Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khu tái định cư phục vụ GPMB

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng khu tái định cư phục vụ GPMB dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025

1. Xuất xứ của dự án

 Thông tin chung về dự án xây dựng khu tái định cư và nhà ở xã hội

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/02/2022 của Chính phủ về dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 20212025, đoạn qua địa phận tỉnh Bình Định thuộc 3 dự án thành phần với tổng chiều dài khoảng 118,8 km, gồm: Dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đi qua thị xã Hoài Nhơn (27,7km); Dự án thành phần đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn đi qua thị xã Hoài Nhơn (1,57 km), các huyện Hoài Ân (19,4 km), Phù Mỹ (19,3 km), Phù Cát (9,3 km), Tây Sơn (10,7 km) và Thị xã An Nhơn (8,7 km); Dự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh đi qua Thị xã An Nhơn (2,9 km), huyện Phù Cát (10,2 km) và thành phố Quy Nhơn (9,0 km). Dự án được khởi công xây dựng nhằm hoàn thiện kết nối toàn bộ tuyến cao tốc Bắc - Nam, đây là dự án trọng điểm Quốc gia, có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần to lớn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và các địa phương dọc tuyến cao tốc đi qua nói riêng.

Theo tiến độ khẩn trương của dự án, từ nay đến 30/10/2022, tập trung đẩy nhanh việc tổ chức thực hiện, nhất là bồi thường giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.

Do đó, việc hình thành Khu tái định cư phục vụ GPMB dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn qua địa bàn phường... thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Điểm tái định cư số 07) là hoàn toàn phù hợp.

Ngày 14/4/2022, UBND tỉnh Bình Định ban hành Văn bản số 1973/UBND-KT của UBND tỉnh Bình Định về việc chủ trương lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu tái định cư, khu cải táng, bãi đổ vật liệu thải phục vụ dự án đường Cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Định.

Dự án xây dựng khu tái định cư phục vụ GPMB dự án đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đoạn qua địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Điểm tái định cư số 7) thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư; dự án đầu tư công nhóm C, có chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở với diện tích là 3,6 ha.

Căn cứ theo mục số 6, cột (3) Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa có diện tích chuyển đổi dưới 10ha, thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai. Do vậy, dự án thuộc danh mục các dự án đầu tư nhóm II, thuộc điểm đ khoản 4 Điều 28 Luật BVMT 72/2020/QH14, phải lập báo cáo ĐTM của dự án khu nhà ở xã hội.

Căn cứ khoản 3 Điều 35 Luật BVMT 72/2020/QH14,báo cáo ĐTM của dự án thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt cấp tỉnh.

UBND thị xã Hoài Nhơn tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khu nhà ở xã hội và dự án khu dân cư với đơn vị tư vấn Minh Phương. Từ đó, dự báo được những tác động và sự cố môi trường có thể xảy ra, đồng thời đưa ra các biện pháp hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực trong suốt quá trình thực hiện Dự án. Việc lập Báo cáo ĐTM khu nhà ở xã hội giúp chủ đầu tư phân tích, đánh giá các tác động có lợi, có hại, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của Dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước quy định đưa Dự án vào hoạt động trên tiêu chí phát triển và bền vững.

2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
- Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư: UBND tỉnh Bình Định
- Cơ quan phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: UBND thị xã Hoài Nhơn
- Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
- Sự phù hợp với các quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về môi trường
- Mục tiêu, quy mô kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các công trình bảo vệ môi trường của dự án được thực hiện phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022.

b) Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, các quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch vùng: Dự án nhằm cụ thể hóa đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số1672/QĐ-TTg ngày 30/11/2018;
- Ngoài ra, dự án còn phù hợp với quy hoạch chung thị xã Hoài Nhơn đã được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035 tại quyết định số 3512/QĐ-UBND ngày 24/8/2021.

- Theo Điều 22, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định về phân vùng môi trường, dự án “Xây dựng khu tái định cư phục vụ GPMB dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, đoạn qua phường Hoài Hảo, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Điểm tái định cư số 7)” không thuộc các khu vực phân vùng môi trường bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải do không đi qua các khu vực khu dân cư nội thành, nội thị của các đô thị đặc biệt, loại I, loại II, loại III; không đi qua các khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học; khu vực bảo vệ I của di tích lịch sử - văn hóa; vùng lõi của di sản thiên nhiên.

- Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
Dự án được thực hiện để nhằm phục vụ tái định cư cho các nhà dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, đoạn qua phường Hoài Hảo, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án đầu tư khu nhà ở xã hội, khu dân cư tập trung
 Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
Các văn bản pháp luật
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội;
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của -Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết hợp đồng xây dựng;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;
- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị Quyết quyết số 18/NQ-CP ngày 11/02/2022 của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025;
- Văn bản số 3928/VPCP-CN ngày 25/6/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc chỉ định thầu các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 906/QĐ-BGTVT ngày 13/07/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025;
- Văn bản số 747/UBND-KT ngày 16/02/2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/02/2022 của Chính phủ về dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc -Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, đoạn qua địa phận tỉnh;
- Văn bản số 1606/UBND-KT ngày 29/3/2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc đề xuất xây dựng khu tái định cư, khu cải táng phục vụ dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025, đoạn qua địa bàn tỉnh;
- Văn bản số 1956/UBND-KT ngày 14/4/2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc Triển khai thực hiện công tác bồi thường, GPMB dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, qua địa bàn tỉnh;
- Văn bản số 1973/UBND-KT ngày 14/4/2022 của UBND tỉnh Bình Định về Chủ trương lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu tái định cư, khu cải táng, bãi đổ vật liệu thải phục vụ dự án đường bộ Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Định;
- Quyết định số 2185/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035;

- Quyết định số 3512/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035; Quyết định số 2841/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035;

- Quyết định số 11651/QĐ-UBND ngày 05/9/2022 của Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư phục vụ GPMB dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn qua địa bàn phường Hoài Hảo, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Điểm tái định cư số 07).
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn
TCXDVN 33:2006: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam - Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình -Tiêu chuẩn thiết kế;
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bùn thải từ quá trình xử lý nước;
QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án
Quyết định số 11651/QĐ-UBND ngày 05/9/2022 của Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư phục vụ GPMB dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn qua địa bàn phường Hoài Hảo, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Điểm tái định cư số 07).
Quyết định số 2185/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035; Quyết định số 3512/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035; Quyết định số 2841/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035;

 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
Căn cứ bản đồ Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035;
Bản đồ giải thửa phường Hoài Hảo, tỷ lệ 1/2.000 ;
Bản đồ nền đo đạc hiện trạng tỷ lệ 1/500 của dự án;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.
 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
 Các bước tiến hành triển khai đánh giá tác động môi trường

Bước 1: Xây dựng đề cương chi tiết báo cáo ĐTM của Dự án.

Bước 2: Tổ chức thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực dự án.

Bước 3: Tổ chức điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường khu vực thực hiện Dự án, hiện trạng môi trường các khu vực lân cận, có khả năng chịu tác động, ảnh hưởng đến môi trường của Dự án.

Bước 4: Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Bước 5: Tiến hành tham vấn cộng đồng, xin ý kiến đóng góp của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án.

Bước 6: Chủ dự án và đơn vị tư vấn thông qua báo cáo ĐTM lần cuối, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Bước 7: Trình hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường lên Sở tài nguyên và Môi trường thẩm định.

Bước 8: Giải trình báo cáo đánh giá tác động môi trường với cơ quan thẩm định. Bước 9: Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo theo ý kiến của cơ quan thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt.

 Tổ chức thực hiện

UBND thị xã Hoài Nhơn là cơ quan chỉ đạo thực hiện.
Ban QLDA ĐTXD và PTQĐ là cơ quan phối hợp với Đơn vị tư vấn xây dựng báo cáo ĐTM của dự án.
Công ty TNHH Tư vấn xây dựng và Môi trường Nam Phương là đơn vị tư vấn, chịu trách nhiệm về việc xác định các thông số môi trường, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực dự án, hợp đồng với đơn vị chức năng đo quan trắc hiện trạng môi trường, tư vấn cho những giải pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực từ Dự án.

Báo cáo ĐTM được các cơ quan tổ chức hội thảo, xem xét và chỉnh sửa trước khi trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và tỉnh Bình Định phê duyệt.

 Chủ dự án:

4.  Phương pháp đánh giá tác động môi trường khu nhà ở xã hội

Việc đánh giá tác động môi trường của dự án được tiến hành bằng các phương pháp sau:

 Phương pháp đánh giá nhanh

Đánh giá các hoạt động, dự báo về tải lượng, nồng độ ô nhiễm, mức độ, phạm vi, quy mô bị tác động đối với các nguồn chất thải hoặc tiếng ồn, rung động trên cơ sở định lượng theo hệ số ô nhiễm từ các tài liệu.

 Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp này thu hút người dân vào quá trình phân tích các câu hỏi, những mâu thuẫn, những xung đột nằm trong hiện trạng quá trình tổ chức triển khai hoạt động di dân, tái định cư và các vấn đề về môi trường tự nhiên.

 Phương pháp so sánh

So sánh, đối chiếu với các Quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn môi trường quốc gia.

 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của dự án.

Điều tra về các đối tượng môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội chịu tác động từ các hoạt động của dự án

 Phương pháp đo đạc hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Lấy mẫu các thành phần môi trường của dự án thực hiện tại hiện trường. Phân tích các mẫu hiện trạng môi trường tự nhiên tại phòng thí nghiệm

 Phương pháp kế thừa

Kế thừa nguồn số liệu tổng hợp từ các báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường, kế thừa kết quả nghiên cứu từ các đề tài khoa học và nguồn số liệu của các dự án khác có tính tương đồng về công nghệ.

 Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp các kết quả có được từ các phương pháp trên với những số liệu và kết quả cụ thể cũng như những quy định, quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành để đưa ra các biện pháp tối ưu nhất cho việc bảo vệ môi trường của dự án.

Qua báo cáo và những phân tích trên cho thấy các phương pháp được áp dụng đều phù hợp với những yêu cầu mà báo cáo đánh giá tác động môi trường đưa ra.

Phương pháp liệt kê mô tả và đánh giá mức độ tác động

Nhằm liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động xây dựng công gây ra bao gồm các tác động từ nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, bệnh nghề nghiệp. Đây là một phương pháp tương đối nhanh và đơn giản. Phương pháp này là công việc đầu tiên chúng tôi áp dụng cho công việc thực hiện báo cáo ĐTM, qua khảo sát thực tế về điều kiện tự nhiên xã hội và quy trình xây dựng công trình. Chúng tôi liệt kê và đánh giá nhanh những tác động xấu đến môi trường, từ đó chúng tôi sẽ tiến hành các bước tiếp theo.

5. Lấy mẫu các thành phần môi trường của dự án thực hiện tại hiện trường. Phân tích các mẫu hiện trạng môi trường tự nhiên tại phòng thí nghiệm

 Phương pháp kế thừa
Kế thừa nguồn số liệu tổng hợp từ các báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường, kế thừa kết quả nghiên cứu từ các đề tài khoa học và nguồn số liệu của các dự án khác có tính tương đồng về công nghệ.

 Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp các kết quả có được từ các phương pháp trên với những số liệu và kết quả cụ thể cũng như những quy định, quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành để đưa ra các biện pháp tối ưu nhất cho việc bảo vệ môi trường của dự án.

Qua báo cáo và những phân tích trên cho thấy các phương pháp được áp dụng đều phù hợp với những yêu cầu mà báo cáo đánh giá tác động môi trường đưa ra.

 Phương pháp liệt kê mô tả và đánh giá mức độ tác động
Nhằm liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động xây dựng công gây ra bao gồm các tác động từ nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, bệnh nghề nghiệp. Đây là một phương pháp tương đối nhanh và đơn giản. Phương pháp này là công việc đầu tiên chúng tôi áp dụng cho công việc thực hiện báo cáo ĐTM, qua khảo sát thực tế về điều kiện tự nhiên xã hội và quy trình xây dựng công trình. Chúng tôi liệt kê và đánh giá nhanh những tác động xấu đến môi trường, từ đó chúng tôi sẽ tiến hành các bước tiếp theo.

 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM dự án khu nhà ở xã hội
 Thông tin về dự án

Thông tin chung
Tên dự án: Xây dựng khu tái định cư phục vụ GPMB dự án đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đoạn qua địa bàn phường Hoài Hảo, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Điểm tái định cư số 7).
Địa điểm thực hiện: 
Chủ dự án: 
Phạm vi, quy mô, công suất
   Phạm vi, quy mô
Phạm vi khu vực thực hiện dự án có diện tích 3,6 ha, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định; có giới cận cụ thể như sau:

Phía Bắc giáp: Khu dân cư hiện trạng và đất trồng cây hàng năm;
Phía Nam giáp: Đường Bùi Đức Sơn;
Phía Đông giáp: Khu dân cư hiện trạng;
Phía Tây giáp: Khu dân cư hiện trạng và đất trồng cây hàng năm.

   Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
Bảng 2. Các hạng mục công trình

Stt

Hạng mục

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

1

San nền

m3

54.000

Đã trừ phần KDC hiện trạng      đường giao thông

2

Đất giao thông + hạ tầng kỹ thuật

m2

15.405,9

Bao gồm đường

giao thông nội bộ của dự án

3

Hệ thống thu gom thoát nước mưa

Tuyến

3

4

Hệ thống thu gom xử lý nước thải

Tuyến

3

7

Cấp điện

Trạm

1

8

Cấp nước - PCCC

1

 Hoạt động của dự án
Trong giai đoạn xây dựng dự án bao gồm các hoạt động đền bù, giải phóng mặt bằng; san nền; vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu; tiến hành thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho dự án:
+ Xây dựng các tuyến đường giao thông nội bộ và kết nối với trục đường chính;

+ Xây dựng hệ thống cấp nước và PCCC;

+ Di dời và lắp đặt hệ thống cấp điện;

+ Xây dựng hệ thống thoát nước mưa;

+ Xây dựng hệ thống thu gom;

+ Cây xanh.

Và các hoạt động sinh hoạt của công nhân trên công trường.
Trong giai đoạn dự án đi vào vận hành sẽ diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của cư dân; Hoạt động duy tu, bảo trì các công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án như hệ thống thoát nước mưa, thu gom nước thải, giao thông.

 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
Bảng 3. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động môi trường theo các giai đoạn của dự án

Giai đoạn

của dự án

Hạng mục công trình

Các hoạt động

Giai đoạn thi công xây dựng

  • San nền;
  • Hệ thống giao thông
  • Hệ thống cấp nước - PCCC;
  • Hệ thống thoát nước mưa;
  • Hệ thống thu gom nước thải;
  • Hệ thống cấp điện và chiếu sáng;
  • Cây xanh.
  • Đền bù, giải phóng mặt bằng;
  • Phát quang, phá dỡ các công trình hiện trạng;
  • San nền;
  • Vận chuyển chất thải từ quá trình GPMB;
  • Xây dựng các hạng mục HTKT: Hệ thống giao thông, thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp điện, cấp nước;
  • Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng;
  • Vận chuyển vật tư thiết bị thi công;
  • Sinh hoạt của công nhân;
  • Sửa chữa máy móc thiết bị trên công trường.

Giai đoạn vận hành

  • Nhà dân, công trình công cộng;
  • Hệ thống thoát nước mưa, nước thải;
  • Hệ thống đường giao thông.
  • Hoạt động của các cư dân sống trong khu tái định cư;
  • Thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt và CTNH;
  • Vận hành, duy tu hệ thống cống thoát nước mưa, thoát nước thải;
  • Hoạt động của các phương tiện GTVT (Ô tô, xe máy);
  • Duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường.

3.  Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án
Khí thải
 Giai đoạn thi công xây dựng:
Nguồn phát sinh: Hoạt động tháo dỡ công trình hiện trạng; đào đắp, san lấp mặt bằng; vận chuyển đất đắp, nguyên vật liệu; hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công.

Tính chất: Bụi, CO, NOx, SO2, VOC.
Bụi do đào đắp, san lấp mặt bằng thường có kích thước lớn nên không phát tán ra xa khỏi khu vực thi công và chỉ ảnh hưởng đến công nhân làm việc trên công trường. Tùy từng mức độ ô nhiễm bụi và thời gian tiếp xúc của người lao động mà có thể gây ra các bệnh khác nhau như bệnh bụi phổi, bệnh qua đường hô hấp, các bệnh ngoài da và các bệnh về đường tiêu hóa.
Khí thải từ các phương tiện vận chuyển đất đào đắp san gạt mặt bằng và vận chuyển bùn thải trong quá trình san nền ra ngoài dự án
Các thiết bị thi công và phương tiện vận tải chạy bằng xăng, dầu có sản phẩm cháy chứa các chất độc hại đối với môi trường và sức khỏe con người như khói, CO2, CO, SO2, NOx, VOC… khi có gió thổi hoặc có phương tiện vận tải đi qua, bụi đất, đá, cát bị cuốn theo, phát tán gây ô nhiễm môi trường không khí.
Tuy nhiên, với thải lượng các chất ô nhiễm này nhỏ và tại khu vực dự án có không gian rộng, thoáng đãng nên khả năng pha loãng các chất ô nhiễm này tốt. Do vậy, tác động của khói thải từ nguồn này đến môi trường không khí khu vực ở mức độ nhỏ, ảnh hưởng đến con người và hệ thực vật tại khu vực không đáng kể.
Đây là nguồn gây ô nhiễm khí thải chủ yếu trong giai đoạn san lấp phục vụ thi công xây dựng dự án. Tuy nhiên, trong điều kiện có gió pha loãng và phát tán khí thải thì tác động ảnh hưởng ô nhiễm do khí thải giao thông vận chuyển là hoàn toàn không đáng kể trên khu vực dự án và vùng lân cận.
 Giai đoạn vận hành:
Khí thải từ các phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu như xe gắn máy, xe hơi, xe tải...;
Khí thải do đốt nhiên liệu như than, củi, dầu, gas tại các hộ gia đình trong khu dân cư.
Mùi hôi do nước thải và chất thải rắn sinh hoạt phân hủy
Đối với bụi và khí thải giao thông
Khi Dự án đi vào hoạt động, các phương tiện giao thông cũng sẽ là một nguồn phát sinh ô nhiễm do khí thải. Các loại phương tiện ra vào khu này bao gồm: xe máy và xe ô tô. Các phương tiện vận tải này với nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường không khí một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm như NO2, CO, CO2, VOC... Nồng độ các khí này phụ thuộc vào mật độ xe và chủng loại xe chạy qua khu vực.
Tuy nhiên, các tuyến đường trong khu vực dự án được bê tông hóa, không gian rộng, thông thoáng và xung quanh khu dân cư có trồng nhiều loại cây xanh, nên ảnh hưởng của loại ô nhiễm này là không đáng kể.
Đối với khí thải từ hoạt động nấu nướng của người dân
Việc sử dụng nhiên liệu vào việc nấu nướng hàng ngày sẽ phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí. Đây là tác động dài hạn, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, hiện nay người dân phần lớn sẽ sử dụng chủ yếu gas hay điện nên khí thải thải ra với nồng độ khá thấp và hầu như ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường khu vực.
Mùi hôi từ điểm tập kết rác
Nước thải
   Giai đoạn thi công xây dựng dự án
Trong giai đoạn xây dựng, nước thải phát sinh từ các nguồn sau:
+ Nước thải sinh hoạt của công nhân

+ Nước thải thi công

+ Nước mưa chảy tràn.

+ Nước thải sinh hoạt

Số lượng công nhân thi công thường xuyên có mặt trên công trường là 40 người. Theo tiêu chuẩn xây dựng, định mức nước cấp sinh hoạt là 45 lít/người/ca, với hệ số không điều hoà là 2,5 mức phát sinh nước thải sinh hoạt là 36 lít/người/ca (tương đương khoảng 80% nước cấp). Vậy, tổng lưu lượng nước thải của 40 công nhân là 1.44m3/ngày.
   Giai đoạn vận hành
Xác suất xảy ra tác động tuy mức độ ô nhiễm lớn, nhưng lượng nước thải không nhiều và ô nhiễm do lượng nước thải sinh hoạt có thể được giảm thiểu đáng kể khi Chủ dự án kết hợp với đơn vị thi công thực hiện các biện pháp giảm thiểu hợp lý. Mặt khác, đơn vị thi công sẽ sử dụng một số lao động ở địa phương nên lượng nước thải sinh hoạt trên sẽ giảm đáng kể.
Nước thải xây dựng:
Nước thải từ quá trình trộn và rửa thiết bị trộn bêtông, thiết bị xây dựng, làm mát thiết bị, … có chứa nhiều cặn lắng, vật liệu xây dựng, dầu mỡ,…

Nước mưa chảy tràn:
Khi trời mưa, nước mưa sẽ cuốn theo đất, dầu mỡ rơi vãi, rác từ mặt bằng của khu vực dự án đổ vào sông hiện trạng gây ô nhiễm môi trường nước mặt (làm tăng độ đục, ô nhiễm dầu mỡ,...), ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước của khu vực. Nguồn gây tác động này chỉ xảy ra khi xuất hiện các trận mưa có cường độ mưa lớn, kéo dài. Đối với những cơn mưa nhỏ thì nguồn gây tác động này đến môi trường nước mặt tại khu vực không đáng kể.

Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xât dựng từ các nguồn sau:
Chất thải xây dựng.
Chất thải sinh hoạt của công nhân.
Chất thải nguy hại.
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công và hoàn thiện công trình, lắp đặt máy móc thiết bị như gạch vỡ, đá, xi măng, sắt thép, giấy, bao xi măng, xà bần, gỗ copha phế thải… Đa số các loại chất thải này đều được phân loại và tái sử dụng. Nếu không quản lý phù hợp sẽ làm cản trở công nhân lao động, dễ dẫn đến tai nạn, đặc biệt khả năng gây cháy là có thể xảy ra.
Chất thải nguy hại
Trong quá trình xây dựng có một số chất thải nguy hại như: các loại bao bì, thùng đựng các hóa chất, phụ gia cho ngành xây dựng, dầu mỡ thải, … với khối lượng khoảng 80 Kg/tháng.

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM mới nhất dự án khu du lịch sinh thái Tam Đảo
Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM mới nhất dự án khu du lịch sinh thái Tam Đảo

379 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án Khu du lịch sinh thái Tam Đảo, là dự án triển khai có yếu tố nhạy cảm về môi trưởng, dự án thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp (Theo điểm c, khoản 1, Điều 28, Mục 2, Luật BVMT 2020). 

Báo cáo đề xuất cấp phép môi trường của Công ty TNHH Nha khoa
Báo cáo đề xuất cấp phép môi trường của Công ty TNHH Nha khoa

172 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp phép môi trường của Công ty TNHH Nha khoa

Cuộc khủng hoảng COVID-19 này đã qua?
Cuộc khủng hoảng COVID-19 này đã qua?

984 Lượt xem

Đặc biệt, trong thời kỳ khủng hoảng dịch covid 19 tại thành phố Hồ Chí Minh, sự yếu kém của sự kết hợp giữa quan điểm vĩ mô và vi mô, như được trình bày bởi nhiều phương tiện truyền thông, vốn tập trung nhiều vào con người hơn là quá trình, nhiều thiệt hại của ngày hôm qua hơn là cơ hội của ngày mai.

Mẫu báo cáo giấy phép môi trường nhà máy sản xuất hạt nhựa công suất 60.000 tấn sản phẩm/năm
Mẫu báo cáo giấy phép môi trường nhà máy sản xuất hạt nhựa công suất 60.000 tấn sản phẩm/năm

475 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa với công suất tái chế hạt nhựa của dự án đăng ký tối đa là 60.000 tấn hạt nhựa/năm. Dịch vụ tư vấn hồ sơ giấy phép môi trường - Minh Phương Corp 

Đề án phát triển du lịch sinh thái rừng sản xuất trong khu bảo tồn thiên nhiên
Đề án phát triển du lịch sinh thái rừng sản xuất trong khu bảo tồn thiên nhiên

966 Lượt xem

Hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất khu bảo tồn thiên nhiên. Hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: Tờ trình của chủ rừng và Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP. 

Báo cáo giấy phép môi trường dự án nhà máy dệt vải thô
Báo cáo giấy phép môi trường dự án nhà máy dệt vải thô

543 Lượt xem

Dự án đầu tư: “Nhà máy Dệt vải thô công suất 7.000 tấn sản phẩm/năm; nhuộm vải và in trên vải công suất 7.000 tấn sản phẩm/năm”. Dự án có nhiều thay đổi so với Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường như: Thay đổi về công nghệ sản xuất (lược bỏ công đoạn quấn sợi, nhuộm sợi, sấy sợi, hồ sợi); tăng công suất của lò hơi (từ 15 thành 20 tấn/giờ), lò dầu tài nhiệt (từ 6 triệu kcal/giờ thành 7 triệu kcal/giờ); thay đổi phương án xử lý nước thải,…


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng