Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy xi măng

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy xi măng. Dự án thay đổi công nghệ, bổ sung thiết bị, nâng công suất Nhà máy Xi măng 12/9 Nghệ An 1.500 tấn clanker/ngày tương đương 55 vạn tấn xi măng/năm.

MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................... vi

Chương I............................................................................................................ 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ CỞ SỞ...................................................................... 1

1. Tên chủ cơ sở:................................................................................................ 1

2. Tên cơ sở:....................................................................................................... 1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.......................................... 3

3.1. Công suất, quy mô của cơ sở........................................................................ 3

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở....................................................................... 3

3.3. Sản phẩm của cơ sở:..................................................................................... 6

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn

cung cấp điện, nước của cơ sở:............................................................................ 6

CHƯƠNG II..................................................................................................... 17

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA

MÔI TRƯỜNG................................................................................................ 17

Chương III........................................................................................................ 27

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.................................................................................... 27

1.3. Xử lý nước thải.......................................................................................... 36

5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường......................................... 75

5.1 Phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải.................................... 75

Chương IV....................................................................................................... 79

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG................................ 79

4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................................... 79

4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải................................................. 80

4.2.1. Nguồn phát sinh khí thải đưa về các Hệ lọc bụi tĩnh điện........................... 80

4.2.2. Nguồn phát sinh khí thải đưa về các Hệ lọc bụi túi vải.............................. 81

4.2.3. Bụi, khí thải khác.................................................................................... 84

4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung................................... 85

4.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:........................................................... 85

4.3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:............................................................. 86

4.3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung.................................................. 86

Chương V......................................................................................................... 87

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.................................... 87

5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải............................... 87

5.1.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải năm 2022............ 87

5.1.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải năm 2023............ 89

5.4. Kết quả quan trắc khí thải tự động, liên tục tại cơ sở.................................... 96

Chương VI....................................................................................................... 98

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ....................... 98

6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở............. 98

6.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật....................... 98

6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm..................................... 99

Chương VII.................................................................................................... 100

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.............. 100

ĐỐI VỚI CƠ SỞ............................................................................................ 100

Chương VIII................................................................................................... 101

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ........................................................................ 101

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CỞ SỞ

1. Tên chủ cơ sở:

Tên chủ cơ sở: Công ty cổ phần xi măng.............

Địa chỉ văn phòng: ..............., xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Người đại diện theo pháp luật của cơ sở: Ông: Hoàng Mạnh Khởi; Chức vụ: Giám đốc điều hành

Điện thoại: ..................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: .......... do Phòng đăng kí kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp đăng ký lần đầu ngày 29/12/1992, thay đổi lần thứ 15 ngày 03/01/2019.

Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương của cơ sở:

Giấy chứng nhận đầu tư số ............... do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cấp chứng nhận lần đầu ngày 18 tháng 5 năm 2009, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 21 tháng 10 năm 2014, chứng nhận thay đổi lần thứ 2 ngày 02 tháng 12 năm 2014, chứng nhận thay đổi lần thứ 3 ngày 09 tháng 06 năm 2015.

Mã số thuế: ..............

Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Sản xuất clinker và xi măng.

2. Tên cơ sở:

Tên cở sở: NHÀ MÁY XI MĂNG

Địa điểm cơ sở: xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Tổng diện tích sử dụng đất : 137.293,4m2 , trong đó: 48.654,4 m2 thuộc thửa đất số 757, tờ bản đồ số 07 xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An tại hợp đồng thuê đất số 157/HDD-TĐ ngày 29 tháng 11 năm 2022 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Công ty Cổ phần xi măng ...... 2.88.639 m2 Xác định theo “Trích lục bản đồ địa chính khu đất (đo, chỉnh lý bổ sung) số 323/BĐ.ĐC – Khu đất mở rộng nhà máy xi măng 12/9 giai đoạn 1 – Công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9 – xã Hội Sơn, tỉnh Nghệ An” thuộc hợp đồng thuê đất số 66/HĐ-TĐ ngày 25 tháng 05 năm 2010 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng/Giấy phép xây dựng của cơ sở:

  • Giấy phép xây dựng số 12 GP/SXD ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An cấp cho Công ty Cổ phần xi măng 12/9 địa chỉa tại xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An được phép xây dựng các công trình thuộc dự án : Thay đổi công nghệ, bổ sung thiết bị, nâng cấp công suất Nhà máy măng 12/9.
  • Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (các quyết định môi trường độc lập đã được cấp của cơ sở) và các loại giấy phép môi trường thành phần gồm:
  • Quyết định số 1703/QĐ-UBND.ĐC ngày 16/05/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động Môi trường của Dự án thay đổi công nghệ, bổ sung thiết bị, nâng công suất Nhà máy Xi măng 12/9 Nghệ An 1.500 tấn clanker/ngày tương đương 55 vạn tấn xi măng/năm.
  • Giấy phép xả thải vào nguồn nước Số 38/GP-STNMT.NBHĐ ngày 07/05/2021 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An cấp.
  • Giấy phép khai thác nước mặt số 39/GP-STNMT.NBHĐ ngày 07 tháng 05 năm 2021 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An cấp.
  • Quy mô của cơ sở (phân loại theo Luật đầu tư công): Cơ sở thuộc điểm d (Nhà máy sản xuất xi măng), mục I, phần B, Phụ lục I - Phân loại Dự án đầu tư công, ban hành kèm Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ với nguồn vốn khoảng 796,397 tỷ đồng (nằm trong khoảng từ 120 tỷ đến 2.300). Do đó, cơ sở thuộc nhóm B.
  • Quy mô của cơ sở (phân loại theo Luật Bảo vệ môi trường): Cơ sở thuộc số thứ tự 12 (Sản xuất xi măng), cột 4 (công suất dưới 1.200.000 tấn/năm), mục II, Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ. Do đó, cơ sở thuộc nhóm II.

Căn cứ lập báo cáo đề xuất GPMT:

Căn cứ tại khoản 2, điều 39 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 thì cơ sở thuộc đối tượng phải lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Vì vậy, Công ty cổ phần xi măng Sông Lam 2 phối hợp với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An tiến hành lập báo cáo đề xuất cấp GPMT theo cấu trúc quy định phụ lục X, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.

Hình 1.1. Nhà máy xi măng

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1 Công suất, quy mô của cơ sở.

3.1. Công suất của cơ sở

Nhà máy xi măng đã được đầu tư đồng bộ từ công đoạn tiếp nhận, tồn trữ và đồng nhất sơ bộ nguyên liệu, nghiền liệu, nung clinker đến nghiền xi măng, đóng bao và xuất sản phẩm với qui mô như sau:

Bảng 1.1. Công suất thiết kế của cơ sở

3.1.2. Quy mô cơ sở

Quy mô về diện tích: tổng diện tích 137.293,4m2

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

Dây chuyền sản xuất xi măng của Công ty là dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô với các trang thiết bị do hãng Bằng Phi (Trung Quốc) thiết kế và cung cấp. Toàn bộ dây chuyền sản xuất chính và các công đoạn phụ trợ đều được cơ khí hoá và tự động hoá ở mức cao. Các công đoạn chính của dây chuyền sản xuất bao gồm công đoạn nung nguyên liệu, công đoạn làm nguội clinker, công đoạn nghiền than, công đoạn nghiền xi măng.

Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất: Đá vôi + đất sét + quặng sắt + cao silic (từ các silo chứa) → Nghiền liệu sống → Silô đồng nhất liệu sống → Nung luyện clinker → Làm nguội clinker → Silô Clinker (→ xuất clinker rời) → Nghiền xi măng → Silô chứa xi măng → Đóng bao xi măng (hoặc xuất xi măng rời) → Xuất xi măng.

Hình 1.2. Quy trình công nghệ của dây chuyền sản xuất nhà máy xi măng

Thuyết minh dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy:

1. Chuẩn bị nguyên liệu:

Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đá vôi và đất sét. Ngoài ra còn sử dụng quặng sắt và boxit làm các nguyên liệu điều chỉnh.

Đá vôi khai thác ở mỏ đá Bắc Kim Nhan nằm ngay trong khuôn viên nhà, máy bằng phương pháp khoan nổ mìn, sẽ được bốc xúc lên ô tô có tải trọng lớn để vận chuyển tới máy đập búa. Loại máy này có thể đập được các cục đá vôi có kích thước ≤ 1.100mm và cho ra sản phẩm có kích thước ≤ 70mm (đạt được 90%). Sau khi được đập nhỏ, đá vôi sẽ được vận chuyển bằng băng tải cao su về kho đồng nhất sơ bộ và được rải thành đống, theo phương pháp rải đống CHEVRON (L) và có mức độ đồng nhất là 10:1.

Đất sét mua thương mại sẽ được vận chuyển bằng ô tô tới máy cán sét 2 trục. Loại máy này cho phép cán được những cục đất sét có kích thước ≤ 300mm, độ ẩm tới 19 % và cho ra sản phẩm có kích thước ≤ 70mm (đạt được 90%). Sau đó, đất sét được vận chuyển tới kho đồng nhất sơ bộ và rải thành đống. Phụ gia điều chỉnh được công ty sử dụng là Quặng sắt và Bôxit.

2. Nghiền nguyên liệu và đồng nhất:

Các cầu xúc đá vôi, đất sét, quặng sắt và boxit có nhiệm vụ cấp liệu vào các két chứa của máy nghiền. Từ đó, qua hệ thống cân định lượng liệu được cấp vào máy nghiền. Bột liệu đạt yêu cầu sẽ được vận chuyển tới si lô đồng nhất bột liệu bằng hệ thống gầu nâng và máng khí động. Si lô đồng nhất bột liệu làm việc theo nguyên tắc đồng nhất và tháo liên tục. Việc đồng nhất bột liệu được thực hiện trong quá trình tháo bột liệu ra khỏi si lô. Sau khi rút liệu khỏi si lô bột liệu đạt được hệ số đồng nhất là: 10:1

3. Hệ thống lò nung và thiết bị làm lạnh clinker:

Bột liệu sau khi được định lượng được vận chuyển tới tháp trao đổi nhiệt bằng hệ thống máng khí động, gầu nâng. Qua tháp trao đổi nhiệt, calciner, lò quay bột liệu được thực hiện quá trình sấy, phân huỷ đá vôi, đá sét, các phản ứng hoá học tạo ra các khoáng chính. Sau khi đi qua zôn nung bột liệu đã được kết khối và vê viên thành những hạt clinker. Lò được thiết kế sử dụng vòi đốt than đa kênh đốt 100 % than antraxít. Tỷ lệ nhiên liệu dùng trong calciner/lò nung là 60/40. Clinker sau khi ra khỏi lò được đổ vào thiết bị làm nguội kiểu ghi được làm nguội đến nhiệt độ là 65oC ± nhiệt độ môi trường, sau đó qua máy đập sơ bộ. Clinker sau khi được làm nguội và đập nhỏ đạt kích thước < 25mm được vận chuyển tới si lô để chứa và ủ clinker. Clinker sau khi ủ sẽ được vận chuyển đến các két chứa trung gian để xuất bằng đường ô tô, hoặc tới công đoạn nghiền xi măng.

4. Nhiên liệu:

Lò được thiết kế để chạy 100 % than antraxít, dầu DO chỉ sử dụng trong quá trình sấy lò và chạy ban đầu. Than thô được vận chuyển tới máy nghiền bi . Bột than mịn được chứa trong 2 két than mịn, 1 két để dùng cho lò, 1 két dùng cho calciner. Than mịn qua hệ thống cân định lượng được cấp vào lò và calciner bằng ống thổi khí.

5. Nghiền xi măng - đóng bao -xuất xi măng:

Clinker, thạch cao, phụ gia được định lương theo tỷ lệ được vận chuyển tới máy nghiền bi để được nghiền mịn tới độ mịn yêu cầu. Sản phẩm đã đạt độ mịn được vận chuyển tới các silô chứa xi măng. Từ silô xi măng được xuất rời hoặc chuyển tới công đoạn đóng bao và xuất xi măng bao bằng ôtô.

Hình 1.3. Một số công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất của dây chuyền

3.3. Sản phẩm của cơ sở:

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

a. Nhu cầu sử dụng điện

- Nguồn cung cấp:

Nhà máy xi măng Sông Lam 2 có tổng công suất điện đặt 13.994kW và công suất tính toàn 11.363kW. Nhà máy hiện đang sử dụng điện từ đường tuyến đường dây 110kV mạch đơn Vinh – Đô Lương – Anh Sơn – Cong Công – Tương Dương, điểm đấu nối sát hàng rào nhà máy. Ngoài ra nhà máy sử dụng máy phát điện công suất 600kW để cấp điện khẩn cấp cho một số công đoạn chủ yếu khi có sự cố lưới điện.

- Nhu cầu sử dụng:

Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy được thống kê dựa trên số liệu thực tế tiêu thụ như sau:

Bảng 1.2. Nhu cầu sủ dụng điện năm 2023

b. Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn cung cấp nước: Nước được lấy từ Khe Sừng, đoạn chảy qua xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Nước được bơm hút bằng máy bơm ly tâm đặt chìm qua hệ thống đường ống truyền tải 175mm và dẫn về các bể lắng lọc, sau đó bơm lên tháp phân phối cho các vị trí có nhu cầu trong nhà máy.

c. Nhu cầu sử dụng hóa chất

Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng hóa chất của Nhà máy xi măng

d. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu:

Nguyên, nhiên liệu nhà máy sử dụng năm 2023 được nhà máy tổng hợp từ báo cáo hàng ngày và báo cáo năm 2023. Riêng tháng 12 dừng lò theo kế hoạch của ban lãnh đạo tập đoàn nên không sử dụng các nguyên nhiên liệu: Than, dầu DO, đá vôi nghiền liệu, Silic, Cao nhôm...

Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu năm 2023

1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

1.5.1. Quá trình hoạt động của nhà máy

Nhà máy xi măng.....Nghệ An được thành lập tại Quyết định số 2121/QĐ/UB ngày 12/11/1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Quá trình hoạt động Nhà máy đổi tên thành Công ty Xi măng 12/9 (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nhà nước số ............., do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp). Nhà máy được khai thác đá vôi làm nguyên liệu xi măng tại Bắc Kim Nhan, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh nghệ An theo giấy phép khai thác khoáng sản số 2908/QĐ-ĐCKS ngày 30 tháng 12 năm 1997 do bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) cấp.

Theo chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Xi măng 12/9 đăng ký thành Công ty cổ phần Xi măng 12/9 (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số .......... đăng ký thay đổi lần 1, do Phòng Đăng ký kinh doanh, sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp).

Công ty Cổ phần Xi măng 12/9 được Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chuyển quyền sở hữu cổ phần cho Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) tại Hợp đồng chuyển nhượng cho quyền sở hữu cổ phần số 2009/SCIC-PVC ngày 07/02/2009. Theo đó, Công ty Cổ Phần Xi măng 12/9 được đổi tên thành công ty Cổ phần Xi măng Dầu khí 12/9 (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số .......... đăng ký lần đầu ngày 29 tháng 12 năm 1992 đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 27 tháng 4 năm 2010 do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp).

Công ty Cổ phần Xi măng Dầu khí 12/9 đổi tên thành Công ty Cổ phần Xi măng Dầu khí ........ (tại quyết định số 840/QĐ-HĐQT ngày 14 tháng 9 năm 2011 về việc đổi tên gọi Công ty, chức danh Ban Tổng Giám đốc và sửa đổi điều lệ tổ chức hoạt động; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty Cổ phần số.........).

Ngày 04 tháng 03 năm 2015, Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghệ An đơn vị nhận chuyển nhượng sở hữu cổ phần từ Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) có Nghị quyết số 07/NQ-PVNC của Hội đồng quản trị. Theo đó, Hội đồng quản trị đồng ý chuyên nhượng Cổ phần của Tổng công ty tại Công ty Cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An.

Công ty Cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An đổi tên Công ty Cổ phần xi măng Dầu khí Nghệ An thành Công ty Cổ phần xi măng .......... tại Quyết định số 09/QĐ-ĐHĐCĐ ngày 20 tháng 3 năm 2015. Ngày 23 tháng 4 năm 2015, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có công văn số 1962/UBCK-PTTT về việc giao dịch cổ phiếu PX1. Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng ý sử dụng hệ thống chuyển quyền sở hữu của VDS cho việc chuyển nhượng 19.253.500 cổ phiếu PX1 từ PVNC (Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An) cho Công ty TNHH T............

Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An chuyển nhượng cổ phần cho Công ty TNHH ............ tại Hợp đồng mua bán cổ phiếu số 29/HĐ-PVNC-VISSAI ngày 04 tháng 5 năm 2015.

Công ty TNHH Tập đoàn ......... giao cho công ty Công ty Cổ phần Xi măng ......... (là công ty con của Công ty TNHH Tập đoàn ............) quản lý và khai thác mỏ đá vôi xi măng Bắc Kim Nhan, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Công ty Cổ phần Xi măng .......... hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp công ty cổ phần số ........ do Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và Sở đầu tư tỉnh Nghệ An cấp lần đầu ngày 29 tháng 12 năm 1992, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 01 tháng 02 năm 2016 (Giấy chứng nhận đăng ký Kinh doanh nghiệp công ty cổ phần số...........).

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất bột cá

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Quy định cấp phép xả nước thải vào nguồn nước cho doanh nghiệp
Quy định cấp phép xả nước thải vào nguồn nước cho doanh nghiệp

1066 Lượt xem

Để xả nước thải ra môi trường cần phải xin phép xả thải vào nguồn nước và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy điều kiện và thủ tục cấp phép xả nước thải vào nguồn nước như thế nào?

Báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án Nâng công suất Nhà máy sản xuất bóng đánh Golf
Báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án Nâng công suất Nhà máy sản xuất bóng đánh Golf

55 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án Nâng công suất Nhà máy sản xuất bóng đánh Golf từ 57.600.000 quả/năm lên thành 86.400.000 quả/năm

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của khu nghỉ mát
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của khu nghỉ mát

127 Lượt xem

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của khu nghỉ mát. Sản phẩm của Cơ sở là nhà ở gia đình kết hợp kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày nhằm cung cấp các dịch vụ du lịch chất lượng tốt, chi phí hợp lý cho du khách trong và ngoài nước.

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác cát làm vật liệu xây dựng trên sông
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác cát làm vật liệu xây dựng trên sông

1012 Lượt xem

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án phải có đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác cát; bản đồ khu vực khai thác cát; quyết định phê duyệt trữ lượng cát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khai thác cát rồi mới đến bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư khai thác cát làm vật liệu xây dựng trên sông.

Báo cáo Đề xuất cấp Giấy phép môi trường cơ sở Khu du lịch sinh thái
Báo cáo Đề xuất cấp Giấy phép môi trường cơ sở Khu du lịch sinh thái

57 Lượt xem

Báo cáo Đề xuất cấp Giấy phép môi trường cơ sở Khu du lịch sinh thái với các chức năng chính là trung tâm dịch vụ du lịch cao cấp với các loại sản phẩm đa dạng: khu dịch vụ du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng, hội nghị hội thảo,… để phục vụ cho du khách trong và ngoài nước khi đến với cơ sở.

Cách xử lý bùn thải cho các khu công nghiệp tại Việt Nam
Cách xử lý bùn thải cho các khu công nghiệp tại Việt Nam

1271 Lượt xem

Điều này đặc biệt áp dụng cho lĩnh vực nước thải, đó là lý do tại sao nước thải ô nhiễm công nghiệp và bùn thải được tạo ra gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng