Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư xử lý sạt lở bờ biển

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư xử lý sạt lở bờ biển. Khắc phục và phòng chống sạt lở, đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển. Tạo bãi gây bồi kết hợp trồng rừng phòng hộ ven biển góp phần bảo vệ và cải thiện rừng ngập mặn, tạo tiền đề chuyển đổi diện tích trồng lúa sang lúa - tôm, thích ứng với điều kiện BĐKH và NBD;

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................... 5

DANH SÁCH BẢNG........................................................ 6

DANH SÁCH HÌNH............................................................. 8

GIỚI THIỆU 9

1.  XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN.................................. 9

1.1.  Thông tin chung về dự án...................................................................... 9

1.2.   Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi 10

1.3.  Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh,

quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác,

các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan....... 10

2.  CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)... 11

2.1. Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM.... 11

2.2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng............................................ 12

2.3.  Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án. 13

2.4. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM   13

3.  TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG........................... 14

3.1. Trình tự tiến hành xây dựng báo cáo ĐTM............................................................ 14

3.2. Các tổ chức, đơn vị, thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM.............................. 14

3.2.1. Đại diện Chủ đầu tư................................................................................................. 14

3.2.2.Đơn vị tư vấn............................................................................................................... 15

4.  PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG........................................ 17

4.1.Phương pháp đánh giá nhanh............................................................................... 17

4.2.  Phương pháp xác định tác động............................................................................ 17

4.3.   Phương pháp lập bản đồ........................................................................................ 17

4.4.Phương pháp ma trận tác động............................................................................. 18

4.5. Thảo luận nhóm tập trung và tham vấn cộng đồng............................................ 18

4.6. Phương pháp kế thừa, phân tích và tổng hợp thông tin và dữ liệu....................... 18

4.7.  Đánh giá dữ liệu thứ cấp........................................................................................ 18

4.8. Phương pháp khảo sát thực địa............................................................................. 19

4.9. Quan sát thực địa.................................................................................................... 19

4.10.Phương pháp so sánh............................................................................................. 19

4.11. Phương pháp chuyên gia........................................................................................ 19

4.12. Phương pháp lấy mẫu và phân tích........................................................................... 19

5.  TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM................................................ 19

5.1. Thông tin về dự án.................................................................................................. 19

5.1.1.  Thông tin chung.................................................................................................... 19

5.1.2.Phạm vi, quy mô, công suất.................................................................................. 20

5.1.3. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án................................................ 20

5.1.4. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường..................................................................... 21

5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 22

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án        24

5.3.1.Nước thải, khí thải.................................................................................................... 24

5.3.2. Chất thải rắn, chất thải nguy hại........................................................................... 24

5.3.3.Tiếng ồn, độ rung.................................................................................................. 24

5.3.4 Các tác động khác................................................................................................. 24

5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án................................ 25

5.4.1. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải.................................. 25

5.4.2.Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường            26

5.4.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung............................. 27

5.4.4.Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác............................................................... 27

5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án........................... 29

5.5.1Giám sát môi trường giai đoạn thi công dự án......................................................... 29

5.5.2.Giám sát môi trường giai đoạn vận hành...................................... 30

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN................................................ 31

1.1.  Thông tin về Dự án................................................................................. 31

1.1.1.Các thông tin chung của dự án............................................................................. 31

1.1.2. Vị trí địa lý của dự án........................................................................................... 31

1.1.3. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án................................................. 32

1.1.4.  Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 32

1.1.5. Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án.............................................................................. 33

1.2.  Cấp công trình và các chỉ tiêu thiết kế................................................................. 33

1.2.1. Cấp công trình thủy lợi (công trình NN và PTNT)............................................... 33

1.2.2. Các chỉ tiêu thiết kế cơ bản...................................................................................... 33

1.3. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án.............................................. 34

1.3.1. Các hạng mục công trình chính............................................................................ 34

1.3.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án......................................................... 37

1.3.3.  Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.............................. 37

1.4. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án....... 38

1.4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu và nguồn cung cấp............................................................. 38

1.4.2. Nguồn cung cấp điện, nước cho dự án........................................................................ 39

1.4.3.  Điều kiện cung cấp dịch vụ hạ tầng.......................................................................... 40

1.4.4.  Máy móc thi công................................................................................................. 40

1.5. Biện pháp tổ chức thi công..................................................................................... 40

1.5.1.Công tác chuẩn bị................................................................................................. 40

1.5.2. Chế tạo các chi tiết đúc sẵn.................................................................................. 41

1.5.3. Biện pháp thi công các hạng mục công trình chính................................................. 41

1.5.4.Hoàn thiện công trình................................................................................................ 42

1.5.5. Nhân sự thi công................................................................................................... 42

1.6. Công nghệ sản xuất và vận hành........................................................................... 43

1.7.  Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.......................... 43

1.7.1.Tiến độ thực hiện dự án............................................................................................ 43

1.7.2.Tổng mức đầu tư................................................................................................... 43

1.7.3.Tổ chức quản lý và thực hiện dự án........................................................................ 44

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.... 45

2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội....................................................................... 45

2.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 45

2.1.2.  Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 50

2.1.3. Tài nguyên............................................................................................................ 57

2.1.4.Hiện trạng cơ sở hạ tầng.............................................................................................. 61

2.1.5. Tình hình thiên tai và thiệt hại.................................................................................. 64

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện Dự án             70

2.2.1.  Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học................................................. 70

2.2.2. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện Dự án         75

2.2.3. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện Dự án................................................ 76

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP,

CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.......... 78

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng...... 78

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động.............................................................................. 79

3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường............ 89

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành... 97

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động............................................................. 97

3.2.2.Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường..... 98

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường....................... 99

3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án..................................... 99

3.3.2.Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục...... 99

3.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.................. 99

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo     100

3.4.1.   Mức độ chi tiết của các đánh giá........................................................................ 100

3.4.2.  Độ tin cậy của các đánh giá................................................................................ 101

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC...... 103

CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG............ 104

5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ Dự án............................................. 104

5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ Dự án......................... 112

5.2.1. Giám sát chất thải............................................................................................... 112

5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường khác....................................................................... 112

CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ THAM VẤN.............................................................................. 114

6.1. Tham vấn cộng đồng............................................................................................ 114

6.2.Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng............................................. 114

6.2.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử..................................... 114

6.2.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến............................................................... 114

6.2.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định............................................................... 114

6.2.4.Kết quả tham vấn cộng đồng.............................................................................. 114

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT........................................................................ 116

1. Kết luận......................................................................................................... 116

2. Kiến nghị....................................................................................................... 117

3. Cam kết của Chủ dự án............................................................................... 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 119

PHỤ LỤC

GIỚI THIỆU

1.XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1.Thông tin chung về dự án

  • Tên Dự án: Đầu tư xử lý sạt lở bờ biển.
  • Loại hình Dự án: Công trình xây mới
  • Cơ quan chủ quản Dự án: UBND tỉnh.
  • Cơ quan thẩm định dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh.
  • Cơ quan thực hiện Dự án: Ban quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng (ĐTXD) các công trình NN và PTNT tỉnh.

Kiên Giang là tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có đường bờ biển dài khoảng 200km. Ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố sóng, dòng chảy, mực nước biển dâng và sự thiếu hụt bùn cát do biến đổi khí hậu và các hoạt động thượng nguồn làm gia tăng nguy cơ xói lở trong tương lai về quy mô và mức độ. Đứng trước nguy cơ và hiện trạng đó thì mục tiêu phát triển xây dựng một hệ thống bảo vệ bờ biển ổn định, bền vững là vô cùng cấp bách, cần thiết.

Cùng với diễn biến phức tạp của tình hình BĐKH đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, tình hình sạt lở bờ biển ở khu vực huyện Hòn Đất nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung đang xảy ra ngày càng khó lường và phức tạp. Mức độ ảnh hưởng sạt lở năm sau cao hơn năm trước, hàng năm thường xuyên đe dọa hệ thống đê biển trong khu vực. Tình trạng sạt lở trong thời gian dài vừa qua đã làm cho nhiều đoạn của đai rừng phòng hộ bờ biển Tây huyện Hòn Đất ngày càng mỏng dần, một số vị trí sạt lở đã khoét sâu, lở hàm ếch vào phía trong gây ra xói lở nghiêm trọng khu vực bờ biển, đe dọa sự an toàn của hàng trăm hộ dân cư sinh sống quanh khu vực, nhà cửa và các công trình xây dựng trên vùng đất nguy cơ xói lở có thể bị nước biển cuốn trôi bất cứ lúc nào đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện sản xuất và cuộc sống của người dân nơi đây. Đặc biệt trong mùa mưa bão hiện nay, nước biển dâng cộng với sóng to, gió lớn, đã phát sinh diễn biến sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Hiện nay, diễn biến sạt lở ngày càng gia tăng bình quân khoảng (20-30) m/năm. Với tốc độ sạt lở như hiện nay, nếu không có các giải pháp hữu hiệu kịp thời, tình trạng này sẽ tác động xấu đến đời sống cùa người dân vùng sạt lở và các công trình khác trong khu vực, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng ngập mặn ven biển, tuyến đê phục vụ ngăn mặn, bảo vệ đất sản xuất phía trong đê biển khoảng 35.000 ha các xã ven biển của huyện Hòn Đất.

Các tuyến kè này được xây dựng sẽ là lá chắn bảo vệ và phòng, chống sạt lở tuyến đê biển khu vực dự án. Ngoài ra, tuyến kè còn có khả năng hỗ trợ sự phát triển tự nhiên, giảm sóng gây bồi tạo bãi để từng bước phục hồi rừng ngập mặn và kết hợp với các tuyến kè đã xây dựng trên tuyến tạo thành một hệ thống kè giảm sóng, tạo vành đai bảo vệ bờ biển đa tầng cho khu vực ven biển huyện Hòn Đất, tương đương với số người dân được bảo vệ khoảng 60.000 người. Như vậy, thực hiện Dự án là cấp thiết và phù hợp với kế hoạch, quy hoạch của địa phương trong việc xây dựng các công trình bảo vệ bờ biển theo đề án phòng, chống sạt lở được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt tại Quyết định số 1245/QĐ-UBND ngày 20/5/2022 và hướng tới mục tiêu chống chịu ứng phó trước diễn biến của BĐKH và ảnh hưởng của các hoạt động thượng nguồn trong tương lai.

Chính vì vậy, việc thực hiện “Dự án đầu tư xử lý sạt lở bờ biển” nhằm thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, chống sạt lở, bảo vệ vùng ven biển,… đang là những vấn đề rất cấp bách hiện nay của tỉnh Kiên Giang.

Hình 2: Đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm với tuyến kè dự kiến xây dựng

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.Thông tin về Dự án

1.1.1.Các thông tin chung của dự án

- Tên Dự án: Đầu tư xử lý sạt lở bờ biển....

- Loại hình Dự án: mới

- Cơ quan chủ đầu tư Dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN và PTNT tỉnh.

- Thông tin liên hệ:

+ Địa chỉ: ........Đường Tôn Đức Thắng - Phường Vĩnh Bảo, Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang.

+ Người đại diện: .....

+ Điện thoại:........

- Tiến độ thực hiện dự án: 2023 -2024.

  • Thời gian chuẩn bị: năm 2023-2024.
  • Thời gian thi công: 2024.

1.1.2.Vị trí địa lý của dự án

Dự án bao gồm 2 tuyến kè được xây dựng trong phạm vi từ xã Mỹ Lâm đến xã Thổ Sơn (giáp huyện Kiên Lương) thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang với phạm vi từ 10o04’03” đến 10o05’45” vĩ độ bắc, 104o53’21” đến 105o01’9” kinh độ Đông (xem trong Bảng 4Hình 3).

Bảng 4: Tổng hợp vị trí của các tuyến kè thuộc dự án

TT

Tên đoạn kè

Địa điểm xây dựng

Điểm đầu

Điểm cuối

Chiều dài (m)

 

1

Đoạn kè từ kênh Cống Thần Nông

- cửa kênh Vàm Răng

ven biển xã Mỹ Lâm, TT. Sóc Sơn

 

10°4’

2.71”

 

105°1'

8.7"

 

10°5’

44.07’’

 

104°59'

31.26"

 

6.300

 

2

Đoạn kè từ kênh Mương Khâm - Hòn Me

ven biển xã Sơn Bình, xã Thổ Sơn

10°5'

11.42"

104°53'

20.8"

10°5'

32.76"

104°56'

24.49"

 

5.700

 

Tổng

 

 

 

 

 

12.000

Hình 3: Bản đồ vị trí của dự án trong bản đồ tổng thể tỉnh Kiên Giang

1.1.3.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Dự án sẽ sử dụng 3,5 ha đất vĩnh viễn. Tuy nhiên, toàn bộ đây là đất bãi bồi và mặt nước, không có nhà cửa và các công trình xây dựng trên đất này. Do đó, Dự án sẽ không phát sinh công tác bồi thường và di dời.

1.1.4.Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Công trình xây dựng ngoài biển, phạm vi cách bìa rừng hiện trạng khoảng 100-120m. Do đó, dự án không ảnh hưởng đến nhà cửa và số dân phải di dời, không gây tổn thất về ruộng đất, nhà cửa, các công trình, cơ sở hạ tầng…, Công trình cách nhà dân gần nhất cũng trên 500 m và hoàn toàn không ảnh hưởng đối với các danh lam, thắng cảnh, di tích văn hóa,...

1.1.5.Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án

Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của dự án là xây dựng tuyến kè làm lá chắn phòng, chống sạt lở ven biển, tuyến đê biển khu vực huyện Hòn Đất trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng (NBD), bảo tồn, tái tạo rừng ngập mặn và diện tích nông nghiệp ven biển huyện Hòn Đất, từng bước phục hồi phần đất liền đã bị sạt lở trong những năm qua, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ ổn định khu dân cư, tạo điều kiện phát triển sinh kế, kinh tế cho diện tích khoảng 35.000ha và khoảng 60.000 người dân các xã ven biển của huyện Hòn Đất được bảo vệ một cách bền vững

Mục tiêu cụ thể của dự án

  • Khắc phục và phòng chống sạt lở, đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển Tây khu vực huyện Hòn Đất - tỉnh Kiên Giang;
  • Tạo bãi gây bồi kết hợp trồng rừng phòng hộ ven biển góp phần bảo vệ và cải thiện rừng ngập mặn, tạo tiền đề chuyển đổi diện tích trồng lúa sang lúa - tôm, thích ứng với điều kiện BĐKH và NBD;
  • Góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ ổn định khu dân cư tạo điều kiện phát triển kinh tế cho khoảng 60.000 người dân các xã ven biển của huyện Hòn Đất.

Nhiệm vụ công trình

  • Xây dựng công trình Kè giảm sóng gây bồi, tạo bãi, chống sạt lở dài khoảng trên 10.000m nhằm tăng cường tính chống chịu BĐKH, đảm bảo an toàn tuyến đê biển để ổn định sản xuất và sinh kế cho người dân vùng ven biển huyện Hòn Đất.
  • Góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ ổn định khu dân cư tạo điều kiện phát triển kinh tế.

1.2.Cấp công trình và các chỉ tiêu thiết kế

1.2.1.Cấp công trình thủy lợi (công trình NN và PTNT)

Cấp của công trình thủy lợi được xác định theo Bảng 1 - Mục 3 - QCVN 04-05:2022 căn cứ vào các tiêu chí về năng lực phục vụ và đặc tính kỹ thuật của các loại công trình trong dự án. Cấp công trình kè: Cấp IV.

1.2.2.Các chỉ tiêu thiết kế cơ bản

Các chỉ tiêu thiết kế cơ bản được xác định theo cấp công trình của dự án được trình bày chi tiết trong Bảng 5.

Bảng 5: Các chỉ tiêu thiết kế cơ bản các công trình của dự án

STT

Hạng mục - Thông số

Đ.vị

Trị số

a

Cấp công trình

 

 

-

Công trình thủy lợi

 

Cấp IV

b

Tần suất, mực nước thiết kế

 

 

-

Tần suất tính toán ổn định kết cấu

%

3,33

-

Tần suất để tính toán thi công

%

10,00

-

Mực nước cao tổng hợp với P=3,33% Ztk

m

+1,48

-

Mực nước thấp nhất

m

-0,38

 

Chiều cao sóng tính toán Hs

m

1,36

 

Chu kỳ sóng Tp

s

4,75

c

Hệ số ổn định

 

 

-

Hệ số ổn định chống trượt K (điều kiện bình thường)

 

1,20

-

Hệ số ổn định chống trượt K (điều kiện bất thường)

 

1,05

-

Hệ số ổn định chống lật K (điều kiện bình thường)

 

1,45

-

Hệ số ổn định chống lật K (điều kiện bất thường)

 

1,35

1.3.Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.3.1.Các hạng mục công trình chính

Các hạng mục công trình của dự án là 2 đoạn kè (Hình 4) giảm sóng gây bồi, tạo bãi, chống sạt lở dài khoảng 12.000m bằng bê tông cốt thép có kết cấu như sau (xem trong Bảng 6 và từ Hình 5 đến Hình 7):

  • Thân kè gồm 2 hàng cọc bê tông ly tâm dự ứng lực đường kính D300, chiều dài 8- 9m. Khoảng cách hai tim cọc theo phương ngang 2,1m, theo phương dọc 0,6m.
  • Trên đầu cọc bố trí hệ dầm giằng theo phương dọc và ngang bằng BTCT M400; kích thước dầm dọc 50x30cm, dầm ngang 40x30cm, 50x30cm.
  • Bên trong kè dưới đệm phên tràm kích thước ô 20x20cm, trên xếp đá hộc 40-60cm.
  • Nhóm dự án: Nhóm B.
  • Loại công trình: Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Cấp công trình: Công trình cấp IV.

Hình 4: Vị trí tuyến kè của dự án (màu đỏ) Bảng 6: Quy mô kết cấu kè giảm sóng

TT

Z đỉnh (m)

Bmặt (m)

Kết cấu

Vị trí áp dụng

1

+2,00

2,60

  • Thân kè gồm 2 hàng cọc bê tông ly tâm dự ứng lực đường kính D300, chiều dài 8-9m. Khoảng cách hai tim cọc theo phương ngang 2,1m, theo phương dọc 0,6m.
  • Trên đầu cọc bố trí hệ dầm giằng theo phương dọc và ngang bằng BTCT M400; kích thước dầm dọc 50x30cm, dầm ngang 40x30cm, 50x30cm.
  • Bên trong kè dưới đệm phên tràm kích thước ô 20x20cm, trên xếp đá hộc 40- 60cm.

Toàn tuyến

 

1.3.2.Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

Do đặc thù của dự án là việc thi công sẽ diễn ra ở ngoài biển, phần lớn cấu kiện cho dự án được sản xuất ở nhà máy, được vận chuyển đến chân công trình bằng sà lan và việc thi công chủ yếu diễn ra trên sà lan nên không có công trình phụ trợ được xây dựng cho dự án.

1.3.3.Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Giai đoạn thi công xây dựng

Nhà vệ sinh

Trong quá trình thi công các hạng mục công trình, Chủ dự án/Nhà thầu sẽ thuê nhà dân trong khu vực dự án để làm lán trại, nhà điều hành của công trình. Nhà thầu sẽ ưu tiên thuê các nhà dân có hệ thống bể phốt 3 ngăn để thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

Ngoài ra, Chủ dự án/Nhà thầu sẽ bố trí 2 nhà vệ sinh di động có kích thước bể chứa 500 lít trên công trường. Nhà vệ sinh di động dùng để thu gom nước thải bài tiết (phân, nước tiểu,...).

Nước thải xây dựng

Nước thải xây dựng của dự án chủ yếu là nước rửa thiết bị trộn bê tông. Nước thải này có hàm lượng pH cao, có khả năng trung hòa phèn trong đất và giảm được tác động tiêu cực của đất phèn đến môi trường nước nên được đổ xuống phần đất trống gần khu vực thi công nên không yêu cầu công trình xử lý.

Khu chứa chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại

Đối với chất thải sinh hoạt:

  • Rác sinh hoạt trên các sà lan thi công được thu gom và chứa trong 04 thùng rác có dung tích mỗi thùng khoảng 150 lít, có nắp đậy. Cuối mỗi ngày, công nhân sẽ đem về nhà trọ. Tại đây, công nhân sẽ thực hiện việc phân loại rác tại nguồn để giảm thiểu tác động của rác thải đến môi trường.
  • Chất thải rắn có thể tái chế sử dụng (lọ nhựa, thủy tinh, giấy loại, bì ni lông,...) được thu gom để bán phế liệu.
  • Đối với lượng rác không thể tái chế sẽ được đưa ra khu vực tập kết rác thải của xã gần nhất để đơn vị môi trường thu gom vận chuyển về bãi rác tập trung của huyện xử lý.

Đối với chất thải nguy hại:

  • Toàn bộ dầu thải và chất thải nhiễm dầu từ khu vực bảo dưỡng máy móc thiết bị tại công trường sẽ được thu gom vào các phuy riêng biệt, loại cho dầu thải và loại cho chất thải nhiễm dầu. Sau khi đầy, các phuy này được chuyển ra kho lưu trữ chờ chuyển đi đã bố trí ở trên, đồng thời với việc bố trí phuy mới tại khu vực sửa chữa. Tại mỗi sà lan thi công cần bố trí (i) 1 thùng phuy thể tích 200L bên ngoài phuy dán nhãn “chứa chất thải lỏng nguy hại” và hướng dẫn mọi người đổ dầu nhớt thải vào thùng phuy; (ii) 1 thùng chứa chất thải nhiễm dầu thể tích 240L có nắp đậy kín, bên ngoài thùng dán nhãn “chứa chất thải rắn nhiễm dầu” và hướng dẫn mọi người bỏ chất thải nhiễm dầu vào thùng này; (iii) 01 thùng chứa bóng đèn huỳnh quang thải thể tích 60L có nắp đậy kín, bên ngoài thùng dán nhãn “bóng đèn huỳnh quang thải” và hướng dẫn mọi người bỏ bóng đèn huỳnh quang vào thùng này.
  • Chất thải nguy hại sẽ được vận chuyển và xử lý bởi các đơn vị có đầy đủ chức năng thu gom và xử lý thông qua hợp đồng theo đúng Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022.
  • Tần suất định kỳ chuyển giao xử lý: 1 tuần/lần (ngoài ra có thể vận chuyển xử lý khi cần thiết nếu lượng chất thải nguy hại nhiều hoặc không thể tạm lưu chứa được tại khu vực công trường).

Chất thải rắn xây dựng:

  • Chất thải rắn có thể tái chế: sắt thép, bao xi măng, thùng nhựa, dây nhựa được chứa trong 1 thùng rác 240L trên sà lan. Sau đó, đơn vị thi công hợp đồng chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu mua mỗi tuần theo đúng quy định.
  • Chất thải rắn không thể tái chế: bố trí gạch, đá dư được thu gom và chứa vào thùng 240 trên sà lan và sau đó được vận chuyển tới khu vực tập kết rác của địa phương trong ngày.

Giai đoạn vận hành

Các hạng mục công trình của dự án sẽ được bàn giao cho các đơn vị quản lý chuyên trách để quản lý và vận hành. Do vậy, Dự án sẽ không bố trí các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn này.

1.4.Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.4.1.Nguyên, nhiên, vật liệu và nguồn cung cấp

Lượng nguyên, vật liệu sử dụng: xem Bảng 7.

Bảng 7: Tổng hợp các nguyên, nhiên và vật liệu sử dụng cho dự án

STT

Nội dung công việc

Đơn vị

Khối lượng

1

Sản xuất hệ sàn đạo

tấn

66,2

2

Sản xuất cọc định vị

tấn

36,8

3

Khấu hao cọc định vị

tấn

18,7

4

Bê tông bền sun phát M300 dầm giằng các loại

m3

2.158,0

5

Thép dầm D<=18

tấn

125,6

6

Thép dầm D<=10

tấn

23,3

STT

Nội dung công việc

Đơn vị

Khối lượng

7

Thép liên kết cọc BTCT DƯL với dầm d<=18

tấn

114,7

8

Thép liên kết cọc BTCT DƯL với dầm d<=10

tấn

27,58

9

Thép tấm trong bê tông

tấn

31,5

10

Ván khuôn dầm các loại

100m2

105,1

11

Đá hộc vào thân kè

m3

20.317,5

12

Cừ tràm 4,7 m

100m

1.117,8

 

Chuẩn bị hố móng lắp ghép tuyến đê

 

19

Nạo vét hố móng lắp đặt tuyến đê bằng tàu hút 600CV

100m3

9,5

20

Nạo vét hố móng đê rỗng bằng thủ công

m3

106,0

21

Đá dăm thả

m3

1.314,6

22

Đá hộc thả rối

m3

3.386,4

23

Vải địa kĩ thuật lót dưới lớp đá gia cố

100m2

0,56

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu khả thi của dự án, 2024.

Nguồn cung cấp:

  • Cát, đá, sỏi sẽ được mua tại Kiên Giang.
  • Thép, xi măng: Thép sẽ được mua tại các nhà máy ở Kiên Giang, Cần Thơ, Tp HCM. Xi măng được mua ở tỉnh Kiên Giang.
  • Cừ tràm được mua tại Kiên Giang.
  • Riêng cọc ly tâm được chế tạo trong nhà máy rồi vận chuyển đến công trường bằng xà lan.
  • Phương thức vận chuyển: Dự án nằm ở vị trí có mạng lưới giao thông thuỷ rất thuận tiện, do đó nguyên, nhiên, vật liệu lẫn máy móc, thiết bị thi công sẽ được vận chuyển bằng đường thuỷ…

1.4.2.Nguồn cung cấp điện, nước cho dự án

Điện: Hiện trong khu vực đã có điện lưới quốc gia đảm bảo đủ cung cấp cho hoạt động thi công. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc thi công được thông suốt dự án sẽ bố trí các máy phát điện dự phòng.

Xăng dầu: Trong phạm vi khoảng 1km tại vị trí thi công có các trạm xăng dầu.

Nước: Nước cho sinh hoạt và thi công phải dùng nước kênh, rạch và bể lọc. Trường hợp nước kênh, rạch không sử dụng được phải mua nước và chuyển về phục vụ cho sinh hoạt và thi công (trộn bê tông, dưỡng bê tông ...).

1.4.3.Điều kiện cung cấp dịch vụ hạ tầng

Khu vực công trình hiện đã được phủ sóng điện thoại di động và mạng viễn thông hữu tuyến đi qua, rất thuận tiện để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ quá trình thi công và quản lý vận hành.

1.4.4.Máy móc thi công

Cọc cừ bê tông cốt thép (BTCT) dự ứng lực được đúc sẵn trong nhà máy và vận chuyển tới vị trí công trình lắp đặt. Do đó, các thiết bị thi công chính là các thiết bị phục vụ vận chuyển lắp đặt cọc tại vị trí công trình và đổ dầm, thả đá gia cố, chi tiết xem trong Bảng 8. Việc huy động máy móc, thiết bị phụ thuộc vào từng giai đoạn thi công. Tất cả các phương tiện đều đạt được “Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường” theo Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2014 và Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014.

Bảng 8: Danh mục các máy móc thiết bị thi công dự án

TT

Các thiết bị

Số lượng

1

Sà lan 200 T

4 cái

2

Sà lan 250 T

4 cái

3

Sà lan 400 T

4 cái

4

Xuồng máy, ghe máy

8 cái

5

Tàu kéo 360 CV

4 cái

6

Cần cẩu 16 T

4 cái

7

Máy đào 0,7m3

4 cái

8

Đầm dùi 1,5 kW

4 cái

9

Ca nô 150 CV

4 cái

10

Cần trục bánh xích 25T

4 cái

11

Máy cắt uốn cắt thép 5 kW

4 cái

12

Máy hàn 23 kW

4 cái

13

Máy trộn bê tông 250 L

4 cái

14

Máy phát điện 300 kVA

4 cái

1.5.Biện pháp tổ chức thi công

1.5.1.Công tác chuẩn bị

Trước khi bắt đầu thi công, phải hoàn thành tốt công tác chuẩn bị, bao gồm chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công, chuẩn bị bên trong và bên ngoài công trường:

  • Thoả thuận thống nhất với các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc kết hợp sử dụng năng lực thiết bị thi công, năng lực lao động của địa phương và những công trình, những hệ thống kỹ thuật hiện đang hoạt động gần công trình xây dựng để phục vụ thi công như các hệ thống hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, mạng lưới cung cấp điện, mạng lưới cung cấp nước và thoát nước, mạng lưới thông tin liên lạc…), và công ty cung cấp năng lượng ở địa phương.
  • Cử cán bộ chuyên trách làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan để xin cấp các loại giấy phép di chuyển, giấy phép hoạt động thi công, giấy phép đổ đất tại vị trí quy định..., cho các phương tiện, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn cho người và phương tiện trước, trong và sau khi thi công.
  • Xác định những tổ chức tham gia xây lắp.
  • Ký hợp đồng kinh tế giao, nhận thầu xây lắp theo quy định trong các văn bản Nhà nước về giao, nhận thầu xây lắp.
  • Xây dựng hệ thống đường thi công, kho bãi để trung chuyển ngoài hiện trường, đường dây thông tin liên lạc, đường dây tải điện và các trạm biến thế, ...
  • Làm thủ tục xin phép và đăng ký với các cơ quan liên quan về số lượng thiết bị thi công công trình.
  • Phối hợp với địa phương thông báo khu vực có công trình đang thi công.
  • Xác lập hệ thống mốc định vị cơ bản phục vụ thi công.

1.5.2.Chế tạo các chi tiết đúc sẵn

Cọc bê tông ly tâm được mua sẵn tại nhà máy và vận chuyển đến chân công trình bằng cẩu và sà lan. Công tác chế các cấu kiện đúc sẵn phải đảm bảo chất lượng về mác bê tông phải được kiểm tra cường độ sau khi đổ.

1.5.3.Biện pháp thi công các hạng mục công trình chính

  • Cọc BTCT ly tâm ứng lực trước được mua tại nhà máy sản xuất, dùng tàu vận chuyển về công trình. Khi tàu chở cọc về đến vị trí công trình tùy điều kiện thực tế về thủy triều, mực nước để tập kết gần nhất tuyến công trình. Sử dụng máy đào 0,7m3 đứng trên xà lan để cẩu cọc đưa từ tàu xuống các xà lan chứa cọc (các xà lan này đảm bảo có thể di chuyển vào vị trí thi công). Có thể sử dụng máy đào để chuyển cọc từ tàu sang xà lan chứa nếu tầm với của máy đào đảm bảo có thể lấy được cọc (Hình 8).
  • Cọc ly tâm có đường kính D300, dài 7m tập kết trên xà lan. Công tác đóng cọc được thực hiện bằng máy đào đứng trên xà lan hỗ trợ với hệ sàn đạo định vị cọc. Các cọc lần lượt được được hạ đến cao trình thiết kế.
  • Sau khi đóng cọc, tiến hành thi công dầm giằng BTCT đầu cọc (Hình 9).
  • Cừ tràm được cung cấp tới công trình bằng thuyền hoặc xà lan chuyên chở.
  • Tràm được đóng thành phên kích thước (4,7x1,8)m, bước 0,2m sau đó thả trong thân kè để giảm lún khi thả đá hộc. Đá hộc đường kính D(30x 40)cm thả lấp đầy trong thân kè bằng cơ giới kết hợp thủ công.

1.5.4.Hoàn thiện công trình

Công tác hoàn thiện được thực hiện sau cùng, đòi hỏi nhanh chóng và thẩm mỹ. Sau khi có biên bản nghiệm thu, giao lại cho chủ đầu tư và cơ quan quản lý công trình.

1.5.5.Nhân sự thi công

Việc thi công là hoàn toàn trên sà lan. Mỗi đoạn kè sẽ có khoảng 2 đội thi công, mỗi đội có từ 4-6 người. Do đó, dự kiến sẽ huy động khoảng 16-24 nhân sự vào giai đoạn cao điểm nhất. Hàng ngày, sau khi thi công xong, các công nhân sẽ di chuyển vào phía trong và thuê nhà dân ở trong thời gian thi công. Do đó, dự án sẽ không bố trí lán trại cho công nhân. Ngoài ra, do số lượng công nhân thi công không nhiều, nguồn cung ứng lực lượng lao động tại địa phương dồi dào nên dự án có thể dễ dàng tuyển dụng lao động phổ thông địa phương phục vụ cho các hoạt động thi công của dự án.

1.6.Công nghệ sản xuất và vận hành

  • Với công trình là kè thì việc vận hành rất đơn giản: Sau khi hoàn thành thi công toàn bộ công trình, cần kiểm tra một lần cuối toàn bộ tuyến kè đảm bảo chất lượng thì mới tiến hành vận hành công trình (so sánh chất lượng thực tế với yêu cầu của thiết kế). Sau khi hoàn thành công trình và bàn giao cho đơn vị quản lý, Chủ đầu tư và đơn vị thi công có trách nhiệm bảo hành công trình theo quy đúng quy định.
  • Bảo trì công trình đơn vị quản lý công trình phải định kỳ duy tu bảo dưỡng công trình bao gồm:
  • Bảo trì mặt kè, đường quản lý vận hành đảm bảo luôn phẳng, không bị lún, không bị sạt trượt...
  • Đơn vị quản lý cần phối kết hợp với các lực lượng an ninh tại địa phương, tuyên truyền vận động người dân để tổ chức bảo vệ công trình có hiệu quả, phát hiện kịp thời các vấn đề sự cố hư hỏng, ngăn chặn các biểu hiện phá hoại.

1.7.Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án

1.7.1.Tiến độ thực hiện dự án

- Từ năm 2024 đến 2025

1.7.2.Tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư của dự án là: 250 tỷ đồng. Chi tiết xem trong Bảng 9.

Bảng 9: Tổng mức đầu tư của dự án

TT

Khoản mục chi phí

Ký hiệu

Thành tiền

Trước VAT

Thuế VAT

Sau VAT

I

Chi phí xây dựng

Gxd

177.632.305.608

17.763.230.561

195.395.536.169

II

Chi phí thiết bị

Gtb

-

-

-

III

Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng

 

Ggpmb

-

 

-

IV

Chi phí quản lý dự án

Gqlda

2.819.024.690

 

2.819.024.690

V

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Gtv

11.856.123.011

1.161.811.364

13.017.008.449

VI

Chi phí khác

Gk

5.612.964.211

546.730.572

6.159.694.783

VII

Chi phí dự phòng

GDP

29.688.062.628

2.920.765.874

32.608.735.910

 

Tổng cộng

 

227.608.480.147

22.392.538.371

250.000.000.000

 

(Làm tròn)

 

 

 

250.000.000.000

1.7.3.Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Đối với dự án này, cơ quan chủ quản dự án là UBND tỉnh Kiên Giang. Chủ dự án BQLDA Đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT. BQLDA sẽ phối hợp trực tiếp với và các cơ quan ban ngành liên quan như: Sở Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT), Sở Giao thông vận tải (GTVT), Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT), Sở Xây dựng và các địa phương có liên quan (UBND huyện, xã) trong quá trình thực hiện dự án.

>>> XEM THÊM: Báo cáo ĐTM dự án Khu nghỉ dưỡng, điều dưỡng và phục hồi chức năng

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án nhà máy dệt và may trang phục
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án nhà máy dệt và may trang phục

269 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án nhà máy dệt và may trang phục sản xuất vải dệt kim với công suất 6.000 tấn sản phẩm/năm sau đó được đưa vào nhuộm hoàn tất tạo 6.000 tấn sản phẩm/năm với 400 công nhân, đạt 25% công suất.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất đá thạch anh nhân tạo
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất đá thạch anh nhân tạo

104 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) Dự án Nhà máy sản xuất đá thạch anh nhân tạo với công suất sản xuất dự kiến 900.000m2/năm. Sản phẩm được cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước châu âu.

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất thanh cửa nhựa uPVC Profile
Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất thanh cửa nhựa uPVC Profile

1171 Lượt xem

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất thanh cửa nhựa uPVC Profile.

Báo cáo ĐTM dự an chăn nuôi công nghệ cao
Báo cáo ĐTM dự an chăn nuôi công nghệ cao

700 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án chăn nuôi heo công nghệ cao quy mô: 15.000 heo nái, 300.000-350.000 heo con/năm và thuyết minh dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở nhà máy sản xuất bia và nước giải khát
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở nhà máy sản xuất bia và nước giải khát

187 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở nhà máy sản xuất bia và nước giải khát nâng công suất sản xuất bia từ 20 triệu lít/năm lên 200 triệu lít/năm và 100 triệu lít nước ngọt/năm.

Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường khu nhà ở - Thủ tục xin giấy phép môi trường
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường khu nhà ở - Thủ tục xin giấy phép môi trường

458 Lượt xem

Theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, Dự án “Khu nhà ở Phú Hữu”, hoạt động với mục đích xây dựng khu nhà ở với diện tích quy hoạch 30.247,58 m² gồm 225 căn nhà (gồm nhà ở đơn lập, song lập và nhà liên kế vườn) và đất giáo dục diện tích 5.385,48 m2 phục vụ cho nhu cầu ở và sinh hoạt của người dân tại dự án khoảng 900 người.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng