Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác cát làm vật liệu xây dựng trên sông
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án phải có đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác cát; bản đồ khu vực khai thác cát; quyết định phê duyệt trữ lượng cát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khai thác cát rồi mới đến bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư khai thác cát làm vật liệu xây dựng trên sông.
Tóm tắt sơ bộ báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường tại sông Lại Giang
Khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường
Để đến bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tiên phải có đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác cát; bản đồ khu vực khai thác cát; quyết định phê duyệt trữ lượng cát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khai thác cát rồi mới đến bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư khai thác cát làm vật liệu xây dựng trên sông.
1. Thông tin về dự án đầu tư khai thác cát làm vật liệu xây dựng
1.1. Thông tin chung:
- Tên dự án: Dự án khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường tại sông Lại Giang tỉnh Bình Định.
1.2. Phạm vi, quy mô, công suất:
Diện tích cấp phép: 3,0 ha
Quy mô công suất khai thác: là 30.060 m3 cát địa chất/năm.
Trữ lượng mỏ: 60.000 m3 cát địa chất
Tuổi thọ mỏ: 02 năm (thời gian xây dựng cơ bản 15 ngày).
1.3. Công nghệ sản xuất: (nếu có)
Hình 1.1. Quy trình khai thác cát làm vật liệu xây dựng trên sông
Thuyết minh hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án khai thác cát làm vật liệu xây dựng
Áp dụng phương pháp khai thác mỏ lộ thiên, máy xúc sẽ xúc cát lên xe tải vận chuyển đến bãi lưu chứa cát để cát khô. Sau đó sẽ được xúc lên xe vận tải vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
2. Các hạng mục công trình và hoạt động dự án khai thác cát:
- Các hạng mục công trình chính phục vụ khai thác
+ Tuyến đường đất nối từ đường dân sinh đến khu vực mỏ khai thác: tuyến đường này được công ty tiến hành lu lèn, đầm nén trên nền bãi bồi hiện trạng đảm bảo quá trình vận chuyển cát đi tiêu thụ và đảm bảo khơi thông dòng chảy khi có mưa đột xuất;
+ Hiện trạng khu vực khai thác là bãi bồi trên sông. Do đó công ty sẽ tiến hành lu lèn đầm nén tạo tuyến đường công vụ rộng khoảng 4m trên nền cát hiện trạng để phục vụ công tác khai thác mỏ.
- Hoạt động của dự án: là khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường. Do đặc điểm địa hình khu vực khai thác mỏ là dạng bãi bồi nổi trên mặt nước, công nghệ khai thác mỏ sử dụng là xúc bốc khai thác trực tiếp bằng máy xúc TLGN, phương thức vận tải mỏ bằng đường bộ từ gương khai thác về khu vực bãi tập kết.
3. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường: (nếu có)
3.1. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
a. Giai đoạn xây dựng cơ bản: với Công tác chuẩn bị, xây dựng cơ bản mỏ đơn giản; diễn ra trong thời gian ngắn và các tác động có tính chất tương đồng với các tác động khi dự án đi vào hoạt động (với mức độ tác động thấp hơn nhiều so với giai đoạn khai thác).
b. Giai đoạn khai thác:
Công trình có khả năng tác động xấu:
+ Tuyến đường nội bộ phục vụ khai thác có khả năng gây cản trở dòng chảy;
+ Lán trại tạm, nhà vệ sinh di động và bãi tập kết cát có khả năng gây cản trở dòng chảy.
Các hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu:
+ Quá trình đào xúc cát;
+ Hoạt động vận chuyển cát đi tiêu thụ;
+ Hoạt động sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án;
+ Hoạt động sửa chữa nhỏ các thiết bị khi bị hư hỏng.
4. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:
Với Công tác chuẩn bị, xây dựng cơ bản mỏ đơn giản; diễn ra trong thời gian ngắn và các tác động có tính chất tương đồng với các tác động khi dự án đi vào hoạt động (với mức độ tác động thấp hơn nhiều so với giai đoạn khai thác). Do đó, Công ty chỉ đưa ra các tác động chính khi dự án đi vào hoạt động khai thác cụ thể như sau:
* Nước thải, khí thải:
- Nước thải:
+ Nguồn phát sinh: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân đang làm việc tại dự án;
+ Quy mô: Khi dự án đi vào hoạt động có khoảng 7 công nhân thường xuyên làm việc. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của mỗi công nhân theo quy phạm 20 TCXDVN 33 - 2006 đối với vùng nông thôn lấy trung bình là 100lít/người.ngày. Vậy lượng nước cấp cho sinh hoạt khoảng 700 lít/ngày, suy ra lượng nước thải sinh ra chiếm khoảng 80% lượng nước cấp, khoảng 560 lít/ngày = 0,56 m3/ngày.
+ Tính chất của nước thải: Thành phần chứa chủ yếu là các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ dễ bị phân hủy, vi trùng gây bệnh cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép.
Khí thải: Hoạt động của dự án không phát sinh khí thải do quá trình sản xuất. Hoạt động khai thác cát tại dự án sẽ phát sinh bụi và khí thải do các phương tiện khai thác, vận chuyển gây ra cụ thể như sau:
+ Ô nhiễm bụi: Bụi phát sinh trong hoạt động khai thác cát của Công ty chủ yếu do các phương tiện hoạt động như xe đào trong quá trình di chuyển xe làm phát sinh bụi, ngoài ra các xe ô tô vận chuyển vật liệu cát ra vào khu vực sẽ làm phát sinh bụi trên các tuyến đường có xe chạy qua.
+ Ô nhiễm khí thải: Trong quá trình hoạt động của dự án có sự tham gia chủ yếu của các phương tiện giao thông vận chuyển cát như xe tải,... hoạt động của các thiết bị máy móc này gây ô nhiễm không khí. Các loại phương tiện này sử dụng nhiên liệu chủ yếu là dầu DO, thành phần khói thải chủ yếu là các khí SO2, NOx, CO, VOC,... và bụi khói. Lượng khí thải này sinh ra không tập trung vì xe di chuyển liên tục trên khai trường do đó khó có thể khống chế chặt chẽ được.
Chất thải rắn, chất thải nguy hại:
Nguồn phát sinh, quy mô của chất thải rắn sinh hoạt:
+ Nguồn phát sinh: từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân làm việc tại mỏ;
+ Quy mô: Theo WHO trung bình mỗi người thải ra môi trường là 0,3 - 0,6 kg
rác/người/ngày. Với lượng công nhân làm việc tại khu vực khai thác khoảng 10 người, tổng lượng rác thải phát sinh là 10 x (0,3 - 0,6) = (3 – 6) kg/ngày
Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải nguy hại:
+ Nguồn phát sinh: phát sinh từ quá trình sửa chữa đột xuất tại mỏ và quá trình vệ sinh, bảo trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị;
+ Quy mô: Giẻ lau, bao tay nhiễm dầu nhớt phát sinh tại dự án trong quá trình sửa đột xuất (10kg/năm); bóng đèn huỳnh quang (1kg/năm) phát sinh tại khu vực phụ trợ; Dầu nhớt thải bỏ khí sữa chữa xe (56 kg/năm) phát sinh tại gara sửa chữa.
Tiếng ồn, độ rung:
+ Nguồn phát sinh: Khi dự án đi vào hoạt động thì tiếng ồn gây ra chủ yếu là do các loại phương tiện như máy đào và các phương tiện giao thông vận chuyển;
+ Quy chuẩn áp dụng: QCVN 24:2016/BYT ngày 01/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tiếng ồn chung tối đa hoặc tiếng ồn chung cho phép trong suốt ca lao động 8 giờ không được vượt quá 85 dBA, mức cực đại không được vượt quá 115 dBA
- Các tác động khác: Thay đổi địa hình, sạt lở bờ sông; tác động đến hệ sinh thái; tác động đến dòng chảy; tác động đến đường giao thông, tai nạn lao động….
* Các tác động khác
Tác động tới giao thông vận tải khu vực
Quá trình hoạt động của dự án sẽ gây gia tăng áp lực lên tuyến đường vận chuyển. Các tác động chủ yếu: xuống cấp đường giao thông, gia tăng lưu lượng xe lưu thông trên đường gây ách tắc giao thông, gia tăng bụi gây ảnh hưởng tới các hộ dân sống dọc tuyến đường vận chuyển.
Tác động tới cảnh quan địa hình
Hoạt động khai thác sẽ thay đổi hoàn toàn cảnh quan trong khu vực khai trường, địa hình hiện trạng và hệ sinh thái trong diện tích khu vực dự án cũng sẽ bị thay dổi hoàn toàn.
Tác động tới sức khỏe của công nhân viên và dân cư xung quanh
Hoạt động của mỏ phát sinh bụi, tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân viên làm việc trong mỏ và dân cư xung quanh khu vực. Các bệnh thường gặp do các tác nhân ồn, bụi và khí thải chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp, thần kinh, hệ tim mạch, tiêu hóa,...
Tác động tới an ninh xã hội
Việc tập trung số đông lao động sẽ gây tác động về mặt vệ sinh môi trường và an ninh khu vực, lượng lao động này khi không quản lý chặt chẽ rất dễ phát sinh những tệ nạn xã hội hoặc gây mâu thuẫn xung đột với nhân dân địa phương, làm mất an ninh trật tự cho khu vực.
5. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
5.1. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải
a. Đối với thu gom và xử lý nước thải: Thuê 1 nhà vệ sinh công cộng di động để thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, khi đầy sẽ thuê đơn vị có chức năng xử lý.
b. Đối với xử lý bụi, khí thải
Công ty áp dụng các biện pháp giảm thiểu cụ thể như sau:
+ Trang bị khẩu trang cho công nhân làm việc trực tiếp tại khu vực;
+ Không đổ cát thành đống quá cao để phòng ngừa trong trường hợp gió thổi mạnh làm cát phát tán ra các khu vực lân cận và dân cư;
+ Dùng nước tưới hoặc phun lên những khu vực dễ làm phát sinh bụi;
+ Áp dụng các biện pháp chống bụi do quá trình vận chuyển như: Phải có bạt phủ kín, đảm bảo tốc độ khi lưu thông đúng quy định. Đồng thời, Công ty sẽ phun nước thường xuyên 2-3 lần/ngày đoạn đường bê tông đi qua khu dân cư, nhất là vào những ngày nắng gắt.
5.2. Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại
Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường:
Bố trí 01 thùng đựng rác sinh hoạt 660 lít đặt tại khu vực nhà tạm để lưu chứa và hợp đồng với đơn vị thu gom rác tại địa phương để xử lý theo quy định.
5.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại:
Trang bị các thùng chứa chất thải nguy hại có dán nhãn theo quy định (bố trí tại khu vực nhà tạm) để lưu chứa và hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý theo quy định.
Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung:
Kiểm tra thường xuyên và đảm bảo chế độ kiểm định, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo đúng định kỳ quy định.
Thực hiện các giải pháp để giảm ồn, rung của thiết bị, tránh hiện tượng cộng hưởng lớn từ nhiều nguồn phát sinh tiếng ồn và rung.
5.4. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác:
- Phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch thời gian thực hiện được mô tả tại bảng sau:
Bảng 1. Danh mục công tác phục hồi tại khu vực dự án
+ Tổng dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường là: 96.548.000 đồng
+ Số tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường năm đầu tiên là: 24.137.000 đồng.
+ Số tiền ký quỹ trong năm còn lại: 72.411.000 đồng
- Thời điểm ký quỹ là:
Theo điểm b, c khoản 6 điều 37 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường thời điểm Công ty TNHH Xây dựng Thành Hương thực hiện lý quỹ bảo vệ môi trường cụ thể như sau:
+ Lần đầu tiên trước ngày đăng ký bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ;
+ Lần thứ 2 phải thực hiện trong khoảng thời gian không quá 07 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền công bố chỉ số giá tiêu dùng của năm trước năm ký quỹ.
- Đơn vị nhận ký quỹ: Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định, 387 Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Số tiền nêu trên chưa bao gồm yếu tố trượt giá sau năm 2022.
- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
+ Thông qua địa phương, các lực lượng chuyên ngành giao thông sẽ tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đối với các chủ phương tiện và nhân dân trong vùng nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra đối với người và phương tiện;
+ Hàng năm tiến hành quan trắc, đo đạc địa hình đồng thời giám sát chiều sâu khai thác tránh sạt lở;
+ Giáo dục cho công nhân làm việc trên khai trường, đặc biệt các công nhân lái máy đào phải đảm bảo an toàn cho máy móc và con người khi di chuyển các thiết bị máy móc để phục vụ khai thác;
+ Xây dựng các công trình vận chuyển như đường tạm cũng phải đảm bảo độ chịu lực, không gây sạt lở, lún và an toàn cho con người và phương tiện đi lại trên đường;
+ Thường xuyên theo dõi tình hình thủy văn khu vực để có biện pháp xử lý thích hợp đối với thiết bị, con người khi có mưa lũ lên đột xuất.
+ Một số biện pháp khác: an toàn lao động đối với người và thiết bị, vệ sinh môi trường,…
6. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
Chương trình quản lý:
Lập kế hoạch quản lý, triển khai các công tác bảo vệ môi trường khu vực mỏ tương ứng cho các giai đoạn: xây dựng mỏ, hoạt động và ngừng hoạt động (đóng cửa mỏ); Đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường; Giám sát việc thực thi các công trình xử lý: Bờ bao, cây xanh, hồ lắng và hiệu quả thực hiện; Phòng ngừa sự cố, an toàn lao động và an toàn cháy nổ; Lập quỹ cải tạo môi trường;
Chương trình giám sát: theo hồ sơ xin phép môi trường của dự án khai thác cát
Giám sát chất thải rắn: Kiểm tra giám sát việc thu gom, lưu giữ chất thải rắn của dự án với tần suất giám sát là 06 tháng/lần. Căn cứ vào các hợp đồng, hóa đơn của các đơn vị thu gom xử lý chất thải rắn cho dự án.
Giám sát sa bồi, xói lở bờ sông: Giám sát quá trình khai thác đảm bảo không gây xói mòn, trượt lở, sụt lún đất, sa bồi gây sạt lở bờ sông. Đảm bảo khai thác đúng quy trình và độ sâu được cấp phép.
Giám sát bụi: 01 điểm tại nhà dân trên tuyến đường bê tông liên xã, so sánh với QCVN 05:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, tần suất giám sát 06 tháng/lần.
- Giám sát chất lượng nước mặt: tại hạ lưu khu vực khai thác với các thông số: pH, TSS, DO, BOD5, COD, tổng dầu mỡ, Coliform; so sánh với cột B1, QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, tần suất giám sát 06 tháng/lần.
Xem thêm: Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trang trại chăn nuôi heo gà bò thịt
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm