Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu dân cư Thọ Mỹ

Mục tiêu của việc lập đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án khu dân cư Thọ Mỹ để hỗ trợ hiệu quả công tác kiểm soát của các cơ quan chức năng về tình hình hoạt động của dự án khu dân cư đối với môi trường như thế nào. Qua đó đưa ra những giải pháp kịp thời nếu khu dân cư thải ra chất thải có tương tác xấu tới môi trường, bảo vệ sự trong lành của môi trường và đề cao trách nhiệm xã hội.

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án khu dân cư Thọ Mỹ

Mục tiêu của việc lập đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án khu dân cư Thọ Mỹ để hỗ trợ hiệu quả công tác kiểm soát của các cơ quan chức năng về tình hình hoạt động của dự án khu dân cư đối với môi trường như thế nào. Qua đó đưa ra những giải pháp kịp thời nếu khu dân cư thải ra chất thải có tương tác xấu tới môi trường, bảo vệ sự trong lành của môi trường và đề cao trách nhiệm xã hội.

Minh Phuong Corp - Chuyên tư vấn lập ĐTM dự án khu dân cư tập trung, nhà cao tầng, khu dân cư tập trung... Mọi chi tiết xin liên hệ 0903 649 782. Một số mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu dân cư như sau:

Trình tự lập ĐTM dự án khu dân cư Thọ Mỹ:

1.1.    THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
5.1.1.    Thông tin chung
5.1.1.1.    Tên dự án Khu dân cư xóm Thọ Mỹ
5.1.1.2.    Địa điểm thực hiện: tỉnh Bình Định.
5.1.1.3.    Chủ dự án: UBND xã Nhơn Thọ
5.1.2.    Phạm vi, quy mô

+    Phạm vi: Khu dân cư xóm Thọ Mỹ nằm trên vùng đất trồng lúa, thuộc thôn Đông Bình, phía Đông Nam của xã Nhơn Thọ, cách trung tâm xã Nhơn Thọ 200m, cách trung tâm thị xã An Nhơn 6km về phía Tây Nam. Có giới cận như sau:
-    Phía Đông: giáp sông An Tượng và đất ruộng;
-    Phía Tây: giáp đường bê tông và khu dân cư hiện trạng;
-    Phía Bắc: giáp trường THCS xã Nhơn Thọ và đường bê tông hiện trạng;
-    Phía Nam: giáp khu dân cư hiện trạng.
+    Quy mô:
-    Tổng diện tích khu vực nghiên cứu lập quy hoạch Dự án là 7,56ha, trong đó diện tích lập quy hoạch là 6,963 ha.
-    Số dân quy hoạch dự kiến: 756 người.
-    Quy mô xây dựng các hạng mục công trình trong Dự án: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật của toàn bộ khu dân cư theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt gồm các hạng mục công trình chính như sau: San nền; đường giao thông; hệ thống cấp nước sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy; hệ thống thoát nước mưa; hệ thống thoát nước thải; hệ thống cấp điện, chiếu sáng và hệ thống hoa viên, cây xanh.
5.1.3.    Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
5.1.3.1.    Các hạng mục công trình của dự án

+    San nền
San nền dự án Khu dân cư xóm Thọ Mỹ, thôn Đông Bình, xã Nhơn Thọ có cao trình khống chế san nền cao hơn cốt tim đường quy hoạch là 15cm. Đất đắp san nền tận dụng đất đào những vị trí cao cục bộ để đắp các vị trí thấp trũng, một phần khối lượng đất thiếu sẽ vận chuyển đất từ các mỏ đất trong khu vực. Đất đắp san nền là đất cấp III, đầm nện K90.
+   Đường giao thông
Xây dựng 1.712,9m đường giao thông nội bộ đấu nối với các tuyến đường hiện trạng đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại, mặt cắt ngang mặt đường nội bộ có nền đường rộng từ 16 -:- 20m, mặt đường rộng 8,0m -:-12,0m; vỉa hè rộng 3,5 -:- 4,0m.
+    Cấp nước sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy
-    Nguồn cấp nước: Đấu nối đường ống cấp nước PCCC tại vỉa hè đường ĐS1
-    Tuyến ống cấp nước sinh hoạt và PCCC có tổng chiều dài 2.603,0m
-    Trên tuyến chính DN110 bố trí 08 họng cứu hỏa DN110 phục vụ công tác chữa cháy cho khu dân cư
+    Hệ thống cấp điện và điện chiếu sáng

-    Tuyến điện 22KV đi giữa khu dân cư để cấp điện cho khu công nghiệp Nhơn Hòa, cần tiến hành di dời tuyến 22KV lên vỉa hè đi nổi trên đường ĐS2.
-    Tuyến điện 0,4KV chạy trên đường bê tông hiện trạng phía Tây, cần tiến hành di dời tuyến 0,4KV lên vỉa hè đường ĐS1 cách mép vỉa hè 0,7m (bình quân 35m – 45m xây dựng 01 trụ bê tông ly tâm) để cấp điện cho khu dân cư hiện trạng và khu dân cư quy hoạch mới.
-    Đường dây chiếu sáng sử dụng đèn led chiếu sáng loại 220V-100W và sử dụng chung cột điện của đường dây 0,4KV và đường dây 22KV.
5.1.3.2.    Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
+    Thoát nước thải
Hiện nay trong khu vực dự án chưa có dân cư sinh sống nên chưa có hệ thống xử lý nước thải chung cho khu vực. Do đó, nước thải của dự án sẽ được xử lý theo 2 giai đoạn sau:
-    Giai đoạn 1: Khi hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu vực chưa được đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư sẽ tiến hành xây dựng bể tự hoại Bastaf 5 ngăn đặt ở phía Bắc dự án để xử lý nước thải.
-    Giai đoạn 2: Nếu hệ thống xử lý nước thải tập trung ở tại khu vực vẫn chưa được đầu tư xây dựng, khi tỷ lệ dân cư của dự án được lấp đầy khoảng 70% – 80% và tại thời điểm này, bể tự hoại 5 ngăn không thể xử lý nước thải được nữa thì Chủ đầu tư sẽ bố trí nguồn vốn để xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ AO với công suất 83,2 m3/ ngày đêm.
  Nước thải sau xử lý được dẫn ra con mương trần, đất đi dọc theo bờ ruộng, theo con mương dọc bờ hàng rào của chùa Diêu Quang (con mương trần, đất này sẽ được Chủ đầu tư khơi thông trong quá trình hoàn thiện dự án) và theo con mương dọc quốc lộ 19 đổ về cống có đường kính 1500mm (tọa độ: 1532388; 587650). Nước sau khi qua cống sẽ được dẫn băng qua quốc lộ 19 theo các con mương phía Bắc của dự án và chảy về sông An Tượng (tọa độ: 1532757;588279).
+    Thoát nước mưa
a)    Mương thoát nước các tuyến đường nội bộ
Mương thoát nước các tuyến đường nội bộ của khu dân cư sẽ nhập vào mương thoát nước chính trên đường ĐS7 qua đường ĐS2, đường ĐS8 gom về cửa xả hướng Bắc tuyến đường ĐS8 của khu quy hoạch.
b)    Mương thoát nước của khu dân cư hiện trạng
Xây dựng mương hộp sau khu dân cư hiện trạng để tiêu thoát nước cho khu dân cư hiện trạng giáp với khu số 2, 4, 8, 9 và 10.
+    Hệ thống hoa viên, cây xanh

Theo quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 được phê duyệt, Khu dân cư xóm Thọ Mỹ có 7 hoa viên cây xanh với diện tích 6.490,20m2. Toàn bộ khu đất quy hoạch hoa viên cây xanh dọc bờ sông An Tượng được trồng cây cỏ lá gừng và cây bàng Đài Loan bởi vì 2 loại cây này chịu được hạn và cho bóng mát, đồng thời giữ độ ẩm của đất tốt.
5.1.3.3.    Các hoạt động của dự án
-    San lấp và giải phóng mặt bằng;
-    Xây dựng đường giao thông;
-    Xây dựng hệ thống thoát nước thải;
-    Xây dựng hệ thống thoát nước mưa;
-    Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt và PCCC;
-    Lát gạch vỉa hè;
-    Xây dựng hoa viên và trồng cây xanh.
5.1.4.    Các yếu tố nhạy cảm về môi trường
Theo điểm đ và điểm e khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, khu vực thực hiện dự án có các yếu tố nhạy cảm sau: Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai với diện tích 38.187,5 m2 và Dự án khu dân cư yêu cầu tái định cư đối với 2 hộ dân theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng.
1.2.    HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN CÓ KHẢ NĂNG TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG
5.2.1.    Trong giai đoạn thi công

     Các hạng mục công trình có ảnh hưởng như:
-    San nền: đào đắp, san lấp mặt bằng, vận chuyển đất đào, đất đắp;
-    Hệ thống đường giao thông;
-    Hệ thống thoát nước mưa;
-    Hệ thống thoát nước thải.
     Các hoạt động xây dựng có ảnh hưởng như:
-    Xây dựng công trường, đưa công nhân đến sinh hoạt và làm việc;
-    Vận chuyển các loại vật liệu xây dựng: cát, đá, xi măng…
-    Các thiết bị cơ giới hoạt động: ô tô tải, máy đào, máy ủi, máy san, máy trộn bê tông (BT)…
     Các yếu tố môi trường ảnh hưởng như:
-    Tiếng ồn, rung do sử dụng các loại máy thi công;
-    Bụi bẩn khi trời nắng và lầy lội khi trời mưa;
-    Khí độc sinh ra khi xe máy vận hành;
-    Dầu nhớt và chất thải rắn do xe máy và thiết bị thi công thải ra;
-    Rác và nước thải nơi công nhân sinh hoạt;
-    Diện tích đất ruộng, cây trồng bị giảm.
5.2.2.    Trong giai đoạn hoạt động
     Các hoạt động có ảnh hưởng như:
-    Các phương tiện cơ giới lưu thông trên tuyến đường;
-    Tiếng ồn và độ rung tăng lên do các phương tiện cơ giới lưu thông trên tuyến đường;
-    Khí độc và bụi tăng lên;
-    Ô nhiễm nguồn nước (nước ngầm và nước mặt) do dòng chảy cuốn theo hóa chất do phương tiện giao thông gây ra.
1.3.    DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHÍNH, CHẤT THẢI PHÁT SINH THEO CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN
5.3.1.    Dự báo tác động của nước thải  

Giai đoạn thi công xây dựng
+    Nước thải sinh hoạt
-    Nguồn phát sinh: Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trường.
-    Quy mô: Với số lượng công nhân tập trung tại công trường giai đoạn này là 30 công nhân thì lượng nước thải phát sinh dự kiến là 1,35 m3/ngày.
-    Tính chất: Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt gồm: các chất cặn bỏ, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N/P) và vi sinh gây bệnh (coliforms/E.Coli).
-    V ng bị tác động: môi trường đất, nước khu vực dự án và các khu vực lân cận.
+    Nước thải xây dựng
-    Nguồn phát sinh: Nước thải từ quá trình trộn, rửa thiết bị bê tông, vệ sinh máy móc, thiết bị.
-    Quy mô: Lưu lượng nước thải khoảng 1m3/ngày.
-    Tính chất: Thành phần nước thải chứa nhiều cặn lơ lửng, đất cát, dầu mỡ từ máy móc, thiết bị từ quá trình thi công xây dựng, từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng phát tán ra môi trường không khí gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, mắt, da, kích thích cơ học và sinh phản ứng xơ hóa phổi, gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, ung thư phổi, viêm phổi dị ứng, hen phế quản, bệnh bụi phổi.
-    Vùng bị tác động: môi trường đất, nước khu vực dự án và các khu vực lân cận.
+    Nước mưa chảy tràn
-    Nguồn phát sinh: Nước mưa chảy tràn phát sinh vào những ngày trời mưa sẽ cuốn theo đất cát nguyên vật liệu xây dựng rơi vãi, lá cây, chất thải…
-    Quy mô: Ước tính lượng mưa chảy tràn lớn nhất tại khu vực Dự án là 0,06 m3/s

-    Tính chất: Thành phần ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ở giai đoạn thi công 
xây dựng chủ yếu gồm các chất lơ lửng bị nước cuốn trôi, dầu mỡ. Đặc biệt, trong giai đoạn này bề mặt mặt bằng thi công chưa hoàn thiện, dễ bị rửa trôi và xói mòn bề mặt.
-    Phạm vi tác động: Khu vực Dự án và nguồn tiếp nhận.
-    Mức độ tác động: Thấp. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào số lượng và thành phần của các loại tạp chất trên bề mặt bị cuốn theo nước mưa, công tác quản lý nguyên vật liệu thi công và thu gom, xử lý chất thải của đơn vị thi công.
-    Thời gian tác động: Các tác động có thể xảy ra trong quá trình thi công xây dựng dự án, tuy nhiên đây là loại tác động không liên tục chỉ tập trung vào những ngày mưa.
     Giai đoạn hoạt động
+    Nước thải sinh hoạt
-    Nguồn phát sinh: phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của các hộ dân như rửa chân, tay, vệ sinh, giặt quần áo, …
-    Quy mô: Lượng nước thải của dự án phát sinh khoảng 83,2 m3/ngày.
-    Tính chất: Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt gồm: các chất cặn bỏ, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N/P) và vi sinh gây bệnh (coliforms/E.Coli).
-    V ng bị tác động: môi trường đất, nước khu vực dự án và các khu vực lân cận.
+    Nước mưa chảy tràn
-    Nguồn phát sinh: Phát sinh trên toàn bộ diện tích Dự án.
-    Phạm vi tác động: Khu vực dự án và nguồn tiếp nhận.
-    Mức độ tác động: Trung bình.
-    Thời gian tác động: Kéo dài trong suốt thời gian hoạt động của Dự án.
Về bản chất, nước mưa không phải là nước thải. Khi xảy ra mưa to, nước mưa sẽ tạo dòng chảy trên bề mặt khu vực Dự án. Nước mưa chảy trần từ dự án sẽ cuốn theo đất cát và các chất ô nhiễm trên bề mặt theo dòng chảy ra hệ thống thoát nước của khu vực và nguồn tiếp nhận. Nếu không áp dụng các biện pháp xử lý, lượng nước mưa này sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường.
5.3.2.    Dự báo tác động của bụi, khí thải
-    Nguồn phát sinh: từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị công trình.
-    Quy mô: bụi từ quá trình thi công xây dựng, từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, bụi, khí thải từ các máy móc, thiết bị.
-    Tính chất: từ quá trình thi công xây dựng, từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng phát tán ra môi trường không khí gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, mắt, da, kích thích cơ học và sinh phản ứng xơ hóa phổi, gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, ung thư phổi, viêm phổi dị ứng, hen phế quản, bệnh bụi phổi.
-    Vùng bị tác động: hai bên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu, khu vực thi công và khu vực lân cận Dự án.
     Giai đoạn hoạt động
-    Nguồn phát sinh: các phương tiện tham gia giao thông, các hoạt động nấu nướng của người dân.
-    Quy mô: lượng bụi, khí thải phát sinh trong giai đoạn này không đáng kể.
-    Tính chất: Bụi, khí thải trong giai đoạn này chứa các chất ô nhiễm như NO2, CxHy, CO, CO2, VOC, … trong đó hàm lượng bụi phát sinh nhiều hơn so với các thông số còn lại. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của bụi, khí thải không lớn do nhiều phương pháp có thể ngăn ngừa hạn chế quá trình phát sinh.
-    Vùng bị tác động: môi trường không khí khu vực dự án và các khu vực lân cận.
5.3.3.    Dự báo tác động do chất thải rắn    

Giai đoạn thi công xây dựng
+    Chất thải rắn sinh hoạt
-    Nguồn phát sinh: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trường gồm các loại chất thải có khả năng phân hủy sinh hoạt như thức ăn thừa, vỏ trái cây, ... và các loại không có khả năng phân hủy sinh học như bao bì, ly nhựa, chai nhựa, thủy tinh, …
-    Quy mô: Với số lượng 30 công nhân làm việc tại công trường thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh dự kiến khoảng 20,55kg/ ngày.
-    Tính chất: Chất thải rắn sinh hoạt có hàm lượng chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ. Chất thải hữu cơ như thức ăn thừa, giấy có thời gian phân hủy nhanh tuy nhiên lại rất dễ gây mùi, gây khó chịu nên cần được thu gom thường xuyên. Chất thải vô cơ như bao bì nilon thì rất khó phân hủy, khi đưa ra ngoài môi trường sẽ gây ảnh hưởng rất lớn, vì vậy cần phải có các thùng chứa chất thải, hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý.
+    Chất thải rắn xây dựng
-    Nguồn phát sinh: phát sinh nguyên vật liệu từ các hoạt động xây dựng dự án như: gạch, sắt vụn, đá, bao xi măng, giấy, xà bần, …
-    Quy mô: Lượng phát sinh tương đối lớn, ước tính khoảng 100 kg/tháng. Lượng chất thải này tuy chỉ phát sinh trong thời gian xây dựng, là nguồn thải mang tính chất tạm thời nhưng nếu không có biện pháp quản lý tốt, vứt bừa bãi cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến đồng ruộng và mương thoát nước tại dự án.
-    Tính chất: Lượng chất thải này không có khả năng phân hủy sinh học và hầu hết có khả năng tái sử dụng được.
+    Chất thải rắn nguy hại
-    Nguồn phát sinh: phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng dự án bao gồm: dầu thải, mỡ thải, giẻ lau dính dầu, bóng đèn, …
-    Quy mô: khối lượng phát sinh khoảng 4,75 kg/ tháng.
-    Tính chất: Các chất thải nguy hại này có chứa yếu tố độc hại, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và gây ngộ độc.
      Giai đoạn hoạt động
+    Chất thải rắn sinh hoạt
-    Nguồn phát sinh: phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của người dân bao gồm các chất có khả năng phân hủy sinh học như thức ăn thừa, vỏ trái cây, xác động thực vật, … và các chất không có khả năng phân hủy sinh học như giấy, các vật dụng làm bằng nhựa, thủy tinh, bao bì nilong, …
-    Quy mô: Với số lượng dân cư 756 người thì lượng chất thải phát sinh dự kiến khoảng 515kg/ ngày.
-    Tính chất: Chất thải rắn sinh hoạt có hàm lượng chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ. Chất thải hữu cơ như thức ăn thừa, giấy có thời gian phân hủy nhanh tuy nhiên lại rất dễ gây mùi, gây khó chịu nên cần được thu gom thường xuyên. Chất thải vô cơ như bao bì nilon thì rất khó phân hủy, khi đưa ra ngoài môi trường sẽ gây ảnh hưởng rất lớn, vì vậy cần phải có các thùng chứa chất thải, hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý.
+    Chất thải rắn nguy hại
-    Nguồn phát sinh: phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của người dân bao gồm pin, bóng đèn, các linh kiện điện tử hỏng, vật dụng nhiễm dầu, mỡ, …
-    Quy mô: lượng chất thải phát sinh dự kiến khoảng 5,25kg/ tháng
-    Tính chất: Các chất thải nguy hại này có chứa yếu tố độc hại, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và gây ngộ độc.
-    Mức độ tác động: Lớn.
-    Thời gian tác động: Thường kéo dài hơn thời gian hoạt động của Dự án.
5.3.4.    Dự báo tác động của tiếng ồn, độ rung    

Trong giai đoạn thi công xây dựng
-    Nguồn phát sinh:
+ Phát sinh tiếng ồn từ hoạt động xếp dỡ nguyên liệu;
+ Quá trình vận hành các thiết bị xây dựng (xe lu, máy trộn bê tông, các phương tiện xe cơ giới…);
+ Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu.
-    Đối tượng chịu tác động: Chủ yếu là công nhân lao động trên khu vực công trường và các khu vực lân cận.
-    Mức độ tác động: Mạnh.
-    Thời gian tác động: Trong suốt thời gian xây dựng.
-    Quy chuẩn áp dụng:
+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
+ QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
     Trong giai đoạn hoạt động
-    Nguồn phát sinh: Tiếng ồn phát sinh chủ yếu do các phương tiện giao thông vận tải của người dân trong khu đô thị, ngoài ra còn có một số loại phương tiện vận tải qua lại khác. Tiếng ồn của xe có thể do tiếng ồn từ động cơ, do rung động của các bộ phận của xe, do ống xả khói, tiếng đóng cửa, tiếng rít của phanh…
-    Mức độ tác động: Thấp.
-    Thời gian tác động: trong thời gian dự án đi vào hoạt động.
-    Quy chuẩn áp dụng:
+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
+   QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
5.3.5.    Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của Dự án    

Giai đoạn thi công xây dựng
-    Sự cố về tai nạn lao động: trong công tác thi công xây dựng, thi công san lấp, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, … Nếu không tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động thì nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao. Vì vậy, cần thực hiện các biện pháp an toàn lao động;
-    Sự cố về tai nạn giao thông: việc tập trung lượng lớn các phương tiện giao thông và máy móc thi công trong khu vực dự án là nguy cơ gây ra các tai nạn giao thông nếu như công tác quản lý không chặt chẽ;
-    Sự cố về chạm chập, cháy nổ: các nguyên nhân gây ra cháy nổ có thể do chập điện, hút thuốc của công nhân, … do sự chủ quan của người lao động, do thiếu các trang thiết bị bảo hộ lao động;
-    Tác động do việc tập trung đông công nhân.
     Trong giai đoạn hoạt động
-    Sự cố về chập điện, cháy nổ trong khu dân cư: các nguyên nhân gây ra cháy nổ có thể do chập điện, hoạt động nấu ăn của các hộ dân trong khu vực Dự án. Cần thực hiện các biện pháp an toàn về cháy nổ;
-    Sự cố vỡ, gãy đường ống cấp nước.
1.4.    CÁC CÔNG TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN
5.4.1.    Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải
5.4.1.1.    Công trình, biện pháp thu gom và xử lý nước thải

     Trong giai đoạn thi công xây dựng
+   Đối với nước thải sinh hoạt
Chủ dự án sử dụng nhà vệ sinh lưu động nhựa composite được thiết kế phục vụ cho các công trường xây dựng, ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom xử lý khi chứa đầy.
+   Đối với nước thải xây dựng
-    Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công giám sát chặt chẽ quá trình thi công để hạn chế tối đa việc phát sinh nước thải từ quá trình thi công xây dựng;
-    Toàn bộ nước thải xây dựng phát sinh trong khu vực dự án được thu gom tại hố lắng để lắng cặn và tái sử dụng cho công tác xây dựng (dưỡng hộ bê tông, đầm nền, rửa bánh xe của các phương tiện vận chuyển, …). Bùn lắng sẽ được nạo vét thường xuyên, do vậy không phát sinh nước thải thi công ra ngoài môi trường.
+    Đối với nước mưa chảy tràn
Hệ thống thoát nước mưa trên công trường dự án được thực hiện như sau:
-    Nước mưa chảy tràn sẽ tự chảy theo độ dốc của mặt bằng chảy vào mương thoát nước của khu vực;
-    Những chỗ lắng đọng không tự thoát được sẽ tiến hành khơi rãnh bề mặt đất để dẫn thoát; dọc theo các rãnh sẽ bố trí các hố để thu lắng bùn cát, rác và được nạo vét thường xuyên. Chủ dự án thực hiện biện pháp định kỳ nạo vét cống rãnh hệ thống thoát nước mưa thường xuyên (khi mưa nhiều 1 tuần/ lần).
     Trong giai đoạn hoạt động
+    Đối với nước thải sinh hoạt
Hiện nay trong khu vực dự án chưa có dân cư sinh sống nên chưa có hệ thống xử lý nước thải chung cho khu vực. Do đó, nước thải của dự án sẽ được xử lý theo 2 giai đoạn sau:
-    Giai đoạn 1: Khi hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu vực chưa được đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư sẽ tiến hành xây dựng bể tự hoại Bastaf 5 ngăn đặt tại vị trí đất cây xanh công viên CX7 nằm ở phía Bắc Dự án để xử lý nước thải.
-    Giai đoạn 2: Nếu hệ thống xử lý nước thải tập trung ở tại khu vực vẫn chưa được đầu tư xây dựng, khi tỷ lệ dân cư của dự án được lấp đầy khoảng 70% – 80% và tại thời điểm này, bể tự hoại 5 ngăn không thể xử lý nước thải được nữa thì Chủ đầu tư sẽ bố trí nguồn vốn để xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ AO với công suất 83,2 m3/ ngày đêm.
  Nước thải sau xử lý được dẫn ra con mương trần, đất đi dọc theo bờ ruộng, theo con mương dọc bờ hàng rào của chùa Diêu Quang (con mương trần, đất này sẽ được Chủ đầu tư khơi thông trong quá trình hoàn thiện dự án) và theo con mương dọc quốc lộ 19 đổ về cống có đường kính 1500mm (tọa độ: 1532388; 587650). Nước sau khi qua cống sẽ được dẫn băng qua quốc lộ 19 theo các con mương phía Bắc của dự án và chảy về sông An Tượng (tọa độ: 1532757;588279).
+    Đối với nước mưa chảy tràn
- Mương thoát nước các tuyến đường nội bộ của khu dân cư sẽ nhập vào mương thoát nước chung trên đường ĐS7 qua đường ĐS2, đường ĐS8 gom về cửa xả hướng Bắc.
- Xây dựng mương hộp sau khu dân cư hiện trạng để tiêu thoát nước cho khu dân cư hiện trạng giáp với khu số 2, 4, 8, 9 và 10.
5.4.1.2.    Xử lý bụi, khí thải
- Dòng thải ra môi trường:
+ Bụi và khí thải phát sinh từ các thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển trong quá trình thi công xây dựng dự án;
+ Bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện tham gia giao thông trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động;
+ Khí thải phát sinh từ các hoạt động nấu nướng của các công nhân ở các lán trại tại công trình và hộ dân trong khu vực dự án;
-    Vị trí xả thải: phát thải ra môi trường không khí trong khu vực dự án trong giai đoạn thi công và giai đoạn hoạt động.
-    Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
     Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công xây dựng
+ Các phương tiện vận chuyển, các máy móc, thiết bị sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng sẽ được kiểm tra về phát thải khí và độ ồn. Tất cả các phương tiện sử dụng cho dự án phải có giấy chứng nhận về phát thải khí và độ ồn do Đăng kiểm Việt Nam cấp;
+ Khu vực chứa nguyên vật liệu cách xa các khu vực nhạy cảm. Điểm lưu trữ vật liệu ở bãi thi công bổ sung, cách 1000m đối với khu dân cư và khu lán trại;
+ Dựng hàng rào tôn khu vực dự án;
+ Thực hiện chế độ tưới nước thường xuyên và nghiêm ngặt, chia làm nhiều lần trong ngày (đặc biệt là trong mùa khô), tưới nước khu vực nhiều bụi, số lượng xe tưới sẽ được bố trí tùy theo yêu cầu thực tế;
+ Thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị chạy dầu và tắt khi không sử dụng nhằm giảm lượng NOx và SO2 phát thải;
+ Thực hiện nghiêm túc quy định hạn chế tốc độ di chuyển trong khu vực công trường để vừa đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực và không cuốn bụi;
     Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động
-    Sử dụng các phương tiện giao thông đã được đăng kiểm theo quy định của Nhà nước; thường xuyên bảo trì và bảo dưỡng xe định kỳ;
-    Tắt máy phương tiện khi dừng xe;
-    Giới hạn tốc độ các phương tiện trong đường nội bộ;
-    Sử dụng chụp hút mùi tại các khu vực đun nấu;
-    Bố trí công nhân thường xuyên vệ sinh, thu gom rác, phun nước trên đường nội bộ;

-    Trồng cây xanh khu vực khuôn viên dự án;
-    Trải nhựa tuyến đường nội bộ.
5.4.2.    Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại    

Trong giai đoạn thi công xây dựng
+    Chất thải rắn sinh hoạt
-    Quy mô: Trong quá trình thi công xây dựng Dự án xây dựng khu dân cư dự kiến có khoảng 30 công nhân làm việc tại khu vực Dự án, lượng chất thải sinh hoạt chủ yếu là giấy, thức ăn thừa, vỏ trái cây, bao bì nilong, vỏ cơm hộp, … dự kiến phát sinh khoảng 20,55 kg/ngày.
-    Phương án thu gom: Trang bị các thùng rác có nắp đậy đựng rác sinh hoạt đặt tại khu vực Dự án và hợp đồng với đơn vị thu gom rác tại địa phương, tiến hành thu gom rác thải định kỳ và đưa đi xử lý theo đúng quy định.
+    Chất thải rắn xây dựng
-    Quy mô: Chất thải rắn xây dựng phát sinh trong quá trình thi công bao gồm: gạch vỡ, sắt thép vụn, bao bì, xà bần, …
-    Phương án thu gom: Lượng chất thải này được thu gom và phân loại, một phần được bán cho các cơ sở thu mua phế liệu, một phần được thu gom và hợp đồng vận chuyển xử lý theo quy định.
+    Chất thải nguy hại
-    Quy mô: Hoạt động của dự án có thể phát sinh một số loại chất thải nguy hại với chủng loại tương đối đa dạng như: dầu nhớt thải từ các máy móc, thiết bị công trình; các loại vật dụng nhiễm dầu thải (giẻ lau, bao tay, bao bì, …); bóng đèn huỳnh quang thải.
-    Phương án thu gom:
+ Trang bị các thùng chứa chất thải rắn nguy hại chuyên dụng có nắp đậy, dán nhãn phân loại đặt gần khu vực lán trại, đặt cách xa khu vực có nguồn nước nhằm hạn chế ảnh hưởng của các chất độc có trong chất thải;
+ Lưu trữ và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý khi kết thúc xây dựng dự án và lưu giữ chúng để thông báo cho cơ quan chức năng khi cần thiết.
     Trong giai đoạn vận hành
+    Chất thải rắn sinh hoạt
-    Quy mô: Chất thải phát sinh chủ yếu trong giai đoạn này chủ yếu là rác thải sinh hoạt của các hộ dân (thức ăn thừa, bao bì nilong, vỏ trái cây, giấy, chai lọ, …), dự kiến khoảng 517 kg/ngày.
-    Phương án thu gom:
+ Rác thải sinh hoạt của các hộ dân được thu gom theo mô hình người dân tự phân loại sơ bộ thành 2 loại (chất thải vô cơ và chất thải hữu cơ) ngay tại nguồn thải, gom vào các giỏ hoặc túi đựng rác và thu gom vào các thùng chứa rác đặt tại các vị trí cố định;
+ Đặt các thùng rác tại các vị trí thuận tiện dễ nhìn thấy dọc các tuyến đường, để tiện cho đơn vị chức năng thu gom hàng ngày, các loại rác này cùng với rác quét đường được đơn vị thu gom vào một khoảng thời gian theo quy định bằng các xe chuyên dụng;
+ Các hộ dân có trách nhiệm chi trả chi phí thu gom CTR cho đơn vị thu gom
CTR.
+    Chất thải nguy hại
-    Quy mô: Trong giai đoạn vận hành có thể phát sinh một số loại chất thải nguy hại từ các hộ dân như pin hỏng, bóng đèn huỳnh quang hỏng, các linh kiện điện tử hỏng, các loại vật dụng nhiễm dầu thải (giẻ lau, bao tay, bao bì, …)
-    Phương án thu gom:
+ Đặt thùng chứa chất thải nguy hại tại khu vực trạm xử lý nước thải của Dự án.
Thùng kín, có nắp đậy và đặt tại vị trí có mái che, tránh ẩm ướt;
+ Hợp đồng với đơn vị thu gom, xử lý và lưu giữ chúng để đơn vị chức năng xử lý theo quy định.
5.4.3.    Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung    

Trong giai đoạn thi công xây dựng
- Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung:
+ Thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời máy móc thiết bị hư hỏng;
+ Giảm tần suất hoạt động của các thiết bị, phương tiện vận tải vào các giờ nghỉ trưa và ban đêm. Các thiết bị gây tiếng ồn lớn sẽ không hoạt động vào thời gian từ 18h – 06h;
+ Hạn chế bóp còi và giảm tốc độ của xe khi qua khu vực dân cư;
+ Không sử dụng cùng một lúc trên công trường nhiều máy móc, thiết bị thi công gây độ ồn lớn vào cùng một thời điểm để tránh tác động cộng hưởng;
+ Giảm tốc độ của xe (20 km/h) khi qua khu vực dân cư và trường học.
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:
+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
+ QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
     Trong giai đoạn vận hành
- Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung:
+ Xây dựng hệ thống cây xanh dọc tuyến đường tại khu vực dự án;
+ Quy định giờ giới nghiêm đối với các xe tải trong khu dân cư;
+ Hạn chế phương tiện bấm còi trong khu vực.
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:
+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
+ QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
5.4.4.    Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường    

Trong giai đoạn thi công xây dựng
+    Giảm thiểu sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông
-    Bố trí lán trại cho công nhân thi công, đảm bảo điều kiện ăn ở hợp vệ sinh. Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở nâng cao ý thức an toàn lao động cho công nhân;
-    Sử dụng lao động đúng ngành nghề và trình độ được đào tạo;
-    Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thi công xây dựng. Trang bị bảo hộ lao động cho từng công nhân trên công trường;
-    Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn lao động cho công nhân;
-    Các máy móc, thiết bị thi công có lý lịch kèm theo và được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật trước khi sử dụng;
-    Khi thực hiện lắp đặt, bốc dỡ các thiết bị đảm bảo điều kiện kỹ thuật;
-    Cử cán bộ phối hợp với tư vấn giám sát kiểm tra an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại công trường;
-    Yêu cầu các phương tiện vận chuyển khi qua các đoạn đường vào giờ cao điểm giảm tốc độ tối đa.
+    Giảm thiểu sự cố cháy nổ
-    Bố trí thời gian và tiến độ thi công thích hợp với điều kiện khí hậu và thời tiết địa phương để tránh những sự cố đối với công trình như chập điện, đổ vỡ công trình … Thiết kế chiếu sáng cho những nơi làm việc ban đêm và khu vực cần bảo vệ;
-    Phổ biến và đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định các biện pháp phòng chống cháy nổ, chập điện khi thi công cho công nhân;
-    Khu vực chứa nguyên, nhiên liệu, vật liệu xây dựng được phòng chống cháy nổ, loại bỏ các nguồn dễ cháy ra khỏi khu vực;
-    Chuẩn bị sẵn các vòi nước xả rửa khi có sự cố; phải có tủ thuốc y tế dự phòng;
-    Công khai số điện thoại và địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: bệnh viện, cứu hỏa, cảnh sát…
+   Giảm thiểu tác động do việc tập trung đông công nhân
-    Trong thời gian hiện nay, tình hình dịch COVID đang diễn biến phức tạp, việc tập trung công nhân phải đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo quy tắc 5K;
-    Ưu tiên thuê những lao động tại địa phương có khả năng đáp ứng công việc;
-    Xây dựng các nội quy công trình và phổ biến cho công nhân. Yêu cầu công nhân cam kết làm theo. Ban hành các quy định quản lý trật tự an ninh chung và có những hình thức kỷ luật phù hợp;
-    Xây dựng nội quy, tuyên truyền PCCC, an toàn lao động, vệ sinh môi trường;
-    Áp dụng công tác tuyên truyền, quản lý công nhân chặt chẽ. Duy trì lối sống lành mạnh, cấm các tệ nạn xã hội trong khu vực thi công. Giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa công nhân với cộng đồng dân cư địa phương.
     Trong giai đoạn vận hành
+    Giảm thiểu sự cố cháy nổ trong khu dân cư
-    Phối hợp địa phương tuyên truyền cho người dân trong khu dân cư về an toàn sử dụng điện, an toàn PCCC và phổ biến rộng rãi để cảnh báo người dân về nguy cơ cháy nổ, giúp họ có ý thức hàng ngày trong công tác phòng ngừa cháy nổ ngay tại nơi ở của mình.
-    Giữ liên lạc với các cơ quan chức năng như cơ quan PCCC, công an 113, công an xã Nhơn Thọ,... để yêu cầu hỗ trợ ngay khi xảy ra các sự cố nằm ngoài khả năng kiểm soát.
+    Giảm thiểu sự cố vỡ, gãy đường ống cấp nước
-    Đường ống dẫn nước phải có đường cách ly an toàn;
-    Thường xuyên kiểm tra, phát hiện những khu vực ứ đọng nước để kịp thời khắc phục tình trạng vỡ hoặc rò rỉ đường ống;
-    Kiểm tra, bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống ống dẫn đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn nhất.
1.5.    CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN
5.5.1.    Trong giai đoạn xây dựng

+    Giám sát môi trường không khí
-    Thông số giám sát: Hàm lượng bụi, tiếng ồn, NO2, SO2, CO
-    Vị trí giám sát: 01 mẫu không khí xung quanh tại phía Tây Dự án giáp với dân cư hiện trạng (tọa độ: 1532161; 587453)
-    Tần suất quan trắc: 06 tháng/ lần
-    Tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh:
+ QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
+ Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp (ban hành Quyết định 3733/2002/QĐ- BYT-10/10/2002 của Bộ Y tế);
+ QCVN 26:2016/BYT;
+ QCVN 24:2016/BYT; QCVN 02:2019/BYT.
+    Giám sát việc thu gom chất thải rắn và chất thải nguy hại
-    Thường xuyên theo dõi, giám sát tổng lượng chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải xây dựng trong giai đoạn xây dựng;
-    Các số liệu trên phải thường xuyên được cập nhật đánh giá và ghi nhận kết quả để làm cơ sở báo cáo tình hình công tác bảo vệ môi trường cuối năm theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+   Giám sát an toàn lao động
Kiểm tra chất lượng môi trường, điều kiện làm việc tại công trường; tính đầy đủ, an toàn của các trang thiết bị bảo hộ lao động, ... Tần suất thực hiện liên tục trong quá trình xây dựng.
5.5.2.    Trong giai đoạn vận hành
+    Giám sát nước thải sinh hoạt
* Giám sát nước thải trong giai đoạn hoạt động ổn định của hệ thống xử lý nước thải (trong trường hợp có xây dựng hệ thống)
-    Vị trí giám sát: hố ga chứa nước thải sau xử lý
-    Chỉ tiêu phân tích: Lưu lượng thải, pH, BOD5, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Amoni (tính theo Nitơ), dầu mỡ động thực vật, coliform.
-    Tần suất giám sát: 03 mẫu/ 3 ngày liên tiếp
-    Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, K=1,0.
+    Giám sát việc thu gom chất thải rắn và chất thải nguy hại
-    Thông số giám sát: lượng phát sinh, loại phát sinh, tình hình thu gom và việc lưu giữ;
-    Vị trí giám sát: Trong khu vực dự án;
-    Tần suất giám: 03 tháng/ lần.

Xem thêm: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trang trại 5000 con heo nái

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Tham vấn ĐTM dự án Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản
Tham vấn ĐTM dự án Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản

119 Lượt xem

Tham vấn ĐTM dự án Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản. Hình thành sinh cảnh nhân tạo cho các loài thủy sản cư trú và giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác bằng lưới kéo đáy đến các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống nhằm phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất inox II
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất inox II

907 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất inox II. Minh Phuong Corp - Dịch vụ tư vấn hồ sơ thủ tục pháp lý môi trường. Liên hệ 0903 649 782.

Mẫu đơn xin cấp giấy phép môi trường trại lợn
Mẫu đơn xin cấp giấy phép môi trường trại lợn

567 Lượt xem

Giấy phép môi trường Trang trại , Giấy phép môi trường trại lợn. Mẫu đơn xin cấp giấy phép môi trường trang trại lợn.

Mẫu báo cáo giấy phép môi trường cơ sở lắp đặt thiết bị xử lí rác thải
Mẫu báo cáo giấy phép môi trường cơ sở lắp đặt thiết bị xử lí rác thải

641 Lượt xem

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy cơ sở lắp đặt thiết bị xử lí rác thải, để đảm bảo hoạt động của nhà máy tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường, đề xuất cấp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất lắp đặt thiết xử lý rác thải.

Báo cáo ĐTM dự an chăn nuôi công nghệ cao
Báo cáo ĐTM dự an chăn nuôi công nghệ cao

679 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án chăn nuôi heo công nghệ cao quy mô: 15.000 heo nái, 300.000-350.000 heo con/năm và thuyết minh dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao.

Mẫu giấy phép môi trường dự án khu dân cư quy mô hơn 100.000 m2
Mẫu giấy phép môi trường dự án khu dân cư quy mô hơn 100.000 m2

448 Lượt xem

Mẫu giấy phép môi trường dự án khu dân cư. Dự án được thực hiện với quy mô 123.383,78 m2 tại tỉnh Kiên Giang, được xác định là khu dân cư bao gồm các hạng mục chính như: khu nhà ở biệt thư đơn song lập, khu nhà ở trung cao tầng, khu nhà ở xã hội, khu nhà ở tái định cư,… Dự án đảm bảo có thể để đáp ứng nhu cầu sinh sống của cộng đồng dân cư trong khu vực.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng