Xin giấy phép môi trường dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

Trọn gói xin giấy phép môi trường Dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản. Theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt dự án sẽ nuôi cá, tôm. Tuy nhiên, hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường đối với nội dung điều chỉnh so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt thì Công ty có xin nuôi cá, tôm, cua.

Xin giấy phép môi trường dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

Trọn gói xin giấy phép môi trường dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản quy mô 54 ha.

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư:

Về thủ tục môi trường của Công ty Cổ phần:

  • Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nuôi trồng thủy sản, quy mô 54,96 ha tại tỉnh Đồng Nai của Công ty.
  • Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thủ tục môi trường đối với nội dung điều chỉnh so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt của Công ty.
  • Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vị trí tiếp nhận vật chất nạo vét tại Công ty.

Hiện nay, dự án đã triển khai thực hiện đường nội bộ xung quanh dự án được 3.637 m; đường nội bộ xung quanh các khu nuôi trồng là 3.183 m; bố trí trồng cây xanh với diện tích 10,5 ha; xây dựng hoàn thành hệ thống mương cấp, thoát nước nuôi trồng là 6,5 ha; xây dựng cửa cấp thoát nước tại 03 vị trí.

Theo kế hoạch sắp tới của Công ty, thì có sự thay đổi phương pháp nuôi từ truyền thống đào ao thành phương pháp hiện đại hơn bằng cách lắp đặt bồn nuôi. Đồng thời, Công ty chuyển từ nuôi cá, tôm, cua thành nuôi tôm thẻ chân trắng.

Vì vậy, Công ty tiến hành lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường.

2. Tên dự án đầu tư:

  • Tên dự án đầu tư: Đầu tư nuôi trồng thủy sản, quy mô 54,96 ha.
  • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
  • Quy mô của dự án đầu tư thuộc nhóm B dự án phân loại theo Luật Đầu tư

Công (Tổng vốn đầu tư: 50.000.000.000 (Năm mươi tỷ đồng)).

  • Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Nuôi trồng thủy sản.
  • Dự án nhóm II theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1. Công suất của dự án đầu tư

Dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản quy mô 54,96 ha.

3.2. Công nghệ nuôi của dự án đầu tư:

Theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt năm 2012 thì dự án sẽ nuôi cá, tôm. Tuy nhiên, theo văn bản số 7846/STNMT- CCBVMT ngày 19/10/2021 về việc hướng dẫn thực hiện thủ tục môi trường đối với nội dung điều chỉnh so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt thì Công ty có xin nuôi cá, tôm, cua.

Hiện nay, theo kế hoạch của Công ty và nhu cầu thị trường, nên Công ty quyết định chỉ nuôi tôm thẻ chân trắng.

Dự án chỉ có 01 quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng.


3.2.1. Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng

Hình 1.1. Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng


Mẫu giấy phép môi trường. Thủ tục cấp giấy phép môi trường cấp huyện. Hồ sơ cấp giấy phép môi trường

Thuyết minh quy trình:


Chuẩn bị ao nuôi:

  • Cuối vụ nuôi nên vệ sinh sạch sẽ, phơi nắng 15-20 ngày.
  • Xịt nước ngọt sơ qua cho sạch bụi bẩn.
  • Ngâm vôi nóng với liều 50 – 100ppm, lưu ý nước ngâm ao phải là nước qua xử lý, nước có điều kiện nên ngâm nước ngọt.
  • Sau khi ngâm 3-7 ngày → xả cạn → xịt sạch vôi.
  • Xịt clo-vôi với liều 3-5kg (cho ao 1000m2) cho ao và các thiết bị trong ao nuôi.
  • Với ao vèo và ao nuôi giai đoạn 1 (tức ao xuống vèo) => cần xịt rửa lớp clo đi, còn tôm giai đoạn 2 và giai đoạn 3 không cần.

a. Giới thiệu giai đoạn nuôi:

* Giai đoạn 1 (Giai đoạn Vèo):

- Mật độ ươm: 1.000 - 3.000 con/m2;

  • Cỡ tôm: PL8 - PL12;
  • Thời gian ươm: từ 14 - 20 ngày khi tôm giống đạt cỡ 0.3 – 0.5g/con;

* Giai đoạn 2:

  • Mật độ nuôi: 300 - 400 con/m2;
  • Cỡ tôm chuyển: 0.3 – 0.5g/con;
  • Thời gian nuôi: 20 – 30 ngày;
  • Cỡ tôm sang: 7 – 10g con;
  • Giai đoạn 3:
  • Mật độ nuôi: 120 - 150 con/m2;
  • Nuôi đến khi thu hoạch;

b. Xử lí nước cấp cho ao nuôi:

- Lấy nước vào ao lắng thô qua đập điều tiết (lấy vào lúc nước lớn triều cường từ biển vào, tránh lấy vào lúc nước rút) => cho nước chảy qua cửa cấp nước/ bơm qua ao lắng tinh => nước từ ao lắng tinh được bơm qua ao sẵn sàng, đánh EDTA liều 1ppm, chạy quạt 2 tiếng, sau 12-24 giờ đánh tiếp Thiosunfat liều 3-5ppm, chạy quạt 2 tiếng, sau 12-24h đánh vôi nóng liều 30-40ppm, chạy quạt 4 tiếng, sau 24h, đánh clo-vôi liều 20ppm chạy quạt 6h, khoảng 1– 1.5 ngày thì: kiểm tra dư lượng clo dưới mức cho phép → sử dụng cấp cho ao nuôi.

Mẫu giấy phép môi trường theo Thông tư 02 Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép môi trường Mẫu báo cáo de xuất cấp giấy phép môi trường

c. Thả và chăm sóc tôm:

  • Nuôi giai đoạn 1 (Nuôi Vèo):
  • Cấp nước vào ao, Sục khí 1 ngày. Kiểm tra pH ổn định 7.9 – 8.2, kiềm 120 – 160 mg/lít. Không có khí độc NH3, NO2, H2S.

- Gây màu tảo bằng: 10 lít mật đường 1 gói BZT (227g) => cho vào trong xô với 45 lít nước sạch => đậy kín => sau 24h => ao. Đánh 1 xô cho ao 200m2, đánh vào buổi sáng.

Chọn và đánh giá chất lượng tôm giống:

Cần gửi mẫu tôm giống đi xét nghiệm bằng phương pháp PCR hoặc quan sát mô học để xác định xem tôm có bị ủ mầm bệnh EHP, đốm trắng (WSSV), bệnh gây còi (MBV), bệnh đầu vàng (YHV) ,…

Tôm giống:

  • Sử dụng tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng con giống tự nhiên;
  • Nên mua tôm giống từ những trại có uy tín về chất lượng.

Quan sát cảm quan:

Tôm giống thịt phải trong, gan ruột rõ ràng và gan tôm phải đồng màu.

Lấy ngẫu nhiên 1 bọc tôm ra cho vào 1 cái thau → tôm phải phản xạ linh hoạt khi ta gõ nhẹ vào thau chứa tôm, tôm lội ngược dòng nước khi ta khuấy nhẹ thau.

Kiểm tra lại độ mặn hồ với độ mặn PL.

o Thả PL vào buổi sáng sớm, cho bị PL vào hồ 5 – 10 phút, để nhiệt độ bọc đựng PL và ao nuôi bằng nhau, sau đó mới thả tôm PL.

  • Trong tuần đầu cho ăn thức ăn loại nhỏ nhất (bột mịn), liều lượng 100g/100,000PL/cử ăn, lượng thức ăn tăng dần theo sức ăn của tôm. Cho ăn thủ công, ngày 5 cử: 6h; 10h; 14h; 18h; 23h. Cử buổi sáng 6h có bổ sung thêm: Probiotic, Enzyme; cử 10h bổ sung thêm khoáng chất, Vitamin.

- Siphong: hằng ngày siphon thức ăn và phân tôm vào 8h30 và 14h30.

- Chế độ thay nước: thay khoảng 15% nước, nếu thấy nước lên tảo nhiều hoặt dơ nhiều thì ta thay thêm nước. Thời gian thay nước: 9h30 – 11h, tránh thay nước đêm.

Quy định về giấy phép môi trường. Xin giấy phép môi trường ở đầu

  • Hằng ngày: quan sát theo dõi màu nước kết hợp đo kiểm tra các yếu tố: Oxy, khí độc, NO2, NH3, Ca-Mg, Kali, pH, kiềm… Khuẩn Vibrio parahaemolyticus, Vibrio cholerae, Vibrio vulnificus …

- Kiểm soát, điều chỉnh pH, tăng độ kiềm trong ao nuôi bằng Bicar (CaCO3).

- Oxy trong ao phải đạt 5mg/l trở lên, nếu Oxy dưới mức cần tăng cường oxy hòa tan bằng hệ thống sục khí (tăng giàn quạt, gắn thêm thiết bị).

- Chế độ thay nước: hằng ngày siphon thức ăn và phân tôm, và thay khoảng 20% nước, nếu thấy nước lên tảo nhiều hoặt dơ nhiều thì ta thay thêm nước. Chú ý những ngày thời tiết thay đổi cần theo sát sức ăn của tôm, tránh thức ăn thừa gây bệnh cho tôm và lãng phí nước.

* Nuôi thương phẩm giai đoạn 2:

  • Khi tôm giống đạt cỡ 0.3 – 0.5g/con, thấy tôm khỏe, gan và đường ruột tốt => chuyển ao nuôi thương phẩm giai đoạn 1.
  • Lấy nước vào ao, sục khí trước 1 ngày. Lấy nước vào ao nuôi, lắp giàn Oxy.
  • Gây màu tảo bằng: 10 lít mật đường 1 gói BZT (227g) => cho vào trong xô 45 lít => đậy kín => sau 24h => ao. Đánh 3-4 xô cho ao 1000m2, đánh vào buổi sáng.
  • Chuyển tôm vào buổi chiều tối (tránh chuyển buổi sáng vì lúc này tôm mới lột chưa được cứng vỏ). Có thể chuyển bằng phương pháp kéo lưới (không được dùng xung điện), đặt lú, ... Tuy nhiên mỗi sọt chứa tôm không vượt qua 15kg/1 lần chuyển. Mật độ nuôi 300 - 400 con/m2.
  • Lúc mới chuyển qua cho ăn lượng thức ăn giảm 50% so với sức ăn của ao gốc, sau đó tăng dần theo sức ăn của tôm. Cho ăn 4 cử: 6h;10h;14h;15h. Cử buổi sáng 6h có bổ sung thêm: khoáng chất, Vitamin, Probiotic, Enzyme,… Sau 25 ngày tuổi tập cho tôm ăn máy, ngày 4 cử 6h; 10h; 14h; 18h.
  • Lượng thức ăn tăng tùy theo sức ăn của tôm.
  • Hằng ngày: quan sát theo dõi màu nước kết hợp đo kiểm tra các yếu tố môi trường nước: Oxy, khí độc, NO2, NH3, Ca-Mg, Kali, pH, kiềm… Khuẩn Vibrio parahaemolyticus, Vibrio cholerae, Vibrio vulnificus …
  • Hằng ngày kiểm tra sức khỏe tôm: quan sát hình thái màu sắc, phụ bộ, lượng vỏ tôm lột, chất lượng vỏ lột, …
  • Siphong: hằng ngày siphon thức ăn và phân tôm vào 8h30 và 16h.
  • Chế độ thay nước: thay khoảng 20% nước, nếu thấy nước lên tảo nhiều hoặt dơ nhiều thì ta thay thêm nước. Thời gian thay nước: 14h30 – 19h rút nước, cấp 19h – 23h đêm.
  • Thứ hai hằng tuần nên cân trọng lượng tôm => đánh giá tăng trọng của tôm.

* Nuôi thương phẩm giai đoạn 3:

  • Khi tôm đạt 7 – 10g con; thấy tôm khỏe, gan và đường ruột tốt => chuyển ao nuôi thương phẩm giai đoạn 3. Mật độ nuôi 120 - 150 con/m2.

- Chăm sóc giai đoạn 3 giống như giai đoạn 2.

c. Phương thức nuôi:

Quy trình nuôi cho 1 modun: gồm 1 ao vèo và 3 ao nuôi.

+ Mỗi năm có thể nuôi 5 vụ.

+ Mỗi vụ dự kiến thu hoạch: 10,8 tấn.

=> Sản lượng năm: 48,2 tấn (nuôi thành công 4 vụ tức 80%)

Hiện tại có 50 modun => sản lượng năm ước tính là: 2.410 tấn/năm.

Lượng thức ăn tiêu thụ dự kiến là tầm: 2.410 x 1,35 = 3.253,5 tấn/năm.
Nghị định về giấy phép môi trường Giấy phép môi trường Giấy phép môi trường là gì

Thả 445.000PL => vèo => xuống 1 ao nuôi khoảng 1 tháng => chuyển toàn bộ sang 2 ao (mỗi ao 180.000PL) nuôi về đích. Theo sơ đồ sau:

ao nuôi

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

vèo

gđ1

gđ2 (2 ao)

vụ 6

thu hoạch

vụ 1

vụ 2

vụ 3

vụ 4

vụ 5

Ưu điểm phương thức nuôi:

  • Các ao điều có thời gian nghỉ 1 tháng => rất an toàn sinh học. Số vụ nuôi 1 năm từ 5->6 vụ => sản lượng tăng.

* Sơ đồ thoát nước của ao nuôi:

- Hệ thống ao ươm (diện tích mỗi ao 500 m2) và ao nuôi (diện tích mỗi ao

1.200 m2) được làm bằng composite đúc sẵn.

  • Mỗi ao nuôi và ao ươm được lắp đặt 01 hố Siphone giữa tim ao để thu nước, chất thải trong quá trình nuôi và vệ sinh ao trước và sau khi nuôi.
  • Nước từ các Siphone sẽ được thu về các hầm ga để lắng bớt cặn rồi sau đó theo đường ống thoát ra ao ổn định, điều hòa.

* Bố trí mặt bằng:

  • Xây dựng ao lắng tự nhiên: Ao lắng tự nhiên được xây dựng kết nối trực tiếp với nguồn nước tự nhiên sẵn có từ hệ thống kênh, rạch xung quanh dự án. Ao lắng tự nhiên có tác dụng lắng lọc sơ bộ nguồn nước từ tự nhiên.
  • Xây dựng ao lắng tinh: Ao lắng tinh được kết nối với ô lắng thô qua hệ thống cửa cấp nước hoặc hệ thống bơm. Ao lắng tinh được thi công trải bạt HDPE dưới đáy để đảm bảo nguồn nước không bị xâm lắng bởi vi sinh vật có hại trong đất và xâm nhập bùn gây ô nhiễm.
  • Xây dựng ao sẵn sàng: Ao sẵn sàng được xây dựng tách biệt với 2 hệ thống ao lắng thô và lắng tinh. Đáy và bờ ao được trải bạt HDPE. Nước từ ao lắng tinh được đưa vào ao sẵn sàng bằng hệ thống bơm và được cung cấp thêm các vi sinh vật có lợi trước khi đưa vào ao ươm/ ao nuôi.
  • Xây dựng ao ổn định, điều hòa: Ao ổn định, điều hòa được bố trí giáp với hệ thống ao lắng tự nhiên. Có nhiệm vụ thu nước từ các ao sau khi nuôi và vệ sinh. Nước sau khi qua ao sẽ được xử lý bằng vi sinh (không sử dụng hóa chất) kết hợp nuôi các loại cá tạp, các loại tảo, bèo,… Nước sau thời gian xử lý được kiểm tra sẽ được đưa qua ao lắng tự nhiên và tiếp tục tuần hoàn nuôi.

Hình ảnh minh họa ao nuôi tôm của dự án:

Quy trình nuôi tôm thẻ

Quy trình nuôi tôm thẻ

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng

Hồ nuôi tôm thẻ

Xem thêm: Mẫu giấy phép môi trường mới nhất - dự án nhà máy chế biến cà phê

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng