Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy Điện mặt trời Bình Thuận
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (gpmt) Nhà máy Điện mặt trời Bình Thuận với công suất lắp đặt tấm pin mặt trời là 37,588 MWp, Nhà máy được đấu nối lên lưới điên 110kV bằng phương án chuyển tiếp trên đường dây 110kV Ninh Phước – Phan Rí
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ ...........................................................5
1. Tên chủ Cơ sở: Công ty Cổ phần Điện mặt trời Bình Thuận..........................5
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện,
4.1. Nguyên vật liệu, máy móc phục vụ các hoạt động của Cơ sở................................18
5. Đối với Cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản
xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái
chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu:.....................................21
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: ..............23
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: ....................25
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:..........................35
3.6. Công trình, biện pháp giảm thiểu các tác động của Nhà máy:...............................42
3.7. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:..............................................44
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG................51
4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: ........................52
5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.......................................55
5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải:..................................55
5.3. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với điện từ trường ...............................55
CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ........58
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Nhà máy: ................58
2.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật:..............................58
CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG60
CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ..........................................................61
1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường61
2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi
trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan................................61
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ Cơ sở: Công ty Cổ phần Điện mặt trời Bình Thuận
- Đại diện: ......... - Chức vụ: Tổng Giám đốc; - Số điện thoại:..........
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ....... do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp lần đầu ngày 15/12/2026, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 27/07/2023.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: ........... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp chứng nhận lần đầu ngày 14/9/2017 chứng nhận Công ty Cổ phần Điện mặt trời VSP Bình Thuận II đăng ký thực hiện dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Bình Thuận tại Thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
- Quyết định chủ trương đầu tư số: 716/QĐ – UBND ngày 21/3/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận quyết định chấp thuận nhà đầu tư Công ty Cổ phần Điện mặt trời Bình Thuận thực hiện dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời VSP Bình Thuận II tại Thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
- Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số: 1003/QĐ – UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Bình Thuận điều chỉnh Quyết định số 716/QĐ – UBND ngày 21/3/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy điện mặt trời VSP Bình Thuận II tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận của Công ty Cổ phần Điện mặt trời Bình Thuận.
2. Tên Cơ sở:
2.1. Thông tin về Cơ sở
- Tên Cơ sở: NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI BÌNH THUẬN (gọi tắt là Nhà máy)
- Địa điểm Cơ sở: Nhà máy điện mặt trời Bình Thuận được xây dựng tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Vị trí nhà máy cách đường QL1 khoảng 2km, cách thành phố Phan Thiết 90 km về phía Nam, cách UBND xã Vĩnh Hảo khoảng 4 km về phía Bắc. Dự án có tứ cận như sau:
- Phía Đông giáp: Đường sắt Bắc Nam Đất nông nghiệp
- Phía Tây giáp: Đất nông nghiệp
- Phía Nam giáp: Đất nông ghiệp
- Phía Bắc giáp: Đất nông nghiệp
Diện tích sử dụng đất của khu vực Nhà máy là: 44,17 ha. Vị trí Nhà máy được khống chế bởi các điểm góc tọa độ được trình bày trong bảng sau:
Hình vị trí Nhà máy Điện mặt trời VSP Bình Thuận II so với các đối tượng xung quanh
+ Vị trí tuyến đường dây 110kV đấu nối
Với công suất lắp đặt tấm pin mặt trời là 37,588 MWp, Nhà máy được đấu nối lên lưới điên 110kV bằng phương án chuyển tiếp trên đường dây 110kV Ninh Phước – Phan Rí. Phù hợp với quyết định số 4799/QĐBCT, ngày 8 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung danh mục Dự án Nhà máy điện mặt trời Bình Thuận (29,99MW) vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 2015, có xét tới năm 2020. Khối lượng đấu nối hệ thống bao gồm:
+ Xây dựng mới trạm biến áp 22/110kV ĐMT VSP Bình Thuận II , công suất 400 MVA đồng bộ với tiến độ xây dựng Nhà máy.
+ Xây dựng mới đường dây 110kV mach kép, chiều dài 2,45 km, tiết diện dây 2x185mm2, đâu nôi tram biên áp 22/110kV ĐMT VSP Bình Thuận II, chuyêntiêp trên đường dây 110kV Ninh Phước – Phan Rí .
Điểm đầu xuất phát tại giữa khoảng cột 252 253 của đường dây 110kV TBA 110kV Ninh Phước – Phan Rí hiện có. Hành lang khu vực tuyến đường dây dài 2,45km có diện tích 2,94ha, gồm 12 trụ, rộng 12m.
Điểm cuối: Pooctich trạm 110kV ĐMT VSP Bình Thuận II; Chiều dài: 2,45km
+ Tuyến đường dây 22kV cấp điện tự dùng:
Xây dựng tuyến đường dây 22kV để cấp điện thi công và tự dùng trong quá trình hoạt động.
Điểm đầu (ĐĐ): Xây dựng mới 01 cột đấu nối trong khoảng cột 252253 của đường dây 110kV Ninh Phước – Phan Rí (hiện có), cách cột số 253 khoảng 30m;
Điểm cuối (ĐC): Pooctich 110kV TBA 110kV NM ĐMT Bình Thuận
2.2. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 2430218546 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp chứng nhận lần đầu ngày 14/9/2017.
- Quyết định chủ trương đầu tư số: 716/QĐ – UBND ngày 21/3/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận.
- Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số: 1003/QĐ – UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Bình Thuận.
- Công văn số 3362/SXD-QHKT ngày 11/10/2018 của Sở xây dựng Bình Thuận về việc miễn giấy phép xây dựng đối với dự án Nhà máy điện mặt trời VSP Bình Thuận II.
- Quyết định số 1992/QĐ-UBND ngày 02/8/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy điện mặt trời VSP Bình Thuận II tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
- Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số CN 521431; CN 521432; CN 521433; CN 521434; CN 521435 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 12/11/2018.
- Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số DE 447561; DE 447660; DE 447659; DE 447658; DE 447657; DE 447656; DE 447655; DE 447530; DE 447529; do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 29/6/2022.
- Công văn số 1407/STNMT – CCBVMT ngày 01/4/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc kết quả thẩm định hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
2.3. Quy mô của Cơ sở (phân loại theo tiêu chí pháp luật về đầu tư công) - Ngành nghề: Sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo
- Vốn đầu tư của Nhà máy: 1.183 tỷ đồng.
- Theo quy định tại điểm b khoản 2, điều 8 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, Cơ sở thuộc lĩnh vực Nhà máy điện mặt trời có tổng mức đầu tư là 1.183 tỷ đồng thuộc dự án nhóm B (từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng)
- Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Cơ sở thuộc mục 2, Phụ lục II. Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01/01/2022, theo quy định tại khoản 2, điều 39 và khoản 3 điều 41 của Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 thì Nhà máy điện mặt trời VSP Bình Thuận II thuộc đối tượng phải lập giấy phép môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp. (có Quyết định phê báo cáo đánh giá tác động môi trường của Nhà máy do UBND tỉnh cấp).
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của Cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của Cơ sở:
+ Quy mô, công suất của Nhà máy:
Nhà máy điện mặt trời VSP Bình Thuận II với quy mô công suất phát điện 29,99MW được đầu tư xây dựng tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận bao gồm các hạng mục sau:
+ Xây dựng nhà máy ĐMT sử dụng công nghệ pin quang điện, inverter trung tâmvới công suất lắp đặt khoảng 37.588MWp;
+ Xây dựng, lắp đặt hệ thống pin quang điện SPV với tấm pin 72 cell – 330Wp số lượng tấm pin là 113.904 tấm.
+ Hệ thống bộ biến tần chuyển đổi DC/AC (Inverter); + Hệ thống các TBA nâng 0,4/22kV;
+ Hệ thống đường dây DC, AC đấu nối nội bộ trong nhà máy và đấu nối đến TBA22/110kV;
+ Hệ thống điều khiển, giám sát từ xa (SCADA), quan trắc thời tiết;
+ Khu quản lý vận hành nhà máy, hệ thống đường giao thông nội bộ, tường rào, thông tin liên lạc, camera, chống sét, chiếu sáng, PCCC, và một số hệ thống phụ trợ khác,...
+ Xây dựng 01 trạm biến áp nâng áp 22/110kV, công suất 1×40MVA cho toàn nhà máy. HTPP 110kV đặt ngoài với 3 ngăn lộ bố trí theo sơ đồ chữ H thiếu. HTPP 22kV đặt trong nhà với 6 ngăn lộ bố trí theo sơ đồ hệ thống 1 thanh cái.
+ Xây dựng đường dây 110kV mạch kép, chiều dài 2,45km, tiết diện AC 2 x 185mm2, đấu nối trạm biến áp 22/110kV ĐMT VSP Bình Thuận II chuyển tiếp trên đường dây Ninh Phước – Phan Rí. Điểm đấu nối tại giữa khoảng cột 252 253 của đường dây 110kV TBA 110kV Ninh Phước – Phan Rí hiện có.
+ Xây dựng 01 đường dây 22kV cấp điện thi công tự dùng, chiều dài 1km.
+ Quy mô các công trình đã xây dựng của Nhà máy
Trên diện tích đất 44,17 ha của nhà máy đã bố trí các hạng mục công trình như sau:
Ghi chú: Tổng diện tích chiếm đất vĩnh viễn của Nhà máy là 44,17 ha, bao gồm: 35,608 ha đất chiếm dụng cho hệ thống giá đỡ, đất hành lang tuyến cho các tuyến điện phân phối liên kết giữa các hệ thống tấm pin mặt trời, đất xây dựng các trạm điện nâng áp, đất cho nhà điều hành nhà máy ĐMT, đất cho đường giao thông phục vụ vận hành và 8,562 ha đất chưa đưa vào sử dụng do đất méo, xéo và đồi dốc.
Đất đất cho xây dựng móng cột tuyến điện truyền tải đấu nối với lưới điện quốc gia là 2,94ha
* Các hạng mục công trình chính của Nhà máy
+ Phần nhà máy
Nhà máy điện mặt trời VSP Bình Thuận II có tổng công suất 29,99MW được bố trí tổng diện tích khoảng 44,17 ha. Bao gồm các hạng mục sau:
a. Tấm pin năng lượng mặt trời
Hiện nay trên thế giới các nhà sản xuất đã thiết kế chế tạo ra nhiều chủng loại panel tầm cỡ công nghiệp có công suất ngày càng lớn và được ứng dụng lắp đặt cho nhiều quốc gia như Vina Solar, JA Solar, SunPower, SolarWorld, Jinkosolar, Trina Solar ....
Bảng 3. Thông số kỹ thuật của tấm PV
Hệ thống pin mặt trời biến đổi năng lượng mặt trời thành điện một chiều, vì vậy cần phải có các bộ biến đổi điện một chiều từ pin mặt trời thành điện xoay chiều để đấu nối vào hệ thống. Nhà máy sư dung cac bô inverter trung tâm vơi công suât 2500KVA/Inverter và sử dụng công nghệ 1500VDC là phu hơp. Các thông số chính của bộ biến đổi điện (inverter) một chiều sang điện xoay chiều (DCAC) được trình bày trong bảng sau:
c. Máy biến áp nâng áp 0,4/22kV
Nhà máy điện mặt trời VSP Bình Thuận II có tổng công suất phát vào lưới điện khoảng 29,99MW tương đương khoảng 37.588MWp sử dụng trạm biến áp hợp bộ kiểu kiosk bao gồm vỏ trạm có chứa máy biến áp, thiết bị đóng cắt và bảo vệ phía trung, hạ thế, hệ thống đo lường, dây cáp và phụ kiện đảm bảo làm việc cung cấp điện năng an toàn để nâng điện áp nhà máy lên cấp 22kV và đấu nối vào lưới điện Quốc gia bao gồm 12 trạm biến áp hợp bộ 0,4/22kV – có tổng công suất 2500kVA.
d. Hệ thống trạm biến áp nâng áp và đường dây đấu nối
Nhà máy điện mặt trời VSP Bình Thuận II có công suất đưa vào lưới điện là 29,99MW,phải hòa lưới 110kV thì hệ thống trạm biến áp nâng gồm 2 cấp:
+ Hệ thống MBA nâng áp 0,4/22kV – 2500kVA + Hệ thống MBA 22/110kV 40MVA
+ Đường dây 110kV để kết nối nhà máy vào hệ thống lưới điện 110kV.
e. Hệ thống đo đếm, giám sát, điều khiển bao gồm trạm thời tiết
Hệ thống đo đếm, giám sát, và điều khiển được thiết kế đồng bộ và chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn giao thức trạm và nhà máy. Giám sát tình trạng các dãy pin PV để xác định vị trí tấm pin bị lỗi hay bất thường vàtính toán online chỉ số chất lượng hệ thống. Vì vậy trạm thời tiết đo các thông số bức xạ, nhiệt độ xung quanh, tốc độ gió, độ ẩm (các thông số ảnh hưởng đến tổn thất toànhệ thống liên quan tấm PV panel) là yêu cầu cần thiếtt cần phải tích hợp vào hệ thống.
f. Phần hệ đường dây 110kV đấu nối vào lưới điện quốc gia và cấp điện tự dùng
+ Tuyến đường dây 110kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia
Xây dựng mới trạm biến áp 22/110kV ĐMT VSP Bình Thuận, công suất 400 MVA đồng bộ với tiến độ xây dựng Nhà máy.
Xây dựng mới đường dây 110kV mach kép, chiều dài khoảng 2,45 km, tiết diên dây 2x185mm2, đâu nôi tram biên áp 22/110kV ĐMT VSP Bình Thuận II, chuyên tiêp trên đường dây 110kV Ninh Phước – Phan Rí .
Điểm đầu xuất phát tại giữa khoảng cột 252 253 của đường dây 110kV TBA 110kV Ninh Phước – Phan Rí hiện có. Hành lang khu vực tuyến đường dây dài 2,45km có diện tích 2,94ha, gồm 12 trụ, rộng 12m .
Điểm cuối: Pooctich trạm 110kV ĐMT VSP Bình Thuận; Chiều dài: 2,45km + Tuyến đường dây 22kV cấp điện tự dùng:
Xây dựng tuyến đường dây 22kV để cấp điện tự dùng trong quá trình hoạt động.
Điểm đầu (ĐĐ): Xây dựng mới 01 cột đấu nối trong khoảng cột 252253 của đường dây 110kV Ninh Phước – Phan Rí (hiện có), cách cột số 253 khoảng 30m;
Điểm cuối (ĐC): Pooctich 110kV TBA 110kV NM ĐMT VSP Bình Thuận .
Hình ảnh tuyến đường dây 22KV cấp điện tự dùng của Nhà máy
+ Phần Trạm biến áp 110kV NMĐMT Bình Thuận
+ Cấp điện áp của trạm
Máy biến áp tại Trạm biến áp NMĐMT VSP Bình Thuận có nhiệm vụ nhận điện năng ở cấp điện áp 22kV từ NMĐMT VSP Bình Thuận II và chuyển thành điện năng ở cấp điện 110kV để cung cấp cho lưới điện 110kV của Quốc Gia. Cuộn 22kVcủa MBA được đấu nối đến thanh cái 22kV của NMĐ mặt trời. Cấp điện áp của
các MBA 110kV lắp đặt cho Nhà máy là 110/22kV. Công suất máy biến của trạm biến áp 110kV NMĐ mặt trờilà 40MVA đảm bảo khả năng truyền tải công suất cho Nhà máy.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án mở rộng nâng cấp khu du lịch
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm