Mẫu giấy phép môi trường dự án trại gà thịt Bình Minh

Theo quy định tại khoản 1, điều 39 và khoản 3 điều 41 của Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 thì Trại gà thịt Bình Minh thuộc đối tượng phải lập giấy phép môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp.

Mẫu giấy phép môi trường dự án trại gà thịt Bình Minh

 CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH 
 Tên dự án đầu tư: TRẠI GÀ THỊT BÌNH MINH

Địa điểm thực hiện dự án tỉnh Bình Thuận.

Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án
- Quyết định chủ trương đầu tư số 2317/QĐ-UBND ngày 21/9/2020 của UBND tỉnh Bình Thuận.

- Giấy phép xây dựng số 16/GPXD ngày 02/3/2021 do Sở xây dựng Bình Thuận cấp và điều chỉnh giấy phép xây dựng số 16/GPXD do Sở xây dựng Bình Thuận cấp ngày 02/3/2021 do UBND huyện Hàm Tân cấp điều chỉnh ngày 16/02/2022.

- Quyết định số 1801/QĐ-UBND ngày 05/8/2020 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Trại gà thịt Bình Minh tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
-  Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số CS998451 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CN 140534.
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 1307/GP-UBND ngày 27/5/2021 của UBND tỉnh Bình Thuận cấp cho Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Miền Đông Việt.
- Công văn số 5737/STNMT – CCBVMT ngày 27/12/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vận hành của dự án Trại gà thịt Bình Minh.
- Quy mô của dự án (phân loại theo tiêu chí pháp luật về đầu tư công)
- Ngành nghề: Chăn nuôi gia cầm (gà).
- Vốn đầu tư của Trang trại: 122,5 tỷ đồng.
- Theo quy định tại khoản 3, điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, dự án thuộc lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp và giống thủy sản có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng thuộc dự án Nhóm B.
- Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Dự án thuộc mục 16, Phụ lục II. Theo quy định tại khoản 1, điều 39 và khoản 3 điều 41 của Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 thì Trại gà thịt Bình Minh thuộc đối tượng phải lập giấy phép môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp.
 - Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
+ Công suất hoạt động của dự án đầu tư:
+ Quy mô chăn nuôi: Trại gà thịt Bình Minh hoạt động với quy mô, công suất là: 
223.200 con gà đẻ trứng và bán thịt.

+ Quy mô diện tích: Dự án có tổng diện tích là 118.068 m2 trong đó diện tích xây dựng chuồng trại là 47.218 m2 với công suất thiết kế 223.200 con gà đẻ trứng và bán thịt. Các hạng mục kiến trúc công trình gồm có: khu vực các công trình quản lý, điều hành trang trại, khu vực chăn nuôi, khu vực các công trình phụ trợ khác.

Bảng 1. Quy mô diện tích các hạng mục công trình của Dự án

Hạng mục công trình dự án trại gà

Hạng mục công trình dự án trại gà

Hạng mục công trình dự án trại gà

Nguồn: Chủ đầu tư cung cấp

+ Quy mô các công trình đã xây dựng của Trang trại

Theo Giấy phép xây dựng số 16/GPXD ngày 02/3/2021 do Sở xây dựng Bình Thuận cấp và điều chỉnh giấy phép xây dựng số 16/GPXD do Sở xây dựng Bình Thuận cấp ngày 02/3/2021 do UBND huyện Hàm Tân cấp điều chỉnh ngày 16/02/2022 các hạng mục công trình đã xây dựng tại dự án bao gồm:

+ Trại gà sản xuất: số lượng 10 nhà

  • Diện tích xây dựng: 1.812,5 m2/nhà;
  • Tổng diện tích sàn: 1.812,5 m2/nhà;
  • Chiều cao công trình: + 3,6 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái);
  • Số tầng: 01 tầng.

+ Trại gà hậu bị: số lượng 04 nhà

  • Diện tích xây dựng: 1.936,9 m2/nhà;
  • Tổng diện tích sàn: 1.936,9 m2/nhà;
  • Chiều cao công trình: + 3,6 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái);
  • Số tầng: 01                                               
  • Diện tích xây dựng: 49 m2/nhà;
  • Tổng diện tích sàn: 49 m2/nhà;
  • Chiều cao công trình: + 2,6 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái);
  • Số tầng: 01 tầng.

+ Nhà bảo vệ:

  • Diện tích xây dựng: 9 m2;
  • Tổng diện tích sàn: 9 m2;                            .
  • Chiều cao công trình: +4,1 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái);
  • Số tàng: 01 tàng.

+ Nhà xe:                                                                           

  • Diện tích xây dựng: 90 m2;
  • Tổng diện tích sàn: 90 m2;

  • Chiều cao công trình: + 2,67 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái);
  • Số tầng: 01 tầng.

+ Nhà văn phòng, nhà ăn:

  • Diện tích xây dựng: 161,5 m2.
  • Tổng diện tích sàn: 161,5 m2.
  • Chiều cao công trình: + 3,87 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái);
  • Số tầng: 01 tầng.

+ Nhà công nhân:

  • Diện tích xây dựng: 200 m2;
  • Tổng diện tích sàn: 200 m2;
  • Chiều cao công trình: + 3,93 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái);
  • Số tầng: 01                                                .

+ Nhà sát trùng phụ: số lượng 03 nhà                           .

  • Diện tích xây dựng: 28,16 m2/nhà;
  • Tổng diện tích sạn: 28,16 m2/nhà;
  • Chiều cao công trình: + 3,0 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái);
  • Số tầng: 01 tầng.

+ Nhà trứng:

  • Diện tích xây dựng: 250 m2.
  • Tổng diện tích sàn: 250 m2.
  • Chiều cao công trình: + 3,75 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái).
  • Số tầng: 01 tầng.

+ Nhà sát trùng xe:

  • Diện tích xây dựng: 55 m2;
  • Tổng diện tích sàn: 55 m2;
  • Chiều cao công trình: + 5,3 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái);
  • Số tầng: 01 tầng.

+ Nhà đặt máy phát điện:

  • Diện tích xây dựng: 36 m2;                                  
  • Tổng diện tích sàn: 36 m2;
  • Chiều cao công trình: + 4,6 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái);
  • Số tầng: 01 tầng.

+ Bể nước ngầm và nhà bơm

  • Diện tích xây dựng: 40 m2;
  • Tổng diện tích sàn: 40 m2;
  • Chiều cao nhà bơm: + 3,6 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái);
  • Chiều sâu bể nước ngầm: - 2,5 m (tính từ cốt nền tự nhiên đến đáy bể);
  • Số tầng: 01 tầng.

+ Bể nước ngầm 1:

  • Diện tích mái che: 533,1504 m2.
  • Diện tích bể nước ngầm: 416 m2.

  • Chiều cao mái che: +2 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái).
  • Chiều sâu bể nước ngầm: - 7 m (tính từ cốt nền tự nhiên đến đáy bể).

+ Bể nước ngầm 2:

  • Diện tích bể nước ngầm: 864,56 m2.
  • Chiều sâu bể nước ngầm: - 3,75 m (tính từ côt nên tự nhiên đến đáy bể).

+ Silo cám:

  • Diện tích xây dựng: 22,8725 m2.
  • Tổng diện tích sàn: 22,8725 m2.                            
  • Chiều cao công trình: + 7,48 m (tính từ cốt nền tầng trệt đên đỉnh mái).
  • Số tầng: 01 tầng.

+ Nhà chứa phân:

  • Diện tích xây dựng: 20,8 m2.
  • Tổng diện tích sàn: 20,8 m2.
  • Chiều cao công trình: + 2,7 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái).
  • Số tầng: 01 tầng.

+ Nhà điều hành và xử lý nước thải

  • Diện tích xây dựng nhà điều hành: 12 m2;
  • Diện tích xây dựng bể xử lý nước thải: 46 m2;
  • Tổng diện tích sàn: 58 m2;
  • Chiều cao nhà điều hành: + 3,6 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái);Chiều sâu bể xử lý nước thải: - 1,5 m (tính từ cốt nền tự nhiên đến đáy bể);
  • Số tầng: 01 tầng.

+ Nhà đốt gà:

  • Diện tích xây dựng: 36 m2;
  • Tổng diện tích sàn: 36 m2;
  • Chiều cao công trình: + 3,5 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái);
  • Số tầng: 01 tầng.

+ Nhà ủ phân:

  • Diện tích xây dựng: 100 m2;
  • Tổng diện tích sàn: 100 m2;
  • Chiều cao công trình: + 4,75 m (tính từ cốt nền tầng trệt đến đỉnh mái);
  • Số tầng: 01 tầng.

Chi tiết các hạng mục kiến trúc công trình được trình bày chi tiết tại Bản vẽ mặt bằng tổng thể xây dựng của Trang trại, được đính kèm phụ lục Bản vẽ.

  1. 2. Công nghệ sản xuất của dự án:
  2. Dự án trại gà thịt Bình Minh áp dụng công nghệ chăn nuôi hiện đại với hệ thống kiểm soát vi khí hậu, chăn nuôi trong phòng lạnh và hoàn toàn khép kín. Dự án có quy mô chăn nuôi 223.200 con gà đẻ trứng và bán thịt với tổng diện tích xây dựng chuồng trại là 47.218 m2

Quy trình chăn nuôi gà giống của trang trại được tóm tắt theo sơ đồ dưới đây:

Quy trình chăn nuôi trang trại gà

Hình 1: Sơ đồ công nghệ chăn nuôi gà tại trang trại

* Thuyết minh quy trình chăn nuôi của Trang trại gà thịt:

Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng và bán thịt trên sàn có lót trấu. Điều kiện lựa chọn con giống tuân thủ theo QCVN 01–15:2010/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.

Nhập gà giống: Sau khi xây dựng chuồng trại, mỗi đợt nuôi, Chủ Dự án sẽ mua 223.200 gà con giống (Ros 308 và Bovans) được Công ty nhập từ Tập đoàn Aviagen được nhập khẩu bằng đường hàng không, sau đó được vận chuyển từ sân bay về trại bằng xe tải và nhập vào khu hậu bị.

Nuôi gà hậu bị: Quá trình nuôi hậu bị diễn ra từ 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi.
Đối với gà hậu bị, trong 2 tuần đầu gà mái được cho ăn tự do cả ngày và đêm (3 tuần đầu đối với gà trống). Sau 3 tuần tuổi cho gà ăn hạn chế, trung bình mỗi ngày gà được cho ăn từ 40g đến 110g, tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của gà. Thức ăn và nước uống sẽ được công nhân tại Trại cấp hàng ngày vào các đường dẫn nước, đường dẫn cám qua hệ thống băng chuyền và hệ thống cấp nước uống (Thức ăn và nước uống được định lượng hàng ngày theo khuyến cáo của chuyên gia).
Gà khoảng 20 tuần tuổi không có khả năng sinh sản chiếm khoảng 2% tổng số lượng đàn (gà trống teo mào hoặc gà mái có mào gà to) được phân loại và nuôi riêng để xuất bán gà thịt, quá trình nuôi trong khoảng 4 tuần, không sử dụng thuốc và vaccine cho loại gà xuất bán.
Nuôi gà sản xuất
Gà từ 20 tuần tuổi trở lên được chuyển sang Nhà nuôi gà đẻ (Khu sản xuất). Tại đây gà được gom đàn gà trống, gà mái để nuôi chung, tỷ lệ trống ~ 10% so với tổng số lượng đàn.

Đối với gà sản xuất, trung bình mỗi ngày gà được cho ăn từ 110g đến 160g, tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của gà. Tương tự như giai đoạn nuôi gà hậu bị thức ăn và nước uống sẽ được công nhân tại Trại cấp hàng ngày vào các đường dẫn nước, đường dẫn cám qua hệ thống băng chuyền và hệ thống cấp nước uống (Thức ăn và nước uống được định lượng hàng ngày theo khuyến cáo của chuyên gia).

Gà đẻ được nuôi từ 20 tuần tuổi đến 60 tuần tuổi (thời gian nuôi 40 tuần). Từ tuần thứ 23 đến tuần thứ 60 là giai đoạn gà trưởng thành, giao phối thuần thục và đẻ trứng. Tỷ lệ đẻ trứng là 170 quả/con gà/quy trình nuôi. Trong quá trình đẻ, trứng được chia làm 2 loại chính:

Trứng đạt: 2 đầu to nhỏ rõ rệt; vỏ trứng láng bóng;…
Trứng không đạt: trứng 2 lòng đỏ, trứng dị dạng, trứng vỏ mỏng, trứng nhăn nheo,…
Toàn bộ trứng sẽ được vận chuyển hàng ngày đến Nhà máy ấp trứng của Công ty tại KCN Lộc Sơn (trứng đạt được ấp thành gà con giống và được nhập lại cho Công ty để nuôi gà tiếp theo quy trình như trên, trứng không đạt là trứng thương phẩm được xuất bán ra ngoài).

Xuất bán gà

Gà đẻ sau 60 tuần tuổi khả năng đẻ kém, sẽ được xuất bán đồng loạt là gà dai thương phẩm (sản xuất ra 558 tấn thịt gà sau mỗi chu kỳ nuôi). Hiện nay thị trường gà dai trong nước tốt hơn cả thị trường gà thịt công nghiệp nên dễ dàng tiêu thụ số lượng lớn.

Quy trình nuôi gà cách ly xuất bán: Để đảm bảo chất lượng gà dai thương phẩm, trước thời điểm xuất đàn gà dai 07 tuần (từ tuần 54 đến tuần 60) trại sẽ ngừng việc tiêm tất cả các loại thuốc và vắc xin cho gà nhằm đảm bảo hóa chất đã phân hủy hoàn toàn và không còn tồn dư dư lượng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gà dai (Các loại thuốc, vắc xin sử dụng tại Trại gà có thời gian phân hủy dao động từ 2 ngày đến tối đa là 25 ngày).

Vệ sinh chuồng trại
Sau khi xuất bán đàn gà dai thương phẩm, Nhà nuôi sẽ được vệ sinh sạch sẽ. Quá trình vệ sinh chuồng trại theo thứ tự từng dãy chuồng sau mỗi lần xuất bán bao gồm các bước như sau:

Vệ sinh khô: Sau khi gà được xuất bán, công nhân dùng các dụng (chổi, xẻng, bao bì…)   để thu gom phân và chất độn, thời gian diễn ra hoạt động vệ sinh này khoảng 5 ngày.
Di dời thiết bị chuồng trại: Thiết bị máng ăn, uống, sẽ được di chuyển sang khu vực khác của chuồng nuôi. Sau đó, dùng máy xịt áp lực xịt rửa những chất thải rắn còn lại trên nền nhà nuôi.
Tiếp theo, dùng nước xà phòng, nước vôi 30% để phun, dội rửa lên mặt nền và thiết bị nuôi. Sau đó rửa sạch bằng nước.
Sát trùng: Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Không được dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc

Để khô: Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia cầm vào là 1-2 ngày.

Quy trình vệ sinh chuồng trại

Hình 2. Quy trình vệ sinh chuồng trại

Quy trình này phát sinh ra các chất thải chủ yếu bao gồm: Phân gà, nước thải, hơi khử trùng… Chủ dự án sẽ thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh để không gây ảnh hưởng đến môi trường dự án cũng như khu vực xung quanh.

Hỗn hợp phân gà và chất độn được thu gom ngay sau mỗi lứa nuôi với thời gian thu gom khoảng 5 ngày trong 1 lần thu gom. Hoạt động thu gom được công nhân thực hiện theo hình thức cuốn chiếu để hạn chế phát sinh ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường trong khuôn viên của dự án cũng như khu vực xung quanh. Hỗn hợp phân gà và chất độn được xử lý khử trùng bằng chế phẩm balasa N0-1 tại trang trại trước khi xuất bán ra ngoài. Thời gian lưu trữ tối đa hỗ hợp này tại nhà ủ phân là 5 ngày.

v. Ưu điểm, nhược điểm của quy trình chăn nuôi gà đẻ trứng và bán thịt:

Quy trình chăn nuôi gà đẻ trứng và bán thịt trên đệm lót sinh học (với thành phần chính là trấu) có ưu điểm, nhược điểm như sau:

  • Ưu điểm:

+ Tăng chất lượng đàn gà: chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học giúp gà khỏe mạnh và đồng đều nhau hơn, tỷ lệ gà sống có thể lên đến 98%.

+ Tăng chất lượng sản phẩm: đệm lót sinh học giúp giảm tỷ lệ bệnh tật, đặc biệt là bệnh tiêu chảy, thịt gà khi xuất chuồng cũng thơm ngon, hình thức đẹp và hoàn toàn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Việc phân giải phân, làm cho mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi, cải thiện môi trường sống cho người lao động và tạo cơ hội để phát triển chăn nuôi ngay cả gần các khu dân cư.

+ Quá trình chăn nuôi gà đẻ trứng và bán thịt trên lớp đệm lót sinh học giúp tiết kiệm 10% thức ăn, vì gà không bị stress từ môi trường và hoạt động tự do, gà thu nhận được một số chất từ nền đệm lót do sự lên men phân giải phân, vỏ trấu, thức ăn rơi vãi, khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của gà tốt hơn do gà tiếp nhận được một số vi sinh vật có lợi.

+ Hạn chế ruồi, muỗi (vì không có nước để muỗi sinh sản, không có phân để ruồi đẻ trứng). Các mầm bệnh - nguyên nhân lây lan dịch bệnh bị tiêu diệt hoặc hạn chế tới mức thấp nhất. Vì vậy giảm nhân công thú y và chi phí thuốc thú y.

+ Quá trình chăn nuôi gà không chỉ giúp người chăn nuôi tiết kiệm công sức lao động mà còn có thể tiết kiệm tới 70% lượng trấu sử dụng so với phương pháp chăn nuôi cũ.

  • Nhược điểm:

+ Quá trình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học thường luôn sinh nhiệt, điều này khiến cho nền chuồng thường rất nóng, nếu như chăn nuôi gà trong mùa lạnh thì là ưu điểm tuyệt đối cho chăn nuôi giúp đàn gà sưởi ấm tốt hơn, tuy nhiên nếu nuôi gà trong mùa hè thì cần có những hệ thống chống nóng tốt, đảm bảo lưu thông không khí, trong chuồng nuôi luôn được thông thoáng cho đàn gà như quạt điện hay quạt hút, hệ thống phun sương trên mái chuồng, hệ thống dàn mát. Chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học nếu như không có hệ thống chống nóng ổn định thì đàn gà sẽ lớn chậm hơn rất nhiều, nhất là trong giai đoạn vỗ béo cho gà.Vì vậy nuôi với mật độ thích hợp và đảm bảo độ thông thoáng qua cách dựng chuồng nuôi vẫn là chủ yếu và rất quan trọng.

+ Mặt khác, điều kiện môi trường đệm lót thuận lợi để men phân hủy phân phát triển thì cũng là môi trường thuận lợi để các loại vi sinh vật khác xâm nhập (từ không khí, đất, nước và bản thân vật nuôi thải ra). Và thời gian sử dụng đệm lót càng lâu thì các vi sinh vật này tồn tại càng nhiều như những ổ mầm bệnh trong chuồng nuôi.

+ Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi phải bảo dưỡng, đảo xới tơi đệm lót để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn.

* Yêu cầu điều kiện vệ sinh thú y

- Các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm:

+ Hạn chế khách thăm quan khu chăn nuôi. Khách tham quan phải chấp hành quy trình bảo hộ, tiêu độc khử trùng của dự án.

+ Dự án chăn nuôi gia cầm sản xuất con giống phải thực hiện đầy đủ quy trình tiêm phòng vắc xin theo quy định hiện hành.

+ Dự án chăn nuôi gia cầm phải có thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh.

+ Dự án chăn nuôi phải có quy trình vệ sinh tiêu độc hàng ngày và định kỳ đối với dụng cụ, chuồng trại chăn nuôi.

+ Gia cầm mới nhập về phải nuôi cách ly để tiến hành theo dõi kiểm tra nghiêm ngặt, lấy mẫu kiểm tra các gia cầm chết, ốm (nếu có), gửi đến phòng thí nghiệm thú y hoặc báo với cơ quan thú y để xác định điều tra nguyên nhân.

+ Chất độn chuồng phải được chuyển ra khỏi chuồng ngay sau khi gia cầm được chuyển ra khỏi chuồng, sau đó làm sạch, tẩy uế, khử trùng và để trống chuồng thời gian ít nhất 15 ngày trước khi nuôi gia cầm mới.

- Yêu cầu điều kiện vệ sinh thú y không khí chuồng nuôi phải đạt các chỉ tiêu quy định ở phụ lục của quy chuẩn.

* Yêu cầu về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường:

- Khu xử lý chất thải

+ Có đủ diện tích và điều kiện xử lý chất thải rắn và gia cầm chết.

+ Khu xử chất thải phía cuối trại, có địa thế thấp nhất của trại chăn nuôi.

+ Bố trí lò thiêu xác hoặc hầm tiêu huỷ trong khu xử lý chất thải cách xa tối thiểu 20 m đối với giếng nước, nguồn nước mặt và chuồng nuôi.

+ Tổng diện tích và cơ cấu diện tích giữa các khu phải phù hợp với công suất thiết kế của dự án, tránh tình trạng quá tải dễ gây nhiễm bẩn và khó khăn trong quá trình sản xuất, làm sạch và kiểm tra.

- Xử lý chất thải

+ Chất thải lỏng thải ra môi trường phải được xử lý, không được thải trực tiếp ra môi trường.

+ Chất thải rắn phải được xử lý các mầm bệnh, trước khi sử dụng vào mục đích

khác.

  1. 3. Sản phẩm của dự án:

Sản phẩm của Trại gà thịt Bình Minh là: 223.200 con gà đẻ trứng và bán thịt.

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Bệnh viện đa khoa - Bình Thuận
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Bệnh viện đa khoa - Bình Thuận

262 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Bệnh viện đa khoa tại tỉnh Bình Thuận gồm 04 phòng chức năng và 15 khoa chuyên môn. Các hạng mục của Cơ sở được xây dựng hoàn thành, đưa vào hoạt động.

Báo cáo ĐTM dự an chăn nuôi công nghệ cao
Báo cáo ĐTM dự an chăn nuôi công nghệ cao

730 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án chăn nuôi heo công nghệ cao quy mô: 15.000 heo nái, 300.000-350.000 heo con/năm và thuyết minh dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao.

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

1114 Lượt xem

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Minh Phuong Corp - Liên hệ: 0903 649 782. Dịch vụ viết hồ sơ môi trường: cấp giấy phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường. 

Báo cáo tác động môi trường dự án sưởi ấm trung tâm của Công ty sưởi ấm quận Hoàn Kiếm
Báo cáo tác động môi trường dự án sưởi ấm trung tâm của Công ty sưởi ấm quận Hoàn Kiếm

903 Lượt xem

Theo nguyên tắc phân loại công việc đánh giá khí quyển được khuyến nghị trong "Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trường - Môi trường khí quyển"

Cách xử lý bùn thải cho các khu công nghiệp tại Việt Nam
Cách xử lý bùn thải cho các khu công nghiệp tại Việt Nam

1363 Lượt xem

Điều này đặc biệt áp dụng cho lĩnh vực nước thải, đó là lý do tại sao nước thải ô nhiễm công nghiệp và bùn thải được tạo ra gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su

301 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su. Dự án nhà máy mủ cao su được đầu tư trên tổng din tích 118.722 m2.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng