Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất tấm đệm cao su

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất tấm đệm cao su EPDM công suất 768 tấn/năm. Tấm đệm cao su TECHPRENE công suất 1.080 tấn/năm.

MỤC LỤC

MỤC LỤC......................................................................................................................... 1

DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................................. 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..................................................................................... 4

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH....................................................................................... 5

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ........................................... 6

1. Tên chủ dự án đầu tư..................................................................................................... 6

2. Tên dự án đầu tư ........................................................................................................... 6

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư......................................... 7

3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư ..........................................................................7

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư............................................................................7

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư..........................................................................................14

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung

cấp điện, nước của dự án đầu tư...................................................................................... 14

4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng.....................................................14

4.2. Nhu cầu sử dụng lao động và thời gian làm việc ........................................................17

4.3. Nguồn cung cấp điện...................................................................................................17

4.4. Nguồn cung cấp nước..................................................................................................18

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư........................................................... 22

5.1. Vị trí của dự án đầu tư.................................................................................................22

5.2. Các hạng mục công trình.............................................................................................23

5.3. Danh mục thiết bị máy móc đầu tư tại dự án đầu tư ...................................................24

5.4. Tóm tắt quy mô, tính chất các nguồn thải phát sinh tại dự án đầu tư..........................26

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ

NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG ...................................................................... 27

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch

tỉnh, phân vùng môi trường............................................................................................. 27

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường.................... 28

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................................. 31

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.......................... 31

1.1. Thu gom, thoát nước mưa ...........................................................................................31

1.2. Thu gom, thoát nước thải ............................................................................................32

1.3. Xử lý nước thải............................................................................................................33

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.................................................................... 35

2.1. Công trình, biện pháp xử lí bụi, khí thải từ lò hơi công suất 1 tấn/giờ .......................35

2.2. Công trình, biện pháp xử lí bụi từ quá trình sản xuất..................................................36

2.3. Công trình, biện pháp xử lí hơi hoá chất từ công đoạn ép thuỷ lực ............................39

2.4. Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác........................................................................41

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường ............................... 42

. Chất thải rắn sinh hoạt.................................................................................................42

3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường.....................................................................43

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại............................................. 45

5.Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung ................................................... 46

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.................................................... 46

6.1. Sự cố cháy nổ và an toàn lao động..............................................................................46

6.2. Phòng chống sự cố môi trường....................................................................................48

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác........................................................... 50

8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt

động xả nước thải vào công trình thủy lợi...................................................................... 50

9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương

án bồi hoàn đa dạng sinh học.......................................................................................... 50

10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh

giá tác động môi trường.................................................................................................. 50

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ................. 52

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................................................. 52

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải................................................................ 53

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung................................................. 56

4. Yêu cầu về quản lý chất thải....................................................................................... 57

5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại ..... 59

6. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm

nguyên liệu sản xuất........................................................................................................ 59

CHƯƠNG V: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ

CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN .. 60

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải......................................... 60

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.................................................................. 60

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử

lý chất thải....................................................................................................................... 60

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của

pháp luật.......................................................................................................................... 62

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................................................62

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải......................................................62

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác

theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.......................62

3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm................................................... 63

CHƯƠNG VI: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................................. 64

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY TNHH BAEK SAN TECHPRENE VIỆT NAM

- Địa chỉ văn phòng: ............., Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, ấp Thuận Đông, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông. ...........

- Điện thoại: ............  Fax:      ....     E-mail:.....

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ....., do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp lần đầu ngày 02/01/2018.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số:.........., do Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp, chứng nhận lần đầu ngày 27/12/2017, chứng nhận điều chỉnh lần thứ hai ngày 10/02/2022.

2. Tên dự án đầu tư

“NHÀ MÁY SẢN XUẤT TẤM ĐỆM CAO SU VIỆT NAM”

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ........, Khu công nghiệp TMTC, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, ấp Thuận Đông, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có):

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:

Giấy phép xây dựng số 18.015/GPXD do Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp ngày 7 tháng 6 năm 2018.

Giấy phép xây dựng số 22.006/GPXD do Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp ngày 27 tháng 6 năm 2022.

Quyết định số 1022/QĐ-UBND do UBND tỉnh Tây Ninh cấp ngày 13 tháng 4 năm 2018 về việc Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất tấm đệm cao su Việt Nam do Công ty TNHH............ Việt Nam làm Chủ dự án.

Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 45/TD-PCCC do Phòng CS.PCCC&CNCH thuộc Công an tỉnh Tây Ninh cấp ngày 9 tháng 4 năm 2018.

Văn bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy số 77/NT-PCCC do Phòng CS.PCCC&CNCH thuộc Công an tỉnh Tây Ninh cấp ngày 31 tháng 5 năm 2019.

Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 39/TD-PCCC do Phòng CS.PCCC&CNCH thuộc Công an tỉnh Tây Ninh cấp ngày 11 tháng 5 năm 2022.

Văn bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy số 114/PCCC&CNCH-CTPC do Phòng CS.PCCC&CNCH thuộc Công an tỉnh Tây Ninh cấp ngày 28 tháng 11 năm 2022.

- Quy mô của dự án đầu tư:

+ Theo Luật đầu tư công 2019 của Quốc Hội ngày 13 tháng 06 năm 2019 và Phụ lục 1 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 06 tháng 04 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công, dự án có tổng vốn đầu tư là 78.960.000.000 đồng nên được phân loại dự án nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

+ Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP của Chính phủ ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, dự án không thuộc loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

+ Theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, “Nhà máy sản xuất tấm đệm cao su Baek San Việt Nam” thuộc mục số 2 “Dự án nhóm A và nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” nên được phân loại dự án đầu tư nhóm II.

Dự án đã được cấp quyết định số 1022/QĐ-UBND do UBND tỉnh Tây Ninh cấp ngày 13 tháng 4 năm 2018 về việc Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất tấm đệm cao su Baek San Việt Nam do Công ty TNHH Baek San Techprene Việt Nam làm Chủ dự án. Dự án thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo khoản 2 điều 39 Luật bảo vệ môi trường và thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh Tây Ninh theo điểm c, khoản 3 điều 41 Luật bảo vệ môi trường.

Trên cơ sở đó, Công ty TNHH ......... Việt Nam phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho “Nhà máy sản xuất tấm đệm cao su Việt Nam” theo mẫu báo cáo tại Phụ lục VIII “Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm” ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư

- Hiện nay, Nhà máy đã đầu tư hoạt động với quy mô, công suất:

+ Sản xuất tấm đệm cao su EPDM công suất 768 tấn/năm.

+ Sản xuất tấm đệm cao su TECHPRENE công suất 1.080 tấn/năm.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Hình 1.1: Quy trình sản xuất tấm đệm cao su

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nguyên liệu thô (cao su tổng hợp) được nhập từ Hàn Quốc cùng với các chất phụ trợ (tùy vào màu sản phẩm theo đơn đặt của khách hàng mà Công ty sử dụng màu phù hợp).

Hình 1.2: Kho chứa nguyên liệu

Tùy vào đơn đặt hàng của khách hàng mà Công ty sẽ phối trộn nguyên liệu theo tỷ lệ phù hợp. Đối với sản phẩm cao su EPDM thì nguyên liệu đầu vào chủ yếu là cao su EPDM. Đối với sản phẩm cao su TECHPRENE thì nguyên liệu đầu vào chủ yếu là cao su NBR, PVC. Cả 2 sản phẩm được thực hiện trên cùng 1 dây chuyền sản xuất, chỉ khác nhau ở tỷ lệ nguyên liệu đầu vào. Trình tự quá trình sản xuất được trình bày như sau:

‐ Khấy trộn: Các loại nguyên liệu sau khi được cân định lượng sẽ được chuyển đến máy khuấy trộn. Máy khuấy trộn được tiến hành tự động cho tới khi nguyên liệu được trộn đều với nhau. Nhiệt được cấp từ lò hơi trong vòng 1 giờ đầu để gia nhiệt cho máy, sau đó máy sẽ tự động duy trì nhiệt độ trong quá trình hoạt động và van cấp nhiệt từ lò hơi được khoá lại để tránh phát sinh nhiệt thừa. Đồng thời, nước được cấp với mục đích làm mát máy. Với thiết kế hiện đại, quá trình khuấy trộn được thực hiện kín tránh tình trạng nguyên liệu rơi vãi và phát sinh bụi. Bụi chỉ phát sinh tại công đoạn cho nguyên liệu vào máy khuấy trộn.

Hình 1.3: Máy trộn kín

‐ Nhào nhuyễn: Sau khi khuấy trộn, hỗn hợp cao su được đưa qua công đoạn nhào nhuyễn bằng máy nhào. Máy nhào được thiết kế bởi các trục lăn, quá trình xoay các trục lăn làm tăng độ dẻo cho cao su. Nhiệt được cấp từ lò hơi trong vòng 1 giờ đầu để gia nhiệt cho máy, sau đó máy sẽ tự động duy trì nhiệt độ trong quá trình hoạt động và van cấp nhiệt từ lò hơi được khoá lại để tránh phát sinh nhiệt thừa. Đồng thời, nước được cấp với mục đích làm mát máy. Khi cao su đạt đến độ dẻo nhất định sẽ được đưa qua công đoạn cán thành tấm.

‐ Cán thành tấm: Quá trình cán thành tấm được thực hiện bằng máy cán. Máy cán được thiết kể bởi các trục lăn, quá trình xoay các trục lăn sẽ ép nguyên liệu thành dạng tấm. Nhiệt được cấp từ lò hơi trong vòng 1 giờ đầu để gia nhiệt cho máy, sau đó máy sẽ tự động duy trì nhiệt độ trong quá trình hoạt động và van cấp nhiệt từ lò hơi được khoá lại để tránh phát sinh nhiệt thừa. Đồng thời, nước được cấp với mục đích làm mát máy. Cao su sau khi cán được chuyển qua công đoạn làm mát.

Hình 1.4: Máy nhào, máy cán

‐ Làm mát: Tấm cao su sau khi qua máy cán sẽ được đưa lên các khay và được làm mát bằng quạt gió.

‐ Cân cắt: Sau làm mát, tấm cao su sẽ được tự động đưa qua công đoạn cân trọng lượng và cắt bỏ phần rìa. Phần cao su vụn được thu gom thủ công và tuần hoàn trở về máy nhào tái sản xuất.

Hình 1.5: Máy cắt

‐ Ép thủy lực: Sau khi cắt, tấm cao su được đặt vào máy ép thủy lực nhằm tăng độ bền cho tấm cao su. Nhiệt được cấp từ lò hơi trong suốt ca làm việc để gia nhiệt cho máy. Quá trình ép thủy lực được thực hiện 2 lần nhằm tăng độ bền, độ dẻo cho sản phẩm.

Hình 1.6: Máy ép thuỷ lực

‐ Làm khô: Sau ép thủy lực, tấm cao su sẽ được chuyển qua công đoạn làm khô tấm cao su bằng cách lưu tấm cao su với thời gian ít nhất 24h ở môi trường, nhiệt độ tự nhiên nhằm giúp tấm cao su ổn định cấu trúc trước cắt hoàn thiện.

‐ Cắt hoàn thiện: Sau khi làm khô, tấm cao su được cắt hoàn thiện theo kích thước đơn hàng trước khi lưu kho, chờ xuất xưởng.

Hình 1.7: Kho thành phẩm

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

- Tấm đệm cao su EPDM: 768 tấn/năm.

- Tấm đệm cao su TECHPRENE: 1.080 tấn/năm.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng

Nguyên liệu: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu tại Nhà máy như sau:

Bảng 1.1: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu

Nhiên liệu:

Nhà máy sử dụng dầu DO để đốt lò hơi cấp nhiệt cho dây chuyền sản xuất và chạy các phương tiện vận tải. Dầu được mua tại các nhà cung cấp trong nước, với lượng sử dụng khoảng 8.000 L/tháng.

Hoá chất: Trong quá trình hoạt động của nhà máy, có sử dụng các hóa chất, phụ liệu cho dây chuyền sản xuất. Danh sách các loại hóa chất, phụ liệu sử dụng như sau:

Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng hóa chất, phụ liệu

4.2. Nhu cầu sử dụng lao động và thời gian làm việc

- Nhu cầu sử dụng lao động của Nhà máy là 30 công nhân viên. - Thời gian làm việc: 365 ngày/năm.

4.3. Nguồn cung cấp điện

- Nguồn cung cấp điện: Công ty Điện lực Tây Ninh.

- Nhu cầu sử dụng điện: điện chiếu sáng công trình, điện chiếu sáng toàn Nhà máy, điện sử dụng cho các thiết bị sản xuất.

- Nhu cầu sử dụng điện của Nhà máy trong 3 tháng gần nhất như sau:

- Nguồn cung cấp nước: sử dụng nguồn nước cấp của Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Tây Ninh theo Hợp đồng dịch vụ cấp nước số M11209/2022/BC/HĐ-TNW.

- Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy trong 3 tháng gần nhất như sau:

Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy bao gồm:

+ Nước sử dụng cho sinh hoạt: Số công nhân làm việc tại nhà máy khoảng 30 người. Theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, chỉ tiêu cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt tối thiểu là 80 L/người/ngày.đêm. Như vậy lượng nước cấp cho sinh hoạt của nhà máy là: 30 người x 80 L/người/ngày.đêm = 2,4 m3/ngày.

+ Nước cấp cho lò hơi: Nhà máy sử dụng 02 lò hơi để cấp nhiệt hỗ trợ cho công đoạn ép cao su, trong đó có 01 lò công suất 1 tấn/giờ sử dụng thường xuyên và 01 lò công suất 300 kg/giờ dự phòng. Lượng nước thất thoát hàng ngày do bay hơi chiếm 10% lượng nước cấp vào, 90% còn lại tuần hoàn sử dụng, định kỳ 1 tháng/lần xả cặn. Do đó lượng nước cấp bổ sung bù cho lượng nước bay hơi là: 1 m3 x 10% = 0,1 m3/ngày.

+ Nước cấp làm mát cho các máy móc: lượng nước này được cấp từ bể nước PCCC và tuần hoàn sử dụng. Hàng ngày châm nước bù cho lượng thất thoát do bay hơi. Lượng nước cấp ngày khoảng 0,1 m3/ngày.

+ Theo nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường, sử dụng nước làm mát cao su sau khi cân, cắt với lưu lượng 4 m3/ngày. Tuy nhiên, thực tế quá trình này nhà máy không sử dụng nước để làm mát cao su mà sử dụng quạt gió, do đó lượng nước làm mát cao su này không phát sinh.

+ Nước tưới cây xanh: khoảng 4 m3/ngày.

- Như vậy, tổng lượng nước sử dụng khoảng 6,6 m3/ngày.

- Ngoài ra, Nhà máy còn dự trữ một lượng nước cho PCCC. Lượng nước dự trữ cấp nước cho hoạt động chữa cháy khoảng 486m3 chứa trong bể nước PCCC thể tích 510 m3, được tính cho 3 đám cháy trong 3 giờ liên tục với lưu lượng 15 lít/giây/đám cháy. Wcc = 15 lít/giây/đám cháy x 3 giờ x 3 đám cháy x 3.600 giây/1.000 = 486 m3.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy Bột cá xuất khẩu

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Nội dung của báo cáo ĐTM dự án trạm biến áp 110kv cát nhơn và đấu nối
Nội dung của báo cáo ĐTM dự án trạm biến áp 110kv cát nhơn và đấu nối

703 Lượt xem

Tên dự án trạm biến áp 110kV Cát Nhơn và đấu nối. Địa điểm thực hiện dự án: thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Nhà máy chế biến thủy sản
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Nhà máy chế biến thủy sản

216 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Nhà máy chế biến thủy sản với công suất 1.400 tấn sản phẩm/năm, tương đương 4,6 tấn sản phẩm/ngày

Mẫu báo cáo giấy phép môi trường cơ sở lắp đặt thiết bị xử lí rác thải
Mẫu báo cáo giấy phép môi trường cơ sở lắp đặt thiết bị xử lí rác thải

661 Lượt xem

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy cơ sở lắp đặt thiết bị xử lí rác thải, để đảm bảo hoạt động của nhà máy tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường, đề xuất cấp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất lắp đặt thiết xử lý rác thải.

Chi phí lập báo cáo cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất
Chi phí lập báo cáo cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất

629 Lượt xem

Bảng báo giá hồ sơ môi trường của nhà máy sản xuất nước giải khát, các tài liệu hồ sơ môi trường của 1 nhà máy sản xuất, Tư vấn hồ sơ môi trường, Hồ sơ môi trường gồm những gì, Chi phí làm giấy phép môi trường nhà máy sản xuất

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa

299 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa đảm bảo chất lượng tốt, bền với môi trường và có tính thẩm mỹ cao

Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường của dự án nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường của dự án nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản

607 Lượt xem

Hồ sơ xin cấp GPMT của dự án nhà máy chế biến thức ăn thủy sản bao gồm: Văn bản đề nghị cấp GPMT và báo cáo đề xuất cấp GPMT; các tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng