Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy bê tông thương phẩm và sản xuất cấu kiện bê tông công nghệ mới
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy bê tông thương phẩm và sản xuất cấu kiện bê tông công nghệ mới. Dự án được lập với mục tiêu sản xuất bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông đúc sẵn và các sản phẩm từ xi măng với tổng vốn đầu tư của dự án 150.000.000.000 đồng.
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................... 1
CHƯƠNG I.......................................................................................... 5
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................. 5
1. Tên chủ dự án đầu tư....................................................................... 5
2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư......................................................... 5
2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép liên quan đến môi trường của dự án đầu tư..... 6
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư...................... 7
3.1. Công suất của dự án đầu tư........................................................................ 7
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư............ 7
3.2.1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư................................................ 7
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư................................................................... 9
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư.... 10
4.1.2.Nhu cầu sử dụng nhiên liệu và điện, nước phục vụ cho hoạt động xây dựng.................. 10
5.1. Quy mô đầu tư xây dựng các hạng mục công trình của dự án........................................ 14
5.2. Đặc điểm về hạ tầng kỹ thuật của KCN Nhơn Hội (Khu A):......................................... 17
5.3. Tiến độ thực hiện dự án....................................................................... 18
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........ 20
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.... 20
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường........................ 20
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰÁN ĐẦU TƯ.................. 22
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH BIỆN PHÁP BẢO VỆMÔI TRƯỜNG.... 24
4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án.... 24
4.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải........................................... 24
4.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.................................... 31
4.1.1.3. Những sự cố, rủi ro trong giai đoạn thi công............................................. 33
4.1.2. Các công trình, biện pháp, bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện...................... 34
4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải............. 34
4.1.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải....... 38
4.1.2.3. Phòng ngừa, ứng phó rủi ro sự cố môi trường.................................................. 38
4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành... 40
4.2.1.4. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của KCN Nhơn Hội.... 56
4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện....................... 57
4.2.2.1. Giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải.................................... 57
4.2.2.2. Giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải..................................... 67
4.2.2.3. Giải pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố trong giai đoạn hoạt động................ 68
4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường................................... 70
4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và kế hoạch xây lắp, dự toán kinh phí 70
4.3.2. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường..................... 71
4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo................... 71
CHƯƠNG V....................................................................... 73
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHÍ THẢI............ 73
I. Nội dung đề nghị cấp phép bụi khí thải:........................................................ 73
II. Nội dung đề nghị đối với cấp phép nước thải............................................... 73
2. Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải 73
CHƯƠNG VI................................................................................... 74
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN....... 75
6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình XLCT của dự án đầu tư................ 75
6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:.............................................. 75
6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải........... 75
6.1.2.1 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường...... 75
6.1.2.2. Kế hoạch đo đạc và lấy mẫu phân tích chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình thiết bị xử lý chất thải...... 75
6.1.2.3. Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện Kế hoạch:....... 76
6.2. Chương trình quan trắc chất thải trong quá trình hoạt động theo quy định của pháp luật: không thuộc đối tượng quan trắc định kỳ.... 76
6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.............................. 76
CHƯƠNG VII.................................................................................. 77
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................ 77
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.Tên chủ dự án đầu tư:
CÔNG TY TNHH ......... NHƠN HỘI
Địa chỉ trụ sở: .............., KCN Nhơn Hội - Khu A, xã Nhơn Hội, KKT Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Người đại diện theo pháp luật của dự án đầu tư:
+ Họ và tên: Ông ..............; Chức vụ: Giám đốc.
+ Địa chỉ liên lạc: .............. Nguyễn Quý Đức, phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
+ Điện thoại liên lạc:..................
Tổ chức thực hiện dự án là Công ty TNHH .......... Nhơn Hội do Phòng Đăng ký kinh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số .......... đăng ký lần đầu ngày 04/4/2022, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 05/10/2022.
Dự án được Ban Quản lý KKT tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư lần đầu ngày 29/12/2022 tại Quyết định số 472/QĐ-BQL.
2.Tên dự án đầu tư:
NHÀ MÁY BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM VÀ SẢN XUẤT CẤU KIỆN BÊ TÔNG CÔNG NGHỆ MỚI
2.1.Địa điểm thực hiện dự án đầu tư
Dự án thực hiện tại .........., KCN Nhơn Hội - Khu A, KKT Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định với tổng diện tích đất 40.095m2, có giới cận như sau:
-
Phía Đông giáp đường D4.
-
Phía Tây giáp lô đất B4.05.
-
Phía Nam giáp đất trống lô B4.
-
Phía Bắc giáp đường N3.
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí dự án
2.2.Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định là cơ quan phê duyệt thiết kế xây dựng và các loại thủ tục liên quan đến dự án đầu tư.
2.3.Quy mô của dự án đầu tư
Dự án được lập với mục tiêu sản xuất bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông đúc sẵn và các sản phẩm từ xi măng với tổng vốn đầu tư của dự án 150.000.000.000 đồng. Trong đó: Vốn góp của nhà đầu tư: 30.000.000.000 đồng; Vốn huy động: 120.000.000.000 đồng; Vốn khác: 0 đồng.
Với mục tiêu và tổng vốn đầu tư của dự án như trên thì căn cứ vào khoản 3, điều 9 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, Dự án Nhà máy bê tông thương phẩm và sản xuất cấu kiện bê tông công nghệ mới thuộc loại hình xây dựng công nghiệp, nhóm B thuộc nhóm II theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.
3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
3.1.Công suất của dự án đầu tư:
Trạm trộn bê tông BTXM 120 m3/h;
Ống cống, hào kỹ thuật, gối cống, bó vỉa bê tông công nghệ mới: 10.000 sản phẩm/năm.
3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
3.2.1.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình sản xuất bê tông thương phẩm
Nguyên lý hoạt động Trạm trộn bê tông:
Các cụm thiết bị trong máy trộn hoạt động phối hợp nhịp nhàng với nhau để có một hỗn hợp các thành phần cốt liệu: Cát, đá, xi măng, nước và phụ gia theo các mác bê tông. Trạm trộn hoạt động tự động bằng máy móc dựa trên hệ thống máy tính được nhập sẵn những dữ liệu cần thiết đã được tính toán và thử nghiệm từ trước. Hệ thống định lượng sẽ thực hiện đồng thời các thao tác là cân cốt liệu, cân xi măng, cân nước và chất phụ gia.
Giai đoạn cân nguyên vật liệu.
+ Cân cốt liệu: Công việc cân cốt liệu được thực hiện theo nguyên tắc cân độc lập từng thành phần cát đá theo thành phần cài đặt. Khi cát đá định lượng xong, băng tải xiên khởi động vận chuyển cát đá lên phễu chờ cát đá.
+ Cân xi măng: Xi măng theo vít tải vận chuyển đổ vào thùng cân. Khi cân đủ xi măng thì vít tải sẽ dừng lại.
+ Cân nước: Nước được bơm vào thùng cân nước.
+ Cân phụ gia: Phụ gia được bơm vào thùng cân phụ gia. Khi đủ số cài đặt thì dừng lại.
Giai đoạn nạp vào nồi trộn
Sau khi đã định lượng xong, cối trộn quay. Phễu chờ cốt liệu sẽ mở xả xuống nồi trộn, đồng thời xả xi măng, đồng thời xả nước, phụ gia. Thời gian trộn cưỡng bức khoảng 20-30s.
Giai đoạn xả thành phẩm
Sau thời gian trộn hỗn hợp bê tông được xả vào xe chuyên chở. Cối trộn sẽ đóng cửa xả lại khi xả hết và hệ thống điều khiển tiếp tục thực hiện mẻ trộn quy trình tiếp theo.
Quy trình sản xuất cấu kiện bê tông
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình sản xuất cấu kiện bê tông
Nguyên lý sản xuất cấu kiện bê tông:
Quy trình sản xuất bê tông đúc sẵn cốt thép tại HRC Việt Nam bao gồm các bước cơ bản sau:
-
Bước 1: Gia công khung thép.
-
Bước 2: Đặt khung thép vào khuôn.
-
Bước 3: Đổ bê tông.
-
Bước 4: Hoàn thiện bề mặt & Dưỡng hộ bằng hơi
-
Bước 5: Tháo khuôn, lưu kho và chờ vận chuyển ra công trình.
Quy trình sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn HRC được thực hiện theo công nghệ Nhật Bản tạo nên những tấm bê tông cường độ cao.
Bước 1 - Gia công khung thép:
Ở bước này, phần lõi cốt thép sẽ được tạo dựng, định hình trước.
Trước khi gia công, thép được tiến hành nghiệm thu. Thanh cong vênh sẽ được nắn thẳng. Thanh rỉ sét sẽ được chà sát, mài bóng lại.
Thép được đo đạc chính xác, đồng bộ. Thép được cắt, sau đó được sắp xếp để tạo khung và cố định bằng những thanh thép sợi nhỏ.
Bước 2 - Đặt khung thép vào khuôn
Khung thép sau khi thành hình sẽ được đưa vào và cố định trong các khuôn, chuẩn bị đổ bê tông.
Ván khuôn được làm bằng thép hợp kim, có kích thước được định sẵn theo yêu cầu của công trình. Các khung thép được đặt và cố định vào vị trí chính xác, đồng đều cho tất cả sản phẩm.
Bước 3 - Đổ bê tông
Sau khi cố định khung thép, bê tông sẽ được đổ vào. Lượng bê tông cho mỗi sản phẩm được tính toán chính xác trước khi đem đổ. Bê tông đạt chất lượng cao, có ít nước, cường độ cao, sản xuất theo công nghệ Nhật Bản với độ bền cao.
Bước 4 - Hoàn thiện bề mặt & Dưỡng hộ bằng hơi
Việc các tấm bê tông nằm ngang khiến cho việc hoàn thiện bề mặt trở nên dễ dàng hơn. Công ty sử dụng phụ gia tăng bóng để bề mặt trở nên bóng và mịn hơn.
Bê tông sau khi đổ xong sẽ được dưỡng hộ bằng hơi nước ở nhiệt độ cao từ hệ thống cấp hơi bằng điện khép kín trong hệ thống máy móc, duy trì ở 50 độC. Sau khi hoàn thành dưỡng hộ bằng hơi nước, sản phẩm sẽ được tiếp tục dưỡng hộ bằng nhiệt độ thường.
Bước 5 - Tháo khuôn và lưu kho, chờ vận chuyển ra công trình
Đây là bước cuối cùng trong quy trình sản xuất bê tông đúc sẵn. Do nằm ngang, tấm bê tông được tháo khuôn nhanh hơn, được vận chuyển đến kho chờ xuất xưởng. Phần khuôn thép sau đó sẽ được tái sử dụng và có thể tạo ra hàng vạn sản phẩm nữa.
3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư:
+ Sản phẩm của dự án là 120m3/h bê tông thương phẩm, tương đương 960m3/ngày tương đương 2.112 tấn/ngày.
+ Ống cống, hào kỹ thuật, gối cống, bó vỉa bê tông công nghệ mới: 10.000 sản phẩm/năm.
4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.1.Trong giai đoạn xây dựng
4.1.1.Nguồn nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng
Nguồn cung ứng vật liệu sắt thép, xi măng, đá,… được mua từ các đại lý trên địa bàn tỉnh, đáp ứng các yêu cầu sau:
-
Cát: cát phải đảm bảo độ sạch, lẫn tạp chất không vượt quá giới hạn cho phép. Cát thiên nhiên dùng cho bê tông thoả mãn kỹ thuật trong thiết kế và TCVN 1770:1986, 14TCN68:1998.
-
Sắt thép: có nguồn gốc rõ ràng và có giấy chứng nhận của nhà máy về chất lượng thép và được kiểm tra chất lượng theo quyết định.
-
Đá các loại: cứng rắn, đặc chắc, bền, không bị nứt rạn, không bị phong hóa, không bị hà. Quy cách đá sử dụng cho công trình phải đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế về cường độ, trọng lượng viên đá, kích thước và hình dạng...; Kích thước đá phụ thuộc từng kết cấu theo bản vẽ thiết kế; Mặt đá lộ ra ngoài phải tương đối bằng phẳng.
-
Xi măng: Xi măng cho công trình là xi măng PC30, PC40 thoả mãn TCVN 2682-1992 và TCXD 65:1989, toàn bộ xi măng đưa vào sử dụng đều phải có chứng chỉ chất lượng, thời gian xuất xưởng và được kiểm định chuyên môn. Cự ly vận chuyển ước tính khoảng 10 km.
4.1.2.Nhu cầu sử dụng nhiên liệu và điện, nước phục vụ cho hoạt động xây dựng
Nhu cầu nhiên liệu dầu Diezel:
Trong giai đoạn thi công xây dựng, các thiết bị, máy móc thi công sử dụng nhiên liệu dầu diezel như máy đào, máy ủi, ô tô,… Khối lượng dầu diezel tiêu hao được xác định như sau:
Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của các móc móc thi công
STT |
Thiết bị |
Số lượng (chiếc) |
Nhiên liệu (lít) |
Tổng nhu cầu sử dụng nhiên liệu (lít) |
Khối lượng dầu tiêu thụ (kg/h) (trọng lượng riêng của dầu là 0,8 kg/l, 1 ca =8h) |
I |
Động cơ |
|
|
|
38,8 |
1 |
Ô tô tự đổ 10T – 15T |
06 |
57 |
342 |
34,2 |
2 |
Ô tô tưới nước, dung tích 5m3 |
02 |
23 |
46 |
4,6 |
II |
Thiết bị khác |
|
|
|
28,8 |
1 |
Máy đào <=0,8 m3 |
02 |
65 |
130 |
13,0 |
2 |
Máy ủi <110CV |
02 |
46 |
92 |
9,2 |
3 |
Máy lu 10T |
01 |
26 |
26 |
2,6 |
4 |
Máy bơm nước 10CV |
02 |
5 |
10 |
1,0 |
5 |
Xe cẩu |
01 |
30 |
30 |
3,0 |
6 |
Máy hàn điện |
03 |
- |
- |
- |
7 |
Máy cắt thép |
04 |
- |
- |
- |
8 |
Máy uốn thép |
04 |
- |
- |
- |
9 |
Máy trộn bê tông 250L – 500L |
02 |
- |
- |
- |
(Nguồn: Công ty TNHH ..... Nhơn Hội)
*Nhu cầu sử dụng điện:
Lượng điện sử dụng trong giai đoạn xây dựng không lớn chủ yếu điện phục vụ chiếu sáng, hoạt động hàn kết cấu thép và vận hành một số máy móc, thiết bị xây dựng, được đấu nối vào tuyến điện 22kV của KCN để sử dụng.
*Nhu cầu sử dụng nước:
Áp dụng tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của dân cư theo TCVN 33-2006 của Bộ xây dựng là 45 lít/người.ngày. Nước cấp cho công nhân làm việc tại công trình: Q = 50 người × 45 lít/người/ngày = 2,25 m3/ngày.
Nước cấp cho quá trình vệ sinh, làm mát thiết bị, máy móc và nước cho các hoạt động tưới ẩm nền đường,vật liệu xây dựng khoảng 02 m3/ngày.Þ Tổng nhu cầu sử dụng nước khoảng 4,25 m3/ngày.
4.2.Trong giai đoạn hoạt động:
4.2.1.Nhu cầu nguyên phụ liệu
Nguyên liệu sản xuất bê tông thương phẩm gồm:
+ Xi măng xá PCP50: 310 kg/m3 tương đương 297.600 kg/ngày = 297,6 tấn/ngày.
+ Cát vàng: 600 kg/m3 tương đương 567.000 kg/ngày = 567 tấn/ngày.
+ Đá 10-20: 1.050 kg/m3 tương đương 1.080.000 kg/ngày = 1.080 tấn/ngày.
+ Đá mi bụi: 300 kg/m3 tương đương 288.000 kg/ngày = 288 tấn/ngày.
+ Phụ gia (gốc Polycacbonsylate) gồm Lotus SL và Lotus R301M: 3,1 kg/m3 tương đương 2.976 kg/ngày = 2,976 tấn/ngày.
+ Để trộn 01m3 bê tông sẽ cần khoảng 0,14 m3 nước trộn. Trong 1 ngày trạm sẽ sản xuất lượng bê tông khoảng: 120 x 8 = 960 m3. Theo đó, lượng nước sử dụng thường xuyên để trộn bê tông trong 1 ngày lớn nhất khoảng: 0,14 m3/m3 bê tông x 960 m3/ngày= 134,4 m3/ngày.
Nguyên liệu sản xuất ống cống bê tông ly tâm gồm:
Cốt thép: Cốt thép sử dụng trong ống BT thoát nước là thép cán nóng, thường dùng loại C1 (tương đương A1), cường độ R= 2400 kg/cm2; Đường kính sử dụng: D6, D8, D10, …; Cốt thép sạch, không bị rỉ sét và phải nắn thắng trước lúc gia công.
Xi măng: Là loại xi măng poorland, P30 hoặc P40, bao 50 kg hoặc xi măng xá chở bằng bồn xe chuyên dùng bơm vào silo.
Cát: cát sạch, được sàng kỹ, không lẫn tạp chất như bùn đất, cây cỏ, gỗ mục..v..v; cỡ hạt đều.
Đá dăm: có kích cỡ đạt tiêu chuẩn đá 1x2 (cm); sạch, đầu hạt; có tính chất cơ lý đã được thử nghiệm phù hợp yêu cầu.
Nước: Nước sử dụng đổ BT được lấy từ nguồn nước cấp của KCN.
Phụ gia: chất dẻo hóa.
Tùy thuộc vào từng loai kích cỡ ống cống mà mức tiêu hao nguyên liệu cho một đơn vị sản phẩm sẽ khác nhau. Lượng bê tông phục vụ cho nhu cầu sản xuất được sử dụng cho trạm trộn công suất 120m3/h như đã nêu trên, lượng nguyên liệu còn lại là thép, ước tính trung bình để đáp ứng nhu cầu sản xuất 10.000 sản phẩm/năm thì nhu cầu thép cần thiết là 1.100 tấn/năm.
Cấu kiện bê tông chủ yếu là ống cống có khối lượng dao động từ 3,6 tấn – 4,5 tấn/sản phẩm, do đó để sản xuất ra 10.000 sản phẩm/năm thì khối lượng tối đa là 45.000 tấn nguyên liệu/năm. Trong đó, khối lượng bê tông là 45.000 – 1.100 = 43.900 tấn nguyên liệu bê tông/năm từ Trạm trộn bê tông của dự án.
Nhiên liệu gồm:
+ Dầu DO cho xe vận chuyển: 1,95 lít/ m3=1.872 lít/ngày
+ Dầu DO cho xe xúc nguyên liệu: 0,4 lít/ m3=384 lít/ngày
Hóa chất phòng thí nghiệm:
Phương pháp sử dụng tại phòng thí nghiệm là phương pháp cơ lý nên nhà máy không sử dụng hóa chất trong quá trình phân tích và kiểm tra.
* Nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất:
Nguồn điện:
Nguồn điện cung cấp cho hoạt động của dự án được lấy từ hệ thống cấp điện của Khu công nghiệp thông qua Trạm biến áp 500 kVA. Hệ thống cấp điện của dự án là hệ thống cấp điện nổi trên các cột điện và áp vào tường bằng hệ thống sứ cách điện dây có vỏ bọc.
4.2.2.Nhu cầu sử dụng nước
Nước cấp sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên
Khi dự án đi vào hoạt động ổn định thì số lượng công nhân viên làm việc tại dự án khoảng 51 người.
Áp dụng tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo TCVN 33-2006 của Bộ Xây dựng là 45 lít/người/ca. Theo đó lượng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên (01 ca/ngày) có thể tính cụ thể như sau: Qsh = 45 lít/người/ca × 51 người = 2.295 lít/ngày = 2,3 m3/ngày.
Nước cấp cho căn tin: theo TCVN 4513:1988 cấp nước bên trong nhà – Tiêu chuẩn thiết kế thì nước cấp cho bếp ăn tập thể khoảng 18 – 25 lít/người ngày (tính cho khoảng 50% số người ăn tại căn tin. Như vậy với 51 người/ngày x 01 bữa ăn/ngày x 25 lít/ngày (tính tối đa) = 1.275 lít/ngày tương ứng 1,3 m3/ngày.
*Nhu cầu sử dụng nước cho quá trình sản xuất:
-
Để trộn 01 m3 bê tông sẽ cần khoảng 0,14 m3 nước trộn. Vì vậy, nhu cầu nước phục vụ cho các hoạt động sản xuất bê tông tươi khoảng: 120 x 8 x 0,14 m3/m3 bê tông = 134,4m3/ngày.
-
Quá trình tưới ẩm cốt liệu sẽ được thực hiện tại khu chứa cốt liệu. Công nhân sẽ tưới ẩm bề mặt nguyên liệu đá trước khi đưa vào buồng trộn, theo đó lượng nước cấp trong quá trình này lớn nhất khoảng 50 m3/ngày.
-
Trạm trộn sử dụng chính cho việc phục vụ sản xuất cấu kiện bê tông, quá trình hoạt động sử dụng 03 xe bồn để vận chuyển bê tông. Các xe bồn sẽ được vệ sinh 01 lần vào cuối ngày làm việc khi kết thúc toàn bộ quá trình vận chuyển trong ngày. Ước tính lượng nước cho quá trình rửa xe này khoảng 0,3 m3/xe. Lượng nước cấp để rửa xe là 0,3 m3/xe x 03 xe = 0,9 m3/ngày.
-
Lượng nước phục vụ rửa buồng trộn, ước tính khoảng 0,2 m3/buồng trộn. Buồng trộn sẽ được rửa 01 lần vào cuối ngày làm việc khi kết thúc toàn bộ quá trình sản xuất. Theo đó, lượng nước cấp cho quá trình rửa buồng trộn là 0,2 m3/buồng x 01 buồng = 0,2 m3/ngày
-
Tổng lượng nước sử dụng cho vệ sinh xe bồn và rửa buồng trộn bê tông khoảng: 0,9+ 0,2 = 1,1 m3/ngày.
-
Nước sử dụng cấp nước cho hệ thống hơi bằng điện là 10 m3/ngày.
-Nước tưới cây:
Theo Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án, diện tích đất cây xanh của dự án là 9.592m2 khi đó Chủ dự án cần lượng nước để tưới cây khoảng 29m3 nước/ngày (theo QCVN 01:2021/BXD thì tiêu chuẩn cấp nước 03 lít/m2, lấy tần suất tưới trung bình khoảng 01 lần/ngày (chủ yếu tưới vào mùa nắng). Tuy nhiên với địa chất tại KCN Nhơn Hội (Khu A) là đất cát, khả năng thẩm thấu lớn, khả năng giữ nước kém và vào thời điểm mùa hè, thời tiết khô hanh có thể tăng tần suất tưới lên 02 lần/ngày thì lượng nước tưới cây xanh vào thời điểm lớn nhất khoảng 58 m3/ngày.
- Nước PCCC (chỉ phát sinh khi có sự cố): bể PCCC ngầm có S= 330m2, cao 0,2m, cốt đáy bể thấp 02m nên dung tích lưu chứa tối đa là 726 m3.
Tổng hợp nhu cầu cấp nước cho nhà máy như sau
Bảng 1. 4. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước tại nhà máy
TT |
Loại nước sử dụng |
Lưu lượng |
01 |
Nước cấp sinh hoạt |
2,3 m3/ngày |
02 |
Nước cấp cho căn tin |
1,3 m3/ngày |
03 |
Nước cấp cho sản xuất |
134,4m3/ngày |
04 |
Nước cấp lò hơi |
10 m3/ngày |
05 |
Nước sử dụng để tạo ẩm bề mặt nguyên liệu đá |
50m3/ngày |
06 |
Nước vệ sinh xe bồn và rửa buồng trộn bê tông |
1,1m3/ngày |
07 |
Nước PCCC (dung tích chứa) |
726 m3 |
08 |
Nước tưới cây |
29m3/ngày |
4.2.3.Nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
Bảng 1. 5. Máy móc, thiết bị sử dụng trong giai đoạn hoạt động
Máy móc thiết bị phục vụ hoạt động của dự án có xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan, Ý hoặc mua trong nước. Máy móc thiết bị nhập khẩu là hàng mới 100%.
TT |
Nội dung |
Khối lượng |
ĐVT |
1 |
Thiết bị văn phòng |
01 |
Trọn Bộ |
2 |
Thiết bị trạm trộn bê tông 120m3/h |
01 |
Trọn Bộ |
3 |
Hệ thống Cụm silo xi măng + Vít tải |
01 |
Trọn Bộ |
4 |
Xe bồn (9 - 12 m3) |
03 |
Trọn Bộ |
5 |
Xe xúc lật |
03 |
Trọn Bộ |
6 |
Máy xúc |
01 |
Trọn Bộ |
7 |
Dây chuyền sản xuất cống bê tông và các cấu kiện khác (GĐ3) |
01 |
Trọn Bộ |
8 |
Máy hàn nòng thép tự động |
01 |
Trọn Bộ |
9 |
Cầu trục cẩu |
02 |
Trọn Bộ |
10 |
Hệ thống khuôn ống cống các loại |
01 |
Trọn Bộ |
(Nguồn: Thuyết minh dự án)
>>> XEM THÊM: Báo giá lập dự án đầu tư và ĐTM khu du lịch nghỉ dưỡng
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm