Báo cáo de xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén chất đốt sinh học rắn

Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Mẫu báo cáo giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén chất đốt sinh học rắn.

 Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất viên nén nhiên liệu chất đốt sinh học rắn không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, thì nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

- Thông tin chung về dự án đầu tư: tên dự án, chủ dự án; địa điểm thực hiện dự án; cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án;

Quy mô (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công), công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất, lượng điện, nguồn và lượng nước sử dụng, nguồn tiếp nhận nước thải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất sử dụng và các thông tin khác có liên quan đến dự án;

- Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường (nếu có);

- Đánh giá hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không phải thực hiện); đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải và các công trình bảo vệ môi trường khác;

Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn thải, tiếng ồn, độ rung; đánh giá, dự báo tác động của dự án tới đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, dòng chảy, sạt lở, bồi lắng, xâm nhập mặn và xã hội (nếu có);

- Đề xuất kế hoạch, các biện pháp xử lý chất thải kèm theo thuyết minh và phương án thiết kế xây dựng (thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) của các công trình bảo vệ môi trường, hạng mục công trình xử lý chất thải, các hệ thống thiết bị xử lý chất thải đồng bộ, hợp khối, thiết bị quan trắc tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) và thiết bị xử lý khác (kèm theo CO/CQ, nếu có),

Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, các công trình lưu giữ chất thải và công trình, thiết bị liên quan; kế hoạch xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo trì, quản lý hạng mục xả thải và công trình xử lý chất thải, kèm theo dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;

- Các nội dung bảo vệ môi trường đặc thù: Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải, trong báo cáo đề xuất phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Đối với dự án đầu tư khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển, trong báo cáo đề xuất phải có nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, dòng chảy theo quy định của pháp luật.

Đối với dự án đầu tư gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học, trong báo cáo đề xuất phải có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học.

Đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, trong báo cáo đề xuất phải có đánh giá tác động và biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi;

- Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020;

- Kế hoạch, thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm, kèm theo kế hoạch quan trắc chất thải để đánh giá hiệu quả của công trình xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn); trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải thuộc dự án có công suất nhỏ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;

- Đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật và nội dung về bảo vệ môi trường khác (nếu có).

Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén chất đốt sinh học rắn

MỤC LỤC............................................................................... 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................................................................................. 4

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ............................................................................... 5

Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................................................................................. 8

TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8
TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8
CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 14
Công suất của dự án đầu tư 14
Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư           14
Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 14
Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 18
NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ     19
Trong giai đoạn thi công xây dựng 19
Giai đoạn hoạt động 21
CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 25
Tiến độ thực hiện dự án 25
Tổng mức đầu tư 26
Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG................................................................ 28

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG     28
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG    28
Chương III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................................ 29

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT 29
MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA DỰ ÁN 29
HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN    34
Chương IV: ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................................ 38

ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG DỰ ÁN    38
Về công trình, biện pháp xử lý nước thải 39

Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng , chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.           42
Về công trình, biện pháp xử lý bụi , khí thải 45
Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 56
Các tác động, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có) 59
ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐI VÀO VẬN HÀNH.    61
2.1 Về công trình, biện pháp xử lý nước thải................................................................................. 62

2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải................................................................................. 71

2.3 Về công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý chất thải rắn................................................................................. 96

Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.           100
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động           101
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG     111
3.1 Danh mục công trình, bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.................................................................................... 111

Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục: Các công trình bảo vệ môi trường sẽ được tiến hành xây dựng hoàn tất trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm.       112
Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác. Thời gian vận hành thử nghiệm dự án bắt đầu từ 3-6 tháng đến khi các công trình đi vào hoạt động ổn định.       112
Tóm tắt dự toán kinh phí từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 112
Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 113
NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO     115
Chương V: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.................................................................................... 117

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI                                                                                 117
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI                                                                                 117
Chương VI: KẾ HOẠCH  VẬN HÀNH  THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH  XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN118

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ    118
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 118
Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải       118

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI (TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC VÀ ĐỊNH KỲ) THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT    119
Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 119
Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: Không 120
Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định pháp luật có liên quan hoặc đề xuất của chủ dự án: Không           120
KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM 120
Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................................................... 122

PHỤ LỤC I: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN........................................................................... 123

PHỤ LỤC II: MỘT SỐ BẢN VẼ........................................................................... 124

 

 

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Mẫu số 40 giấy phép môi trường

 

Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.    TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.    TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Dự án nhà máy sản xuất viên nén nhiên liệu chất đốt sinh học rắn (Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ)
-    Quy mô dự án:
-    Chế biến gỗ 36.000m3 thành phẩm/năm.
-    Viên nén gỗ 60.000 tấn/năm.
-    Sản xuất dăm gỗ 300.000 tấn/năm.
-    Sản xuất đan nhựa giả mây 10.000 sản phẩm/năm.
-    Cho thuê kho diện tích 02 ha.
Tổng vốn đầu tư của dự án: 93.645.000.000VNĐ (Chín mươi ba tỷ sáu trăm bốn mươi lăm triệu đồng).
3.    CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.1.    Công suất của dự án đầu tư
-    Chế biến gỗ 36.000m3 thành phẩm/năm.
-    Viên nén gỗ 60.000 tấn/năm.
-    Sản xuất dăm gỗ 300.000 tấn/năm.
-    Sản xuất đan nhựa giả mây 10.000 sản phẩm/năm.
-    Cho thuê kho diện tích 02 ha.
3.2.    Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
3.2.1.    Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
a/ Quy trình công nghệ sản xuất viên nén và chế biến gỗ

Quy trình công nghệ sản xuất viên nén gỗ

Hình 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất viên nén và đồ gỗ

-    Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu chính để sản xuất chủ yếu là gỗ rừng trồng: Keo, tràm, bạch đàn là gỗ tròn chưa bóc vỏ… Sau khi nhập về nguồn gỗ này sẽ được phân loại và đưa vào cưa xẻ ra các phôi gỗ thành phẩm sau đó đưa qua lò sấy và bán cho các Nhà máy chế biến gỗ nội, ngoại thất.
Các phế phẩm từ quá trình cưa xẻ gỗ (đầu, cành, nhánh, dăm, mùn cưa,…) Sẽ được sử dụng để làm nguyên liệu chính sản xuất viên nén nhiên liệu chất đốt sinh học rắn. Ngoài ra, Công ty còn tiến hành thu mua lượng đầu cành, nhánh, dăm,… Trong quá trình khai thác rừng của các Công ty lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Quy Nhơn và các huyện lân cận để làm nguyên liệu sản xuất viên nén nhiên liệu chất đốt sinh học rắn.
Các loại phế phẩm từ quá trình cưa xẻ gỗ: Đầu, cành, nhánh, mùn cưa,… Sẽ được đưa qua máy nghiền để nghiền thành các hạt có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 5mm để đạt kích thước đồng đều nhằm mục đích tạo ra các bánh hoặc viên nén đẹp và tỷ trọng cao.
-    Sơ chế nguyên liệu (băm):
Nguyên liệu chính là các phế phẩm từ gỗ cưa xẻ (đầu, cành, nhánh, dăm, mùn cưa,…). Ngoài ra, có nguyên liệu gỗ rừng trồng: Keo, tràm, bạch đàn, cao su, cà phê, thông, điều… Sau khi nhập về sẽ được phân loại. Các loại nguyên liệu có kích thước lớn sẽ được đưa qua máy được băm thô.
-    Công đoạn nghiền thô:
Đối với đầu mẩu gỗ, gỗ vụn, cành cây, thân cây, nhánh cây,… Sau khi qua máy băm thô thì kích thước vẫn còn lớn nên chúng tiếp tục qua công đoạn nghiền thô để nghiền thành nguyên liệu có kích thước nhỏ dễ dàng thực hiện cho các công đoạn sau. Nguyên liệu sau khi băm được nạp vào phểu cấp liệu nghiền thô bằng xe xúc.
Dăm bào sau khi cấp vào phểu nạp được vít tải vận chuyển đến bộ phận feeder- nam châm để tách bỏ sắt vụn trước khi nguyên liệu vào buồng máy nghiền. Sau khi nghiền, nguyên liệu được hút vào cyclone lắng bụi thông qua hệ thống quạt hút ly tâm. Phần nguyên liệu trong cyclone lắng xuống airlock để tiếp tục quá trình sau. Còn phần bụi nhẹ được quạt hút thổi vào phòng lắng bụi. Sau đó nguyên liệu được băng tải vận chuyển đến bin chứa trước khi cấp vào hệ thống sấy.
-    Công đoạn sấy nguyên liệu:
Đây là công đoạn điều chỉnh độ ẩm cho khối nguyên liệu sau khi phối trộn vì độ ẩm của nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thành phẩm. Độ ẩm nguyên liệu tốt nhất cho sản xuất viên nén là 10 - 15%. Đa số nguyên liệu được tạo ra sau khi qua công đoạn nghiền thường có độ ẩm cao từ 18 - 35% nên trước khi qua nghiền tinh sấy, dưới sức nóng để giảm bớt độ ẩm của nguyên liệu.
-    Công đoạn nghiền tinh:
Nguyên liệu sau sấy được vận chuyển bằng vít tải đến gầu tải qua bộ phận nam châm tách sắt vụn và cấp liệu vào máy nghiền. Máy nghiền sẽ làm cho các nguyên liệu có kích thước kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 5mm để đạt kích thước đồng đều nhằm mục đích tạo ra các bánh hoặc viên nén đẹp và tỷ trọng cao. Nguyên liệu sau khi nghiền tinh được vận chuyển bằng vít tải và gầu tải để tiếp tục đến quá trình ép viên gỗ.
-    Công đoạn tạo viên nén:
Sau khi đã có nguồn nguyên liệu có kích thước và độ ẩm thích hợp thì nguyên liệu chuyển qua công ép viên. Nguyên liệu được đưa vào miệng nạp nguyên liệu của máy ép viên bằng các hệ thống băng tải, vít tải, nhờ hệ thống này để cung cấp nguyên liệu một cách đều đặn vào miệng nạp nguyên liệu của máy nén viên. Nguyên liệu sau khi được đưa vào sẽ được nén lại thành dạng viên nén pellets và được đưa ra ngoài.
-    Công đoạn làm mát viên nén:
Viên nén pellets sau khi được tạo ra có nhiệt độ khá cao và được đưa vào hệ thống làm mát bằng các băng tải, Cyclone và máy làm mát sẽ làm giảm nhiệt độ của viên nén. Viên nén sau khi làm nguội sẽ được vận chuyển bằng gầu tải để cấp liệu cho sàn rung, viên nén sau khi sàn được cân theo khối lượng và xả vào bin chứa thành phầm trước khi đóng bao hoặc chuyển qua kho chứa.
-    Công đoạn đóng gói viên nén thành phẩm:
Thành phẩm viên nén sau khi được làm mát sẽ được đưa vào phễu chứa của máy đóng gói và sau đó được đóng kín bằng bao PE từ 15 ~ 25 kg/bao tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.

b/ Quy trình sản xuất dăm bào

Quy trình công nghệ sản xuất dăm bào

Thuyết minh công nghệ:

Nguyên liệu gỗ rừng trồng như keo, tràm, bạch, gỗ tròn, gỗ chưa bóc vỏ, gỗ phế phẩm đưa vào dây chuyền băm dăm để băm theo đúng kích thước quy định, sau đó tiến hành lưu chưa tại bãi lưu chưa dăm bào.

c/ Đan nhựa giả mây

Quy trình công nghệ sản xuất đan nhựa giả mây

Hình 1.4: Quy trình công nghệ sản xuất đan nhựa giả mây

Thuyết minh công nghệ:

Công ty tiến hành nhập các loại khung sắt tĩnh điện, sợi nhựa giả mây sau đó thuê công nhân để tiến hành đan thủ công, sau đó đó tiến hành lưu chưa tại kho, định kỳ Công ty sẽ đóng gói và xuất kho đến nơi tiêu thụ.

Xem thêm: Mẫu giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu - Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

 

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng