Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất, gia công các loại sản phẩm đồ chơi trẻ em

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất, gia công các loại sản phẩm đồ chơi trẻ em. Với mục tiêu sản xuất, gia công các loại sản phẩm đồ chơi trẻ em bằng nhựa, thú nhồi bông, thú nhồi bông có gắn hộp âm thanh điện tử và Sản xuất, gia công các loại vỏ bọc xe đẩy, xe ngồi trẻ em.

CHƯƠNG I.................................................................................... 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................. 1

1.1.   Tên chủ dự án đầu tư........................................................................ 1

1.2.   Tên dự án đầu tư.......................................................................................... 1

1.3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư............................. 2

1.3.1.   Công suất của dự án đầu tư.............................................................. 2

1.3.2.    Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư....... 2

1.3.2.1.    Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư................................................. 2

1.3.2.2.    Mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.................... 11

1.3.3.   Sản phẩm của dự án đầu tư.......................................................................... 11

1.4.    Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp

điện, nước của dự án đầu tư........................................................................12

1.4.1.    Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp

điện, nước của dự án đầu tư trong giai đoạn xây dựng................................. 12

1.4.2.    Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp

điện, nước của dự án đầu tư trong giai đoạn vận hành.................................. 15

1.5.   Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư......................................... 17

1.5.1.   Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án................................................. 17

1.5.2.   Các hạng mục công trình của dự án............................................................. 18

1.5.2.1.    Quy mô xây dựng và các hạng mục công trình của dự án...................... 18

1.5.2.2.    Giải pháp kết cấu các hạng mục công trình chính của dự án............... 19

1.5.2.3.    Giải pháp kết cấu các hạng mục công trình phụ trợ của dự án............... 20

1.5.2.4.    Giải pháp kết cấu các hạng mục công trình bảo bệ môi trường của dự án........ 22

1.5.3.   Tiến độ, vốn đầu tư............................................................................ 24

1.5.3.1.    Tiến độ thực hiện dự án:.................................................................... 24

1.5.3.2.    Tổng mức đầu tư của dự án.............................................................. 24

1.5.4.   Tổ chức quản lý và thực hiện dự án..................................................... 25

CHƯƠNG II............................................................................................... 27

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG......... 27

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường        27

2.2.  Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường......... 27

CHƯƠNG III........................................................................................ 29

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......... 29

CHƯƠNG IV.......................................................................... 30

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ

XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.................... 30

4.1.   Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong

giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư.................................................... 30

4.1.1.   Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng.......... 30

4.1.1.1.    Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải........................... 30

4.1.1.1.1.    Đánh giá dự báo tác động do bụi, khí thải.......................................... 30

4.1.1.1.2.    Đánh giá dự báo tác động do nước thải................................................. 37

4.1.1.1.3.    Đánh giá dự báo tác động do chất thải rắn........................................... 41

4.1.1.1.4.    Đánh giá dự báo tác động do chất thải nguy hại................................... 42

4.1.1.2.    Đánh giá, dự báo các tác động không liên quan đến chất thải.............. 43

4.1.1.2.1.    Tác động do tiếng ồn.................................................................... 43

4.1.1.2.2.    Tác động do độ rung................................................................ 44

4.1.1.2.3.       Tác động đến cơ sở hạ tầng khu vực............................................. 46

4.1.1.3.    Các rủi ro, sự cố trong trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án.... 46

4.1.2.    Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn triển khai xây dựng      47

4.1.2.1.    Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường liên quan đến chất thải.... 47

4.1.2.1.1.    Giảm thiểu tác động đến môi trường không khí................................ 47

4.1.2.1.2.    Giảm thiểu tác động do nước thải................................................. 48

4.1.2.1.3.    Giảm thiểu tác động do chất thải rắn............................................ 50

4.1.2.1.4.    Biện pháp giảm thiểu chất thải nguy hại....................................... 50

4.1.2.2.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường không liên quan đến chất thải..... 51

4.1.2.2.1.    Giảm thiểu tác động tiếng ồn, độ rung............................................................... 51

4.1.2.2.2.    Giảm thiểu tác động đến cơ sở hạ tầng khu vực................................................ 51

4.1.2.3.   Biện pháp phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án...........      52

4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong

giai đoạn dự án đi vào vận hành.......................................................... 53

4.2.1.   Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn dự án đi vào vận hành................ 53

4.2.1.1.    Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải....................................... 53

4.2.1.1.1.     Đánh giá dự báo tác động do bụi, khí thải......................................................... 53

4.2.1.1.2.     Đánh giá dự báo tác động do nước thải............................................................. 66

4.2.1.1.3.     Đánh giá dự báo tác động do chất thải rắn........................................................ 68

4.2.1.1.4.     Đánh giá dự báo tác động do chất thải nguy hại............................................... 70

4.2.1.2.    Đánh giá, dự báo các tác động không liên quan đến chất thải........................... 71

4.2.1.2.1.      Tiếng ồn, độ rung từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm và hoạt động của các máy móc       71

4.2.1.2.2.     Nhiệt dư.......................................................................................... 72

4.2.1.2.3.     Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực............................................. 72

4.2.1.3.    Các rủi ro, sự cố trong trong giai đoạn vận hành................................................. 73

4.2.2.    Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn vận hành           75

4.2.2.1.    Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường liên quan đến chất thải.............. 75

4.2.2.1.1.     Giảm thiểu tác động đến môi trường không khí............................................... 75

4.2.2.1.2.     Giảm thiểu tác động do nước thải....................................................................... 86

4.2.2.1.3.     Giảm thiểu tác động do chất thải rắn................................................................ 100

4.2.2.1.4.     Biện pháp giảm thiểu chất thải nguy hại.......................................................... 102

4.2.2.2.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường không liên quan đến chất thải... 103

4.2.2.2.1.     Giảm thiểu tác động tiếng ồn, độ rung............................................................. 103

4.2.2.2.2.     Giảm thiểu tác động do nhiệt dư....................................................................... 103

4.2.2.2.3.     Giảm thiểu tác động đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực......................... 103

4.2.2.3.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố trong giai đoạn vận hành..................... 104

4.3.   Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường............................ 107

4.3.1.   Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư............... 107

4.3.2.   Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục:           108

4.3.3.   Dự toán kinh phí cho các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường................... 109

4.3.4.   Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.............. 110

4.4.   Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo............ 111

4.4.1.   Về mức độ chi tiết..................................................................................................... 111

4.4.2.   Về hiện trạng môi trường......................................................................................... 111

4.4.3.   Về mức độ tin cậy..................................................................................................... 111

CHƯƠNG V......................................................................................................................... 113

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA

DẠNG SINH HỌC................................................................................................................ 113

CHƯƠNG VI........................................................................................................................ 114

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........................ 114

6.1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải........................................................... 114

6.2.  Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải...................................................... 114

6.3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có)............................... 118

CHƯƠNG VII...................................................................................................................... 120

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN............................... 120

7.1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư........ 120

7.1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm................................................................. 120

7.1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải           121

7.2.   Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật        123

7.2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.......................................................... 123

7.2.1.1.       Chương trình quan trắc môi trường định kỳ trong giai đoạn thi công xây dựng.... 123

7.2.1.2.          Chương trình quan trắc môi trường định kỳ trong giai đoạn vận hành........... 123

7.2.2.   Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải................................ 123

7.2.3.   Giám sát CTR thông thường:..................................................................... 123

7.2.4.   Giám sát chất thải nguy hại:..................................................................... 124

7.3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm................................. 124

CHƯƠNG VIII............................................................................................. 125

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................................................ 125

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.Tên chủ dự án đầu tư:

Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH .............

Địa chỉ: .............Khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Người đại diện theo pháp luật của chủ Dự án đầu tư: ............. Chức vụ: Giám đốc.

Điện thoại: ...........; Fax: ……………. E-mail:............... @gmail.com

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ............ đăng ký lần đầu ngày 22/12/2023 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ........... chứng nhận lần đầu ngày 15/12/2023 của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình.

1.2.Tên dự án đầu tư:

Tên Dự án đầu tư: Nhà máy sản xuất, gia công các loại sản phẩm đồ chơi trẻ em

Địa điểm thực hiện Dự án đầu tư: ....Khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình.

+ Cơ quan cấp Giấy phép môi trường: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.

Quy mô của Dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

+ Dự án có tổng mức đầu tư 1.090.935.000.000 đồng VNĐ (Một nghìn không trăm chín mươi tỷ chín trăm ba mươi lăm triệu đồng).

+ Căn cứ theo Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019: Dự án Nhóm A (Dự án công nghiệp khác có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên).

+ Căn cứ theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP: Dự án thuộc số thứ tự 2 (Dự án nhóm A và nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường) của Phụ lục IV (Danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại Khoản 4, Điều 28, Luật Bảo vệ môi trường, trừ dự án quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo nghị định này).

+ Căn cứ Khoản 1, Điều 39 và Điểm a, Khoản 3 Điều 41 Luật BVMT dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trình UBND tỉnh Thái Bình cấp giấy phép.

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

1.3.1.Công suất của dự án đầu tư:

Công suất thiết kế (Năm sản xuất ổn định):

  • Sản xuất, gia công các loại sản phẩm đồ chơi trẻ em bằng nhựa, thú nhồi bông: 26.000.000 sản phẩm/năm;
  • Sản xuất, gia công các loại vỏ bọc xe đẩy, xe ngồi trẻ em: 60.000 sản phẩm/năm.

Công suất thiết kế chia theo giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1:

+ Sản xuất, gia công các loại sản phẩm đồ chơi trẻ em bằng nhựa, thú nhồi bông: 12.000.000 sản phẩm/năm;

+ Sản xuất, gia công các loại vỏ bọc xe đẩy, xe ngồi trẻ em: 25.000 sản phẩm/năm.

Giai đoạn 2:

+ Sản xuất, gia công các loại sản phẩm đồ chơi trẻ em bằng nhựa, thú nhồi bông: 14.000.000 sản phẩm/năm;

+ Sản xuất, gia công các loại vỏ bọc xe đẩy, xe ngồi trẻ em: 35.000 sản phẩm/năm.

1.3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

1.3.2.1.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Với mục tiêu sản xuất, gia công các loại sản phẩm đồ chơi trẻ em bằng nhựa, thú nhồi bông, thú nhồi bông có gắn hộp âm thanh điện tử và Sản xuất, gia công các loại vỏ bọc xe đẩy, xe ngồi trẻ em.

Nhà đầu tư lựa chọn máy móc, thiết bị sử dụng trong dự án đều là thiết bị mới, hiện đại, công nghệ tiên tiến, để đảm bảo năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Dây chuyền công nghệ có những đặc điểm nội bật sau:

+ Máy móc, công nghệ hiện đại, phù hợp với trình độ người lao động.

+ Phù hợp với quy mô đầu tư lựa chọn;

+ Sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng và nhân công;

+ Chất lượng sản phẩm được đảm bảo trong suốt quá trình sản xuất;

+ Đảm bảo an toàn đối với người lao động và môi trường.

Công nghệ sản xuất của giai đoạn 1 và giai đoạn 2 là giống nhau. Cụ thể như sau:

a.Quy trình sản xuất đồ chơi trẻ em bằng thú nhồi bông

Sơ đồ quy trình sản xuất đồ chơi trẻ em bằng thú nhồi bông

Hình 1. 1. Sơ đồ công nghệ sản xuất đồ chơi trẻ em bằng thú nhồi bông

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Nguyên vật liệu là vải, bông, chỉ, khóa, các phụ kiện trang trí kèm theo như hạt, nơ, dây đeo… được nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc, sau khi được nhập vào kho sẽ được tiến hành theo các công đoạn sau:

Bước 1: Vải được đưa vào bộ phận pha cắt thành các chi tiết được thiết kế theo mẫu mã, sau đó một số chi tiết sẽ được thêu trên bán thành phẩm, một số chi tiết không cần thêu sẽ được đưa vào bộ phận may, sau khi may xong sẽ đưa sang công đoạn kiểm tra sau may, với những chi tiết may chưa đạt yêu cầu sẽ được sửa lỗi bằng cách tháo chỉ may lại hoặc may nhấn thêm đường may. Ở công đoạn may một số chi tiết được đính kèm như hạt trang trí, loa, hoặc đèn và để lại một lỗ nhỏ để chuẩn bị cho công đoạn nhồi bông.

Bước 2: Công đoạn nhồi bông: Bông được nhập về dạng khối ép, khối bông sẽ được đưa vào băng chuyền và dẫn vào máy đánh tơi bông, sau đó bông được đưa sang thiết bị chứa bông, tại thiết bị chứa bông có ống dẫn bông sang thiết bị nhồi bông, công đoạn này hoàn toàn tự động, khi bông trong thiết bị nhồi bông báo giảm thì bông sẽ được tự động hút vào thiết bị thổi bông, tại thiết bị thổi bông có 2 đầu phun bông, bán sản phẩm sau công đoạn may sẽ được đưa vào đầu thổi bông, khi nhồi bông xong sẽ được cân lên để kiểm tra định lượng, nếu thiếu trọng lượng sẽ được nhồi thêm bông bên ngoài vào, sau đó được đưa sang công đoạn khâu lỗ lại.

Bước 3: Sau khi sản phẩm được hình thành sẽ qua công đoạn kiểm tra, hút bụi bẩn bám trên vải, kiểm tra kim loại có thể dính trên sản phẩm để đảm bảo an toàn khi trẻ em sử dụng.

Bước 4: Sau đó sẽ đến công đoạn chỉnh hình bằng thủ công, nắn lại hình cho cân đối, gắn thẻ bài, cuối cùng là kiểm tra, đóng gói và xuất xưởng.

b.Quy trình sản xuất đồ chơi trẻ em bằng nhựa

Sơ đồ quy trình sản xuất đồ chơi trẻ em bằng nhựa

Hình 1. 2. Sơ đồ công nghệ sản xuất đồ chơi trẻ em bằng nhựa

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Công nghệ sản xuất của dự án áp dụng công nghệ sản xuất bán tự động. Các công đoạn trộn nguyên liệu, ép phun, cắt bavia được thực hiện bằng các thiết bị điều khiển tự động; công đoạn sơn được thực hiện theo công nghệ phun sơn pha dung môi đặt trong hệ thống buồng kín. Công đoạn lắp ráp và đóng gói sản phẩm thực hiện thủ công

Bước 1: Sau khi nhận đơn hàng, bộ phận quản lý sản xuất sẽ tiến hành sắp xếp đưa vào sản xuất.

Bước 2: Các nguyên liệu sẽ được trộn với nhau và trộn với hạt màu nguyên sinh.

Bước 3: Hóa dẻo và tạo hình: Tuỳ từng loại sản phẩm cụ thể sẽ có khuôn mẫu phù hợp. Khuôn mẫu được cơ sở đặt hàng ở các xưởng gia công khác mang về, công ty không sản xuất hay sửa chữa khuôn mẫu. Mặt khuôn đã được làm sạch hoàn toàn, không được dính bất cứ tạp chất nào trên bề mặt khuôn. Khuôn mẫu được đặt vào máy ép nhựa và máy đúc ép hóa dẻo ở nhiệt độ 2000C.

Nước làm mát được thu hồi về tháp giải nhiệt đưa vào bể chứa và tuần hoàn cho công đoạn làm mát. Định kỳ bổ sung nước sạch vào bể để bù lại lượng nước thất thoát do bốc hơi ở nhiệt độ cao. Cứ 3 tháng sẽ tiến hành vệ sinh bể một lần. Do đó quá trình làm mát là gián tiếp nên không gây ô nhiễm.

Các công đoạn từ phối trộn đến làm nguội được diễn ra trong cùng một dây chuyền thiết bị khép kín có kèm theo bộ phận hút khí và thải ra ngoài theo ống thoát nên đảm bảo việc phát sinh bụi, khí thải và tổn thất nhiệt là nhỏ nhất.

Bước 4: Các chi tiết nhựa sau khi ép được công nhân loại bỏ bavia, công nhân sẽ tiến hành cắt gọt thủ công, loại bỏ những phần thừa của sản phẩm. Bavia nhựa được thu gom vào kho chứa chất thải để thuê xử lý theo quy định.

Bước 5: Chi tiết nhựa sau khi được tạo ra sẽ được chuyển sang phun sơn để tạo màu, tạo độ bóng cho chi tiết theo yêu cầu.

Bước 6: Chi tiết nhựa sau khi được sơn, được làm mát tự nhiên, sau đó sẽ được chuyển sang khu vực in. Quá trình in được thực hiện trong dây chuyển khép kín, không phát sinh khí thải.

Công đoạn in: Nhà máy sử dụng phương pháp in gián tiếp, khuôn là loại khuôn lõm, sử dụng miếng đệm lằm bằng cao su silicon để chuyển mực từ khuôn phun in sang vật liệu in. Nhờ tính đàn hồi của miếng PAD nên phương pháp in PAD cho phép in trên các vật liệu có bề mặt đa dạng, từ phẳng tới lồi lõm.

Hình 1. 3. Sơ đồ công nghệ quy trình phun sơn (in)

- Sau khi định vị khuôn vào máy in, vật cần in lên bàn, chi tiết cần in đặt vào khuôn in. Trên máy in có máy dập in trực tiếp lên chi tiết sản phẩm. Sản phẩm sau khi in được chuyển qua sấy khô bằng điện. Các bước in như sau:

+ Một tấm bản chứa hình ảnh cần in được khắc bằng phương pháp hóa học trên bề mặt tấm polymer (khuôn in). Thông thường có độ sâu ăn mòn khoảng 20-28 micron.

+ Sử dụng thanh gạt tràn, hình ảnh khắc ngập với mực in và sau đó một lưỡi dao gạt loại bỏ mực từ bản in phẳng, chỉ để lại một lượng mực trong khu vực khắc (phần sâu). Đầu in đi xuống, tiếp xúc với mực in trên bàn để nhận mực tại các phần tử in. Sau đó, các đầu (pad) in silicone nâng lên, di chuyển đến vật liệu in và ép vào vật cần in để chuyền mực in lên bề mặt được in. Cuối cùng, đầu in trở lại vị trí ban đầu, sẵn sàng chu trình in tiếp theo.

Bước 7: Tiếp theo được chuyển qua bộ phận lắp ráp lắp thành sản phẩm: những phụ kiện đồ chơi sau khi qua công đoạn sản xuất các chi tiết nhựa và chi tiết nhựa gắn hợp kim, kim loại sau đó được chuyển đến bộ phận lắp ráp thành sản phẩm. Một số sản phẩm có gắn chíp điện tử hoặc mô tơ như ô tô biến hình, tàu hỏa sẽ được lắp vào bán thành phẩm để tạo sản phẩm hoàn chỉnh.

Bước 8: Quá trình sản xuất có nhiều công đoạn kiểm tra, với sản phẩm lỗi, không đạt tiêu chuẩn được đưa về bộ phận khắc phục, sửa chữa lại. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn được chuyển tới kho lưu giữ sản phẩm, sản phẩm không thể sửa chữa được sẽ đưa vào kho chứa chất thải rắn chờ thuê xử lý.

Bước 9: Những sản phẩm đạt yêu cầu được đưa qua bộ phận đóng gói, đóng gói cẩn thận và cuối cùng là hoàn thành xong thành phẩm. Sau khi đóng gói xong, bộ phận QC sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sau khi kiểm tra đạt tiêu chuẩn sản phẩm được chuyển qua kho đợi xuất hàng.

Bước 10: Bốc và xuất hàng: Khi nhận được thông báo xuất hàng, người quản lý sẽ thông báo với tổ trưởng và tổ phó để họ kiểm tra,chuẩn bị đầy đủ báo cáo cân và phải nhận được báo cáo chấp thuận hàng có xuất được không. Yêu cầu người báo cáo làm bảng giao hàng tổng hợp và phải xin đầy đủ tất cả các chữ ký có trong bảng giao hàng tổng hợp đó để chuẩn bị cho việc xuất hàng.

c.Quy trình sản xuất các sản phẩm vỏ bọc xe đẩy, xe ngồi trẻ em

Sơ đồ quy trình sản xuất các sản phẩm vỏ bọc xe đẩy, xe ngồi trẻ em

Hình 1. 4. Quy trình sản xuất các sản phẩm vỏ bọc xe đẩy, xe ngồi trẻ em

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Công nghệ sản xuất các sản phẩm vỏ bọc xe đẩy, xe ngồi trẻ em đơn giản, thủ công và chỉ sử dụng máy cắt, máy may. Quy trình qua các bước như sau:

+ Bước 1: Nhận và kiểm tra nguyên phụ liệu tại kho.

+ Bước 2: Nhà cắt trải vải và cắt bán thành phẩm theo đúng thông số yêu cầu.

+ Bước 3: Sử dụng vải đã cắt để may thành phẩm.

+ Bước 4: Sản phẩm được may hoàn chỉnh được chuyển sang bộ phận hoàn thiện để kiểm tra.

+ Bước 5: Gấp và đóng gói theo yêu cầu của khách hàng.

+ Bước 6: Nhập kho hoặc xuất cho khách hàng.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kè chống sạt lở, tạo quỹ đất

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Báo cáo giấy phép môi trường dự án nhà máy dệt vải thô
Báo cáo giấy phép môi trường dự án nhà máy dệt vải thô

466 Lượt xem

Dự án đầu tư: “Nhà máy Dệt vải thô công suất 7.000 tấn sản phẩm/năm; nhuộm vải và in trên vải công suất 7.000 tấn sản phẩm/năm”. Dự án có nhiều thay đổi so với Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường như: Thay đổi về công nghệ sản xuất (lược bỏ công đoạn quấn sợi, nhuộm sợi, sấy sợi, hồ sợi); tăng công suất của lò hơi (từ 15 thành 20 tấn/giờ), lò dầu tài nhiệt (từ 6 triệu kcal/giờ thành 7 triệu kcal/giờ); thay đổi phương án xử lý nước thải,…
Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế
Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế

1600 Lượt xem

Hậu quả của sự phát triển kinh tế dưới các hình thức ô nhiễm, suy thoái môi trường và tài nguyên cũng được bỏ qua
Quy định cấp phép xả nước thải vào nguồn nước cho doanh nghiệp
Quy định cấp phép xả nước thải vào nguồn nước cho doanh nghiệp

1035 Lượt xem

Để xả nước thải ra môi trường cần phải xin phép xả thải vào nguồn nước và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy điều kiện và thủ tục cấp phép xả nước thải vào nguồn nước như thế nào?
Mẫu giấy phép môi trường trang trại vịt
Mẫu giấy phép môi trường trang trại vịt

548 Lượt xem

Mẫu cấp giấy phép môi trường trang trại vịt quy mô 96000 con. Chủ dự án nuôi gia công vịt thịt cho công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam theo mô hình dự án đầu tư chăn nuôi vịt công nghiệp
Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khu thể dục thể thao
Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khu thể dục thể thao

198 Lượt xem

Qua báo cáo DTM và những phân tích trên cho thấy các phương pháp được áp dụng đều phù hợp với những yêu cầu mà báo cáo đánh giá tác động môi trường đưa ra.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án mở rộng nâng cấp khu du lịch
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án mở rộng nâng cấp khu du lịch

134 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án mở rộng nâng cấp khu du lịch tổng diện tích là 70,5 ha, với các hạng mục công trình: khu nghỉ dưỡng, khu dịch vụ, vui chơi, giải trí… phục vụ khoảng 1.000 khách

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng