Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án đầu tư sản xuất và chăn nuôi thịt lợn sạch

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (gpmt) dự án đầu tư sản xuất và chăn nuôi thịt lợn sạch. Công suất của dự án đầu tư: 300 lợn nái ngoại. 4000 lợn thịt giống ngoại

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư:Công ty TNHH ...........

- Địa chỉ văn phòng: ............., thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Người đại diện theo pháp luật: ......... Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: ................

-Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư số ............ ngày 15/7/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt chủ trương đầu tư danh mục các dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 (đợt 1).

2. Tên dự án đầu tư:

Dự án sản xuất và chăn nuôi lợn thịt sạch

2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

+ .............., xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Vị trí, ranh giới: Thuộc ............, khu chăn nuôi tập trung xã Liên Châu, huyện Yên Lạc.

+ Diện tích sử dụng đất: 256.594 m2;

+Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất: Được quy hoạch là đất phục vụ hoạt động chăn nuôi tập trung của xã Liên Châu, huyện Yên Lạc.

- Cơ sở pháp lý xác định quyền sử dụng khu đất:

+ Quyết định số 90/QĐ-UBND ngày 04/8/2021 của UBND xã Liên Châu về việc phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích tại xã Liên Châu (đất 5%);

+ Hợp đồng kinh tế số 14/HĐKT ký ngày 14/6/2016 giữa UBND xã Liên Châu và bà Nguyễn Thị Kiều Oanh.

+ Hợp đồng thuê đất 23/HĐ-TĐ ngày 05/8/2021 giữa UBND xã Liên Châu và bà Nguyễn Thị Kiều Oanh.

+ Hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất số ...../2020/ HĐTLQSDĐ ký ngày 15/8/2020 giữa bà Nguyễn Thị Kiều Oanh và Công ty TNHH Lâm Ngọc Minh.

2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư

Sở Xây dựng Vĩnh Phúc; Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc.

2.3. Quy mô của dự án đầu tư

2.3.1. Quy mô xây dựng gồm các hạng mục trong bảng sau.

Bảng 1.1. Các hạng mục xây dựng chính của dự án

a) Nguyên tắc bố trí mặt bằng

Các nguyên tắc bố trí mặt bằng công nghệ:

- Đảm bảo đầy đủ điều kiện vệ sinh và an toàn lao động.

- Thỏa mãn các quy định giới hạn về cách ly giữa khu vực chăn nuôi và khu vực làm việc của cán bộ kỹ thuật, khu nhà nghỉ của công nhân và nhiệt độ môi trường làm việc.

- Đảm bảo độ bền vững các công trình theo mức độ yêu cầu thiết kế, theo cấp công trình.

- Bố trí văn phòng, kho bãi hợp lý, tiện lợi.

- Thỏa mãn các yêu cầu về bảo vệ, an ninh, phòng chống cháy nổ theo đúng quy định.

b) Giải pháp kiến trúc:

Căn cứ vào yêu cầu chức năng sử dụng công trình, khu đất xây dựng và cảnh quan kiến trúc khu vực, phương án thiết kế kiến trúc công trình theo phương án sau:

- Hệ thống nhà xưởng công trình được bố trí theo dạng dây chuyền từ kiểm soát, khử trùng đến khu vực chăn nuôi và khu vực xuất bán lợn thịt.

- Dọc các trục đường giao thông trồng cây xanh tạo bóng mát và tạo cảnh quan.

c) Giải pháp kết cấu công trình:

- Hạng mục nhà điều hành, nhà bảo vệ, nhà công nhân:

Kết cấu xây gạch không nung chịu lực. Bố trí giằng móng BTCT M200 chống lún, phía trên xây tường thu hồi lắp xà gồ thép hình, mái lợp tôn dày 0,42 mm (đối với nhà điều hành, nhà nghỉ công nhân lợp mái tôn xốp chống nóng). Hệ thống cửa đi + cửa sổ là cửa cửa nhôm kính; hệ thống điện nước đồng bộ

- Hạng mục chuồng nuôi:

Kết cấu xây gạch không nung chịu lực. Bố trí giằng móng BTCT M200 chống lún, phía trên xây tường thu hồi lắp xà gồ thép hình, mái lợp tôn dày 0,42 mm, trần nhà bằng tôn kết hợp với hệ khung sương thép. Hệ thống cửa đi + cửa sổ là cửa cửa nhôm kính; hệ thống điện nước, máng ăn, uống đồng bộ.

Xung quanh các khối chuồng nuôi, kho cám được bố trí lớp hàng rào thép cách ly, bảo vệ.

- Cổng hàng rào:

Xây mới phía đồng giáp với đường giao thông với tổng chiều dài 210,0m, được bố trí gồm 2 cổng (cổng vào và cổng xuất bán lợn thịt), hàng rào được chia mỗi đoạn dài 3m. Kết cấu móng tường xây gạch chỉ 220x105x60, hàng rào hàng rào sắt đặc 16x16 bịt tôn cao 1,8m, cổng làm bằng thép gắn goong đóng mở.

- Sân đường:

Xây mới diện tích 134,75 m2. Kết cấu đổ bê tông M250 đá 2x4 dày 20cm, dưới là lớp cát đen đầm chặt K90, đất đắp san nền đầm chặt.

- Hệ thống cấp điện:

Dự án sử dụng nguồn điện có sẵn của địa bàn trên cơ sở ký hợp đồng với đơn vị cung cấp điện. Trong phạm vi khuôn viên của dự án sẽ xây dựng một mạng điện phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án, bao gồm:

+ 01 trạm biến áp 150KVA.

+ Mạng điện được lắp đặt trong các chuồng nuôi; các bộ phận tiêu thụ điện, phân phối điện được trang bị các hệ thống đóng ngắt tự động nhằm đảm bảo độ an toàn cao cho các thiết bị và công nhân vận hành.

+ Hệ thống điện chiếu sáng và quản lý:

Hệ thống điện chiếu sáng bao gồmđèn huỳnh quang, đèn LED,… tùythuộc vào yêu cầu của mỗi bộ phận sản xuất/ kho bãi/ bảo vệ và mức độ chiếu sáng.

Hệ thống điện quản lý chủ yếu dùng chạy máy điều hòa không khí và các thiết bị, máy văn phòng khác.

- Hệ thống bể xử lý chất thải: Sử dụng 02 bể sinh khí bioga, lót và phủ bằng bạt nilon, hệ thống xử lý nước thải sau biogas để xử lý chất thải, nước thải của hệ thống chuồng trại.

- Hệ thống cây xanh: bảo đảm điều hòa không khí, chống bụi và tiếng ồn trong và ngoài khu. Cây xanh là những loại có diện tích phủ bóng mát tốt, dễ sinh trưởng và phát triển. Diện tích cây xanh được bố trí hài hòa với tổng thể mặt bằng và bảo đảm yêu cầu quy định.

d) Giải pháp cấp thoát nước

- Hệ thống cấp nước:Nước từ hệ thống cấp nước được cấp đến các bể chứa trước khi được cấp tới các khu vực sử dụng nước. Hệ thống được ống phân phối nước nội bộ sử dụng ống HDPE, PVC đường kính D60, D34, D27,… đến các khu vực nhà vệ sinh; vòi ống ướng của lợn; vòi tắm, rửa chuồng, …. Nước sạch trước khi đưa vào sử dụng sẽ thường xuyên được kiểm tra các chỉ số sinh hóa đảm bảo các yêu cầu nước sạch theo quy định.

- Thoát nước:

+ Nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh được thu gom và xử lý qua hệ thống bể xí tự hoại xây mới sau đó dẫn ra hệ thống thoát nước chung.

+ Nước thải từ các lavabo, thu sàn, nước mưa trên mái được thu về hệ hố ga quanh nhà và được dẫn tới hệ thống thoát nước chung.

+ Nước mưa mái công trình được thu gom bằng hệ thống máng tôn và sê nô mái thoát xuống rãnh quanh theo đường ống PVC hiện đã có sẵn.

+ Nước từ các chuồng nuôi được thu gom vào 02 bể bioga, sau đó chảy vào hệ thống xử lý tập trung trước khi được thải ra môi trường.

2.3.3. Hệ thống thiết bị

Danh mục thiết bị của dự án trong bảng sau.

Bảng 1.2. Danh mục thiết bị của dự án

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

3.1. Công suất của dự án đầu tư:

- 300 lợn nái ngoại

- 4000 lợn thịt giống ngoại

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

3.2.1. Quy trình nuôi lợn bầu

a) Quy trình vệ sinh phòng dịch

- Trước cửa ra vào phải có chậu nhúng sát trùng và thay mới hàng ngày vào đầu giờ buổi sáng.

- Phun thuốc sát trùng 2 lần/ngày vào cuối trưa và cuối chiều (trong và ngoài chuồng)

- Dọn sạch phân 4 lần/ngày sáng 2, chiều 2 lần vào đầu giờ và cuối giờ - Cuối ngày phải chuyển hết phân ra nhà để phân.

- Rắc vôi bột trên đường đi, dội vôi nước ở đường tra cám 1 lần/tuần vào thứ 5.

- Sau khi heo ăn xong phải kiểm tra heo bỏ ăn, nếu có heo bỏ ăn phải báo cho tổ trưởng để xử lý, vét cám ra và rửa sạch máng ăn, lật úp cho khô máng.

- Mùa hè tắm heo 2 ngày 1 lần, mùa đông tắm heo theo sự chỉ đạo của kỹ thuật.

- Điều chỉnh khẩu phần ăn vào chiều thứ 7.

- Tiêm Vaccine 1 lần/ tuần vào chiều thứ 6.

- Chuyển heo từ bầu sang đẻ vào thứ 3. Lợn nái phải được tắm sạch sẽ và phun sát trùng trước khi chuyển lên.

- Chuyển heo cai sữa từ chuồng đẻ về chuồng bầu vào thứ 5. Về chuồng bầu tập chung dọn phân, tắm sạch sẽ, tiêm Vitamin ADE.

b) Quy trình sắp xếp lợn và thử heo

- Khu nái khô: Sắp xếp từ đầu giàn mát về phía quạt hút theo thứ tự như sau: Heo nái đang phối, heo nái chờ phối, heo nái cai sữa, heo nái HB, heo nái có vấn đề xếp cuối quạt, heo đau chân cho ô rộng cuối quạt.

- Heo đã phối xong phải sắp xếp theo tuần phối để thuận lợi cho việc kiểm tra, theo dõi và quản lý. Khi phát hiện heo bị lốc thường, lốc mủ, sảy thai, không bầu ghi lên thẻ và phải chuyển về khu vấn đề ngay sau đó phải dồn heo lại theo đúng tuần phối.

- Đưa lợn nái lên ô rộng để thử, cho heo nái tiếp xúc lợn đực 1 phút tiến hành xoa kích thích, ấn lung để kiểm tra độ mê ì. Heo nái đã chịu đực phải xịt sơn đánh dấu và sắp xếp về khu chờ phối.

- Thử lợn lên giống 2 lần /ngày vào đầu buổi sáng và giữa giờ chiều.

- Lợn sau cai sữa cho nghỉ ngơi 1 ngày sang ngày thứ 2 bắt đầu tiến hành ép heo mỗi con ép khoảng 7-10 phút, ép 2 lần / ngày (sau khi phối buổi sáng và trước khi phối buổi chiều). Ép liên tục khi nào heo lên giống thì thôi.

c) Quy trình phối giống

- Chuẩn bị heo: Heo phải sắp xếp gọn để kẹp đực, trước khi phối phải tắm heo nái sạch sẽ và dung khăn lau khô vùng mông heo.

- Chuẩn bị tinh: Trước khi phối giống tất cả các liều tinh phải được kiểm tra đánh giá đảm bảo chất lượng mới được cho phối giống.

- Chuẩn bị dụng cụ phối: Giấylau, bình tia, khăn lau, đai phối, ngáng phối heo … đầy đủ, sạch sẽ.

- Thời gian gieo tinh kéo dài khoảng 8-10 phút, sau khi gieo tinh xong canh cho lợn nái đứng 10 phút không cho heo nằm để tinh không trào ra ngoài và tiến hành phun sát trùng khu phối giống.

- Sau mỗi lần phối giống phải đánh dấu sơn trên lưng và ghi thẻ nái, ghi vào sổ phối ngay không để quên, bỏ sót.

d) Sắp xếp công việc trong chuồng

- Đầu giờ làm việc tập chung, giữ buổi sang – chiều cho heo ăn, cào phân, hót phân cho vào bao.

- Tổ trưởng kiểm tra sức khỏe heo 2 lần sáng - chiều khi cho heo ăn. Khi phát hiện heo có vấn đề: Bỏ ăn, lốc thường, lốc mủ, sảy thai ….phải xử lý kịp thời ngay và nghi thẻ nái vào sổ nhật ký điều trị để theo dõi.

- Tổ phối trước và sau khi cho heo ăn xong tiến hành các công việc sau: + Buổi sáng: Thử heo, lấy tinh, kiểm tra tinh, tắm heo, phối giống, sắp xếp heo, ép heo.

+ Buổi chiều: Ép heo, thử heo, sắp xếp heo, tắm heo, kiểm tra tinh, phối giống.

- Tổ dọn vệ sinh rủa máng cho heo ăn, xong tiến hành các công việc sau: Cào phân, hót phân,vét cám những heo bỏ ăn, lật úp máng, rửa máng để úp máng cho ráo nước, chuyển phân ra kho phân.

- Cuối giờ làm việc tổ trưởng kiểm tra tất cả các vấn đề trong chuồng cuối ngày phải điều chỉnh quạt cho phù hợp theo thời tiết, theo mùa.

- Mọi vấn đề gì bất thường tất cả phải báo cáo cho tổ trưởng để xử lý kịp thời.

e) Quy trình tiêm vaccine

- Lợn nái mang thai 10 tuần: Tiêm Vaccine Dịch tả (coglapes)

- Lợn nái mang thai 12 tuần: Tiêm Vaccine Lở mồm long móng.(aftogen oleo)

- Vaccine Tai xanh: Tiêm 1 năm 4 lần, tiêm tổng đàn. (borhinger) - Vaccine Giả dại: Tiêm 1 năm 3 lần, tiêm tổng đàn.( hipra)

Lưu ý: trước khi tiêm tổng đàn trộn IMMUNEX trước và sau khi tiêm 3 ngày.

3.2.2. Quy trình lợn đẻ

Tất cả CNV trong trang trại phải thực hiện nghiêm túc quy trình chuồng như sau:

- Trước cửa ra vào phải có chậu nhúng sát trùng và thay mới hàng ngày vào đầu giờ buổi sáng.

- Phun thuốc sát trùng 2 lần/ngày vào cuối buổi sáng và buổi chiều.( tránh phun trực tiếp lên heo)

- Kiểm tra tổng thể chuồng trước khi bắt đầu công việc và khi kết thúc buổi làm việc.

- Thực hiện đúng quy trình chăn nuôi:

+ 6h-12h sau khi sinh tiến hành cắt đuôi, mài rang, sát trùng cuống rốn, uống thuốc phòng tiêu chảy.

+ 3 ngày tuổi tiêm sắt, nhỏ thuốc phòng cầu trùng, sát trùng cuống rốn, đuôi.

+ 3-5 ngày thiến heo đực, khi thiến tiêm 0.5ml kháng sinh chống viêm, sát trùng cuống rốn, đuôi và vết thiến kỹ.

+ 4 ngày tuổi bắt đầu tập ăn cho heo con, tập ăn 6 lần/ ngày, những ngày đầu cho ít những ngày cuối cho ăn theo nhu cầu của lợn ăn càng nhiều càng tốt, vệ sinh máng tập ăn sạch sẽ.( nghiền cám theo hướng dẫn của kỹ thuật).

+ Điều chỉnh khẩu phần ăn cho nái đẻ vào cuối giờ chiều, ghi chép sổ sách báo cáo.

Bảng 1.3. Nhật ký theo dõi

3.2.3. Quy trình kho cám

Dọn vệ sinh cào phân, lau máng heo con, tập ăn

Vệ sinh, sát trùng chuồng, thay thảm lót bẩn, Vệ sinh heo mẹ đè phân

Cho heo con uống thuốc, các thủ thuật heo con, điều trị heo tiêu chảy.

Cho heo mẹ ăn, điều chỉnh bẳng cám,vệ sinh máng, tra cámcho bữa tiếp theo, hoàn thiện ghi chép báo cáo, gấp gọn bao tải, thu gom tải phân về cuối chuồng. Giao ca

Kho cám phải kín không bị dột, không để mưa hắt vào làm hử hỏng cám, phát hiện mối, mạt, chuột phải có biện pháp xử lý ngăn chặn ngay.

Cám phải được xếp trên Palet không để trực tiếp để xuống nền kho, hay bạt.

Khi nhập cám yêu cầu bốc vác xếp đúng nơi quy định và từng loại riêng biệt không xếp lẫn lộn, mỗi cột xếp đúng 10 bao để kiểm đếm dễ dàng.

Khi nhập cám kế toán phải hướng dẫn và giám sát nhập cám, kiểm tra số lượng có đủ như trên hóa đơn không, chất lượng cám (có bị ướt, rách vỏ bao … hay không) vào sổ kho cám.

Khi xuất cám yêu cầu cám cũ xuất trước cám mới xuất sau ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi kho cám và lấy cột nào hết cột đó để dễ kiểm đếm hàng ngày.

Khi xuất hết cám dựng Palet và vệ sinh sạch sẽ để chuẩn bị nhập lô cám tiếp theo.

Hàng ngày xuất cám theo giờ quy định, xuất cám xong phải đóng cửa kho để ngăn chặn chim, chuột sâm nhập làm hư hỏng cám, mất cám.

Kế toán phải ghi chép số liệu xuất cám rõ ràng đầy đủ cho từng chuồng, cuối ngày kiểm kho, cuối tuần báo cáo số liệu nhập, xuất, tồn, cùng với kỹ thuật làm kế hoạch đặt cám cho tuần tiếp theo, cuối tháng làm báo cáo số lượng cám nhập, sử dụng, cám tồn trong kho.

Do quãng đường vận chuyển xa yêu cầu kế toán, kỹ thuật phải có kế hoạch đặt cám trước ít nhất 5 ngày để không bị thiếu cám cho lợn ăn.

Giữ vệ sinh kho cám sạch sẽ, cám xếp cột phải đứng gọn gàng, vỏ bao trả về kho xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.

3.2.4. Nội quy kho thuôc, chế phẩm Provimi

Kho thuốc đảm bảo thoáng mát và phải có tủ đựng thuốc, tủ đựng Vaccine đủ tiêu chuẩn.

Tủ thuốc sắp sắp xếp gọn gàng, theo từng nhóm thuốc: Thuốc tiêm (Nhóm thuốc kháng sinh, nhóm thuốc bổ, nhóm thuốc hạ sốt, kháng viêm, nhóm thuốc hỗ trợ điều trị…) Thuốc trộn thức ăn, thuốc pha nước uống, dụng cụ thú y, dụng cụ phòng tinh…

Xuất thuốc theo giờ quy định, các loại thuốc, Vaccine lô nào nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau, ghi chép sổ sách rõ ràng để quản lý, báo cáo.

Đối với nhóm thuốc kháng sinh trộn cám cần cân đo đong đếm chính xác theo hướng dẫn của kỹ thuật, không cấp quá liều gây lãng phí, vi khuẩn nhanh kháng thuốc, nếu cấp không đủ liều việc trộn phòng và điều trị không hiệu quả.

Cuối tuần,cuối tháng kiểm tra thuốc tồn, làm báo cáo thuốc nhập, sử dụng, tồn cùng kỹ thuật làm đơn đặt hàng cho tuần tiếp theo.

Kỹ thuật, kế toán cùng nhau làm kế hoạch chặt chẽ không để bị thiếu thuốc và Vaccine làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của trại.

Cuối ngày tất cả các chuồng mang vỏ chai, thuốc tồn về cho kế toán kiểm tra và giấy yêu cầu xuất thuốc cho ngày hôm sau, riêng giỏ thuốc của ca làm đêm sẽ cấp riêng vào đầu giờ khi đi trực và trả kho vào sáng hôm sau.

Tất cả vỏ chai thuốc kế toán có trách nhiệm xuất thuốc cho các chuồng và sẽ thu lại để kiểm tra, vỏ chai Vaccine sử dụng xong phải chuyển về phòng tinh để hấp tiệt trùng ngay.

3.2.5. Bảo quản, pha chế và tiêm Vaccine

Tủ Vaccine vô cùng quan trọng, chỉ được để Vaccine không được phép để các loại đồ ăn, nước uống, trái cây…. Tủ phải đảm bảo luôn luôn hoạt động và duy trì nhiệt độ bảo quản từ 2-8 độ C, hàng ngày kế toán khi xuất thuốc phải kiểm tra tủ có hoạt động hay không và nhiệt độ hiện tại trong tủ đang ở bao nhiêu độ thông qua Fox báo nhiệt độ trong tủ, nếu phát hiện vấn đề gì bất thường như tủ không hoạt động, nhiệt độ bảo quản trong tủ lên quá cao trên 8 độ C thì phải báo cáo gấp cho Kỹ thuật, Quản lý để xử lý kịp thời.

Khi nhập Vaccine cần kiểm tra đủ số lượng theo như hóa đơn, kiểm tra hạn sử dụng của lô Vaccine và của từng loại Vaccine ghi vào sổ để có kế hoạch sử dụng hợp lý, Khi xuất - nhập Vaccine thao tác cần nhanh nhẹn để thời gian mở tủ là ngắn nhất không làm ảnh hưởng đến các loại Vaccine khác đang bảo quản.

* Cách pha Vaccine:

Dung dịch pha vaccine và các dụng cụ tiêm vaccine phải được làm lạnh cùng nhiệt độ với vaccine trước khi pha. Vaccine sau khi đã pha phải sử dụng hết trong thời gian 2h.Nếu là vaccine chết, phải lắc kỹ và nâng nhiệt độ vaccine lên bằng thân nhiệt của heo rồi mới tiêm để tránh heo bị sốc. Kim tiêm lợn sử dụng đúng theo độ tuổi của heo để đảm bảo việc tiêm vaccine đạt hiệu quả cao nhất.

Bảng 1.4. Tiêu chuẩn sử dụng kim cho các loại heo

3.2.6. Công việc kỹ thuật chuồng đẻ

- Buổi sáng phát phiếu cám, cho các chuồng nhận cám - Kiểm tra sức khỏe heo các chuồng

- Phân công công việc cho các công nhân đứng chuồng.

- Nhận thuốc, điều trị, làm vắc xin, ngoại khoa, ghép heo.

- Điều chỉnh khẩu phần ăn heo nái, heo con.

- Chốt số liệu các chuồng, chấm công các công nhân chuồng đẻ.

- Tổng hợp thuốc, dụng cụ cần thiết cần bổ sung vào cuối tuần.

Bảng 1.5. Quy trình chăm sóc heo nái- heo con

Sắp xếp công nhân chuẩn bị khâu vách, thảm úm, lồng úm, phun sát trùng trước khi heo lên 24h. Chuyển cám nái nuôi con 3 đến 5 ngày trước sinh (Lưu ý thêm Provit) Trộn IMMUNEX (tăng đề kháng) cho nái 10 ngày trước và sau sinh.

Bảng 1.6. Liều tiêu vacxin cho heo con

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản phẩm của dự án gồm lợn giống con, lợn thịt

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1. Nguyên vật liệu thi công

Nguyên vật liệu thi công chủ yếu cho hạng mục hệ thống xử lý nước thải của dự án. Nhu cầu cụ thể như sau:

Bảng 1.7. Nhu cầu nguyên vật liệu thi công

4.2. Nhu cầu điện, nước

4.2.1. Nhu cầu về điện

Tổng lượng điện sử dụng khoảng: 3500 kwh/tháng. Nguồn điện được lấy từ hệ thống điện của chi nhánh điện lực Yên Lạc tại xã Liên Châu. Hệ thống cấp điện được kéo đến chân hàng rào vào sử dụng 01 trạm biến áp 150KVA.

4.2.2. Nhu cầu về nước

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt: Vào giai đoạn hoạt động ổn định, tại dự án sẽcó khoảng 20 cán bộ, nhân viên thường xuyên làmviệc.Theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng, áp dụng định mức lượng nước cấp cho sinh hoạt là: 80lít/người/ngày, thì lượng nước sử dụng là 1,6m3/ngày.đêm.

Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động chăn nuôi:

Trong chăn nuôi lợn, nước được sử dụng để phục vụ các hoạt động như: Nước uống cho lợn, nước tắm cho lợn, nước rửa chuồng trại, nước sử dụng cho hệ thống phun sương làm mát chuồng trại, nước khử trùng phương tiện vận chuyển và khách ra vào trang trại... Nhu cầu sử dụng nước cho lợn căn cứ vào khối lượng của lợn theo từng giai đoạn phát triển khác nhau. Tham khảo số liệu từ các trang trại chăn nuôi tập trung đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, với quy mô của dự án thì hàng ngày, lượng nước ước tính sẽ sử dụng như sau:

Nước uống cho lợn:

Lợn con trong giai đoạn chưa tách mẹ sẽ sử dụng khoảng 0,045 lít/con/ngày (lượng nước sử dụng ít do trong sữa mẹ đã chứa khoảng 90% nước). Một tháng sau đó định mức sử dụng nước tăng lên khoảng 4 lít/con/ngày. Tương tự như cách tính lượng thức ăn cho lợn, ta có thể ước tính lượng nước uống cho lợn con trong giai đoạn này như sau: N1 = (0,045 x 5.040 x 21) + (4 x 5.040 x 7) + (4 x 4.000 x 30) = 625.882,8 (lít/năm)

Lợn thịt trong tháng thứ 3 sẽ sử dụng khoảng 7 lít/con/ngày và trong giai đoạn 2 tháng tiếp theo đến khi xuất chuồng, nhu cầu sẽ tăng lên khoảng 10 lít/con/ngày. Lượng nước uống sử dụng cho lợn trong giai đoạn này khoảng: N2 = (4.000 x 7 x 30) + (4.000 x 10 x 60) = 3.240.000 (lít/năm)

Đối với lợn nái, nhu cầu nước uống cũng khác nhau theo thời kỳ (giai đoạn trước sinh và giai đoạn nuôi con). Lợn nái trước sinh có nhu cầu nước uống khoảng 10 lít/con/ngày và tăng lên trong trong giai đoạn nuôi con khoảng 18 lít/con/ngày. Tổng lượng nước uống cho lợn nái đạt khoảng: N3 = (300 x 18 x 30 x 2,5) + (300 x 10 x 120 x 2,5) = 1.305.000 (lít/năm)

Như vậy, nhu cầu nước uống cho lợn khi dự án đi vào hoạt động ước tính khoảng: Nuống = N1 + N2 + N3 = 5.170.883(lít/năm), tương đương khoảng 14 (m3/ngày).

Nước tắm và nước rửa chuồng:

Ngoài nước dùng cho ăn, uống, hoạt động chăn nuôi lợn cần một lượng nước rất lớn để tắm rửa và vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Đối với lợn sau khi tách đàn và lợn trưởng thành, nhu cầu nước tắm và nước rửa chuồng trung bình khoảng 40lít/ngày/con. Đối với lợn con khi chưa tách đàn, trọng lượng cũng như lượng chất thải thải ra ít hơn nên nhu cầu về nước tắm và nước rửa chuồng cũng ít hơn, trung bình khoảng 15 lít/ngày/con (Theo số liệu tham khảo từ tình hình chăn nuôi thực tế của một số trang trại đang hoạt động trên địa bàn).

Tổng lượng tắm và nước rửa chuồng cho lợn trong trang trại ước tính khoảng: Ntắm = (5.040 con x 21 ngày x 15 lít/con/ngày) + (4.000 con x 127 ngày x 40 lít/con/ngày) + (300 con x 365 ngày x 40 lít/con/ngày) = 26.287.600 lít/năm, tương đương khoảng 72 m3/ngày.

Như vậy, nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động chăn nuôi khi dự án đi vào hoạt động đạt khoảng: Nuống + Ntắm = 14 + 72 = 86 m3/ngày.

Lượng nước cấp cho toàn bộ hoạt động của trang trại khi dự án đi vào hoạt động ước tính khoảng: Q = Nước sinh hoạt của công nhân + Nước cấp cho hoạt động chăn nuôi = 1,6 + 86 ≈ 87,6 m3/ngày

Khu vực dự án hiện đã có công trình cấp nước tập trung liên xãHồng Phương - Liên Châu do Trung tâm Nước sạch &VSMT nông thôn – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý vận hành với công suất thiết kế 2.000m3/ngày.đêm. Trên cơ sở chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, dự án sẽ được hỗ trợ hệ thống cấp nước sạch đến chân hàng rào công trình.

4.3. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi và thuốc thúy

Nhu cầu về thức ăn cho lợn:

Với 300 con lợn nái, ước tính số lượng lợn con sinh ra khoảng 5.040 con/năm. Trong đó:

- Số lợn con được giữ lại để nuôi thành lợn thịt thương phẩm (theo quy mô đã đăng ký): 4.000 con/năm.

- Số lợn còn lại được bán làm lợn con giống cho các cơ sở khác khoảng 1.040 con/năm.

Bảng 1.8. Bảng thể hiện lượng thức ăn cho lợn theo từng giai đoạn

Lợn con sau sinh khoảng 21 ngày tuổi sẽ cai sữa, tách mẹ và tập ăn. Lượng thức ăn cho lợn con giai đoạn này khoảng 450g/con/ngày, được chia thành 5 - 6 bữa. Lợn con sau khoảng 30 ngày tuổi trung bình đạt khoảng 8kg/con. Vào giai đoạn này, một năm sẽ có khoảng 1.040 con lợn được xuất bán để làm con giống, còn lại khoảng 4.000 con sẽ được nuôi tiếp để thành lợn thịt thương phẩm. Thời gian nuôi lợn thịt đến khi xuất chuồng khoảng 4 tháng. Do đó, lượng thức ăn cho lợn con trong 1 năm ước tính khoảng: T1 = (450g/con/ngày x 5.040 con x 7 ngày) + (450g/con/ngày x 4.000 con x 30 ngày) = 69.876.000 (g) = 69.876 (kg)/năm.

Lượng thức ăn cho lợn con vào giai đoạn tháng tiếp theo khoảng 1,7kg/con/ngày và lượng thức ăn trong 2 tháng còn lại trước khi xuất chuồng khoảng 2,5kg/con/ngày. Như vậy, ước tính lượng thức ăn cho lợn thịt trong một năm khoảng: T2 = (4.000 con x 1,7 kg/con/ngày x 30 ngày) + (4.000 con x 2,5 kg/con/ngày x 60 ngày) = 804.000 (kg).

Lượng thức ăn cho 300 lợn nái trong một năm khoảng: T3 = 300 con x 2kg/con/ngày x 365 ngày = 219.000 (kg)

Như vậy, tổng lượng thức ăn cung cấp cho toàn bộ đàn lợn khi dự án đi vào hoạt động ước tính khoảng: T= T1+ T2+ T3= 1.092.876 (kg/năm), tươngđươngkhoảng 91tấn/tháng.

Nhu cầu về các nguyên liệu khác

Bảng 1.9. Ước tính nhu cầu sử dụng nguyên liệu và hóa chất

Thức ăn chăn nuôi được cung cấp từ các cơ sở sản xuất chăn nuôi trong nước. Các loại kháng sinh, vắc xin.... được mua từ các cơ sở cung cấp thuốc thú y trong địa bàn tỉnh. Trong quá trình chăn nuôi, tùy vào tình hình thực tế mà Chủ dự án sẽ sử dụng lượng thuốc, vắc xin phòng bệnh theo chỉ định của ngành Thú y. Đối với các loại hóa chất khử trùng, vôi bột,... chủ dự án cũng lựa chọn mua từ các cơ sở trên địa bàn tỉnh. Hóa chất sau khi nhập về sẽ được lưu giữ và bảo quản tại kho hóa chất của dự án.

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1. Nhu cầu về lao động

Dự án khi vận hành sản xuất, dự án sử dụng khoảng 20 lao động thường xuyên. Nhu cầu lao động phục vụ cho dự án giai đoạn vận hành, sản xuất kinh doanh như sau:

a) Nhu cầu lao động:

Bảng 1.10. Nhu cầu lao động của dự á

b) Công tác tuyển dụng, đào tạo:

Doanh nghiệp tuyển dụng lao động phổ thông (công nhân) có trình độ từ lớp 9 trở lên được tuyển dụng tại chỗ nhằm giải quyết công ăn việc làm tại địa phương;đối với bộ phận nghiệp vụ (Kế toán, Kinh doanh, Kỹthuật) ưu tiênnhững lao động có thâm niên và kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp.

5.2.Nguồn vốn đầu tư

5.2.1. Tổng vốn đầu tư: 10.284.276.000 đồng. Trong đó:

* Chi phí xây dựng:

Xác định theo suất đầu tư năm 2020 tại Quyết định số 65/QĐ-BXD ngày 20/01/2021 của Bộ Xây dựng.

Bảng 1.11. Tổng hợp chi phí xây dựng

Ghi chú

Nhà cấp 4 xây tường bao, mái tôn theo Suất vốn đầu tư năm 2020 theo QĐ 65/QĐ-BXD

* Chi phí thiết bị:

Bảng 1.12. Tổng hợp chi phí thiết bị

5.2.2. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn do doanh nghiệp tự huy động

>>> XEM THÊM: Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của cảng quốc tế tại Đồng Nai

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su

312 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su. Dự án nhà máy mủ cao su được đầu tư trên tổng din tích 118.722 m2.

XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THEO CÔNG NGHỆ MỚI 2021
XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THEO CÔNG NGHỆ MỚI 2021

2006 Lượt xem

Công nghệ xử lý rác thải chưa tối ưu hiệu quả tạo ra nhiều hệ lụy cho môi trường và cuộc sống của nhân loại đa phần chôn lấp và đốt…

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án nâng cấp nhà máy sản xuất bột cá
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án nâng cấp nhà máy sản xuất bột cá

162 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường (GPMT) dự án nâng cấp nhà máy sản xuất bột cá ới tổng công suất 5.400 tấn sản phẩm/năm (Trước đây theo Đề án bảo vệ môi trường chi tiết được phê duyệt là 3.600 tấn sản phẩm/năm).

Hiện trạng và phương pháp xử lý sự cố tràn dầu và nhiên liệu trên bờ biển và trên biển
Hiện trạng và phương pháp xử lý sự cố tràn dầu và nhiên liệu trên bờ biển và trên biển

2054 Lượt xem

Cho đến nay tai Việt Nam đã có rất nhiều sự cố tràn dầu trên biển xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, hệ sinh thái và gây thiệt hai lớn về kinh tế.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án phát triển thủy sản bền vững
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án phát triển thủy sản bền vững

347 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án phát triển thủy sản bền vững. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2013 đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã đặt ra mục tiêu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn có thương hiệu uy tín và cạnh tranh cao trên trường quốc tế.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy bia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy bia

185 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy bia. Quy mô của dự án: 50 triệu lít/năm. Hiện tại, năm 2023 công ty đang thực hiện sản xuất bia chiết chai, chiết lon là 37,92 triệu lít/năm tương đương đạt 75,8% tổng công suất thiết kế.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng