Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy điện mặt trời
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy điện mặt trời; trạm biến áp và đường dây dẫn 110KV. Sản xuất điện từ nguồn năng lượng mặt trời có công suất 30 MWp với đường dây truyền tải điện 110 kV từ nhà máy đến lưới điện quốc gia dài 8,36 km. Sản lượng điện hằng năm khoảng 43.195 MWh/năm
MỤC LỤC................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................ vi
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CƠ SỞ..................................................... 1
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ......................................... 6
1.1. TÊN CHỦ CƠ SỞ................................................................ 6
1.2. TÊN CƠ SỞ................................................................................ 6
1.2.1. Địa điểm thực hiện cơ sở............................................................ 6
1.2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của cơ sở........... 9
1.2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM);
văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt ĐTM:........ 9
1.2.4. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):.... 9
1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẦM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ.......................... 9
1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở........................................... 9
1.3.2. Quy mô xây dựng của cơ sở.......................................................... 9
1.3.3. Công nghệ sản xuất của cơ sở....................................................... 12
1.3.3.1. Quy trình sản xuất............................................................... 12
Thuyết minh quy trình:................................................................................. 13
1.3.3.2. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất................................. 15
1.3.4. Sản phẩm của cơ sở................................................................. 17
1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT
SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ........ 17
1.4.1. Khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hóa chất sử dụng tại cơ sở................. 17
1.4.2. Nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở............................................................................... 19
1.5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ................................... 20
1.5.1. Tiến độ thực hiện................................................................................... 20
1.5.2. Tóm tắt các nguồn phát sinh chất thải tại cơ sở..................................... 21
1.5.3. Tóm tắt các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở............................. 21
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG............ 23
2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA,
QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG......... 23
2.2.SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG......... 23
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ......... 27
3.1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 27
3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa:............................................................ 27
3.2. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI:.......................................... 34
3.2.1. Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông...................................................... 34
3.2.2. Khí thải từ máy phát điện dự phòng............................................................ 34
3.2.3. Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải....................................................... 34
3.3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CTR THÔNG THƯỜNG.............. 35
3.3.1. Công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt........................................... 35
3.3.2. Công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường.......................... 35
3.4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI........ 36
3.5. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG......... 37
3.5.1. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn trong hoạt động sản xuất............................... 37
3.5.2. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn do máy phát điện dự phòng.................................. 37
3.6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG............. 37
3.7 CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ
THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG... 42
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.................. 43
4.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI..................... 43
A. NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ NƯỚC THẢI:..................................................... 43
4.1.2. Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải:
4.1.2.1. Nguồn tiếp nhận nước thải:...................................................................... 43
4.1.2.2. Vị trí xả nước thải:...................................................................... 43
4.1.2.3. Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 05 m3/ngày.đêm.......................................... 43
B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI:........... 44
4.1.4. Công trình, thiết bị xử lý nước thải......................................................... 44
4.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI BỤI, KHÍ THẢI..................... 44
4.2.1. Nguồn phát sinh bụi, khí thải.......................................................... 44
4.2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa................................................ 44
4.2.3. Dòng khí thải.......................................................................... 44
4.2.4. Thành phần ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải...... 44
4.2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải.............................................................. 45
4.3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG..................... 45
4.4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 46
4.4.2. Nguồn phát sinh và khối lượng chất thải nguy hại................. 46
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ........................ 48
5.1. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI.......... 48
5.2. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI NƯỚC NGẦM......... 49
CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ........ 51
6.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI...... 51
6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm..................................................... 51
6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý nước thải..51
6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH................ 53
6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................ 53
6.2.2. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động,
liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của Chủ dự án.......... 54
6.3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM...............54
CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ....... 55
CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ............................... 56
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CƠ SỞ
A. TÓM TẮT VỀ XUẤT XỨ, HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CƠ SỞ
Công ty Cổ phần ..........Tây Ninh (Sau đây gọi tắt là Công ty) được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần, mã số doanh nghiệp ........... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp, đăng ký lần đầu ngày 02/03/2018, đăng ký thay đổi lần thứ 09 ngày 14/10/2022 và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án ........... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp, đăng ký lần đầu ngày 27/04/2018..
Ngày 14/04/2018, Công ty được UBND tỉnh Tây Ninh cấp Quyết định số 1027/QĐ- UBND ngày 13/04/2018 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Nhà máy điện mặt trời” của Công ty Cổ phần Trí Việt Tây Ninh tại ........., xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
Ngày 30/07/2018 Công ty đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án “Nhà máy điện mặt trời, công suất 30 MWp; trạm biến áp và tuyến đường dây dẫn 110 kV” (Dự án). Dự án đã được UBND tỉnh Tây Ninh cấp Quyết định số 1889/QĐ- UBND ngày 30/07/2018 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy điện mặt trời......., công suất 30 MWp; trạm biến áp và tuyến đường dây dẫn 110 kV của Công ty CP Trí Việt Tây Ninh.
Ngày 19/09/2018, Dự án đã được UBND tỉnh Tây Ninh cấp Quyết định số 2335/QĐ- UBND ngày 19/09//2018 về việc điều chỉnh nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1889/QĐ-UBND ngày 30/07/2018.
Cơ sở lập báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường:
- Căn cứ theo số thứ tự 2, mục số I, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường: Dự án thuộc nhóm II dựa trên tiêu chí về môi trường để phân loại dự án theo quy định tại điều 28 của Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020.
- Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 39 “Đối tượng phải có giấy phép môi trường” của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 số 72/2020/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, “Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức”. “Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này”.
Hiện trạng dự án: Các hạng mục công trình Dự án đã được xây dựng hoàn thiện gồm Khu hành chính: nhà điều khiển vận hành máy, nhà để xe, nhà bảo vệ,…; Trạm biến áp 110KV, sân phân phối; Khu vực đặt dàn pin mặt trời, trạm hợp bộ và các công trình phụ trợ. Hạng mục công trình bảo vệ môi trường gồm: hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 5 m3/ngày.đêm, kho chứa chất thải,…
Dựa vào các cơ sở trên, Công ty tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho Cơ sở “Nhà máy điện mặt trời Trí; trạm biến áp và đường dây dẫn 110KV” tại........, Tân Phú và Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường 2020.
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.1.TÊN CHỦ CƠ SỞ
CÔNG TY CỔ PHẦN......
Địa chỉ văn phòng: ..........., xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
Người đại diện theo pháp luật của Chủ dự án đầu tư: Ông: ...............
+ Chức vụ: Giám Đốc
+ Ngày sinh: ..............
+ Quốc tịch: Thái Lan
Điện thoại: ............... Fax:...............
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần, mã số doanh nghiệp .......... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp, đăng ký lần đầu ngày 02/03/2018; đăng ký thay đổi lần thứ 09 ngày 14/10/2022;
Quyết định số 1027/QĐ-UBND do UBND tỉnh Tây Ninh cấp ngày 13/4/2018 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời ........ của Công ty Cổ phần ........... Tây Ninh.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án ............ do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp, chứng nhận lần đầu ngày 27/04/2018;
1.2.TÊN CƠ SỞ
“NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI, CÔNG SUẤT 30 MWP; TRẠM BIẾN ÁP VÀ TUYẾN ĐƯỜNG DÂY DẪN 110 KV ”
1.2.1.Địa điểm thực hiện cơ sở:
Địa điểm thực hiện cơ sở: ............., Tân Phú và Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Cơ sở có tứ cận tiếp giáp với các đối tượng như sau:
+ Phía Đông: giáp Hồ Dầu Tiếng;
+ Phía Tây: giáp nhà máy điện mặt trời .........
+ Phía Nam: giáp đất trông cao su của người dân;
+ Phía Bắc: giáp Hồ Dầu Tiếng.
Trạm biến áp 110kV nằm trong đất Nhà máy ĐMT .........
+ Địa hình của khu đất khá bằng phẳng thuộc vùng đất bán ngập của hồ thủy lợi Dầu Tiếng. Cao độ địa hình của khu vực dự án dao động từ 22,0 - 24,4 m.
Hạng mục đường dây dẫn vào Trạm cắt 110 kV Tây Ninh:
+ Tuyến đường dây đấu nối 110kV đấu nối của cơ sở “Nhà máy điện mặt trời, quy mô 30 MWp và tuyến đường dây đấu nối 110kV” đia qua khu đại giới hành chính của xã Tân Phú, Suối Dây của huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh:
+ Hướng tuyết đương dây 110kV: Điểm đầu xuất phát từ nhà máy điện mặt trời ........ và......... chua làm 02 tuyết đi đến điểm C (đường dây 01 mạch). Từ điểm C đi chung tuyến đến Trạm cắt Tây Ninh 1 đến điểm cuối là trụ 102A trồng mới dự kiến đấu nối vào đường dây 110 kV Bourbon - Tân Hưng (đường dây 02 mạch).
+ Tổng chiều dài tuyến: 8,36 km.
+ Tổng số cột thép là 34 cột.
Khoảng cách từ dự án đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội và các đối tượng khác xung quanh khu vực cơ sở:
Địa điểm xây dựng dự án Nhà máy Điện mặt trời (sau đây gọi là “Dự án”) nằm tại vùng đất bán ngập của Hồ Dầu Tiếng trên địa phận xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Vị trí xây dựng nhà máy nằm cách đường tỉnh lộ 795 khoảng 4,5 km về phía Bắc, cách Trung tâm huyệ lỵ Tân Châu khoảng 9 -10 km về phía Tây Bắc theo tỉnh lộ 795.
Xung quanh khu vực Dự án hầu như không có dân cư sinh sống. Khoảng cách từ Dự án Điện mặt trời ....... đến khu dân cư gần nhất khoảng 500 m. Gần khu vực dự án không có các công trình văn hóa tâm linh, đền chùa, miếu mạo.
Hình 1.1 Vị trí cơ sở trong khu vực
1.2.2.Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của cơ sở:
-
Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh;
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh;
1.2.3.Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt ĐTM:
- Quyết định số 1889/QĐ-UBND ngày 30/7/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh V/v phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy điện mặt trời ........, công suất 30 MWp; trạm biến áp và tuyến đường dây dẫn 110 kV của Công ty Cổ phần Trí Việt Tây Ninh.
- Quyết định số 2335/QĐ-UBND ngày 19/09/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh V/v Điều chỉnh nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1889/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2018;
1.2.4.Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
Theo Quyệt định số 1027/QĐ-UBND ngày 13/04/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh; về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời .........của Công ty Cổ phần Trí Việt Tây Ninh: Tổng vốn đầu tư của dự án là 760.805.600.000 VNĐ (bảy trăm sáu mươi tỷ tám trăm lẻ năm triệu sáu trăm nghìn đồng).
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13/06/2019 và Nghị định số 40/2020/NĐ – CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công: Tổng vốn đầu tư của Dự án là 760.805.600.000 VNĐ (bảy trăm sáu mươi tỷ tám trăm lẻ năm triệu sáu trăm nghìn đồng): Xét vốn đầu tư Dự án thuộc nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về Đầu tư công.
1.3.CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẦM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ
Công suất hoạt động của cơ sở
Ngành nghề sản xuất của cơ sở là Sản xuất điện từ nguồn năng lượng mặt trời có công suất 30 MWp với đường dây truyền tải điện 110 kV từ nhà máy đến lưới điện quốc gia dài 8,36 km. Sản lượng điện hằng năm khoảng 43.195 MWh/năm
1.3.2.Quy mô xây dựng của cơ sở
Tổng diện tích mặt bằng của Cơ sở là 600.000 m2. Hiện nay, Các hạng mục công trình Cơ sở đã được xây dựng hoàn thiện và được trình bày như sau:
Bảng 1.2 Khối lượng các hạng mục công trình đã xây dựng của cơ sở
TT |
Các hạng mục |
Số lượng |
Diện tích xây dựng (m2) |
Tỉ lệ (%) |
A |
DIỆN TÍCH XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐTM |
360.000 |
60 |
|
I |
Khu hành chính |
4.410 |
0,69 |
|
1 |
Nhà điều khiển vận hành máy |
|
450 |
- |
2 |
Nhà để xe |
|
120 |
- |
TT |
Các hạng mục |
Số lượng |
Diện tích xây dựng (m2) |
Tỉ lệ (%) |
3 |
Nhà bảo vệ |
|
16 |
- |
4 |
Khu vực hệ thống XLNT sinh hoạt |
|
18 |
- |
5 |
Khuôn viên, cây xanh |
1 |
3.536 |
- |
II |
Trạm biến áp 110 kV, sân phân phối |
|
2.450 |
0,41 |
1 |
Trạm biến áp 110 kV |
1 |
1.554 |
- |
2 |
Sân phân phối |
1 |
896 |
- |
III |
Khu vực đặt dàn pin mặt trời, trạm hợp bộ |
|
177.484 |
29,58 |
1 |
Khu vực đặt tấm pin |
2 |
176.378 |
- |
2 |
Trạm hợp bộ |
8 |
1.106 |
- |
IV |
Các công trình phụ trợ |
1 |
175.926 |
29,32 |
1 |
Giao thông và đường nội bộ |
1 |
40.050 |
- |
2 |
Kho chứa CTNH |
1 |
15 |
- |
3 |
Khoảng cách giữa các tấm pin |
1 |
135.861 |
- |
4 |
Hàng rào nhà máy |
1 |
- |
- |
B |
Hành lang bảo vệ |
240.000 |
40 |
|
TỔNG CỘNG |
600.000 |
100 |
||
C |
Hệ thống đường dây dẫn 110kV |
8,36 km |
- |
|
D |
Trạm cắt 110kV Tây Ninh 1 |
4.500 |
- |
Phương án bố trí của cơ sở:
- Diện tích sử dụng đất nhà máy ĐMT ........ và Trạm biến áp 110kV:
- Công suất lắp đặt 30MWp được đề xuất nằm trong khu đất có diện tích 60 ha thuộc xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Diện tích sử dụng đất của dự án khoảng 36 ha, tương ứng sử dụng đất 1,2 ha/MWp. Diện tích 24 ha đất còn lại sử dụng vào mục đích hàng lang bảo vệ, chống che bóng.
- Diệ tích sử dụng trạm biến áp 110kV: diện tích khoảng 1.554 m2 nằm hoàn toàn trong khu vực nhà máy ĐMT, trong đó:
+ Diện tích khu vực đặt MBA và thiết bị: 490 m2;
+ Khu nhà điền khiển phân phối: 1 tầng, diện tích 250 m2;
+ Đường trong TBA rộng 4,5 m dài 60 m , tổng diện tích mặt đường 270 m2, đường giao thông ngoài TBA sử dụng đường nội bộ của nhà máy;
+ Diện tích sân vườn: 544 m2
- Hệ thống tuyền đường dây 110 kV: Chiều dài tuyến đường dây 110 kV đấu nối nhà máy điện mặt trời ........ vào hệ thống lưới điện quốc gia (đi chung cột với đường dây 110kV đấy nối cho Dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời Bách Khoa Á Châu 1) dài 8,36 km đi qua 02 xã Tân Phú, Suối Dây của huyện Tân Châu.
- Hướng tuyến đường dây 110kV: Điểm đầu xuất phát từ nhà máy điện mặt trời Bách Khoa Á Châu 1 và ......... chia làm 02 tuyến đi đến điểm C là trụ 102 A đấu nối vào đường dây 110kV Bourbon - Tân Hưng (đường dây 02 mạch):
- Nhà máy điện mặt trời Bách Khoa Á Châu 1 đến điểm C, dài khoảng 0,8 km: Tuyến xuất phát từ trạm biến áp của Nhà máy điện mặt trời Bách Khoa Á Châu 1 đến điểm C vượt qua vùng bán ngập của Hồ Dầu Tiếng thuộc địa bàn xã Suối Dây.
- Nhà máy điện mặt trời .......... đến điểm C, dài khoảng 1,71 km, gồm: Trạm biến áp nhà máy điện mặt trời ........... - TV-G, dài khoảng 0,89 km: Từ trạm biến áp nhà máy điện mặt trời ..........tuyến vượt qua khu bán ngập hồ Dầu Tiếng, đất chủ yếu trồng cây mì đến TV-G, thuộc địa bàn xã Suối Dây. TV-G đến điểm C, dài khoảng 0,82 km: Từ TV-G tuyến lái trái vượt qua khu bán ngập của hồ Dầu Tiếng, đất chủ yếu trồng cây mì đến điểm C thuộc địa bàn xã Suối Dây.
- Điểm C - G1, dài khoảng 1km: Từ điểm C tuyến lái trái vượt qua vùng bán ngập của hồ Dầu Tiếng, đất chủ yếu trồng cây mì đến điểm G1 thuộc địa bàn xã Suối Dây.
- G1 - G2, dài khoảng 0,75 km: Từ G1 tuyến lái phải vượt qua vùng bán ngập hồ Dầu Tiếng, đất chủ yếu trồng cây mì đến G2 thuộc địa bàn xã Suối Dây.
- G2 - G3, dài khoảng 0,47 km: Từ G2 tuyến lái phải vượt qua vùng bán ngập hồ Dầu Tiếng, đất chủ yếu trồng cây mì đến G3 thuộc địa bàn xã Suối Dây.
- G3 - V2, dài khoảng 0,15 km: Từ G3 tuyến lái trái vượt qua vùng bán ngập hồ Dầu Tiếng, đất chủ yếu trồng cây mì đến V2 thuộc địa bàn xã Suối Dây.
- V2 - V1, dài khoảng 0,7km: Từ V2 tuyến vượt sông Tha La đến V1 thuộc địa bàn xã Tân Phú.
- V1 - G4, dài khoảng 1,7 km: Từ V1 tuyến đi thẳng vượt qua vùng bán ngập của hồ Dầu Tiếng, đất chủ yếu trồng cây mì và một phần khu vực trồng cây cao su đến G4 thuộc địa bàn xã Tân Phú.
- G4 - G5, dài khoảng 0,25 km: Từ G4 tuyến lái trái vượt qua khu vực đất trồng cây mì và cây cao su đến G5 thuộc địa bàn xã Tân Phú.
- G5 - G6, dài khoảng 0,19 km: Tuyến lái phải vượt khu vực đất trồng cây mì và cây cao su đến G6 thuộc địa bàn xã Tân Phú.
- G6 - Trạm cắt Tây Ninh 1, dài khoảng 0,28 km: Tuyến lái trái vượt qua tỉnh lộ 785, đường huyện 2B đến trạm cắt Tây Ninh 1 thuộc địa bàn xã Tân Phú.
- Trạm cắt Tây Ninh 1 - Trụ 102A trồng mới dự kiến đấu nối vào đường dây 110Kv Bourbon - Tân Hưng, dài khoảng 0,26 km: Từ Trạm cắt Tây Ninh 1 tuyến lái phải đến trụ 102A thuộc địa bàn xã Tân Phú.
- Tổng số lượng cột thép là 34 cột.
Sơ đồ bố trí các hạng mục công trình của cơ sở được trình bày như sau:
Hình 1.2 Sơ đồ bố trí các hạng mục công trình cơ sở
1.3.3.Công nghệ sản xuất của cơ sở
1. Quy trình sản xuất
Công nghệ sản xuất của cơ sở được trình bày như sau:
Hình 1.3 Quy trình hoạt động của nhà máy điện mặt trời
Thuyết minh quy trình:
Nhà máy điện năng lượng mặt trời .......... sử dụng công nghệ quang điện SPV (Solar Photovoltaic hay PV) với tổng công suất lắt đặt 30MWp.
Tấm pin mặt trời
Đầu tiên, các tấm pin mặt trời nhận ánh sáng mặt trời và chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng. Hệ thống pin mặt trời của nhà máy được thiết kế lắp đặt và kết nối 90.900 tấm pin mặt trời công nghệ đa tinh thể, có công suất danh định 330 Wp/tấm. Các tấm pin mặt trời được kết nối thành 3030 chuỗi với mỗi chuỗi là 30 tấm pin được đấu nối tiếp với nhau. Để bảo vệ và tăng cường hiệu suất tấm pin mặt trời trong quá trình sử dụng, các hộp đấu nối trung gian được sử dụng để liên kết các dãy tấm pin và các inverter.
Hệ thống pin quang điện: Tấm pin quang điện là thành phần chuyển đổi bức xạ mặt trời trực tiếp thành điện năng DC thông qua hiệu ứng quang điện với một quy trình chuyển đổi hoàn toàn sạch và không yêu cầu các thành phần chuyển động như các máy điện quay thông thường. Mỗi tấm pin quang điện gồm nhiều tế bào quang điện (PV cell) kết nối với nhau, các tấm quang điện sẽ được mắc nối tiếp thành chuỗi (string) và song song thành mảng (array) để đạt được công suất điện đầu ra DC yêu cầu. Hệ thống tủ đấu dây chức năng giám sát: Các tủ gom dây có chức năng gom các chuỗi pin song song để đấu nối về inverter. Ngoài ra tủ gom dây còn bao gồm các thiết bị bảo vệ và đóng cắt (cầu chì, CB, dao cắt tải), đo lường (transducer)…. Thông số kỹ thuật chính của hộp gom dây như sau:
Bảng 1.3 Thông số kỹ thuật chính của hộp gom dây
Thông số kỹ thuật |
Giá trị |
|
Đầu vào |
Đầu ra |
|
Điện áp định mức |
1.500 V |
- |
Số lượng ngõ vào |
24 |
- |
Dòng điện tối đa |
- |
264 A |
Dao cắt tải (LBS) |
- |
400 A |
Bộ chuyển đổi điện (Inverter)
Hệ thống pin mặt trời biến đổi năng lượng mặt trời thành điện một chiều, vì vậy cần phải có các bộ biến đổi điện một chiều từ pin mặt trời thành điện xoay chiều. Hệ thống biến đổi điện (Inverter) có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện từ dòng điện một chiều sang dòng điện xoay chiều. Điện từ dàn pin mặt trời được tổ hợp vào các hộp đấu nối, điện một chiều từ đầu ra của các hộp đấu nối đi qua Inverter biến đổi thành điện xoay chiều 600 V/50Hz. Mỗi khối pin năng lượng mặt trời được kết nối với một inverter công suất 3.125 kW.
Trạm biến áp trung áp 22kV
Đối với nhà máy điện mặt trời sử dụng công nghệ quang điện SPV chiếm dụng diện tích lớn, vì vậy để giảm thiểu tổn thất truyền tải điện sau các inverter, cấp điện áp 22kV được lựa chọn để truyền tải và cấp điện áp này là cấp trung áp được chuẩn hóa ở Việt Nam.
Dòng điện sau khi qua Inverter được kết nối vào trạm biến áp trung áp chuyên dụng bao gồm máy biến áp, thiết bị chuyển mạch trung áp và các hệ thống bảo vệ. Trong đó, dòng điện xoay chiều được nâng lên cấp điện áp 22kV bằng máy biến áp 0,6/22kV – 3.125 kVA loại ngoài trời, làm mát kiểu ONAN.
Các máy biến áp này sẽ được liên kết thông qua tuyến cáp 22kV liên kết với nhau. Hệ thống cáp 22kV kết nối 08 máy biến áp 0,6/22kV – 3.125kVA và chia thành 02 nhánh, mỗi nhánh kết nối 04 MBA 0,6/22kVv – 3.125kVA. Tùy thuộc vào vị trí, số lượng các nhánh cáp 22kV có thể đi trong các mương cáp sẽ khách nhau. Các mương cáp 22kV được bố trí dọc theo các con đường vận hành và được tập kết lại tại hệ thống mương cáp 22kV.
Các trạm trung thế hợp bộ được bố trí nằm gần hệ thống tấm pin để giảm thiểu tổn thất công suất.
Trạm biến áp 110kV
- Phía cao áp: Cấp điện áp 110 kV (đấu nối từ ĐZ 110 kV lộ 174 trạm cắt 110 kV Tây Ninh 1 - 131 TBA 110 kV NMĐ mặt trời ......);
- Phía hạ áp: theo công nghệ của Nhà máy hạ áp của máy biến áp chọn cấp điện áp là 22 kV;
- Như vậy, các máy biến áp của trạm được chọn là máy biến áp 3 pha, 3 cuộn dây với các cấp điện áp là 115/23/11kV.
Sau khi qua trạm biến áp trung áp, dòng điện theo hệ thống cáp dẫn 22kV truyền về trạm biến áp 110kV. Tại đây dòng điện xoay chiều được nâng lên cấp điện áp 110kV bằng máy biến áp 22/110kV – 40MVA loại ngoài trời, làm mát kiểu ONAN/ONAF. Trạm biến áp được thiết kế với cấu hình hệ thống điều khiển bảo vệ tích hợp bằng máy tính, giao diện với hệ thống điều khiển của nhà máy và kết nối với Trung tâm điều độ hệ thống điều độ miền Nam. Ngoài ra, tại trạm biến áp còn được trang bị các thiết bị bảo vệ cho các phần tử trong trạm sẽ tuân thủ theo các quy định của EVN.
Hệ thống đo lường, đo đếm điện năng
Dòng điện sau khi qua máy biến áp 110kV, được chuyển đến hệ thống đo lường, đo đếm điện năng trước khi kết nối với mạng lưới điện quốc gia bằng tuyến dây dẫn. Tại đây có trang bị các bộ điền khiển ngăn BCU có chức năng thu thập số liệu về đo lường và hiển thị. Các bộ BCU này kết nối với máy tính và hiển thị các thông số đo lường trên màn hình máy tính điều khiển tại trạm. Hệ thống đo đếm điện năng tại trạm được trang bị 04 bộ công tơ điện tử phục vụ đo đếm điện năng, trong đó:
- Đo đếm chính cấp chính xác 0,2 và đo đếm dự phòng 1 đặt tại ngăn lộ 110kV vào trạm cắt 110kV Tây Ninh 1.
- Đo đếm dự phòng 2 được đặt tại phía cao áp của máy biến áp chính và tại ngăn xuất tuyến đầu đường dây của trạm 110kV ..........
Tuyến đường dây 110kV: Chiều dài tuyến đường dây 110 kV đấu nối nhà máy điện mặt trời ........ vào hệ thống lưới điện quốc gia (đi chung cột với đường dây 110kV đấy nối cho Dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời Bách Khoa Á Châu 1) dài 8,36 km đi qua 02 xã Tân Phú, Suối Dây của huyện Tân Châu. Cơ sở sử dụng chung cột điện và Trạm cắt 110kV Tây Ninh 1 với Nhà máy điện mặt trời Bách Khoa Á Châu 1 để đấu nối đường dây dẫn 110kV từ Nhà máy điện mặt trời ........ đến trạm cắt Tây Ninh 1 do Nhà máy điện mặt trời Bách Khoa Á Châu 1 xây dựng và quản lý (Biên bản thoả thuận giữa 02 bên đính kèm trong phụ lục).
1.3.3.2.Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
Chi tiết số lượng máy móc thiết bị sản xuất đã lắp đặt được trình bày tại bảng sau:
Bảng 1.4 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
Stt |
Tên máy móc, thiết bị |
Đơn vị |
Số lượng |
Năm sản xuất |
Tình trạng |
Ghi chú |
1 |
Pin mặt trời |
Cái |
90.900 |
2018 |
Hoạt động tốt |
- |
2 |
Bộ chuyển đổi DC-AC |
Cái |
24 |
2018 |
Hoạt động tốt |
- |
3 |
Máy biến áp trung thế |
Cái |
08 |
2018 |
Hoạt động tốt |
- |
4 |
Tủ phân phối điện trung thế |
Tủ |
08 |
2018 |
Hoạt động tốt |
- |
Stt |
Tên máy móc, thiết bị |
Đơn vị |
Số lượng |
Năm sản xuất |
Tình trạng |
Ghi chú |
5 |
Máy biến áp 110kV - 40MVA |
Máy |
1 |
2018 |
Hoạt động tốt |
- |
6 |
Hệ thống dây dẫn truyền vào lưới điện quốc gia |
Hệ thống |
1 |
2018 |
Hoạt động tốt |
- |
7 |
Hệ thống điều khiển và giám sát |
Hệ thống |
1 |
2018 |
Hoạt động tốt |
- |
8 |
Trạm cắt 110kV |
Trạm |
1 |
2018 |
Hoạt động tốt |
Dùng chung với Nhà máy điện mặt trời BKAC1 |
Hình 1.4 Tấm pin mặt trời
Thông số chính của tấm PV 330 Wp đa tinh thể được mô tả như sau:
Bảng 1.5 Thông số kỹ thuật tấm PV
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT |
||
Công suất cực đại |
Pmax |
330Wp |
Điện áp hở mạch |
Voc |
46,9V |
Điện áp khi công suất cực đại |
Vmpp |
37,8V |
Dòng ngắn mạch |
Isc |
9,14A |
Dòng điện khi công suất cực đại |
Impp |
8,74A |
Hiệu suất tấm pin (tối thiểu) |
ŋm |
≥16,5% |
Nhiệt độ vận hành |
T(oC) |
-40~+85 |
Điện áp lớn nhất của hệ thống |
|
1500VDC |
CẤU TẠO |
Số cell trên một tấm pin |
72 (6 x 12) |
Loại cell |
Poly-crystalline PERC |
Kích thước cell |
156 mm x 156 mm |
Bề mặt |
Kính bảo vệ chịu nhiệt ARC (ENI12150) |
Tấm nền |
Tấm nề polyme, màu trắng |
Khung |
Mạ hợp kim nhôm |
J-Box |
IP67 |
Kết nối các tấm PV |
Dây PV (TUV1x4mm2) L=1,2m-1,5m |
KÍCH THƯỚC VÀ TRỌNG LƯỢNG |
|
Chiều dài |
1956 mm |
Chiều rộng |
992 mm |
Chiều dày |
40 mm |
Nặng |
26,5 kg |
CHỨNG NHẬN VÀ BẢO HÀNH |
|
Các tiêu chuẩn Chứng nhận |
IEC61730, IEC 61215 |
Bảo hành |
10 Năm |
Đảm bảo hiệu suất |
20 Năm |
ĐẶC TÍNH NHIỆT |
|
Nhiệt độ làm việc |
45 ± 2oC |
1.3.4.Sản phẩm của cơ sở
Sản phẩm từ quá trình hoạt động của cơ sở là điện năng. Sản lượng điện năng sản xuất tại cơ sở được trình bày cụ thể như sau:
Bảng 1.6 Sản phẩm và công suất của cơ sở
STT |
Công suất (MWp) |
Số lượng PV (cái) |
Sản lượng điện hằng năm (MWh/năm) |
1 |
30 |
90.900 |
43.195 |
1.4.NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ
Khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hóa chất sử dụng tại cơ sở
Với đặc thù của nhà máy điện mặt trời là sử dụng nguông năng lượng mặt trời để chuyển đổi thành điện năng, đây được coi làm một ngành năng lượng sạch nên trong quá trình vận hành không sử dụng thêm bất cứ nguyên liệu sản xuất nào, chỉ sử dụng nguyên liệu trong công tác bảo trì bảo dưỡng.
STT |
Tên nguyên liệu |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Nguồn |
Mục đích |
1 |
Gioăng cao su |
Cái/năm |
50 |
Việt Nam |
|
2 |
Giẻ lau |
Kg/năm |
15 |
Việt Nam |
|
3 |
Sứ cách điện |
Cái/năm |
50 |
Việt Nam |
Bảo dưỡng đường dây, MBA |
|
4 |
Dây điện |
m/năm |
500 |
Việt Nam |
|||
5 |
Hạt chống ẩm |
Kg/năm |
05 |
Việt Nam |
|||
6 |
Bìa cách điện |
Kg/năm |
10 |
Việt Nam |
|||
7 |
Giấy cách điện |
Kg/năm |
10 |
Việt Nam |
Bảng 1.7 Danh sách nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất của cơ sở:
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Công ty sử dụng 01 máy phát điện dự phòng công suất 5 kVA, được sử dụng trong trường hợp có sự cố về điện. Với lượng nhiên liệu dầu DO sử dụng phục vụ cho máy phát điện .
Công ty cam kết tất cả các loại nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng cho cơ sở không nằm trong danh sách hóa chất cấm hoặc hạn chế sử dụng tại Việt Nam.
Công tuy còn sử dụng Tranformer insulating oil hay còn gọi là dầu cách điện được bơm một lần khi máy biến áp được lắp đặt vào đưa vào sử dụng. Dầu máy biến áp được kiểm tra định kỳ 1 năm/lần các đặc tính kỹ thuật hoặc lọc dầu để loại bỏ tối đa độ ẩm. Theo thực tế ghi nhận tại Tổng công ty điện lực Miền Nam, dầu máy biến áp có tuổi thọ trung bình từ 15 năm trở lên. Dầu sau khi được thay thế sẽ được lưu trữ vào chuyển giao cho đơn vị có chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật. Lượng dầu cần thay thế:
STT |
Mô tả |
Đơn vị |
Yêu cầu |
|
Tiêu chuẩn ASTM |
Tiêu chuẩn IEC |
|||
1 |
Nước sản xuất: Bỉ |
- |
- |
- |
2 |
Tiêu chuẩn áp dụng |
- |
ASTM D3487 Type II |
IEC 60296 |
3 |
Hàm lượng PCBs |
- |
Không chứa PCBs |
|
4 |
Độ nhớt ở 40oC |
mm2/s |
9,68 |
9,2 |
5 |
Màu sắc |
- |
Trong sáng |
|
6 |
Điểm chớp nháy |
oC |
Cốc hở: 148 |
Cốc kín: 114 |
7 |
Hàm lượng nước |
ppm |
30 |
|
8 |
Điện thế đánh thùng: + Trước khi lọc sấy + Sau khi lọc sấy |
kV kV |
≥ 35 ≥ 70 |
- |
Bảng 1.8 Thông số kỹ thuật của dầu máy biến áp:
1.4.2.Nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
Nhu cầu sử dụng điện
+ Nguồn cung cấp: Cơ sở sử dụng điện từ nguồn điện tự sản xuất. Nhu cầu sử dụng chủ yếu là cấp cho hệ thống chiếu sáng của cơ sở và vận hành máy móc, thiết bị và các công trình bảo vệ môi trường.
+ Ngoài ra, tại cơ sở còn bố trí 01 máy phát điện dự phòng với công suất 5 KVA để phục vụ cho hoạt động của cơ sở trong trường hợp có sự cố hệ thống điện tự cấp.
Nhu cầu sử dụng lao động và thời gian làm việc
+ Tổng số lao động làm việc: 30 người.
+ Thời gian làm việc: 8 giờ/ca, 1 ca/ngày.
Nhu cầu sử dụng nước
+ Nguồn cấp nước: Nguồn nước sử dụng cho hoạt động của Cơ sở được lấy từ nước giếng khoan tại cơ sở để sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Ngoài ra, cơ sở còn sử dụng cho hoạt động vệ sinh tấm pin. Tuy nhiên, Công ty đã ký hợp đồng với đơn vị bảo trì bảo dưỡng pin tự chuyển nước tới để sử dụng, không sử dụng nguồn nước từ cơ sở.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy sản xuất ván ép xuất khẩu
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm