Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án nhà máy chế biến cao su
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án nhà máy chế biến cao su. Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP của Chính phủ ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, dự án thuộc mục số 13, cột 3, loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn.
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.Tên chủ cơ sở
CÔNG TY TNHH .....
Địa chỉ văn phòng: .............., xã Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ..................
Điện thoại: ............ Fax: E-mail:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ..........., do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp lần đầu ngày 24/03/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 29/04/2022.
2.Tên cơ sở
“NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU ”
Địa điểm cơ sở: ........, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có):
Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:
Quyết định số 1991/QĐ-UBND do UBND tỉnh Tây Ninh cấp ngày 17 tháng 09 năm 2012 về việc Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nâng công suất nhà máy chế biến cao su”
Thông báo số 4122/STNMT-CCBVMT của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh ngày 07 tháng 08 năm 2017 về việc bổ sung dây chuyền tái chế sản phẩm cao su bị lỗi vào trong báo cáo DTM của Nhà máy chế biến cao su đã phê duyệt.
Giấy xác nhận số 5009/GXN-STNMT do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 15 tháng 09 năm 2017 về việc xác nhận đã hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án Nâng công suất nhà máy chế biến cao su do Công ty TNHH ... làm chủ dự án.
Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2347/GP-STNMT do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 21 tháng 04 năm 2020.
Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 3628/GP-STNMT do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 07 tháng 06 năm 2021.
Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 72000129.T.
- Quy mô của cơ sở:
+ Theo khoản 2 điều 10 Luật đầu tư công 2019 của Quốc Hội ngày 13 tháng 06 năm 2019 và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 06 tháng 04 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công, dự án thuộc lĩnh vực sản xuất vật liệu, có tổng vốn đầu tư là 52.000.000.000 đồng nên được phân loại dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
+ Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP của Chính phủ ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, dự án thuộc mục số 13, cột 3, loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn.
+ Theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, “Nhà máy chế biến cao su” thuộc dự án đầu tư nhóm I, mục số 3 “Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này”
3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
3.1.Công suất hoạt động của cơ sở
Hiện nay, Công ty đã đầu tư hoạt động với quy mô, công suất:
+ Dây chuyền chế biến mủ kem Latex: 300 tấn sản phẩm/tháng tương đương 3.000 tấn sản phẩm/năm (hoạt động 10 tháng/năm).
+ Dây chuyền chế biến mủ tạp: 100 tấn sản phẩm/tháng tương đương 1.000 tấn sản phẩm/năm (hoạt động 10 tháng/năm).
+ Dây chuyền chế biến mủ nước: 1.200 tấn sản phẩm/tháng tương đương 12.000 tấn sản phẩm/năm (hoạt động 10 tháng/năm).
+ Dây chuyền chế biến mủ hỗn hợp: 900 tấn sản phẩm/tháng tương đương 4.500 tấn sản phẩm/năm (hoạt động 5 tháng/năm).
3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở
Hình 1.1: Quy trình chế biến mủ kem Latex
Thuyết minh:
Nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình sản xuất của sản phẩm mủ kem Latex là: Mủ nước. Mủ nước được thu mua và vận chuyển từ vườn cây cao su về Nhà máy được giữ ở trạng thái ổn định hoàn toàn lỏng.
Công đoạn xử lý nguyên liệu: Mủ nước khi đưa về Nhà máy được cho vào bồn chứa. Bồn chứa có rây lọc 80 lỗ/inch. Amôniac được nạp vào để đưa hàm lượng amôniac trong Latex đạt tỉ lệ qui định. Mủ được trộn đều xác định hàm lượng DRC - hàm lượng mủ khô (Dry Rubber Content). Bổ sung hoá chất trung hoà độ béo cao su chờ ổn định. Sau đó, latex đã NH3 hoá được một bơm latex đặc biệt chuyển xả vào bồn chứa nguyên liệu chờ ly tâm.
Công đoạn ly tâm: Latex từ bồn chứa nguyên liệu chờ ly tâm được dẫn trong máng vào các lưới ly tâm. Qua máy ly tâm, latex được phân ly, cô đặc, loại bỏ tạp chất và mủ skim, hàm lượng DRC trong latex sẽ đạt 60% - 62%
Công đoạn ổn định: Từ máy ly tâm theo máng dẫn, mủ được đưa vào bồn (gọi chung là bồn trung chuyển), các chất bảo quản và NH3 được thêm vào và trộn đều. Mủ được chứa trong bồn chờ ổn định trong 15-20 ngày.
Công đoạn hoàn chỉnh: Mủ kem sau khi được kiểm tra chất lượng lần cuối được xả vào những bồn chứa hay phuy tiêu chuẩn và đưa đến nơi tiêu thụ.
Hình 1.2: Quy trình chế biến mủ tạp
Thuyết minh:
Nguyên liệu mủ tạp được thu mua từ các tiểu điền, các hộ dân trong khu vực, sau khi thu mua mủ tạp được tập trung vào một nơi cao ráo, tránh ánh nắng trực tiếp để cho mủ khỏi bị oxi hóa.
Xử lý nguyên liệu: Do mủ tạp có chứa nhiều tạp chất nên trước khi cho vào máy băm thô sẽ được công nhân tưới thêm nước và ngâm rửa nhiều lần nhằm làm trôi đi các tạp chất bám dính lên nguyên liệu như: rác, cát,…. Sau khi ngâm rửa mủ được đưa vào máy băm thô và được chuyển qua hồ quậy để tách cát và tạp chất lần nữa.
Gia công cơ học: Sau khi ra khỏi hồ quậy, nguyên liệu được đưa vào các máy băm tinh. Giữa các máy là các bể chứa nước để có thể rửa sạch tạp chất khỏi mủ tạp. Sau đó, mủ được chuyển qua máy cán và băm nhiều lần để tạo hạt nhuyễn và sau đó được cho vào thùng sấy. Thùng sấy được đẩy vào lò sấy, sau 13 - 17 phút ở nhiệt độ từ 98 - 100oC (tùy thuộc vào chất lượng mủ đánh đông), đưa qua hệ thống làm nguội bằng quạt khoảng 15 phút trước khi ra khỏi lò sấy. Ở giai đoạn này, mủ sẽ được công nhân cân và ép thành kiện, rồi đưa vào kho chờ xuất bán.
Hình 1.3: Quy trình chế biến mủ nước
Thuyết minh:
Nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình sản xuất của sản phẩm mủ SVR 3L là: Mủ nước. Mủ nước được thu mua và vận chuyển từ vườn cây cao su về Nhà máy được giữ ở trạng thái ổn định hoàn toàn lỏng. Để đảm bảo mủ không bị đông trước khi về đến khu vực chế biến, người ta thường thêm vào một số hóa chất chống đông (NH3) ngay trong chén hứng mủ (vào mùa mưa), hoặc trong các bồn chứa mủ để vận chuyển về nhà máy.
Xử lý nguyên liệu: Mủ nước sau khi chuyển về nhà máy được đưa vào bể trộn. Tại đây mủ được khuấy trộn để đồng nhất từ các nguồn khác nhau. Công đoạn kiểm tra sơ khởi trước khi tiếp nhận mủ được thực hiện bằng cách đo hàm lượng DRC - hàm lượng mủ khô (Dry Rubber Content) và hàm lượng NH3 còn lại trong mủ. Kế tiếp, mủ được lọc qua lưới ở giai đoạn này nếu mủ hơi đặc thì sẽ được công nhân trong Nhà máy hạ hàm lượng bằng các pha nước loãng sau đó cho chảy qua từng bể đánh đông. Từ bể đánh đông công nhân sẽ pha mủ với Axit formic/acetic để đông mủ.
Gia công cơ học (hệ thống máy cán): Sau khi đánh đông, mủ được đưa qua dàn máy cán kéo di động trên mương dẫn qua băng tải đến 3 máy cán để cán mỏng, loại bỏ axit, serum trong mủ. Do yêu cầu và nhiệm vụ của từng nhà máy nên mỗi máy có chiều sâu và rãnh của trục cán khác nhau, khe hở trục khác nhau, giảm dần theo thứ tự máy cán, máy cán crep, rồi cuối cùng là máy cán băm liên hợp rồi đến máy cán cắt và tạo hạt. Qua máy băm tinh (liên hợp), mủ được băm nhỏ thành các hạt có đường kính khoảng 10 mm, rồi đưa đưa vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy.
Gia công nhiệt: Mủ cốm được đẩy vào lò sấy, sau 13 - 17 phút ở nhiệt độ từ 98 - 100oC (tùy thuộc vào chất lượng mủ đánh đông), đưa qua hệ thống làm nguội bằng quạt khoảng 15 phút trước khi ra khỏi lò sấy.
Hoàn chỉnh sản phẩm: Ra khỏi lò sấy, sản phẩm được phân loại, ép kiện, đóng bao PE, đóng kiện, rồi đưa vào kho chứa sau đó xuất bán.
Hình 1.4: Quy trình chế biến mủ hỗn hợp
Thuyết minh:
Nguyên liệu là: Mủ thành phẩm SVR 10 và SVR 3L không đạt từ Nhà máy cao su được đưa qua máy băm để băm tạo thành hạt cốm, sau đó được băng tải gàu chuyển hạt cốm vào máy trộn. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà ta thêm mủ nhân tạo tổng hợp 1502 dạng hạt cốm (khoảng 2%), nguyên liệu tại máy trộn được trộn đều với nhau.
Nguyên liệu sau khi trộn được tiếp tục được đưa vào hệ thống làm nguội. Ta dùng quạt làm nguội cao su. Chỉ được ép bành cao su khi nhiệt độ cao su 40oC – 50oC. Cao su được đưa vào máy ép kiện để ép bành hình khối chữ nhật. Bành cao su được bao gói kín trong bao nhựa PE và dán nhãn hiệu trên bành cao su. Cuối cùng được nhập kho thành phẩm
3.3.Sản phẩm của cơ sở
- Mủ kem Latex: 300 tấn sản phẩm/tháng tương đương 3.000 tấn sản phẩm/năm.
- Mủ SVR 10: 100 tấn sản phẩm/tháng tương đương 1.000 tấn sản phẩm/năm.
- Mủ SVR 3L: 1.200 tấn sản phẩm/tháng tương đương 12.000 tấn sản phẩm/năm.
- Mủ hỗn hợp: 900 tấn sản phẩm/tháng tương đương 4.500 tấn sản phẩm/năm
4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
4.1.Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng
Nguyên liệu: Qúa trình chế biến mủ cao su sử dụng nguyên liệu chính là mủ tạp và mủ nước. Nguồn nguyên liệu này chủ yếu được thu mua từ các hộ trồng trọt tại địa phương vả các vùng lân cận, với lượng cụ thể là 220 tấn mủ tạp/tháng và 4.400 tấn mủ nước/tháng.
Nhiên liệu: Nhà máy sử dụng viên nén trấu, mùn cưa mua từ các cửa hàng lân cận để đốt lò hơi. Ngoài ra, Nhà máy sử dụng dầu DO để chạy máy phát điện dự phòng trong trường hợp mất điện Dầu DO được mua tại các cửa hàng xăng dầu lân cận.
Hoá chất: Trong quá trình hoạt động của nhà máy, có sử dụng các hóa chất cho sản xuất và trạm XLNT. Nguồn cung cấp hóa chất từ các công ty, cửa hàng kinh doanh hóa chất ở địa phương và khu vực lân cận.
Danh sách các loại nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất như sau:
Bảng 1.1: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất
STT |
Nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất |
Định mức |
Số lượng |
Mục đích sử dụng |
Xuất xứ |
1. Nguyên liệu |
|||||
1 |
Mủ tạp |
2,2 tấn/tấn SP |
220 tấn/tháng |
Sản xuất mủ SVR 10 |
Việt Nam |
2 |
Mủ nước |
2,93 tấn/tấn |
4.400 |
Sản xuất mủ kem |
Việt |
STT |
Nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất |
Định mức |
Số lượng |
Mục đích sử dụng |
Xuất xứ |
|
|
SP |
tấn/tháng |
Latex, SVR 3L |
Nam |
3 |
Mủ SVR 10 không đạt |
490kg/tấn SP |
441 tấn/tháng |
Sản xuất mủ hỗn hợp |
Việt Nam |
4 |
Mủ SVR 3L không đạt |
490kg/tấn SP |
441 tấn/tháng |
Sản xuất mủ hỗn hợp |
Việt Nam |
5 |
Mủ cao su nhân tạo 1502 |
20kg/tấn SP |
18 tấn/tháng |
Sản xuất mủ hỗn hợp |
Việt Nam |
6 |
Bao PE |
1,2kg/tấn SP |
3 tấn/tháng |
Đóng gói thành phẩm |
Việt Nam |
2. Nhiên liệu |
|||||
1 |
Dầu DO |
- |
65L/ giờ |
Chạy máy phát điện |
Việt Nam |
2 |
Trấu, mùn cưa |
240kg/tấn SP |
600 tấn/tháng |
Đốt lò hơi |
Việt Nam |
3. Hóa chất và phụ liệu |
|||||
1 |
Amoniac |
2L/tấn SP |
3000L/ tháng |
Chế biến mủ Latex và mủ nước |
Việt Nam |
2 |
Acid Formic/Acetic |
12L/tấn SP |
14.400L/ tháng |
Chế biến mủ nước |
Việt Nam |
3 |
PAC |
32g/m3 nước thải |
750kg/ tháng |
Xử lý nước thải |
Việt Nam |
4 |
Polymer (+) |
0,6g/m3 nước thải |
15kg/ tháng |
Xử lý nước thải |
Việt Nam |
5 |
Polymer (-) |
0,6g/m3 nước thải |
15kg/ tháng |
Xử lý nước thải |
Việt Nam |
6 |
Vôi |
38g/m3 nước thải |
900kg/ tháng |
Xử lý nước thải |
Việt Nam |
7 |
Clo |
0,6g/m3 nước thải |
15kg/ tháng |
Xử lý nước thải |
Việt Nam |
4.2.Nhu cầu sử dụng lao động và thời gian làm việc
- Nhu cầu sử dụng lao động của Nhà máy là 60 công nhân viên.
- Thời gian làm việc: 30 ngày/tháng, 10 tháng/năm (trong đó có 5 tháng nhà máy sản xuất thêm mủ hỗn hợp).
4.3.Nguồn cung cấp điện
Theo định mức kinh tế kỹ thuật chế biến cao su – Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam:
+ Nhu cầu sử dụng điện cho chế biến mủ tạp: 100 tấn/tháng x 210 KWh/tấn sản phẩm = 21.000 KWh/tháng.
+ Nhu cầu sử dụng điện cho chế biến mủ nước: 1.200 tấn/tháng x 110 KWh/tấn sản phẩm = 132.000 KWh/tháng.
+ Nhu cầu sử dụng điện cho chế biến mủ kem Latex: 300 tấn/tháng x 100 KWh/tấn sản phẩm = 30.000 KWh/tháng.
+ Nhu cầu sử dụng điện cho chế biến cao su hỗn hợp: 900 tấn/tháng x 110 KWh/tấn sản phẩm = 99.000 KWh/tháng.
+ Ngoài ra khi cúp điện, nhà máy sử dụng máy phát điện dự phòng để phát điện với công suất 375kVA.
Nguồn cung cấp điện cho cơ sở là nguồn cấp điện từ mạng lưới điện quốc gia, điểm cấp điện tại dự án sẽ do Chi nhánh Điện lực Tân Biên cung cấp.
4.4.Nguồn cung cấp nước
Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy bao gồm:
+ Nước dùng cho sản xuất: Theo định mức kinh tế kỹ thuật chế biến cao su – Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, tổng lượng nước sử dụng cho sản xuất là 783,25m3/ngày, cụ thể như sau:
- Dây chuyền chế biến mủ tạp: 25 m3/tấn sản phẩm x 3,33 tấn sản phẩm/ngày = 83,25 m3/ngày
- Dây chuyền chế biến mủ nước: 15 m3/tấn sản phẩm x 40 tấn sản phẩm/ngày = 600 m3/ngày
- Dây chuyền chế biến mủ kem Latex: 10 m3/tấn sản phẩm x 10 tấn sản phẩm/ngày = 100 m3/ngày
- Dây chuyền chế biến mủ cao su hỗn hợp không sử dụng nước.
+ Nước sử dụng cho sinh hoạt: Số công nhân làm việc tại nhà máy khoảng 60 người, theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, chỉ tiêu cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt tối thiểu là 80L/người/ngày.đêm. Như vậy lượng nước cấp cho sinh hoạt của nhà máy là: 60 người x 80L/người/ngày = 4,8 m3/ngày.
+ Nước cấp cho hệ thống xử lý khí thải lò hơi: 4m3/ngày.
+ Nước cấp cho hệ thống xử lý khí thải lò sấy: 2m3/ngày/lò x 2 lò = 4m3/ngày.
+ Nước cấp cho 2 tháp khử mùi: 2m3/ngày
+ Nước sử dụng cho mục đích khác (tưới cây, tưới đường, vệ sinh nhà xưởng…): 2 m3/ngày.đêm
Như vậy, tổng lượng nước sử dụng khoảng 800m3/ngày.đêm.
Nguồn cung cấp nước: Công ty sử dụng nguồn nước dưới đất từ các giếng khoan cho các hoạt động trong Nhà máy. Công ty đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất 3628/GP-STNMT do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 07 tháng 06 năm 2021 với tổng số giếng khai thác là 8 giếng, tổng lưu lượng khai thác là 1000m3/ngày.đêm.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án Trại chăn nuôi gia cầm
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm