Báo cáo đề xuất cấp GPMT Nhà máy sản xuất nước ép trái cây
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) Nhà máy sản xuất nước ép trái cây công suất 15.500 tấn/năm. Với diện tích đất của Nhà máy: 10.087 m2. Tổng vốn đầu tư của Nhà máy là 99.000.000.000 tỷ đồng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.......................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ........................................................................ 6
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN................................................................ 7
II. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG......................... 9
III. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN................................................. 12
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.................................................... 14
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:..................................... 15
3.2. Quy trình, công nghệ sản xuất............................................................... 16
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Nhà máy:.... 29
4.1. Nguyên liệu sản xuất............................................................................ 29
4.2. Hóa chất sử dụng................................................................................. 30
4.3. Điện năng tiêu thụ............................................................................... 31
4.4. Nhu cầu sử dụng nước:........................................................................ 31
4.5. Nhu cầu sử dụng lao động.................................................................... 33
5. Các thông tin khác liên quan đến Nhà máy.................................................. 33
5.2. Các hạng mục công trình của Nhà máy:................................................. 35
5.3. Máy móc thiết bị dùng trong dây chuyển sản xuất................................... 40
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 42
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.......... 42
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường..................... 43
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY....... 46
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải................ 46
1.1. Thu gom, thoát nước mưa..................................................................... 46
1.2. Thu gom, thoát nước thải..................................................................... 47
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải..................................................... 55
2.1. Bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển................................................. 55
2.2. Khí thải phát sinh từ lò hơi................................................................... 56
2.3. Biện pháp giảm thiểu mùi hôi tại khu vực tập kết chất thải rắn................. 59
2.4. Biện pháp giảm thiểu mùi hôi tại hệ thống xử lý nước thải....................... 59
3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.................................... 59
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt......................................................................... 59
3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường................................................. 61
4. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại................................................. 62
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung...................................... 65
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường....................................... 66
6.1. Phòng ngừa, ứng phó sự cố về nước thải................................................ 66
6.2. Công trình, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố đối với bụi, khí thải....... 68
6.3. Công trình, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố đối với kho chứa chất thải.... 72
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác............................................. 73
8. Các nội dung thay đổi so với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường..... 75
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học...... 75
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP MÔI TRƯỜNG........................... 76
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................................... 76
2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với bụi, khí thải.................................... 78
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.................................... 79
4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn........................................... 80
4.1. Chất thải rắn nguy hại:......................................................................... 80
4.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường................................................. 83
4.3. Chất thải rắn sinh hoạt......................................................................... 84
5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.... 85
CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...................... 86
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải............................... 86
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ khí thải lò hơi.................................... 87
CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.......... 89
1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................................. 89
2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải........................................ 89
3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo
quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án: .89
4. Kinh phí thực hiện quan trắc hàng năm....................................................... 90
CHƯƠNG VII. KỂT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG . 91
CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...... 92
PHẦN MỞ ĐẦU
I.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN:
Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm ..được Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Mã số doanh nghiệp ...., đăng ký lần đầu ngày 16 tháng 05 năm 2008, đăng ký thay đổi lần thứ 17 ngày 08 tháng 9 năm 2020.
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Mã số dự án: ...., chứng nhận lần đầu ngày 18/4/2017, chứng nhận thay đổi lần thứ 1 ngày 08/5/2019, chứng nhận thay đổi lần thứ 2 ngày 30/7/2020.
Ngày 10/5/2017, Công ty đã được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 05/GXN-BQLKKT cho dự án Nhà máy sản xuất nước ép trái cây thuộc Công ty TNHH MTV.....
Với tiền thân là Nhà máy bao bì ....với mục tiêu sản xuất và gia công các loại bao bì phức hợp với quy mô 1.950.000 sản phẩm/năm thuộc Công ty TNHH MTV Bao Bì Thanh Bình PAC (nay đổi tên là Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm). Hiện nay, do hoạt động sản xuất không hiệu quả và nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động dự án theo Công văn số 144/QĐ-BQLKKT ngày 14/12/2018 của Ban Quản lý Khu kinh tế.
Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm đã đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nước ép trái cây, với mục tiêu chính là sản xuất nước ép trái cây dạng cô đặc với công suất sản xuất là 6.500 tấn sản phẩm/năm tại lô 121 khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III, phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng tăng cao, Công ty đã xin nâng công suất hoạt động của Nhà máy với lên 15.500 tấn sản phẩm/năm và đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt tại Quyết định số 2208/QĐ-UBND ngày 02/10/2020 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nâng công suất Nhà máy sản xuất nước ép trái cây từ 6.500 tấn/năm lên 15.500 tấn/năm của Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm. Quy mô Nhà máy như sau:
+ Sản xuất đồ uống từ trái cây dịch lỏng NFC với quy mô 6.000 tấn/năm.
+ Sản xuất đồ uống từ trái cây dịch cô đặc với quy mô 6.500 tấn/năm.
+ Sản xuất nước trái cây đóng chai/hộp từ trái cây tự nhiên trong nước với quy mô 2.000 tấn/năm.
+ Sản xuất hương trái cây thu hồi từ hương tự nhiên và hương trái cây tổng hợp dạng bột và dạng lỏng với quy mô 1.000 tấn/năm.
+ Tổng diện tích đất của Nhà máy: 10.087 m2.
Tổng vốn đầu tư của Nhà máy là 99.000.000.000 tỷ đồng (Chín mươi chín tỷ đồng).
Trong quá trình hoạt động sản xuất, Công ty luôn tuân thủ thực hiện các quy định chung của Nhà nước và pháp luật về bảo vệ môi trường.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư công và Phụ lục I phân loại dự án đầu tư công ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công thì với mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, Nhà máy thuộc nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng (thuộc nhóm lĩnh vực quy định tại điểm 4 mục IV Phần A (có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng).
Loại hình sản xuất của Nhà máy không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nhà máy thuộc nhóm II có số thứ tự 2 mục I Phụ lục IV Danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, trừ dự án quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường: dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường: “Dự án nhóm A và nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường”.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 quy định đối tượng phải có giấy phép môi trường, “Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức”.
Trên cơ sở Nhà máy đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nâng công suất Nhà máy sản xuất nước ép trái cây từ 6.500 tấn/năm lên 15.500 tấn/năm của Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm tại Quyết định số 2208/QĐ-UBND ngày 02/10/2020. Công ty tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho “Nhà máy sản xuất nước ép trái cây, công suất 15.500 tấn/năm” theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và trình lên Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh để được cấp Giấy phép môi trường theo quy định.
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.Tên Chủ cơ sở:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
Địa chỉ văn phòng: ...... khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III, phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Người đại diện: ...........Chức vụ: Giám đốc.
- Điện thoại: (0276). 3899 379
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Mã số doanh nghiệp ............, đăng ký lần đầu ngày 16 tháng 05 năm 2008, đăng ký thay đổi lần thứ 16 ngày 14 tháng 11 năm 2019 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Mã số dự án: .... do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp, chứng nhận lần đầu ngày 18/4/2017, chứng nhận thay đổi lần thứ 1 ngày 08/5/2019, chứng nhận thay đổi lần thứ 2 ngày 30/7/2020.
2.Tên Cơ sở:
“NHÀ MÁY SẢN XUẤT NƯỚC ÉP TRÁI CÂY”
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:.....khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III, phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 05/GXN-BQLKKT ngày 10/5/2017 do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh xác nhận cho dự án Nhà máy sản xuất nước ép trái cây thuộc Công ty TNHH MTV Bao Bì Thanh Bình PAC.
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nâng công suất Nhà máy sản xuất nước ép trái cây từ 6.500 tấn/năm lên 15.500 tấn/năm của Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm .. do UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt tại Quyết định số 2208/QĐ-UBND ngày 02/10/2020.
Tổng diện tích đất của Nhà máy: 10.087 m2.
Tổng vốn đầu tư của Nhà máy là 99.000.000.000 tỷ đồng (Chín mươi chín tỷ đồng).
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư công và Phụ lục I phân loại dự án đầu tư công ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công thì với mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, Nhà máy thuộc nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng (thuộc nhóm lĩnh vực quy định tại điểm 4 mục IV Phần A (có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng).
Loại hình sản xuất của Nhà máy không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nhà máy thuộc nhóm II có số thứ tự 2 mục I Phụ lục IV Danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, trừ dự án quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường: dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường: “Dự án nhóm A và nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường”.
Trên cơ sở Nhà máy đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nâng công suất Nhà máy sản xuất nước ép trái cây từ 6.500 tấn/năm lên 15.500 tấn/năm của Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm ... tại Quyết định số 2208/QĐ-UBND ngày 02/10/2020. Công ty tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho “Nhà máy sản xuất nước ép trái cây, công suất 15.500 tấn/năm” theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và trình lên Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh để được cấp Giấy phép môi trường theo quy định.
3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1.Công suất:
Sản xuất nước ép trái cây, công suất 15.500 tấn/năm.
Quy mô Nhà máy như sau:
+ Sản xuất đồ uống từ trái cây dịch lỏng NFC với quy mô 6.000 tấn/năm.
+ Sản xuất đồ uống từ trái cây dịch cô đặc với quy mô 6.500 tấn/năm.
+ Sản xuất nước trái cây đóng chai/hộp từ trái cây tự nhiên trong nước với quy mô 2.000 tấn/năm.
+ Sản xuất hương trái cây thu hồi từ hương tự nhiên và hương trái cây tổng hợp dạng bột và dạng lỏng với quy mô 1.000 tấn/năm.
3.2.Quy trình, công nghệ sản xuất:
Về cơ bản quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy được chia thành 04 quy trình: sản xuất nước trái cây cô đặc, sản xuất nước trái cây NFC, sản xuất nước trái cây đóng chai, sản xuất hương trái cây.
Tất cả nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất chủ yếu là trái cây các loại đều được một bộ phận chuyên trách kiểm định nghiêm ngặt trước khi nhập kho, do đó nguyên liệu luôn đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu chất lượng của từng sản phẩm.
Quy trình sản xuất nước trái cây cô đặc
Hình 1. Quy trình, công nghệ sản xuất nước trái cây cô đặc
Thuyết minh quy trình:
BƯỚC |
CÔNG ĐOẠN |
Thuyết minh |
1A |
Tiếp nhận trái và kiểm tra |
Nguyên liệu được đưa đến Nhà máy, QC tiếp nhận và kiểm tra: Phương tiện vận chuyển, bao bì chứa nguyên liệu, tình trạng của nguyên liệu kiểm tra ngoại quan. Đánh giá chất lượng: Ngoại quan, màu, mùi vị, chỉ tiêu hóa lý: brix, pH, acid trước khi nhập vào xưởng sản xuất. (GMP- 1) |
1B |
Tiếp nhận dịch và kiểm tra |
Nguyên liệu được đưa đến Nhà máy, QC tiếp nhận và kiểm tra: Phương tiện vận chuyển container lạnh, bao bì chứa nguyên liệu, tình trạng của nguyên liệu kiểm tra ngoại quan. Đánh giá chất lượng: Ngoại quan, nhiệt độ nguyên liệu, màu, mùi vị, chỉ tiêu hóa lý: brix, pH, acid trước khi nhập vào xưởng sản xuất. (GMP-1) |
2A |
Pha Chlorine |
để đảm bảo rửa sạch bên ngoài vỏ trái chanh dây. |
2B |
Rã đông |
Rã đông sản phẩm được đồng nhất dựa theo yêu cầu về nhiệt độ rã đông và kiểm tra một lần nữa các chỉ tiêu chất lượng trước khi đem vào sản xuất. |
3 |
Rửa bồn |
|
4 |
Phân loại |
- Trái cây được chuyền lên băng tải phân loại trái, tiến hành loại bỏ những trái hư hỏng, trái xanh non,… (GMP – 3) |
5 |
Rửa bàn chải |
|
6 |
Cắt |
Giảm kích thước trái thuận lợi cho quá trình tách thịt quả. |
7 |
Tách thịt quả |
Thu hồi dịch quả: tách thịt quả từ trong trái, loại bỏ vỏ bên ngoài. |
8 |
Chứa dịch trong bồn |
|
|
|
- Nạp sản phẩm tái chế theo tỷ lệ quy định. |
9 |
Gia nhiệt |
|
10 |
Lọc sơ bộ |
Loại bỏ những phần không cần thiết: hạt, màng,… với kích thước lỗ lọc 1mm, dịch sau khi lọc thô sẽ tiếp tục bơm qua công đoạn tiếp theo (GMP – 8) |
11 |
Thu hồi hương |
Thu hồi lại hương tự nhiên của sản phẩm, để chuẩn bị cho quá trình tiếp theo. Hệ thống thu hồi hương được thiết kế để tách hương từ dịch quả ép tự nhiên, bao gồm một cột ngưng tụ chân không được tạo thành từ các yếu tố ngưng tụ khác nhau. Hương chanh dây sau đó được bơm chân không bơm đến tank chứa hương theo mức độ mạnh của mùi hương khác nhau hoặc trực tiếp đến một tank chứa hương khác ở khu vực tiệt trùng để bổ sung hương vào sản phẩm. |
12 |
Lọc tinh |
Loại bỏ những cặn lớn hơn 0.5mm, làm mịn sản phẩm. (GMP – 8) |
13 |
Li tâm |
Lọc tinh sản phẩm không còn cặn bã: Tách bã và các chất keo đã kết tủa sau quá trình gia nhiệt Pre-heating làm cho dịch quả đem cô đặc có độ đồng nhất cao và loại bỏ những ảnh hưởng xấu của sản phẩm cô đặc sau này. (GMP – 9) |
14 |
Cô đặc |
CCP của quy trình. |
15 |
Lọc cuối và Đồng hóa |
Dịch quả sau khi được cô đặc được bơm vào tank bài khí có thiết lập bơm hút chân không, sản phẩm sẽ được bổ sung hương chiết xuất được thực hiện ở bước trước đó và sau đó đi qua bộ lọc cuối cùng 2,83mm và cuối cùng đi qua hệ thống máy đồng hóa, điều này để cải thiện chất lượng của |
|
|
chất cuối cùng sản phẩm.
14) |
16 |
Chuẩn bị bao bì |
Chuẩn bị bao bì (túi aseptic (clear bag), bao PE, phuy, seal, dây rút) cho công đoạn rót và hoàn thiện sản phẩm. Các tiêu chuẩn về bao bì phải được kiểm tra trước khi nhập hàng. |
17 |
Rót |
Chiết rót đúng khối lượng yêu cầu 240kg/drum, hoàn thiện sản phẩm (GMP – 16). |
18 |
Đóng nắp – Dán nhãn |
thể tích thực, hướng dẫn bảo quản,...(GMP – 17). |
19 |
Bảo quản |
Sản phẩm sau khi đóng gói dán nhãn sẽ lưu trữ vào kho đông theo nguyên tắc FIFO để lưu trữ và bảo quản sản phẩm. Nhiệt độ kho phải đạt ≤ -180C (GMP – 18). |
Quy trình sản xuất nước trái cây NFC:
Hình 2. Quy trình, công nghệ sản xuất nước trái cây NFC
Thuyết minh quy trình:
BƯỚC |
CÔNG ĐOẠN |
DIỄN GIẢI |
1A |
Tiếp nhận trái và kiểm tra |
Nguyên liệu được đưa đến Nhà máy, QC tiếp nhận và kiểm tra: Phương tiện vận chuyển, bao bì chứa nguyên liệu, tình trạng của nguyên liệu kiểm tra ngoại quan. Đánh giá chất lượng: Ngoại quan, màu, mùi vị, chỉ tiêu hóa lý: brix, pH, acid trước khi nhập vào xưởng sản xuất. (GMP- 1) |
1B |
Tiếp nhận dịch và kiểm tra. |
Nguyên liệu được đưa đến Nhà máy, QC tiếp nhận và kiểm tra: Phương tiện vận chuyển, bao bì chứa nguyên liệu, tình trạng của nguyên liệu kiểm tra ngoại quan. Đánh giá chất lượng: Ngoại quan, nhiệt độ nguyên liệu, màu, mùi vị, chỉ tiêu hóa lý: brix, pH, acid trước khi nhập vào xưởng sản xuất. (GMP-1) |
2A |
Pha Chlorine |
|
2B |
Rã đông |
Rã đông sản phẩm được đồng nhất dựa theo yêu cầu về nhiệt độ rã đông và kiểm tra một lần nữa các chỉ tiêu chất lượng trước khi đem vào sản xuất. |
3 |
Rửa bồn |
|
4 |
Phân loại |
- Loại bỏ những trái hư hỏng, trái xanh non,… (GMP – 3) |
5 |
Rửa bàn chải |
|
6 |
Sử dụng và bảo quản |
Hương phối chế được sử dụng tại phòng tiệt trùng bằng cách bơm định lượng vào sản phẩm Chanh dây cô đặc. Khối lượng phối chế và sử dụng tùy thuộc vào khối lượng lượng sản phẩm Chanh dây cô đặc. Lượng hương nhẹ và nặng còn lại được bảo quản lạnh 0 - 40C và sử dụng cho mục đích khác. |
3.2.Sản phẩm:
Bảng 1. Danh mục sản phẩm của Nhà máy
STT |
Tên sản phẩm |
Đơn vị |
Số lượng |
1 |
Sản xuất đồ uống từ trái cây dịch lỏng NFC |
tấn/năm |
6.000 |
2 |
Sản xuất đồ uống từ trái cây dịch cô đặc |
tấn/năm |
6.500 |
3 |
Sản xuất nước trái cây đóng chai/hộp từ trái cây tự nhiên |
tấn/năm |
2.000 |
4 |
Sản xuất hương trái cây thu hồi từ hương tự nhiên và hương trái cây tổng hợp dạng bột và dạng lỏng |
tấn/năm |
1.000 |
Tổng cộng |
tấn/năm |
15.500 |
(Nguồn: Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm)
2.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Nhà máy:
2.1.Nguyên liệu sản xuất:
Bảng 2. Danh sách nguyên phụ liệu chính của Nhà máy
STT |
Tên nguyên liệu |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Xuất xứ |
1 |
Chanh dây, thanh long, mãng cầu,… |
tấn/ngày |
108 |
Việt Nam |
2 |
Sơ ri, ổi, vải, chôm chôm, dưa hấu |
tấn/ngày |
12 |
Việt Nam |
3 |
Củi trấu |
tấn/ngày |
8 |
Việt Nam |
(Nguồn: Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm)
Nguồn gốc nguyên liệu: Với đặc điểm là nước sản xuất nông nghiệp Việt Nam luôn từng bước phát triển ngành nông nghiệp sạch trong sản xuất, với nguồn trái cây đa dạng, dồi dào, do đó Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm luôn tận dụng nguồn trái cây trong nước, đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ của trái cây rõ ràng khi nhập vào Nhà máy từ các nguồn cung cấp ở Việt Nam.
2.2.Hóa chất sử dụng:
Nhà máy sản xuất nước ép trái cây có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất, hóa chất được sử dụng chủ yếu tại Nhà máy để sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải, xử lý cáu cặn lò hơi. Nhu cầu sử dụng hóa chất tại Nhà máy cụ thể như sau:
Bảng 3. Danh sách hóa chất chính của Nhà máy
STT |
Tên hóa chất |
Đơn vị |
Số lượng |
Xuất xứ |
1 |
NaOH |
kg/tuần |
111,5 |
Việt Nam |
2 |
NaOH tinh khiết |
kg/ngày |
7 |
Việt Nam |
3 |
SBE |
kg/ngày |
1 |
Việt Nam |
4 |
Chlorine |
kg/ngày |
0,41 |
Việt Nam |
(Nguồn: Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm)
Hình 5. Kho chứa nguyên liệu tại Nhà máy
Các hóa chất Công ty sử dụng được cung cấp bởi các nhà cung cấp uy tín từ Việt Nam. Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm cam kết toàn bộ hóa chất sử dụng của Nhà máy không nằm trong danh mục cấm của Việt Nam. Hầu hết các nguyên liệu sản xuất của Nhà máy đều được chứa trong các bao bì tiêu chuẩn đặc dụng cho từng loại (thùng chứa, can chứa, bao bì...) và được lưu trữ tại kho chứa nguyên liệu, đối với các loại trái cây đông lạnh được lưu chứa trong các thùng container đông lạnh cho đến khi được đưa đi rã đông đưa vào dây chuyền sản xuất.
Hóa chất Nhà máy sử dụng tuân thủ theo Luật Hóa chất Việt Nam 2007; Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất và Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất. Các loại hóa chất sử dụng phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam và Quốc tế.
2.3.Điện năng tiêu thụ:
Nguồn cung cấp điện: Nguồn cung cấp điện phục vụ cho Nhà máy được lấy từ mạng lưới điện Quốc gia thông qua hệ thống đường dây cáp điện của Khu Chế xuất và Công nghiệp Linh Trung III cấp. Tại Nhà máy không sử dụng máy phát điện dự phòng.
Nhu cầu sử dụng điện hiện tại ở Nhà máy để vận hành các máy móc, thiết bị chiếu sáng nhà xưởng, văn phòng, chiếu sáng khuôn viên và một số hoạt động khác khoảng từ 278.000 kWh đến 310.000 kWh/tháng (dựa trên hóa đơn tiền điện 03 tháng gần nhất của Nhà máy).
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm