lang được tráng bê tông tạo độ dốc cần thiết để nước mưa thoát nhanh. Công ty sử dụng hố ga và hệ thống ống để thu gom nước mưa như sau:

Tuyến đường ống thu gom, thoát nước mưa chảy tràn trên mặt bằng sân bãi và đường nội bộ là ống nhựa gân xoắn HDPE (High-density polyethylene) gồm có:

Tuyến đường ống nhựa gân xoắn HDPE D300, độ dốc i = 0,003%, tổng chiều dài 509,70 mét;

Tuyến đường ống nhựa gân xoắn HDPE D400, độ dốc i = 0,002%, tổng chiều dài 380,30 mét;

Tuyến đường ống nhựa gân xoắn HDPE D500, độ dốc i = 0,002%, tổng chiều dài 373,10 mét;

Tuyến đường ống nhựa gân xoắn HDPE D800, độ dốc i = 0,002%, tổng chiều dài 138,50 mét.

Dự án có 02 vị trí đấu nối thoát nước mưa vào hệ thống thu gom nước mưa tập trung của KCN:

01 hố ga thoát nước mưa nằm trên đường N4;

01 hố ga thoát nước mưa nằm trên đường D4.

Hệ thống thoát nước thải

Nước thải sinh hoạt của mỗi khu nhà vệ sinh được thu gom bằng hệ thống ống và hố ga dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung tại dự án. Sử dụng tuyến đường ống nhựa gân xoắn HDPE D300, độ dốc i = 0,003%, tổng chiều dài 424,4 mét để thu gom nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01 tại dự án.

Nước thải sản xuất sẽ được thu gom bằng hệ thống các mương kết hợp ống thoát nước thải được bố trí bên dưới nền nhà xưởng sản xuất và chạy dọc theo hông chiều nhà xưởng sản xuất sau đó dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung tại dự án. Đối với nước thải sau xuất thu gom như sau:

Nhà xưởng 01: Bố trí tuyến đường mương thu gom nước thải sản xuất có kết cấu bằng mương bê tông xử lý chống thấm có nắp đan đậy kín bên trên L x H = 0,5 x 0,6m, chiều dài 601 mét; Tuyến đường ống gom nước thải sản xuất tại bên ngoài nhà xưởng 01 có kết cấu bằng ống nhựa gân xoắn HDPE D300, độ dốc i = 0,003%, tổng chiều dài mét 110 mét dẫn về bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01 tại dự án;

Nhà xưởng 02: Bố trí tuyến đường mương thu gom nước thải sản xuất có kết cấu bằng mương bê tông xử lý chống thấm có nắp đan đậy kín bên trên L x H = 0,5 x 0,6m, chiều dài 601 mét; Tuyến đường ống gom nước thải sản xuất tại bên ngoài nhà xưởng 01 có kết cấu bằng ống nhựa gân xoắn HDPE D300, độ dốc i = 0,003%, tổng chiều dài mét 371 mét dẫn về bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung số 02 tại dự án;

Tuyến đường ống thu gom nước thải sau xử lý đến vị trí hố ga đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước thải chung của KCN bằng ống nhựa gân xoắn HDPE D300, độ dốc i = 0,003%, tổng chiều dài mét 43 mét. Dự án có 01 hố ga đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước thải chung của KCN nằm trên đường N4.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống phòng cháy, chữa cháy bằng đầu phun nước tự động (Automatic sprinkler system):

Hệ thống chữa cháy bằng đầu phun nước tự động bao gồm các thiết bị chính được liệt kê như sau:

Cụm van điều khiển vòi phun được đặt cạnh cửa ra vào của các nhà kho, xưởng.

Đầu chữa cháy tự động 68°C, K=11.2, bố trí rải đều theo diện tích của các khu vực kho. Diện tích bao phủ bởi đầu phun cho một đám cháy được thiết kế là 90 m², cường độ phun 0,5 l/s.m² (Bảng 2 TCVN 7336 – 2021). Công tắc dòng chảy sẽ báo tín hiệu cháy về tủ báo cháy trung tâm.

Cách bố trí đầu phun Sprinkler và thông số kỹ thuật: Các đầu Sprinkler hướng xuống, hướng lên được lắp đặt cách mái của nhà lớn nhất là 300 mm. Khoảng cách giữa các đầu phun là 3m, khoảng cách đến tường là từ 1,5 ~ 2,0 m. Đường ống cấp nước tới các đầu phun Sprinkler có đường kính DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN80, DN100, DN150. Các trục đường ống xuất phát từ nhà bơm cấp đến các nhà xưởng qua cụm van điều khiển và cấp nước chữa cháy cho hệ thống chữa cháy Sprinkler tại nhà kho.

Cách bố trí họng nước vách tường và thông số kỹ thuật:

Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường (internal fire hydrant/fire hore system) được lắp đặt tại các cửa ra vào của từng hạng mục.

Các thông số kỹ thuật cơ bản hệ thống như sau:

Số họng nước hoạt động đồng thời: 2 cái

Lưu lượng nước tại mỗi họng: 5 l/s.

Áp lực nước tối thiểu tại mỗi họng: 2,1 bar

Họng nước chữa cháy được bố trí bên trong nhà cạnh lối ra vào, cầu thang, hành lang, nơi dễ nhìn thấy, dễ sử dụng. Các họng được thiết kế đảm bảo bất kỳ điểm nào của công trình cũng được vòi vươn tới, tâm họng nước được bố trí ở độ cao 1,25 m so với mặt sàn. Mỗi họng nước được trang bị cuộn vòi đường kính 65 mm dài 20 m và một lăng phun đường kính miệng phun 19 mm và các khớp nối, lưu lượng phun 5 l/s và áp lực các họng đảm bảo chiều cao cột nước đặc 10 m. Đường ống cấp nước tới các họng nước vách tường DN50 ~ DN100 cấp nước chữa cháy cho hệ thống chữa cháy họng nước vách tường và chữa cháy tự động ở các hạng mục.

Hệ thống máy bơm và nguyên tắc hoạt động:

Việc cấp nước và tạo áp cho mạng đường ống chữa cháy của toàn bộ các hệ thống chữa cháy bao gồm đầu phun nước tự động, họng nước vách tường và họng nước chữa cháy ngoài nhà là 02 tổ hợp bơm chữa cháy, với mỗi 01 tổ hợp bơm chữa cháy gồm:

01 máy bơm chữa cháy chính động cơ điện Q = 150 m³/h, H = 80 m.

01 máy bơm chữa cháy dự phòng động cơ diesel Q = 150 m³/h, H = 80m.

Bình chữa cháy lưu động:

Bình chữa cháy lưu động được cung cấp cho các khu vực nguy hiểm như:

Tại các lối đi trong kho

Tại mỗi hộp vòi chữa cháy bố trí 02 bình chữa cháy.

Bình chữa cháy lưu động đặt tại những khu vực phù hợp, trong phòng máy thiết bị, kế cận tủ điện,... và tại những khu vực khác theo yêu cầu.

Bình chữa cháy đặt bên ngoài phải phù hợp với điều kiện xung quanh và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết

Hệ thống nước cứu hỏa

Nguồn nước chữa cháy: Lượng nước chữa cháy cần thiết được cung cấp từ 01 bể nước dự phòng với thể tích 2.160m³.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Trại Gà giống bố mẹ

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Báo cáo giám sát môi trường hỗ trợ thực thi luật bảo vệ môi trường như thế nào?
Báo cáo giám sát môi trường hỗ trợ thực thi luật bảo vệ môi trường như thế nào?

1425 Lượt xem

Đối với báo cáo giám sát môi trường, áp dụng phương pháp xây dựng chương trình giám sát hàng năm, xác định rõ nhiệm vụ giám sát và yêu cầu giám sát, liệt kê thời gian biểu, có trật tự và có kế hoạch thực hiện giám sát.
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất tấm đệm cao su
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất tấm đệm cao su

45 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất tấm đệm cao su EPDM công suất 768 tấn/năm. Tấm đệm cao su TECHPRENE công suất 1.080 tấn/năm.
Mẫu giấy phép môi trường trang trại vịt
Mẫu giấy phép môi trường trang trại vịt

547 Lượt xem

Mẫu cấp giấy phép môi trường trang trại vịt quy mô 96000 con. Chủ dự án nuôi gia công vịt thịt cho công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam theo mô hình dự án đầu tư chăn nuôi vịt công nghiệp
Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trang trại chăn nuôi heo gà bò thịt
Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trang trại chăn nuôi heo gà bò thịt

648 Lượt xem

Chuyên dịch vụ tư vấn thủ tục lập ĐTM  - Minh Phuong Corp - 0903 649 782. Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Trang trại chăn nuôi heo, gà, bò thịt thương phẩm”.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

42 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp nuôi trồng thuỷ sản cung ứng ra thị trường khoảng 300 tấn lúa/năm và sản lượng khoảng 2.000 – 2.500 tấn các loại cá/năm.  
Báo cáo tổng kết xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển
Báo cáo tổng kết xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển

117 Lượt xem

Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ theo hướng bền vững; bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng