Mẫu thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Tổ chức chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 HACCP

Dự án đầu tư: “Xây dựng Tổ chức chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000, HACCP) và Nâng cao năng lực thử nghiệm, đo lường phục vụ Doanh nghiệp và Quản lý nhà nước tại Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học”

khung doi

Mẫu thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Tổ chức chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 HACCP

MỤC LỤC

CHƯƠNG I :  ĐẶT VẤN ĐỀ

 I. Sự cấp thiết của dự án

II. Căn cứ pháp lý

CHƯƠNG II: NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I. Hiện trạng tổ chức và hoạt động của Nhà đầu tư

Bsung: đơn vị tư vấn đấu thầu

II. Nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm từ nay đến 2025

III. Thông tin về dự án

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI VÀ QUẢN LÝ, GIÁM SÁT DỰ ÁN

I. Công ty Cổ phần tư vấn quản lý dự án ACMEC

II. Công ty TNHH tư vấn đấu thầu xây lắp KK

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I. Thông tin về dự án

II. Mục tiêu đầu tư dự án

III. Quy mô đầu tư dự án

IV. Vốn đầu tư của dự án

V. Thời gian thực hiện dự án và tiến độ thực hiện

VI. Sản phẩm của dự án

VII. Hiệu quả mang lại cho Nhà đầu tư

VIII. Hiệu quả kinh tế - xã hội

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN

 I. Giải pháp bố trí mặt bằng

II. Giải pháp về đào tạo

III. Giải pháp về tổ chức

IV. Giải pháp về lắp đặt trang thiết bị, máy móc

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I. Đánh giá tác động môi trường

II. Y tế và vệ sinh môi trường

III. Kết luận

CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 I. Kết luận

 II. Kiến nghị

PHỤ LỤC DỰ TOÁN

An toàn thực phẩm

Mẫu thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Tổ chức chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 HACCP

 CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. SỰ CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN:

 Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN), giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao… Trong đó, định hướng phát triển Trung tâm KH&CN là “Phát triển KH&CN của tỉnh theo cơ chế thị trường, hình thành khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung, khu công nghệ cao và các tổ chức nghiên cứu đủ sức giải quyết các nhiệm vụ KH&CN của vùng và quốc gia, trở thành trung tâm lớn của cả nước về KH&CN”. Điều này thực sự là một thuận lợi lớn trong định hướng phát triển KH&CN trong giai đoạn tới.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XIV), Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 09/8/2021 về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết mới đã xác định mục tiêu tổng quát là phát triển mạnh mẽ KH&CN và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đưa KH&CN thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về KH&CN gắn với trung tâm giáo dục - đào tạo và y tế chuyên sâu. Một số nhiệm vụ và giải pháp mà Tỉnh uỷ đề ra là: Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng KH&CN như: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN; Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học; Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung… Đầu tư các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia đủ khả năng kiểm định chất lượng tất cả các loại hàng hóa,… Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn về KH&CN của cả nước giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; chú trọng phát huy, tăng cường tiềm lực KH&CN, trong đó “Tập trung nguồn lực xây dựng, hoàn thiện sớm đưa vào hoạt động có hiệu quả các thiết chế: Khu CNTT tập trung, Khu Y tế công nghệ cao, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Khu nuôi trồng thủy sản thâm canh công nghệ cao, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh…”

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều Tổ chức trên thế giới như WTO, ASEAN,… tham gia vào nhiều Hiệp định như FTA, EVFTA, TPP,… Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng có nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài. Nhà nước và doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của việc áp dụng các hệ thống quản lý và các công cụ quản lý tiên tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu các rào cản kỹ thuật trong thương mại khi mở rộng thị trường tiêu thụ ra thế giới.

Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 54 tổ chức chứng nhận các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001, ISO 22000, HACCP CODEX, HACCP FDA,… và chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Hoạt động chứng nhận này đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của các doanh nghiệp trên toàn quốc, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, hoạt động đo lường trên địa bàn tỉnh ngày càng được phát triển cả về số lượng phương tiện đo và chuẩn loại. Phương tiện, dụng cụ đo lường được doanh nghiệp đầu tư càng hiện đại, độ chính xác ngày càng cao và đặc biệt là trong lĩnh vực độ dài, dung tích-lưu lương, y tế, khối lượng,…. Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có trên 800.000 phương tiện đo các loại thuộc diện phải kiểm định và hàng trăm ngàn phương tiện đo cần hiệu chuẩn thuộc các lĩnh vực: kinh doanh điện, nước, taxi, cột đo xăng dầu, cân khối lượng các loại, …

Trên địa bàn tỉnh có trên 8.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có trên 80 doanh nghiệp lớn, còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một kết quả khảo sát nhu cầu áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến gần đây cho thấy: có 150/720 doanh nghiệp có áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (chiếm tỷ lệ 20%). Đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã chưa tập trung vào việc áp dụng các hệ thống quản lý về chất lượng, môi trường, an toàn thực phẩm, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo hướng VietGAP.

Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang tập trung mọi nguồn lực Khoa học Công nghệ KH&CN để hỗ trợ doanh nghiệp trong đó tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, tăng cường đổi mới hoạt động đo lường,...

Để tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị và chuyển giao công nghệ, chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đảm bảo tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và truy xuất nguồn gốc, đồng thời đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đây là chính sách quan trọng, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng khả năng cạnh tranh, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất; thúc đẩy việc tăng cường hàm lượng KH&CN trong các sản phẩm chủ lực của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, tỉnh chưa có tổ chức nào có năng lực hoạt động chứng nhận các hệ thống quản lý và chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, do đó quá trình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn khi phụ thuộc quá nhiều đơn vị ngoài tỉnh.

Trước tình hình trên, Trung tâm Đo lường Thử nghiệm và Thông tin khoa học là một đơn vị hoạt động sự nghiệp được trang bị cơ sở vật chất để hoạt động trong lĩnh vực đo lường chất lượng, có phòng thí nghiệm đã được công nhận Vilas 1279, nhận thấy cần thiết phải hình thành Tổ chức chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000, HACCP). Trung tâm đề xuất đầu tư dự án “Xây dựng Tổ chức chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000, HACCP) và Nâng cao năng lực thử nghiệm, đo lường phục vụ Doanh nghiệp và quản lý nhà nước, giai đoạn 2022 - 2025 tại Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học”, nhằm mục đích chứng nhận HACCP cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao năng lực về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: dệt may, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, chế biến thực phẩm và đồ uống,... Từ đó tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, giảm sự lệ thuộc vào hoạt động của các tổ chức đánh giá, chứng nhận ngoài tỉnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước;

Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đo lường số 04/2011/QH13 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và  hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM ĐO LƯỜNG, THỬ NGHIỆM VÀ THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I. HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM

1. Vị trí, chức năng

Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin Khoa học tỉnh được thành lập về Thành lập Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, có chức năng thông tin, thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ công tác quản lý nhà nước; thực hiện các hoạt động sự nghiệp và dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá, mã số mã vạch phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

 2. Tổ chức và nhân sự

      3. Cơ sở vật chất

      3.1. Trụ sở:

      3.2. Máy móc, trang thiết bị:

   + Công tác thử nghiệm: phòng làm việc và phòng thí nghiệm được bố trị trên toàn bộ tầng 4, hiện đã được công nhận theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP, đạt chứng nhận Vilas 1279 trên các nền mẫu nước, thực phẩm, tinh dầu và các thực phẩm đặc trưng của địa phương.

4. Tài chính

Hiện nay, nguồn kinh phí của Trung tâm chủ yếu từ: (1) nhiệm vụ Sở KH&CN giao; (2) hoạt động dịch vụ tư vấn Hệ thống QLCN, Kiểm định, Hiệu chuẩn, Thử nghiệm và Truyền thông KHCN-ĐMST.

5. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ

5.1. Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (TXTCN)

Hàng năm, căn cứ chức năng nhiệm vụ của Trung tâm, Sở KH&CN giao thực hiện các nhiệm vụ KHCN. Các nhiệm vụ chú trọng vào xây dựng, duy trì tổ chức KHCN về đo lường, duy trì phòng thử nghiệm đạt chuẩn, duy trì hệ thống QLCL ISO 9001:2015 trong hoạt động, kiểm định đối chứng công tơ điện - nước, đối chứng cân các loại tại các chợ truyền thông KHCN&ĐMST, thống kê KH&CN.

Kết quả của các nhiệm vụ đã góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước của Sở KH&CN trong lĩnh vực Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin KH&CN; đồng thời góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được quy định.

5.2. Hoạt động dịch vụ

Ngày 04/01/2022, Quyết định số 03/QĐ-TĐC của Tổng cục Trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định Trung tâm là tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho các phương tiện đo khác nhau thuộc danh mục Phương tiện đo nhóm 2 bắt buộc kiểm định, hiệu chuẩn theo Thông tư 23/2013/TT-BKHCN trong các lĩnh vực: khối lượng, độ dài, dung tích, áp suất, lưu lượng, điện.

Phòng thí nghiệm của Trung tâm hiện đã được công nhận theo nghị định 107/2016/NĐ-CP, đạt chứng nhận Vilas 1279 trên các nền mẫu nước, thực phẩm, tinh dầu và các thực phẩm đặc trưng của địa phương (Quyết định 46.2022/QĐ-VPCNCL ngày 20/01/2022 của Văn phòng Công nhận Chất lượng).

Trong thời gian qua, Trung tâm đã vận dụng tốt các trang thiết bị đã được đầu tư để hoạt động tư vấn các hệ thống quản lý chất lượng, dịch vụ về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo, mẫu theo nhu cầu của cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Kết quả của các hoạt động đã đem lại doanh thu khá ổn định (năm 2019 (khoảng): 3.887.000.000,đ; năm 2020 (khoảng): 3.826.000.000,đ; năm 2021 (khoảng): 3.600.000.000,đ). Từ nguồn thu này, Trung tâm đã tự chủ hoàn toàn tài chính trong các hoạt động theo Quyết định 608/QĐ-UBND ngày 03/7/2022 của UBND tỉnh về cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở KH&CN, mặc dù gặp khá nhiều khó khăn.

Hiện nay, đội ngũ người lao động và các trang thiết bị của Trung tâm có đủ năng lực để tư vấn, cung cấp các dịch vụ như:

- Tư vấn xây dựng các hệ thống quản lý: chất lượng, năng lượng, môi trường;

- Kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện đo được pháp định yêu cầu quản lý;

- Phân tích thử nghiệm trong một số lĩnh vực nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa.

6. Đánh giá chung

Nhìn chung, tổ chức bộ máy nhân sự của Trung tâm đã được sắp xếp, kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định. Với đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, nhiệt huyết trong công việc và sự quan tâm hỗ trợ từ Lãnh đạo sở cùng các đơn vị KH&CN trong ngành là điểm mạnh giúp Trung tâm tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.

Về cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo đáp ứng nhu cầu làm việc và phục vụ công tác chuyên môn, tuy nhiên chức năng nhiệm vụ của Trung tâm còn nhiều lĩnh vực chưa thực hiện và phát triển hết, nhiều lĩnh vực KHCN mà doanh nghiệp trong tỉnh có nhu cầu nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, vậy nên định hướng cần được đầu tư nhiều hơn nữa nhằm đưa Trung tâm trở thành một đơn vị hoạt động KH&CN mạnh mẽ của tỉnh.

Về tài chính: trước tháng 8/2021, từ các nguồn kinh phí (nhiệm vụ TXTCN và dịch vụ) đã đảm bảo được các hoạt động của Trung tâm. Tuy nhiên, từ sau tháng 8/2021, việc sát nhập thêm một bộ phận (phòng Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ) và nâng tầm Trung tâm lên đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, cần thiết phải đầu tư hơn nữa để có thể đảm bảo được tính tự chủ lâu dài. Về cơ bản, việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính được vận hành chặt chẽ, đúng quy định của nhà nước. Tiền công, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, công đoàn và các khoản đóng góp ngân sách đã được đảm bảo theo quy định.

Việc triển khai các nhiệm vụ TXTCN, dịch vụ đã phần nào chứng tỏ được vai trò, vị trí và năng lực của Trung tâm. Kết quả của các hoạt động đã góp phần vào việc phục vụ công tác quản lý nhà nước của ngành KH&CN, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA TRUNG TÂM TỪ NAY ĐẾN 2025

- Duy trì hoạt động của các lĩnh vực Tư vấn, Thử nghiệm và Dịch vụ của Trung tâm, bảo dưỡng các chuẩn công tác, trang thiết bị đã được trang cấp. Đảm bảo các hoạt động được triển khai đúng kế hoạch.

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ do Sở Khoa học và Công nghệ giao. Đề xuất thêm các nhiệm vụ mới nhằm hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm; đảm bảo thu nhập cho VCNLĐ.

- Đề xuất các dự án, nhiệm vụ KH&CN các cấp, chú trọng nâng cao năng lực hoạt động tư vấn, dịch vụ và thông tin khoa học – đổi mới sáng tạo. Nâng tầm Trung tâm trở thành đơn vị KH&CN lớn mạnh của tỉnh.

- Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ về KH&CN liên quan đến đo lường, thử nghiệm và y tế chuyên sâu phục vụ nhu cầu của cá nhân, doanh nghiệp và quản lý nhà nước.

- Tạo sự kết nối giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các đơn vị hoạt động KH&CN. Xây dựng mạng lưới các tổ chức KH&CN phục vụ nghiên cứu phát triển ngành KH&CN của tỉnh cũng như hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu. Góp phần xây dựng trở thành một trung tâm KH&CN, Y tế chuyên sâu lớn mạnh của cả nước và khu vực.

III. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

Tên dự án đầu tư: “Xây dựng Tổ chức chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000, HACCP) và Nâng cao năng lực thử nghiệm, đo lường phục vụ Doanh nghiệp và Quản lý nhà nước tại Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học”

Xem thêm: Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cửa hàng xăng dầu <tại đây>

Minh Phương Corp là Đơn vị

- Chuyên Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trên Toàn Quốc.

- Đơn vị chuyên thi công dự án khoan ngầm các đường quốc lộ, đường thủy con kênh ,sông lớn trên Toàn Quốc.

- Đơn vị viết Hồ sơ Môi trường.

+ Giấy phép Môi trường.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường.

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.

Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

LIÊN HỆ 0903 649 782

 

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Phước An
Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Phước An

1065 Lượt xem

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Phước An nhằm hình thành nên một Khu du lịch nghỉ dưỡng gắn liền với bảo tồn thiên nhiên khu rừng phòng hộ 44,66 ha, sử dụng các loại hình du lịch, dịch vụ khai thác môi trường cảnh quan thiên nhiên như nghỉ dưỡng…gắn liền với thiên nhiên nhằm phát huy lợi thế của khu đất quy hoạch.

Đơn xin đăng ký làm chủ đầu tư xây dựng khu chung cư nhà ở xã hội và khu chung cư thương mại
Đơn xin đăng ký làm chủ đầu tư xây dựng khu chung cư nhà ở xã hội và khu chung cư thương mại

900 Lượt xem

Đơn xin đăng ký làm chủ đầu tư xây dựng khu chung cư nhà ở xã hội và khu chung cư thương mại

Công nghệ ngầm tiên phong - Bãi đậu xe an toàn trong không gian chật hẹp nhất
Công nghệ ngầm tiên phong - Bãi đậu xe an toàn trong không gian chật hẹp nhất

1032 Lượt xem

Đủ chỗ đậu xe là một yếu tố thiết yếu cho tính khả thi của các dự án - điều này áp dụng cho các tòa nhà mới và đặc biệt là cải tạo. Bãi đậu xe tự động tận dụng tối ưu không gian khan hiếm.

Thuyết minh dự án trồng rừng - Lập dự án đầu tư
Thuyết minh dự án trồng rừng - Lập dự án đầu tư

1735 Lượt xem

Dự án trồng rừng là một hoạt động nhằm tái tạo và bảo vệ môi trường thông qua việc khôi phục và mở rộng diện tích rừng. Thông qua việc trồng cây mới, dự án trồng rừng giúp tăng cường khả năng hấp thụ và lưu giữ carbon, bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học, cũng như bảo vệ đất đai và các nguồn nước ngọt.

Triển vọng và giới thiệu về dự án nuôi cá sấu lấy da và thịt
Triển vọng và giới thiệu về dự án nuôi cá sấu lấy da và thịt

1083 Lượt xem

Tham gia vào nuôi cá sấu có những ưu điểm như đầu tư ít hơn, hiệu quả nhanh chóng và lợi ích kinh tế đáng kể, triển vọng thị trường tích cực, triển vọng nuôi trồng thủy sản rộng lớn.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng