Mẫu báo cáo giấy phép môi trường nhà máy sản xuất hạt nhựa công suất 60.000 tấn sản phẩm/năm
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa với công suất tái chế hạt nhựa của dự án đăng ký tối đa là 60.000 tấn hạt nhựa/năm. Dịch vụ tư vấn hồ sơ giấy phép môi trường - Minh Phương Corp
Chƣơng I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................. 10
-
- Tên chủ dự án đầu tư...................................................................................................... 10
- Tên cơ sở:........................................................................................................................ 10
- Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư...................................... 15
- Công suất hoạt động của cơ sở.................................................................................. 15
- Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư....................................................................... 16
- Sản phẩm của dự án đầu tư........................................................................................ 19
- Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nƣớc của dự án đầu tư.................................................................................................. 21
- Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, phế liệu............................................................. 21
- Nhu cầu sử dụng điện................................................................................................. 26
- Nhu cầu sử dụng nước................................................................................................ 26
- Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tƣ.......................................................... 28
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG......................................................................................... 34
- Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:.................................................................................................................... 34
- Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường................................. 34
Chƣơng III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ...................................................................................... 35
-
- Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:....................... 35
Thu gom, thoát nước mưa:.......................................................................................... 35- Thu gom nước thải:..................................................................................................... 38
- Xử lý nước thải:.......................................................................................................... 44
- Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.................................................................... 49
- Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.............................. 62
- Công trình, biện pháp lƣu giữ, xử lý chất thải nguy hại:.......................................... 71
- Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.................................................. 73
- Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:................................................................................................... 74
- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trƣờng đối với hệ thống xử lý khí thải 75
- Phƣơng án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trƣờng đối với khu lƣu giữ chất thải rắn, chất thải nguy hại................................................................................................................... 78
- Phƣơng án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trƣờng khác.................................. 79
- Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng:................................................................................................................... 83
- Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:....................... 35
Chƣơng IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƢỜNG....................... 84
-
- Nội dung đề nghị cấp phép đối với nƣớc thải............................................................ 84
- Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải................................................................ 84
- Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung............................................... 86
- Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tƣ có nhập khẩu phế liệu từ nƣớc ngoài làm nguyên liệu sản xuất:........................................................................................................................... 87
- Nội dung đề nghị cấp phép về quản lý chất thải........................................................ 88
Chƣơng V. kẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƢỜNG CỦA CƠ SỞ...................................... 90
Chƣơng Vi. CHƢƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƢỜNG CỦA CƠ SỞ.................... 101
5.1. Chƣơng trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật................................................................................................................................................ 101
Chƣơng VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƢ............................................... 103
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
2. Tên cơ sở:
Mẫu báo cáo de xuất cấp giấy phép môi trường “Nhà máy sản xuất hạt nhựa
Trong giai đoạn vận hành từ tháng 12/2020 đến tháng 12/2021:
- Tổng khối lượng phế liệu công ty đã nhập khẩu trong năm 2021 là: 47.980 tấn phế liệu nhựa các loại, trong đó: 51% là nhựa PE (mã HS: 95 15 10 90), 5,67% là các loại nhựa PS và 24,94% là các loại nhựa khác.
- Tổng khối lượng phế liệu đã sử dụng cho quá trình sản xuất hạt nhựa tính đến tháng 12/2021 là: 43.852 tấn.
- Khối lượng phế liệu tồn chưa sử dụng tính đến thời điểm tháng 12/2021: 4.188 tấn.
- Tổng khối lượng sản phẩm đã sản xuất đƣợc từ phế liệu nhập khẩu tính đến tháng 12/2020: 42.975 tấn
- Khối lượng phế liệu thu mua trong nước: 0 tấn.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:
1. Công suất hoạt động của cơ sở:
Công suất tái chế hạt nhựa của dự án đăng ký tối đa là 60.000 tấn hạt nhựa/năm.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà máy công ty đã trang bị 12 máy đùn hạt nhựa công suất 500-1000 kg/năm. Trong quá trình sản xuất, toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị thường xuyên được bảo trì, bảo dƣỡng, thay thế lòng trục mới, tuy nhiên sau một thời gian vận hành sản xuất, hiệu năng của các thiết bị có giảm so với công suất thiết kế. Thực tế sản xuất cho thấy, năng lực sản xuất của hệ thống máy móc thiết bị đạt khoảng 90% so với công suất thiết kế.
Mẫu báo cáo giấy phép môi trường
Công suất hoạt động được tính toán theo tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị cụ thể như sau:
Bảng 1.3. Bảng năng lực sản xuất hạt nhựa thực tế của nhà máy
TT |
Loại máy đùn hạt nhựa |
Công suất thiết kế (kg/h) |
Công suất thực tế (kg/h) |
Số lượng máy (chiếc) |
Sản lượng hạt nhựa (kg/h) |
1 |
Model 110 |
700 |
630 |
2 |
1260 |
2 |
Model 140 |
600 |
540 |
1 |
540 |
3 |
Model 140 |
700 |
630 |
1 |
630 |
4 |
Model 150 |
800 |
720 |
1 |
720 |
5 |
Model 150 |
1.000 |
900 |
2 |
1800 |
6 |
Model 250 |
500 |
450 |
2 |
900 |
7 |
Model 250 |
600 |
540 |
3 |
1620 |
|
Tổng |
|
|
12 |
7.470 |
Chế độ làm việc tại cơ sở: 03 ca/ngày, 08 h/ca, tính tổng thời gian làm việc 1 ngày trừ đi khoảng thời gian máy tạm nghỉ do một số hoạt động như khởi động, giao ca, thay vỉ lƣới lọc trung bình là 23h/ngày, số ngày làm việc trong năm là 320 ngày. Sản lƣợng hạt nhựa đạt đƣợc là: 7,47 x 23 x 320 = 54.979,2 tấn/năm. Làm tròn: 54.979 tấn/năm.
1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
Quy trình sản xuất hạt nhựa của Nhà máy tƣơng đối đơn giản, phế liệu nhập về nhà máy đƣợc lựa chọn là nguồn nguyên liệu sạch, không cần qua công đoạn rửa. Sau khi phân loại về chủng loại nhựa sẽ đƣợc chuyển vào công đoạn gia nhiệt, tạo hạt luôn. Quy trình công nghệ sản xuất như sau:
Thuyết minh công nghệ:
- Nguyên liệu: Phế liệu nhựa polyme etylen (PE), polyme styren (PS), polyme vinyl clorua (PVC), nhựa phế liệu các loại ... tồn tại dạng cứng đã qua xử lý làm sạch, đƣợc đóng gói thành từng kiện có khối lƣợng trung bình khoảng 0,5 tấn/kiện phế liệu.
Phế liệu nhựa chủ yếu đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài bằng đƣờng biển về cảng. Phế liệu không lẫn thành phần chất thải nguy hại. Tiêu chuẩn chất lƣợng của lô phế liệu nhựa đầu vào đƣợc quản lý, so sánh với QCVN 32:2018/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Sau khi hoàn thiện các thủ tục hải quan tại cảng, phế liệu đƣợc vận chuyển bằng Container về Nhà máy. Sau đó, dƣới sự hỗ trợ của xe nâng, lô hàng phế liệu nhựa đƣợc vận chuyển, sắp xếp tại khu vực tập kết nguyên liệu đầu vào bên trong mỗi nhà xƣởng sản xuất, phế liệu đƣợc sắp xếp gọn gàng theo chủng loại để thuận tiện cho quá trình phân loại và sử dụng tiếp theo.
- Phân loại: Phế liệu nhựa sẽ đƣợc xe nâng vận chuyển từ kho chứa vào khu sơ chế tại xƣởng 1, tại đây công nhân thực hiện thao tác tháo dỡ phân loại phế liệu và loại bỏ tạp chất không mong muốn: bụi, dây buộc, tem mác, xốp, giấy,... bằng phƣơng pháp thủ công.
- Băm, cắt nhỏ phế liệu đầu vào: phế liệu cần sơ chế đƣợc xe nâng hỗ trợ đổ vào băng tải, di chuyển vào phễu liệu của máy băm rửa, lƣỡi phay của máy băm có tác dụng phay nhỏ phế liệu thành dạng mảnh, kích thƣớc 10x10mm, 15x15mm, 20x20mm Quá trình cắt nhỏ phế liệu đƣợc thực hiện tự động theo chế độ cài đặt sẵn trong buồng kín, do đó bụi phát sinh từ hoạt động băm nghiền đƣợc kiểm soát hoàn toàn, không phát tán ra môi trƣờng lao động trong xƣởng sản xuất. Sau quá trình băm, cắt nhỏ, phế liệu đƣợc chuyển vào bồn chứa sẵn sàng cho công đoạn gia nhiệt, đùn ép tạo sợi.
- Gia nhiệt và đùn ép: phế liệu nhựa từ bồn chứa theo băng tải vào máy đùn ép. Nguyên lý hoạt động của máy đùn: Điện năng cung cấp nhiệt cho xylanh trong suốt quá trình gia nhiệt. Nhiệt trên xylanh đƣợc phân bố theo vùng nén ép, định lƣợng, và tạo hình. Khi đó, nhờ nhiệt cung cấp làm nóng chảy vật liệu và nhờ chuyển động của trục vít tăng khả năng gia nhiệt phế liệu và đƣa phế liệu vào tới giới hạn gia công. Trục chính của máy đùn có thêm các cánh phụ đảo trộn để tăng khả năng làm đồng đều phế liệu. Trên máy đùn trục vít có lắp đặt đồng hồ đo áp suất nhựa nóng chảy trong xylanh, từ đó có thể theo dõi đƣợc áp suất trong máy đùn đồng thời có thể điều chỉnh áp suất kịp thời. Phế liệu nhựa đƣợc gia nhiệt thành dạng dẻo chảy và tiếp tục qua máy đùn phụ. Cuối máy đùn phụ có lắp đặt đầu định hình nhằm tạo sản phẩm sau gia nhiệt có dạng sợi tròn.
Tùy từng loại phế liệu (PP, PE hay phế liệu nhựa các loại khác) mà ngƣời vận hành điều chỉnh nhiệt độ gia nhiệt cho phù hợp. Thông thƣờng nhiệt độ gia nhiệt tại các máy đùn khoảng 200 ÷ 250oC, ở nhiệt độ này đảm bảo gia nhiệt đồng đều tất cả các loại phế liệu đầu vào.
-
- Làm mát: sợi nhựa lỏng từ máy gia nhiệt sẽ kèm theo nhiệt dƣ tiếp tục dẫn qua máng nƣớc làm mát để ổn định độ trương nở và hóa rắn sợi nhựa. Máng nƣớc làm mát đƣợc thiết kế bằng thép không rỉ, thông thường dài 3,0m; rộng 0,6 m, sâu 0,4 cm và dung tích chứa nƣớc làm mát khoảng 0,7m3. Nước làm mát được chảy liên tục vào máng để làm nguội sợi nhựa, khi đó nhiệt độ của nƣớc trong máng làm mát sẽ tăng lên. Toàn bộ lƣợng nƣớc làm mát sẽ đƣợc dẫn về bể chứa nƣớc nóng để đƣợc bơm lên tháp giải nhiệt, nước mát sau tháp giải nhiệt chảy xuống bể chứa nƣớc mát và đƣợc bơm trở lại các máng làm mát sợi. Dòng nước trong máng làm mát đƣợc trao đổi liên tục, tuần hoàn lại sản xuất, không thải bỏ ra môi trƣờng. Nước sạch đƣợc cấp bổ sung vào máng nƣớc làm mát bù vào lƣợng thất thoát, bay hơi.
- Cắt tạo hạt nhựa: Sợi nhựa sau công đoạn làm mát sẽ tự động chuyển qua buồng cắt tại thiết bị máy cắt để tạo hạt nhựa theo yêu cầu của khách hàng.
- Chuyển vào phễu chứa: Hạt nhựa rơi xuống máng chứa có lắp đặt tấm lƣới lọc, sau đó, nhờ chế độ rung tự động, hạt nhựa sẽ rơi xuống phía dưới máng và hút tự động theo đường ống dẫn vào phễu chứa.
-
- Đóng gói vào bao chứa: công nhân thực hiện thao tác xả van tại đáy phễu chứa, hạt nhựa rơi vào bao dứa đặt phía dƣới, sau đó, đƣợc đóng gói tự động. Sản phẩm đƣợc lƣu chứa tại khu vực chứa sản phẩm ngay bên trong xƣởng sản xuất.
Nguồn thải phát sinh trong quá trình sản xuất hạt nhựa, quá trình vận hành tại nhà máy:
- Chất thải rắn sản xuất (dây buộc, xốp, pallet,...) từ công đoạn sơ chế, phân loại phế liệu đầu vào.
- Bụi tại công đoạn băm nghiền phế liệu.
- Hơi hữu cơ từ công đoạn gia nhiệt phế liệu tại máy gia nhiệt (etylen oxyt, propylen oxyt, xylen, benzen).
- Nƣớc làm mát sợi nhựa tại máng làm mát (thu gom, giải nhiệt tại tháp giải nhiệt xuống khoảng 50C so với nhiệt độ nước đầu vào và tuần hoàn lại, không phát sinh ra ngoài môi trường).
- Bụi, khí thải từ quá trình hoạt động các phương tiện vận tải, xe nâng.
- Bùn cặn tại các máng làm mát, bể chứa nước làm mát tuần hoàn, bể tuần hoàn nƣớc xử lý khí thải (nạo vét định kỳ bởi đơn vị có chức năng, tần suất dự kiến 3-6 tháng/lần).
- Ồn, rung động, nhiệt độ.
-
- Sản phẩm của dự án đầu tư:
-
- Một số hình ảnh sản phẩm tại Dự án như sau:
>>> XEM THÊM: Báo cáo ĐTM của dự án nhà máy sản xuất vật liệu composite và điện tử
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm