Báo cáo tổng kết xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển

Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ theo hướng bền vững; bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH..............................................................................................i

DANH MỤC BẢNG...........................................................................................iii

CÁC CHỮVIẾT TẮT.......................................................................................iv

MỘT SỐTHUẬT NGỮ......................................................................................v

MỞĐẦU ..............................................................................................................1

1. Sự cần thiết....................................................................................................1

2. Căn cứ pháp lý...............................................................................................2

3. Mục tiêu.........................................................................................................3

3.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................3

3.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................4

4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................4

I. TỔNG QUAN VÙNG BỜ TỈNH THÁI BÌNH.............................................5

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện khí tượng thủy hải văn...........................................5

1.1.1 Vị trí địa lý...........................................................................................5

1.1.2. Địa hình, địa mạo................................................................................6

1.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy hải văn.......................................................8

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng ven biển tỉnh Thái Bình.........................11

1.2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội ................................................11

1.2.2. Tình hình nuôi trồng, khai thác thủy sản..........................................12

1.2.3. Tình hình phát triển nông - lâm nghiệp ............................................17

1.2.4. Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn 02

huyện Thái Thụy, Tiền Hải.........................................................................18

1.2.5. Kinh doanh thương mại, dịch vụ và du lịch ven biển.......................26

1.3. Đánh giá chế độ sóng...............................................................................28

1.3.1. Đánh giá chế độ sóng ngoài khơi......................................................28

1.3.2. Đánh giá chế độ sóng ven bờ............................................................31

1.3.3. Xây dựng bản đồ trường sóng...........................................................33

II. CÁC KHU VỰC XÁC ĐỊNH CHIỀU RỘNG RANH GIỚI HÀNH

LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN, CƠ SỞDỮLIỆU, QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG

PHÁP XÁC ĐỊNH................................................................40

2.1. Các khu vực phải xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển

tỉnh Thái Bình......................................................................................................40

2.2. Cơ sở dữ liệu, quy trình và phương pháp xác định..................................44

2.2.1 Cơ sở dữ liệu:.....................................................................................44

2.2.2. Quy trình xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển

tỉnh Thái Bình .............................................................................................55

2.2.3. Phương pháp xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ

biển tỉnh Thái Bình......................................................................................58

III. XÁC ĐỊNH MẶT CẮT ĐẶCTRƯNG PHỤC VỤ XÁC ĐỊNH CHIỀU

RỘNG HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN.....................................................60

3.1. Căn cứ xác định mặt cắt đặc trưng...........................................................60

3.2. Xác định các mặt cắt vùng ven bờ...........................................................61

3.3. Xây dựng biểu đồ cấp phối hạt và xác định đường kính hạt bùn cát trung

bình phục vụ xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển.............67

IV. XÁCĐỊNH KHOẢNG CÁCHNHẰM GIẢM THIỂU THIỆT HẠI DO

SẠT LỞ BỜ BIỂN, ỨNG PHÓ VỚI BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG.......71

4.1. Xác định khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển........71

4.1.1. Khoảng cách sạt lở bờ biển do mực nước biển dâng Dnbd (m) .........72

4.1.2. Khoảng cách sạt lở bờ biển trong dài hạn Ddh ..................................74

4.1.3. Khoảng cách sạt lở bờ biển trong ngắn hạn Dnh ...............................74

4.1.4. Tổng hợp khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển 78

4.2. Khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt ven

biển......................................................................................................................82

4.2.1. Mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu Hnbd (m)...........................82

4.2.2. Mực nước biển dâng do bão Hb (m)..................................................82

4.2.3. Mực nước biển dâng do sóng leo Hsl (m) .........................................83

V. XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH NHẰM BẢO VỆ HỆ SINH THÁI.........88

5.1. Căn cứ và phương pháp xác định khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái

với biển (Dst)........................................................................................................88

5.2. Đặc điểm các khu vực và đề xuất khoảng cách Dst..................................89

VI. XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN

CỦA NGƯỜI DÂNVỚI BIỂN........................................................................90

6.1. Căn cứ, mục đích xác định khoảng cách nhằm bảo đảm quyền tiếp cận

của người dân với biển (Dtc)................................................................................90

6.2. Đặc điểm các khu vực và kết quả xác định khoảng cách Dtc...................91

VII. RANH GIỚI HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNHTHÁI BÌNH....93

7.1. Kết quả xác định chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển tại các mặt cắt.......93

7.2. Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển.........................................................96

VIII. ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN

TỈNH THÁI BÌNH..........................................................................................104

8.1. Trách nhiệm của UBND các cấp trong thiết lập, quản lý, bảo vệ hành

lang bảo vệ bờ biển ...........................................................................................104

8.1.1 Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm……………………………..103

8.1.2 Ủy ban nhân dân huyện Tiền Hải, Thái Thụy có trách nhiệm……..104

8.1.3 Ủy ban nhân dân các xã có biển có trách nhiệm…………………….104

8.2. Vai trò của các bên liên quan.................................................................106

8.2.1 Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm……………………..105

8.2.2 Các sở, ban, ngành có trách nhiệm…………………………………105

IX. KẾT LUẬN –KIẾN NGHỊ...............................................107

9.1. Kết luận............................................................................108

9.2. Kiến nghị.............................................................................108

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................109

PHỤLỤC...............................................................................110

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết

Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng được bao bọc bởi một mặt giáp biển và 3 mặt giáp sông, với đường bờ biển dài khoảng 54 km theo hướng Bắc Nam, dọc bờ biển có 05 cửa sông lớn (gồm: Thái Bình, Diêm Hộ, Trà Lý, Lân, Ba Lạt); vùng ven biển tỉnh Thái Bình cũng là nơi chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, đa mục tiêu; là nơi tập trung các hoạt động với khu kinh tế, các khu công nghiệp, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, vùng đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, các hoạt động cảng biển hàng hải và du lịch; nằm trong vùng có lợi thế của khu vực tam giác kinh tế đồng bằng Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Có lợi thế vị trí địa lý cách Hà Nội khoảng 110 km, Hải Phòng 70 km, với một lợi thế rất quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh là tuyến đường quốc lộ 10 đi qua, đây là tuyến đường huyết mạch giao thông giữa các tỉnh đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Ngoài ra còn tuyến quốc lộ 37B là tuyến đường bộ nối ba tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hà Nam có chiều dài toàn tuyến là 139 km, quốc lộ 39 nối Hưng Yên - Hưng Hà - Đông Hưng và thành phố Thái Bình.

Bên cạnh những lợi thế và tiềm năng to lớn từ biển mang lại thì vùng biển Việt Nam nói chung cũng như vùng biển tỉnh Thái Bình nói riêng đang ngày càng bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng do Thái Bình là một tỉnh không có đồi núi, mạng lưới sông ngòi chằng chịt, độ cao trung bình của tỉnh không quá 3m so với mực nước biển. Các độ cao trên 3m được thiết lập do con người tạo nên bởi việc đắp đê ngăn nước của các con sông lớn như: sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Hóa, sông Thái Bình, đê ngăn nước biển và một số cồn cát sát biển Đông. Nếu vỡ đê sông bất cứ chỗ nào thì một nửa tỉnh Thái Bình bị ngập sâu từ ngập sâu từ 4 ¸ 5m nước trở lên hoặc vỡ đê biển bất cứ chỗ nào thì hàng ngàn ha đất canh tác bị nhiễm mặn phải cải tạo, thau rửa nhiều năm mới hồi phục được. Đây là một trong những thách thức và rào cản ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Thái Bình.

Do đó, để kịp thời đáp ứng được yêu cầu về quản lý nhà nước, đảm bảo việc khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ theo hướng bền vững, đồng thời giải quyết tiến độ đầu tư, xây dựng các dự án lớn đang triển khai tại các khu vực ven biển của tỉnh Thái Bình theo quy định pháp luật; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển, nhiệm vụ cần thiết đặt ra là phải “Xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển thuộc nhiệm vụ Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biểntrên cơ sở Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển và đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm của tỉnh Thái Bình đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt tại các Quyết định: số 232/QĐ-UBND ngày 20/01/2020, số 1724/QĐ-UBND ngày 19/7/2021.

3. Mục tiêu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ theo hướng bền vững; bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

33.2 Mục tiêu cụ thể

- Thiết lập ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển; phê duyệt và công bố ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển

- Có được tài liệu báo cáo về chiều rộng và các số liệu phục vụ cho công tác cắm mốc ngoài thực địa của các khu vực cần thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển

4. Phạm vinghiên cứu

Tỉnh Thái Bình có diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh hơn 1.586,4 km2; được chia ra làm 08 đơn vị hành chính cấp huyện/thành phố (07 huyện và 01 thành phố trực thuộc tỉnh) gồm: thành phố Thái Bình (trung tâm kinh tế và chính trị của tỉnh), các huyện: Kiến Xương, Vũ Thư, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải và Thái Thụy với 260 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 09 thị trấn và 241 xã. Trong đó có 02 huyện tiếp giáp biển là huyện Tiền Hải và Thái Thụy với 14 xã, thị trấn ven biển: các xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô và thị trấn Diêm Điền thuộc huyện Thái Thụy; xã Đông Trà (xã Đông Hải sáp nhập vào xã Đông Trà từ ngày 01/3/2020), xã Đông Long, xã Đông Hoàng, xã Đông Minh, xã Nam Cường, xã Nam Thịnh, xã Nam Hưng, xã Nam Phú thuộc huyện Tiền Hải.

Hình MD.1. Phạm vi vùng bờ tỉnh Thái Bình

Phạm vi thực hiện xác định chiều rộng, ranh giới HLBVBB, được xác định trên cơ sở Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đối với 08 khu vực ven bờ thuộc địa giới hành chính các xã: Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô thuộc huyện Thái Thụy và các xã: Đông Trà, Đông Long, Đông Hoàng thuộc huyện Tiền Hải.

I. TỔNG QUAN VÙNG BỜ TỈNH THÁI BÌNH

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện khí tượng thủy hải văn

1.1.1 Vị trí địa lý

Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tọa độ địa lý vùng bờ tỉnh Thái Bình trải dài từ 20017′ đến 20044′ vĩ độ Bắc và 106006′ đến 106039′ kinh độ Đông, có bờ biển thuộc vùng đất ven bờ dài 54km. Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Nam Định, Hà Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%, cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2 m so với mặt biển. Nhìn chung, toàn tỉnh có tính thấp dần từ Bắc xuống Nam, nhưng tùy thuộc và từng khu vực địa hình có xu hướng thấp trung hoặc cao hơn so với địa hình chung.

1.1.2. Địa hình, địa mạo

Hình thái bờ biển có địa hình thấp, dao động từ 0,5-3,0 m. Địa hình đáy biển nông ven bờ phần lớn là đồng bằng tích tụ delta ngầm, địa hình bằng phẳng, độ dốc không quá 30%, độ dốc cao chủ yếu ở khu vực cửa Ba Lạt, địa hình được phức tạp hóa bởi hệ thống luồng lạch và các bãi tích tụ ngầm ở cửa sông. Đáy biển ven bờ có độ dốc nhỏ. Độ sâu trung bình của vùng ven bờ trong phạm vi 3 km chỉ khoảng 3-5 m. Địa hình đáy biển ven bờ của tỉnh Thái Bình rất thuận lợi cho phát triển rừng ngập mặn.

Thổ nhưỡng

Đất đai của tỉnh Thái Bình có nguồn gốc do quá trình bồi tích sông biển và lắng đọng phù sa của sông Hồng, sông Trà Lý và sông Thái Bình, nên hình thành các lớp đất xen kẽ, trong đó có 04 nhóm đất chính sau: Đất cát, đất phù sa nhiễm mặn, đất phèn, đất phù sa.

Hình thái bờ biển

Cấu trúc địa chất vùng đới bờ tỉnh Thái Bình, có thể được chia ra làm 3 nhóm: trầm tích aluvi; trầm tích vũng vịnh và trầm tích delta, trong đó nhóm trầm tích vũng vịnh và cửa sông rất phổ biến. Bề dày của nhóm thay đổi trong phạm vi khá lớn theo hướng tăng dần về phía biển. Thành phần chủ yếu của nhóm trầm tích này là sét màu xám xanh nhạt xen nhiều hạt hữu cơ. Tuổi tuyệt đối được xác định từ 7.000-11.000 năm, được xếp vào Holoxen sớm (Q21). Các nhóm trầm tích delta và aluvi chiếm diện tích nhỏ của vùng nghiên cứu.

Vùng nghiên cứu có địa hình thấp, dao động từ 0,5 đến 3,0 m. Địa hình đáy biển nông ven bờ phần lớn là đồng bằng tích tụ delta ngầm, địa hình bằng phẳng, độ dốc không quá 30%, độ dốc cao chủ yếu ở khu vực cửa Ba Lạt, địa hình được phức tạp hóa bởi hệ thống luồng lạch và các bãi tích tụ ngầm ở cửa sông.

Đáy biển ven bờ

Đặc điểm của địa hình đáy biển ven bờ của tỉnh Thái Bình có độ dốc nhỏ. Chiều sâu trung bình của vùng ven bờ trong phạm vi 3km chỉ khoảng 3-5 mét. Với độ dốc nhỏ, chiều sâu không lớn và được bồi đắp thêm phù sa hằng năm nên địa hình đáy biển ven bờ của tỉnh Thái Bình rất thuận lợi cho phát triển rừng ngập mặn.

Nền đáy của vùng ven bờ tỉnh Thái Bình chủ yếu là bùn, bùn-cát và có sự phân bố tương đối khác nhau giữa hai vùng thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bởi sự tác động của hai hệ thống sông này. Đối với nền đáy của khu vực huyện Tiền Hải, do chịu sự tác động của hệ thống sông Hồng với lượng bùn, trầm tích hữu cơ, hàm lượng muối khoáng và nhiều yếu tố khác nên khu vực này được bồi đắp hằng năm với số lượng lớn và diện rộng. Những yếu tố đó đã tạo ra cho vùng cửa Ba Lạt có chất đáy chủ yếu là bùn, bùn-cát, hàm lượng muối khoáng cao, trầm tích lớn. Đối với khu vực huyện Thái Thụy, lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về qua cửa Thái Bình, cửa Diêm Hộ và cửa Trà Lý là tương đối lớn nhưng nhỏ hơn so với lưu lượng nước ở cửa Ba Lạt. Do đó, khu vực này chủ yếu bị tác động của bởi thủy triều mạnh hơn, chất đáy ở vùng này chủ yếu là bùn-cát, tốc độ dòng chảy thấp, hàm lượng muối dinh dưỡng ở mức trung bình.

Địa hình ngoài khơi thuộc vùng nội thủy của tỉnh Thái Bình: Đây là vùng vẫn chịu ảnh hưởng của bồi lắng phù sa vùng ven biển. Do vậy, nhìn chung địa hình vẫn biến động theo thời gian. Độ sâu nước lớn nhất của vùng dao động khoảng từ 20 đến 30 m, trong đó diện tích có độ sâu từ 3-5 m chiếm khoảng 25%, diện tích có độ sâu từ 5 đến 20 m chiếm khoảng 60%, còn lại diện tích có độ sâu từ 20 đến 30 m chiếm khoảng 15%. Vùng nước có độ sâu từ 10 đến 20 m có tài nguyên nghèo. (Nguồn: Báo cáo tổng kết nhiệm vụ:“Điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường biển và xác định đường mực nước triều cao Thái Bình nhiều năm nhằm xác lập danh mục khu vực cần thành lập hành lang bảo vệ bờ biển” của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình).

Cồn cát và bãi biển ven bờ

Cồn Vành thuộc địa phận xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, có diện tích khoảng 1.700 ha chạy dọc theo bờ biển hướng từ phía Nam lên phía Bắc và tạo thành một hình vòng cung ôm lấy bờ biển và hình thành nên một vũng nhỏ kín gió. Mặt khác, do nằm tương đối độc lập ở ngoài biển cho nên không khí ở đây rất trong lành. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm hình thái học của cồn Vành tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và tàu thuyền nhỏ có thể tránh bão ở trong vũng. Hiện nay, khu vực cồn Vành đã được quy hoạch xong.

Cồn Thủ thuộc địa phận huyện Tiền Hải, có diện tích khoảng 613 ha; là cồn ngầm chạy dọc theo bờ biển theo hướng Bắc-Nam. Với đặc điểm hình dạng là dải đất ngầm, cồn Thủ có tác dụng giảm tác động của sóng biển đến vùng bờ.

Cồn Đen thuộc địa phận xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, có diện tích khoảng 1.150 ha và cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 40 km. Nơi đây có những nét hoang sơ của một cồn biển đẹp nhất miền Bắc với rừng ngập mặn ven biển gồm những loại sú vẹt, bần đước, và những rặng phi lao thẳng tắp và rừng dừa nước ngập mặn, tạo điều kiện cho phát triển du lịch.

1.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy hải văn

1.1.2.1. Điều kiện khí hậu

Khí hậu của tỉnh mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới của đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa hè thường nóng bức, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mưa lớn thường tập trung vào các tháng 7, 8, 9 và cũng là thời kỳ bão hoạt động mạnh. Mùa lạnh thời tiết khô (từ tháng 11 - tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình trong năm 2019 là 24-250C, nhiệt độ thấp nhất ở mức 17,60C và cao nhất tới 30,90C. Số giờ nắng trong năm từ 27,8-206,7 giờ. Lượng mưa trung bình năm từ 83,6mm -154,7 mm, cao nhất 522,8 mm và thấp nhất là 2 mm. Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm từ 84 - 86%. (Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2019).

Chế độ gió

Thái Bình có 2 loại gió: gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông

Mùa gió Đông Bắc kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1; trong các tháng 12, 1 là gió mùa lục địa, đem lại thời tiết lạnh và khô. Trên biển, gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, với tần suất khoảng 70%. Ở bờ biển, tùy theo hình thái địa hình mà hướng gió thịnh hành có thể là Đông Bắc hoặc Bắc. Tần suất tổng cộng của các hướng có thành phần Bắc chiếm khoảng 50 ÷ 60%, thấp hơn so với ở vùng biển khơi. Trong thời kỳ này gió hướng Đông cũng thường xuất hiện với tần suất 20 ÷ 30%. Từ tháng 2 đến tháng 4 là thời kỳ suy thoái của các luồng gió từ phương Bắc, đồng thời gió Đông phát triển mạnh và trở nên thống trị. Ở vùng Thái Bình, gió Đông đã trở nên thịnh hành từ tháng 2. Tần suất gió Đông trong các tháng 2, 3, 4 lên đến 50 ÷ 60%; hướng gió Bắc vẫn còn chiếm tỷ lệ khoảng 15 ÷ 25%.

1.1.2.2. Điều kiện thủy, hải văn

Thủy văn

Khu vực vùng bờ tỉnh Thái Bình có 05 cửa sông lớn, gồm:

- Cửa Ba Lạt: Cửa chính của sông Hồng, thuộc huyện Tiền Hải, nằm giữa 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định;

- Cửa Lân: Cửa chính của sông Kiến Giang, thuộc huyện Tiền Hải;

- Cửa Trà Lý: Cửa chính của sông Trà Lý nằm giữa huyện Thái Thụy và huyện Tiền Hải;

- Cửa Diêm Hộ: Cửa chính của sông Diêm Hộ, thuộc huyện Thái Thụy;

- Cửa Thái Bình: Được tạo bởi 2 sông Hóa và sông Thái Bình, là khu vực giáp ranh giữa tỉnh Thái Bình và thành phố Hải Phòng.

Thái Bình có mạng lưới sông ngòi dày đặc, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 04 con sông lớn chảy qua, gồm: Sông Hoá, sông Luộc, sông Hồng, sông Trà Lý. Ngoài ra, tỉnh Thái Bình còn có hệ thống các sông trục nằm trong đê sông, đê biển dài trên 2.820 km.

Do có nhiều cửa sông và nằm ở vùng hạ lưu nên vùng bờ có hệ thống sông ngòi chằng chịt, mật độ mạng lưới sông ngòi là 5,72 km/km2. Đặc điểm chung của các sông ở vùng bờ tỉnh Thái Bình là đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển với độ dốc mặt nước nhỏ, thoát nước chậm. Do đó về mùa mưa lũ mực nước các sông lớn gây úng và xói lở cục bộ đất canh tác ngoài đê.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường nạo vét thông luồng cửa biển

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Mẫu báo cáo giấy phép môi trường đầu tư trang trại chăn nuôi gà sạch
Mẫu báo cáo giấy phép môi trường đầu tư trang trại chăn nuôi gà sạch

535 Lượt xem

DỊCH VỤ TƯ VẤN HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI - MINH PHƯƠNG CORP, báo cáo cấp giấy phép môi trường trang trại gà quy mô 1.095.000 con/năm. Một năm trại gà nuôi 1.095.000 con gà thịt. Dự án nuôi gà thịt

Nội dung của báo cáo ĐTM dự án trạm biến áp 110kv cát nhơn và đấu nối
Nội dung của báo cáo ĐTM dự án trạm biến áp 110kv cát nhơn và đấu nối

707 Lượt xem

Tên dự án trạm biến áp 110kV Cát Nhơn và đấu nối. Địa điểm thực hiện dự án: thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

9 cách bảo vệ môi trường biển tại nhà
9 cách bảo vệ môi trường biển tại nhà

1574 Lượt xem

Gần đây, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các đại dương không còn có thể chịu được ô nhiễm dai dẳng, và chúng ta phải bảo vệ chúng.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy điện mặt trời
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy điện mặt trời

168 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy điện mặt trời; trạm biến áp và đường dây dẫn 110KV. Sản xuất điện từ nguồn năng lượng mặt trời có công suất 30 MWp với đường dây truyền tải điện 110 kV từ nhà máy đến lưới điện quốc gia dài 8,36 km. Sản lượng điện hằng năm khoảng 43.195 MWh/năm

Mẫu đơn xin cấp giấy phép môi trường trại lợn
Mẫu đơn xin cấp giấy phép môi trường trại lợn

588 Lượt xem

Giấy phép môi trường Trang trại , Giấy phép môi trường trại lợn. Mẫu đơn xin cấp giấy phép môi trường trang trại lợn.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng