THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ: NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI KHU CÔNG NGHIỆP YÊN BÌNH

Nhà máy xử lý chất thải nguy hại KCN Yên Bình tại xã Nhã Lộng, Phú Bình, Thái Nguyên để đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn huyện Phú Bình và các vùng lân cận của tỉnh Thái Nguyên cũng như trong một số xung quanh.

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN            1

            1.1. Căn cứ pháp lý  1

            1.2. Vùng thực hiện dự án   4

            1.3. Sự nguy hại của chất thải công nghiệp          4

            1.4. Kết luận sự cần thiết phải đầu tư        5

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN          6

            2.1. Giới thiệu chủ đầu tư    6

            2.2. Mô tả sơ bộ dự án xử lý chất thải nguy hại   6

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN     7

            3.1. Vị trí địa lý        7

            3.2. Về điều kiện khí hậu    8

            3.3. Hiện trạng hạ tầng khu vực dự án quản lý chất thải nguy hại        8

                        3.3.1. Nguồn cấp điện          8

                        3.3.2. Nguồn cung cấp nước           8

                        3.3.3. Hệ thống đường bộ   8

                        3.3.4. Hệ thống thoát nước  8

            3.4. Nhận xét chung 9

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN 10

            4.1. Hạng mục xây dựng     10

            4.2. Hạng mục máy móc- thiết bị   11

            4.3. Công suất xử lý rác thải           11

            4.4. Tiến độ thực hiện dự án xử lý rác thải nguy hại       12

            4.5. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án   12

CHƯƠNG V: QUY HOẠCH NHÀ MÁY SƠ BỘ          13

            5.1. Bố cục không gian kiến trúc cảnh quan         13

            5.2. Quy hoạch xây dựng hạ tầng   13

                        5.2.1. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng       13

                        5.2.2. Quy hoạch giao thông           13

                        5.2.3. Hệ thống cung cấp điện        14

                        5.2.4. Hệ thống cấp nước    14

                        5.2.5. Thoát nước mưa         14

                        5.2.6. Thoát nước bẩn          14

                        5.2.7. Quy hoạch thông tin liên lạc            15

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ       16

            6.1. Nguyên liệu, nhiên liệu            16

                        6.1.1. Nguyên liệu    16

                        6.1.2. Nhiên liệu       16

            6.2. Quy trình hoạt động của nhà máy       16

                        6.2.1. Thu gom và vận chuyển chất thải   17

                        6.2.2. Tiếp nhận và phân loại chất thải      18

                        6.2.3. Tái chế và xử lý chất thải     18

            6.3. Công nghệ tái chế, cách xử lý chất thải nguy hại     19

                        6.3.1. Tái chế dầu nhớt thải 19

                        6.3.2. Tái chế dung môi thải           20

                        6.3.3. Phân loại nhựa           21

                        6.3.4. Rửa và phục hồi thùng phuy 21

                        6.3.5. Xử lý tái chế mạch điện tử   24

                        6.3.6. Chì       24

                        6.3.7. Xử lý và thu hồi ắc quy        25

                        6.3.8.  Xử lý bóng đèn huỳnh quang         27

                        6.3.9. Xử lý nước thải          27

                        6.3.10. Công nghệ lò đốt rác FBE  29

                        6.3.11. Ổn định hóa rắn chất thải   36

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG SƠ BỘ     38

            7.1. Giới thiệu chung           38

            7.2. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm chỉ thị      38

                        7.2.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí        38

                        7.2.2. Nguồn gây ồn 38

                        7.2.3. Nguồn gây ô nhiễm nước     38

                        7.2.4. Chất thải rắn   39

            7.3. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu những tác động có hại    39

                        7.3.1. Biện pháp khống chế ô nhiễm không khí, tiếng ồn           39

                        7.3.2. Biện pháp khống chế ô nhiễm nguồn nước            40

                        7.3.3. Biện pháp khống chế chất thải rắn  40

                        7.3.4. Quy hoạch cây xanh 41

                        7.3.5. Vệ sinh an toàn lao động và phòng chống sự cố   41

            7.4. Kết luận 41

CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN           42

            8.1. Căn cứ pháp lý lập tổng mức đầu tư  42

            8.2. Tổng mức vốn đầu tư ban đầu 43

                        8.2.1. Nội dung         43

                        8.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư của dự án quản lý chất thải nguy hại 46

CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 47

            9.1. Tiến độ phân bổ vốn    47

            9.2. Tiến độ thực hiện và sử dụng vốn của dự án nhà máy xử lý rác thải 47

            9.3. Vay và trả nợ     48

            9.4. Kế hoạch hoàn trả vốn vay      49

CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH        51

            10.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán       51

            10.2. Tính toán chi phí        51

                        10.2.1. Chi phí hoạt động    51

                        10.2.2. Chi phí khấu hao     53

            10.3. Phân tích doanh thu của dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại            54

                        10.3.1. Công suất và sản lượng xử lý rác công nghiệp nguy hại           54

                        10.3.2. Tính toán doanh thu sản phẩm tái chế      54

            10.4. Hiệu quả kinh tế tài chính của dự án            56

                        10.4.1. Hiệu quả kinh tế      56

                        10.4.2. Hiệu quả tài chính   56

            10.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội   57

CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ          58

            11.1. Kết luận           58

            11.2. Đề nghị 58

 

CHƯƠNG I: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1.1. Căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;

Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;

Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Quyết định 13/2007/QĐ-BXD ban hành ngày 23/4/2007 ban hành “Định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị” do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ban hành;

Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 26 tháng 12 năm 2006 v/v ban hành Danh mục chất thải nguy hại;

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán công trình, xử lý rác thải công nghiệp nguy hại;

Quyết định số 2153/QĐ-UBND ngày 27/6/2012 của UBND huyện Phú Bình về việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nhã Lộng;

Quyết định 2683/QĐ- UBND ngày 10/12/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Phú Bình;

Các tiêu chuẩn Việt Nam

Dự án "Nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp Yên Bình" tại xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

TCVN 2737-1995    : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

TCXD 229-1999      : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;

TCVN 375-2006      : Thiết kế công trình chống động đất;

TCXD 45-1978        : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

TCVN 5760-1993    : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

TCVN 5738-2001    : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 2622-1995    : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;

TCVN-62:1995         : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;

TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

TCVN 4760-1993    : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

TCXD 33-1985        : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 5576-1991    : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

TCXD 51-1984        : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

TCXD 188-1996      : Nước thải đô thị -Tiêu chuẩn thải;

TCVN 4474-1987    : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;

TCVN 4473-1988    : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;

TCVN 5673-1992    : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

TCVN  4513-1998   : Cấp nước trong nhà;

TCVN 6772              : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;

TCVN 188-1996      : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;

TCVN 5502             : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;

TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;

11TCN 19-84            : Đường dây điện;

11TCN 21-84            : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;

TCVN 5828-1994    : Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật chung;

TCXD 95-1983        : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;

TCXD 25-1991        : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;

TCXD 27-1991        : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;

TCVN 46-89            : Chống sét cho các công trình xây dựng;

EVN                         : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).

Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường

TCVN 5949-1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương);

TCVN 3985-1999: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực lao động (theo mức âm tương đương);

Quyết định 3733-2002/QĐ-BYT: quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;

TCVS 1329/QĐ- BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước cấp và sinh hoạt của Bộ Y tế;

QCVN 30:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn công nghiệp;

QCVN 02:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế;

QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

QCVN 07: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

QCVN 19:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

QCVN 20:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

QCVN 24: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

QCVN 25: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.

Tuân thủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại: bao gồm hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ khi chất thải phát sinh đến xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, tiêu hủy và lưu giữ chất thải nguy hại.

1.2. Vùng thực hiện dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại

Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.Toàn tỉnh có các khu công nghiệp (KCN) sau: KCN Sông Công I, KCN Sông Công II, KCN Điềm Thụy, KCN Quyết Thắng, KCN Yên Bình, KCN Nam Phổ Yên. Từ cuối năm 2013 đến nay, các khu công nghiệp tập trung của tỉnh đã thu hút được hàng chục dự án, phần lớn là dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhiều dự án đang được khẩn trương xây dựng nhà xưởng, trong khi “đầu tàu” là Nhà máy Điện tử Samsung Thái Nguyên đã bắt đầu sản xuất. Và sản phẩm các KCN chủ yếu như: Thiết bị điện, điện tử; Thiết bị thông tin liên lạc; Cơ khí chính xác, công nghiệp ô tô, công nghiệp phần mềm v.v... Riêng huyện Phú Bình, có KCN Điềm Thụy với 30 doanh nghiệp đăng ký đầu tư, đặc biệt là Tổ hợp đô thị, công nghiệp, nông nghiệp Yên Bình đang trong quá trình đầu tư xây dựng và thu hút đầu tư, số doanh nghiệp đầu tư này dự kiến sẽ tăng lên rất nhiều trong thời gian tới.

Như vậy, tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Phú Bình nói riêng đang ngày càng phát triển, vốn đầu tư vào các KCN ngày càng tăng và đã góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển các KCN còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp từ các KCN.

1.3. Sự nguy hại của chất thải công nghiệp

Rác thải công nghiệp bao gồm nhiều chất thải độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nếu không được xử lý, chất thải độc hại sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con người. Độ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau. Có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hóa phân hủy chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác. Những chất thải có chứa những hóa chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axít hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hóa chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng.

Riêng với các thiết bị điện - điện tử, báo cáo năm 2011 của công ty nghiên cứu thị trường DisplaySearch cho thấy, vòng đời trung bình của một chiếc ti vi hiện nay đã rút ngắn đáng kinh ngạc, chỉ còn vài năm, so với 10-15 năm trước đây. Điều tương tự xảy ra ở nhiều sản phẩm điện-điện tử khác nữa như: điện thoại di động, màn hình máy tính, lò vi sóng, máy in,… Vòng đời càng ngắn, lượng sản phẩm bị thải bỏ càng nhiều. Cuối cùng, tất cả tập kết ở bãi rác, trở thành “chất thải điện tử” (CTĐT). Với 50 triệu tấn thải ra mỗi năm trên toàn thế giới, CTĐT đang là dòng chất thải rắn tăng trưởng nhanh nhất. Xử lý CTĐT là một vấn đề rất nóng hiện nay, bởi loại chất thải này tiềm ẩn cả hiểm họa lẫn cơ may. Xử lý đúng cách sẽ tác động mạnh mẽ đến giá trị gia tăng của sản phẩm, có lợi cho môi trường bởi hạn chế khai thác một lượng lớn kim loại quý nhờ tái chế. Trái lại, nếu xử lý không phù hợp, đây sẽ là một trong những yếu tố gây ô nhiễm đất, nước ngầm và bầu khí quyển trên quy mô lớn với tác hại khôn lường.

1.4. Kết luận sự cần thiết phải đầu tư

Huyện Phú Bình đang trong quá trình đầu tư xây dựng và thu hút đầu tư, số doanh nghiệp đầu tư dự kiến sẽ tăng lên rất nhiều trong thời gian tới. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sẽ phát sinh khối lượng lớn các loại chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, đặc biệt là chất thải điện tử…Tuy nhiên hiện tại huyện Phú Bình chưa có nhà máy xử lý chất thải nguy hại nào đang hoạt động để xử lý lượng chất thải công nghiệp nguy hại ngày càng gia tăng.

Trước tình hình đó, Công ty TNHH Phú Gia Hưng Thái Nguyên đã nghiên cứu đầu tư Nhà máy xử lý chất thải nguy hại KCN Yên Bình tại xã Nhã Lộng, Phú Bình, Thái Nguyên để đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn huyện Phú Bình và các vùng lân cận của tỉnh Thái Nguyên cũng như trong một số xung quanh.

Với năng lực hiện có của Công ty, cộng với niềm tự hào góp phần đem lại một môi trường xanh sạch cho đất nước Việt Nam nói chung, Công ty TNHH Phú Gia Hưng Thái Nguyên chúng tôi tin rằng việc đầu tư vào dự án “Nhà máy xử lý chất thải nguy hại KCN Yên Bình” là một sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

2.1. Giới thiệu chủ đầu tư

Tên công ty   : Công ty TNHH Phú Gia Hưng Thái Nguyên

Đại diện pháp luật    : Ông Nguyễn Văn Hưng                 Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở : Tổ 14, phường Hương Sơn, Tp.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Giấy phép ĐKKD     : 4600468887

Ngày đăng ký lần     : 30/9/2008

Vốn điều lệ    : 50 tỷ đồng

Ngành nghề KD        :

- Buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan;

- Buôn bán kim loại và quặng kim loại;

- Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;

- Thu gom rác thải độc hại

- Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại

- Thu gom rác thải không độc hại

- Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại

- Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác

- Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng

- Xây dựng công trình dân dụng.

2.2. Mô tả sơ bộ dự án

Tên dự án                 : Nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệpYên Bình

Địa điểm xây dựng   : Xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Diện tích đất             : 12.000 m2

Mục tiêu đầu tư         : Thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, tái chế, tiêu huỷ rác thải công nghiệp- nguy hại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.

Mục đích đầu tư        :

- Thúc đẩy phát triển các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy chất thải góp phần giảm thiểu lượng chất thải, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân vì mục tiêu phát triển bền vững.

- Xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguy hại bằng công nghệ tiên tiến, đồng bộ đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường và hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.

-  Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương đồng thời giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng và phát triển trong công tác quản lý chất thải nguy hại, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường.

Hình thức đầu tư       : Đầu tư xây dựng mới

Hình thức quản lý     : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.

Tổng mức đầu tư      : 27,900,000,000 đồng (Hai mươi bảy tỷ chín trăm triệu đồng), trong đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu là 30%, còn lại vốn vay 70%.

Tiến độ dự án            : dự án bắt đầu triển khai từ quý III/2014 và đi vào hoạt động từ Quý III năm 2016.

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN

3.1. Vị trí địa lý

Khu đất có diện tích 12.000m2 thuộc Tờ bản đồ địa chính số 18 xã Nhã Lộng (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên), được quy hoạch là khu vực đất xử lý, chôn lấp rác thải đã được UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Phú Bình phê duyệt.

Hiện trạng đất là đất soi bãi, bằng phẳng, thuận tiện về giao thông và hiện nay đang do các hộ dân quản lý, trồng cây nông nghiệp ngắn ngày.

* Vị trí lựa chọn địa điểm dự án có thuận lợi sau:

- Đảm bảo cơ sở kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh: Giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông…

- Không ảnh hưởng đến cơ sở quốc phòng an ninh, di tích lịch sử, văn hóa và đảm bảo môi trường sinh thái.

- Nằm trong quy hoạch tổng thể phù hợp với mục đích hoạt động của Dự án.

3.3. Hiện trạng hạ tầng khu vực dự án nhà máy xử lý rác thải

3.3.1. Nguồn cấp điện

Đã có đường điện đi qua bên cạnh khu vực dự án nhà máy xử lý rác thải nguy hại, Công ty ký hợp đồng với Công ty Điện lực Thái Nguyên và đơn vị cung cấp điện nhằm đảm bảo nguồn điện ổn định khi đi vào hoạt động sản xuất.

3.3.2. Nguồn cung cấp nước

Hiện tại đã có nguồn cấp nước sạch tại khu vực đầu tư. Nguồn cung cấp nước cho nhà máy xử lý rác thải sẽ được lấy từ nguồn giếng khoan sau khi qua hệ thống xử lý để phục vụ các mục đích khác nhau trong sản xuất và sinh hoạt.

3.3.3. Hệ thống đường bộ

Khu vực xây dự án quản lý chất thải nguy hại có giao thông thuận lợi: Gần hệ thống đường bộ (Quốc lộ 37), đường sông (sông Cầu, sông Công, cảng Đa phúc), đường sắt (Hà Nội-Thái Nguyên) và đường hàng không (cách sân bay Nội Bài 40 Km). Điều kiện địa chất chắc chắn, ổn định giúp giảm giá trị đầu tư móng cho các doanh nghiệp và các ngành cơ khí nặng. Giảm được giá trị san lấp nhờ sử dụng đất san đồi (không phải chở cát để san lấp như các dự án ở tỉnh khác). Nguồn nhân lực dồi dào, kinh nghiệm, tay nghề cao. Gần nguồn nguyên vật liệu và thủ đô Hà Nội (50 Km). Cách Khu công nghiệp Điềm Thụy 4 km. Nhà máy SamSung Thái nguyên khoảng 6 km.

3.3.4. Hệ thống thoát nước

Khu vực dự án nhà máy xử lý rác thải nguy hại chủ yếu có các hệ thống mương máng, ao đầm, sông..

- Nước mưa quanh nhà máy xử lý rác thải được thu gom bằng hệ thống cống thoát nước làm bằng bê tông cốt thép chịu lực cao. Các hố ga có lắp đặt song chắn rác để tách rác có kích thước lớn.

- Nước mưa chảy tràn quanh khu vực lưu giữ, cách xử lý chất thải nguy hại được thu gom về bể tập trung, sau đó thông qua bơm có gắn chế độ tự động để bơm lên hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B.

- Nước thải sản xuất và sinh hoạt sẽ được thu gom bằng hệ thống ống thu riêng. Va được xử lý bằng Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy trước khi thải ra môi trường.

Nước thải sinh hoạt của cán bộ, nhân viên tương đối nhỏ, được xử lý bằng bể tự hoại của công ty sau đó được đưa về Hệ thống xử lý nước thải của Công ty để xử lý trước khi thải ra môi trường.

Nước tuần hoàn làm mát không khí lò đốt tuần hoàn tái sử dụng.

Nước sữa vôi xử lý khí và bụi lò đốt tuần hoàn và định kỳ xả thải được đưa vào xử lý trong hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.

Nước sau xử lý từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy, được đưa ra Hồ ổn định rồi thải ra đường thoát nước gần khu vực dự án, nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B.

3.4. Nhận xét chung

Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng “Nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp Yên Bình” rất thuận lợi về các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng và nguồn lao động dồi dào. Đây là những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của một dự án.

Xem video: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt phân - Công nghệ nhiệt hóa hơi

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI NGUY HẠI

4.1 Hạng mục xây dựng

Dự án “Nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp Yên Bình” tại xã Nhã Lộng, Phú Bình, Thái Nguyên dự kiến được xây dựng trên khu đất rộng 12.000 m².

STT

HẠNG MỤC

ĐVT

Khối lượng

I.1

Khu hành chính và dịch vụ công cộng

1

Phòng bảo vệ

25

2

Nhà văn phòng

100

3

Nhà để xe

100

4

Nhà ăn

200

5

Nhà nghỉ ca

200

6

Trạm biến thế

100

7

Trạm cân xe

100

8

Trạm xử lý nước cấp

160

9

Garage - bãi xe vận chuyển

1,000

10

Cây xanh, mặt nước, đường giao thông, vùng bao quanh cách li

5,115

I.2

Khu xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

1

Kho chứa và phân loại chất thải nguy hại

1,000

2

Xưởng xử lý và tái chế chất thải

Khu lưu chứa và xử lý chất thải bằng lò đốt

200

Khu lưu chứa và xử lý bo mạch, linh kiện điện tử

200

Khu lưu chứa và phá dỡ bóng đèn chứa thủy ngân thải

200

Khu lưu chứa và phá dỡ ắc quy chì thải

200

Khu lưu chứa và súc rửa thùng phuy

200

Khu lưu chứa và tẩy rửa kim loại, nhựa dính hóa chất

200

Khu lưu chứa và tẩy rửa kim loại dính dầu mỡ

200

Khu lưu chứa và tái chế dầu thải

200

Khu lưu chứa và tái chế dung môi

200

Khu xử lý bùn thải và hóa rắn

1,000

Đường đi giữa các phân khu

200

3

Bãi chứa phế liệu tổng hợp

200

4

Bãi chứa kim loại

200

I.3

Hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng

500

Tổng cộng

12,000

4.2. Hạng mục máy móc- thiết bị

TT

HẠNG MỤC

ĐVT

Khối lượng

II

Máy móc thiết bị

1

Lò đốt xử lý chất thải nguy hại

HT

1

2

Hệ thống xúc rửa thùng phuy, bao bì nguy hại

HT

1

3

Hệ thống súc rửa tẩy kim loại, nhựa dính thành phần nguy hại

HT

1

4

Hệ thống tái chế đèn huỳnh quang

HT

1

5

Hệ thống phá dỡ tiền xử lý pin, ắc quy thải

HT

1

6

Hệ thống tiền xử lý bo mạch, linh kiện điện tử

HT

1

7

Hệ thống tái chế dầu thải

HT

1

8

Hệ thống chưng cất dung môi

HT

1

9

Hệ thống xử lý bùn thải

HT

1

10

Cột điện và dây trung thế từ đường lộ vào nhà máy

m

1,000

11

Bình biến thế 200 KVA

cái

1

12

Xe cần cuốc

cái

1

13

Xe ủi

cái

1

4.3 Công suất xử lý chất thải nguy hại nguy hại

Công suất thiết kế

Sản lượng

ĐVT

Công suất/giờ

5

tấn/giờ

Công suất /ngày

120

tấn/ngày

Khối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý

43,800

tấn/năm

Sản phẩm tái chế

Tổng Sản lượng đầu ra

118

tấn/ngày

Rác đốt

25

tấn/ngày

Dung môi tái chế

12.5

tấn/ngày

Kim loại màu, hạt nhựa có dính thành phần nguy hại

25.0

tấn/ngày

Thùng phuy, bao bì có dính thành phần nguy hại

5

tấn/ngày

Bóng đèn huỳnh quang

0.6

tấn/ngày

Hệ thống phá dỡ tiền xử lý pin, ắc quy thải

25

tấn/ngày

Hệ thống tiền xử lý bo mạch, linh kiện điện tử

13

tấn/ngày

Hệ thống tái chế dầu thải

13

tấn/ngày

Đất cát vụn chôn lấp và rác không thể tái chế

1.9

tấn/ngày

Công suất thiết kế của dây chuyền xử lý rác là 118 tấn/ngày, tương đương 5 tấn/giờ.

Sau đó đem đi phân loại, tái chế và rác còn lại bỏ vào lò đốt, tro xỉ đóng rắn nếu đạt tiêu chuẩn sẽ tái chế thành gạch block, không đạt tiêu chuẩn sẽ đem đi chôn lấp.

4.4 Tiến độ thực hiện dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại

Dự kiến dự án nhà máy xử lý rác thải được triển khai thực hiện như kế hoạch sau:

TT

Hạng mục

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1

Lập hồ sơ, xin chủ trương đầu tư, xin địa điểm

x

x

2

Nhận mặt bằng

x

3

Lập dự án đầu tư (FS) và đánh giá tác động MT (ĐTM)

x

x

4

Xin giấy phép đầu tư

x

GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Nhà máy xử lí nước thải

5

Chuẩn bị xây dựng

x

6

Xây dựng nhà máy

x

x

x

x

7

Tuyển dụng và đào tạo

x

8

Lắp đặt thiết bị xử lý

x

x

9

Chạy thử nghiệm, chuẩn bị hoạt động

x

x

            Ngoài ra, tiến độ của dự án nhà máy xử lý chất thải còn có thời gian dự phòng cho xây dựng và chuẩn bị vận hành, dự kiến thời gian muộn nhất để dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại bắt đầu hoạt động vào Quý III năm 2016.

 

Tham khảo Sử dụng công nghệ nhiệt hóa hơi thay thế cho những phương pháp xử lý rác thải cũ

 

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy gạch ngói
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy gạch ngói

267 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy gạch ngói. Nhà máy sản xuất gạch granite, gạch trang trí sân vườn, ngói gốm tráng men, công suất khoảng 21.200.000 m2/năm.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất inox II
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất inox II

907 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất inox II. Minh Phuong Corp - Dịch vụ tư vấn hồ sơ thủ tục pháp lý môi trường. Liên hệ 0903 649 782.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của khu nghỉ mát
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của khu nghỉ mát

153 Lượt xem

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của khu nghỉ mát. Sản phẩm của Cơ sở là nhà ở gia đình kết hợp kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày nhằm cung cấp các dịch vụ du lịch chất lượng tốt, chi phí hợp lý cho du khách trong và ngoài nước.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu nhà ở
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu nhà ở

1250 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu nhà ở 

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án mở rộng nâng cấp khu du lịch
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án mở rộng nâng cấp khu du lịch

174 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án mở rộng nâng cấp khu du lịch tổng diện tích là 70,5 ha, với các hạng mục công trình: khu nghỉ dưỡng, khu dịch vụ, vui chơi, giải trí… phục vụ khoảng 1.000 khách

Hiện trạng và phương pháp xử lý sự cố tràn dầu và nhiên liệu trên bờ biển và trên biển
Hiện trạng và phương pháp xử lý sự cố tràn dầu và nhiên liệu trên bờ biển và trên biển

1919 Lượt xem

Cho đến nay tai Việt Nam đã có rất nhiều sự cố tràn dầu trên biển xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, hệ sinh thái và gây thiệt hai lớn về kinh tế.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng