Mẫu báo cáo xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy xử lí nước thải

Mẫu báo cáo xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy xử lí nước thải ở Bình Thuận. Minh Phuong Corp - Dịch vụ chuyên tư vấn viết hồ sơ môi trường. LIên hê 0903 649 782.

Giấy phép môi trường gồm những gì?

 Mẫu hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy xử lí nước thải

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1:      THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Chủ dự án đầu tư
Tên dự án đầu tư
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
Công suất
Công nghệ
Sản phẩm
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
Nhu cầu nguyên liệu, vật liệu
Nhu cầu lao động
Nguồn cung cấp điện
Nguồn cung cấp nước
Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
Quy mô diện tích dự án
Danh mục máy móc thiết bị

Hồ sơ xin giấy phép môi trường
CHƯƠNG 2:      SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
CHƯƠNG 3:      KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
Đối với mùi hôi
Khống chế ô nhiễm bụi, không khí từ các phương tiện giao thông
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
Công trình lưu giữ chất thải sinh hoạt
Chất thải rắn công nghiệp thông thường
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình đi vào vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành
Sự cố rò rỉ, vỡ đường ống cấp thoát nước và sự cố hư hỏng nhà máy xử lý nước thải
Các sự cố trong quá trình vận hành nhà máy xử lý nước thải và cách khắc phục
Sự cố quá tải hoặc ngừng trạm xử lý nước thải và cách khắc phục
Công tác ứng cứu sự cố tràn đổ hóa chất
Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ
Công trình , biện pháp bảo vệ môi trường khác
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp
Kế hoạch tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường , phương án bồi hoàn đa dạng sinh học
CHƯƠNG 4:      NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Mẫu báo cáo xin giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất

Hồ sơ xin giấy phép môi trường

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
Nguồn phát sinh nước thải
Lưu lượng xả nước thải tối đa
Dòng nước thải
Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
CHƯƠNG 5:      KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải
Thời gian quan trắc
Đơn vị lấy mẫu và phân tích
Phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải
CHƯƠNG 6:      CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải
Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật
Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải
Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án
Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm
CHƯƠNG 7:      KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 8:      CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT Bộ tài nguyên môi trường

BXD Bộ xây dựng

CTNH Chất thải nguy hại

CNMT Công nghệ môi trường

HTTN Hệ thống thoát nước

PCCC Phòng cháy chữa cháy

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

QĐ Quyết định

SS Chất rắn lơ lửng

TCXD Tiêu chuẩn xây dựng

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

SS Chất rắn lơ lửng

TCVSLĐ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

Thủ tục xin giấy phép môi trường

HTXL Hệ thống xử lý

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:     Công suất sản xuất của dự án

Bảng 1.2:     Thông số ô nhiễm và giới hạn cho phép

Bảng 1.3:     Tổng hợp nguyên liệu chính sử dụng cho dự án

Bảng 1.4:     Diện tích các hạng mục công trình của Nhà máy

Bảng 1.5:     Danh mục máy móc thiết bị

Bảng 3.1:     Thực trạng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nước thải

Bảng 3.2:     Tổng hợp chất thải nguy hại phát sinh

Bảng 3.3:     Chương trình đào tạo, chuyển giao công nghệ vận hành Nhà máy xử lý

Bảng 3.4:     Hình thức bảo trì và bảo dưỡng cho các thiết bị công nghệ

Bảng 5.1:     Chi tiết các phương pháp phân tích áp dụng

Bảng 5.2:     Kết quả phân tích sau khi qua hệ thống tiền xử lý

Bảng 5.3:     Kết quả phân tích sau khi qua cụm bể xử lý hóa lý

Bảng 5.4:     Kết quả phân tích sau khi qua cụm bể xử lý sinh học

Bảng 5.5:     Kết quả phân tích sau khi qua bể khử trùng

Bảng 5.6:     Kết quả mẫu nước thải trong giai đoạn hoạt động ổn định (7 ngày liên tục không tính ngày t7, cn)

Bảng 6.1.     Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm

Bảng 6.2.     Công suất sản xuất dự kiến trong giai đoạn Vận hành thử nghiệm

Bảng 6.3.     Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

Bảng 6.4.     Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

Bảng 6.5.     Kinh phí thực hiện giám sát môi trường giai đoạn hoạt động

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.      Quy trình công nghệ XLNT Cảng cá La Gi, công suất 1.000 m3 ngày.đêm
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 Chủ dự án đầu tư
 Tên dự án đầu tư
 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất c

Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường

Quy mô của dự án như sau:

Bảng 1.1: Công suất sản xuất của dự án

Sản phẩm

Công suất

Theo ĐTM đã được phê duyệt

Thực tế hoạt động

Xử lý nước thải

1.000 m3/ngày đêm

250 m3/ngày đêm

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

2. Quy trinh

Nước thải 

Máy thổi khí

Hệ thống thu gom nước thải (hiện hữu)

Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường 2022

 

Thuyết minh công nghệ

  • Hố thu gom

Nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt được thu gom đưa vào hố thu sẽ được đưa qua thiết bị tách rác tinh để loại bỏ các thành phần có kích thước lớn có thể ảnh hưởng đến thiết bị và quá trình xử lý ở các giai đoạn sau.

  • Máy tách rác tinh

Nước thải từ hố thu sẽ được bơm lên thiết bị tách rác tinh để loại bỏ các tạp chất, rác có kích thước nhỏ trước khi chảy vào bể điều hoà. Các loại rác nhỏ này sẽ ảnh hưởng đến bơm cũng như hệ vi sinh phía sau nếu không được loại bỏ ra khỏi nước thải.

  • Bể tách dầu mỡ

Tách các chất có trong nước thải có tỷ trọng nhỏ hơn nước (dầu, mỡ,…) và định kỳ sẽ được vớt mang đi đổ bỏ theo quy định.

  • Bể điều hòa

Mục đích: điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ nước thải.

Lưu lượng và nồng độ nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: thời gian thải, lưu lượng thải cũng như tải trọng chất bẩn có trong nước thải.

Cụ thể như khi nồng độ hoặc lưu lượng tăng lên đột ngột:

+ Các công trình đơn vị hóa lý sẽ làm việc kém hiệu quả đi và nếu muốn ổn định được cần phải thay đổi lượng hóa chất thường xuyên điều này gây khó khăn cho quá trình vận hành.

+ Các công trình đơn vị xử lý sinh học, nếu lưu lượng và nồng độ thay đổi đột ngột sẽ gây sốc tải trọng đối với vi sinh vật thậm chí gây tình trạng vi sinh chết hàng loạt, làm cho công trình mất hẳn tác dụng.

→Đó là lý do của việc cần xây dựng bể điều hòa.

Việc điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ sẽ giúp đơn giản hóa công nghệ xử lý, tăng hiệu quả xử lý và giảm kích thước các công trình đơn vị một cách đáng kể.

Để thực hiện quá trình ổn định nồng độ, trong bể điều hòa bố trí hệ thống phân phối khí nhằm khuấy trộn nước thải.

  • Bể keo tụ & tạo bông

Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm đến cụm bể phản ứng. Tại bể phản ứng, nước thải được hóa chất keo tụ PAC. Motor khuấy trộn có tốc độ nhanh nhằm tạo tiếp xúc tốt giữa hóa chất và nước. Polymer được châm vào bể tạo bông làm chất trợ keo tụ. Motor khuấy trộn có tốc độ chậm nhằm tránh sự phá vỡ của bông cặn. Nước thải tiếp tục chảy qua bể lắng hóa lý Lượng hóa chất phản ứng được cấp vào bể với một liều lượng nhất định đảm bảo tạo điều kiện cần và đủ để các phản ứng oxy hóa khử xảy ra hoàn toàn. Liều lượng hóa chất keo tụ, tạo bông cũng như hóa chất chỉnh pH tối ưu sẽ được xác định qua mô hình thí nghiệm trên máy Jartest tại phòng thí nghiệm.

Quá trình phản ứng được mô tả trong phương trình bên dưới.

3Ca(HCO3)2 + Al2(SO4)3.18H2O ↔2 Al(OH)3 + 2 CaSO4 + 6 CO2 + 18H2O

→ Các chất gây ô nhiễm có mặt trong nước đã được chuyển hóa thành các hợp chất không gây ô nhiễm ở dạng bông cặn và sẽ được tách ra khỏi nước bằng bể lắng hóa lý.

Quy định mới về giấy phép môi trường

  • Bể lắng hóa lý (bể lắng 1)

Nước thải sau khi qua hệ thống phản ứng – tạo bông sẽ được dẫn qua bể lắng hóa lý. Tại bể lắng hóa lý sẽ xảy ra quá trình lắng tách pha để loại bỏ một phần cặn lơ lửng có thể lắng được trong thời gian cần thiết.

Quá trình lắng xảy ra theo nguyên lý: trong môi trường nước tĩnh hay chuyển động với vận tốc nhỏ, các hạt có tỷ trọng lớn hay bé hơn tỷ trọng của nước, dưới tác dụng của lực trọng trường xảy ra các quá trình lắng theo quy luật tự nhiên. Các hạt rắn đơn lẻ có trọng lượng riêng lớn sẽ chuyển động rơi thẳng đứng. Chuyển động của hạt rắn sẽ tăng tốc dần cho đến khi lực ma sát của chất lỏng cân bằng với lực rơi của hạt thì hạt tiếp tục lắng xuống với tốc độ không đổi.

Một lượng lớn bùn lắng ở bể được lấy ra từ đáy bể nhờ bơm bùn. Sau khi đi qua bể lắng nước thải đi vào bể kỵ khí (UASB).

  • Bể kỵ khí (UASB):

Xử lý nước thải ở lớp bùn kị khí với dòng chảy ngược UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket). Phương pháp này thích hợp cho việc xử lý nước thải các ngành công nghiệp có hàm lượng chất hữu cơ cao và chất rắn ít.

Chất hữu                                CH4 + CO2 + H2 +NH3 +H2S

Bể được chia làm 3 phần chính: phần bùn đặc ở đáy, một lớp thảm bùn ở giữa bể, dung dịch lỏng ở phía trên. Hỗn hợp khí, lỏng, bùn trong nước tạo thành dạng hạt lơ lửng, khi nước thải đi từ dưới lên bùn tiếp xúc được nhiều với các chất hữu cơ có trong nước thải và quá trình phân hủy xảy ra tích cực. Các loại khí (chủ yếu CH4 và CO2) sẽ tạo dòng tuần hoàn cục bộ giúp cho việc hình thành những hạt bùn hoạt tính và giữ cho chúng ổn định. Một số bọt khí và hạt bùn có khí bám vào sẽ nổi lên trên mặt hỗn hợp phía trên bể. Khi va phải lớp chắn phía trên, các bọt khí bị vỡ và hạt bùn được tách ra được lắng xuống đáy bể.

  • Bể thiếu khí (Anoxic):

Thực hiện quá trình khử các hợp chất N và P và chất hữu cơ trong nước thải. Cơ sở lý thuyết các quá trình xử lý nitơ bằng phương pháp sinh học.

Trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí, nitơ amôn sẽ được chuyển thành nitrit và nitrat nhờ các loại vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter. Khi môi trường thiếu ôxy, các loại vi khuẩn khử nitrat Denitrificans (dạng kỵ khí tuỳ tiện) sẽ tách ôxy của nitrát (NO3-) và nitrit (NO2-) để ôxy hoá chất hữu cơ. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.

Quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước thải.

Quá trình chuyển NO3- –> NO2- –>NO –> N2O –> N2 với việc sử dụng mêtanol làm nguồn các bon được biểu diễn bằng các phương trình sau đây:

  • Nitrat hóa

Nitrat hoá là một quá trình tự dưỡng (năng lượng cho sự phát triển của vi khuẩn được lấy từ các hợp chất ôxy hoá của Nitơ, chủ yếu là Amoni. Ngược với các vi sinh vật dị dưỡng các vi khuẩn nitrat hoá sử dụng CO2 (dạng vô cơ) hơn là các nguồn các bon hữu cơ để tổng hợp sinh khối mới. Sinh khối của các vi khuẩn nitrat hoá tạo thành trên một đơn vị của quá trình trao đổi chất nhỏ hơn nhiều lần so với sinh khối tạo thành của quá trình dị dưỡng.

Quá trình Nitrat hoá từ Nitơ Amoni được chia làm hai bước và có liên quan tới hai loại vi sinh vật , đó là vi khuẩn Nitơsomonas và Vi khuẩn Nitơbacteria. ở giai đoạn đầu tiên amoni được chuyển thành nitrit và ở bước thứ hai nitrit được chuyển thành nitrat

Bước 1: NH4- + 1,5 O2 –> NO2- + 2H+ + H2O Bước 2: NO2- + 0,5 O2 –> NO3-

Các vi khuẩn Nitơsomonas và Vi khuẩn Nitơbacteria sử dụng năng lượng lấy từ các phản ứng trên để tự duy trì hoạt động sống và tổng hợp sinh khối. Có thể tổng hợp quá trình bằng phương trình sau:

Hồ sơ môi trường 2022

NH4- + 2 O2 –> NO3- + 2H+ + H2O (*)

Cùng với quá trình thu năng lượng, một số iôn Amoni được đồng hoá vận chuyển vào trong các mô tế bào. Quá trình tổng hợp sinh khối có thể biểu diễn bằng phương trình sau:

4CO2 + HCO3- + NH4+ + H2O –> C5H7O2N + 5O2

C5H7O2N tạo thành được dùng để tổng hợp nên sinh khối mới cho tế bào vi khuẩn. Toàn bộ quá trình ôxy hoá và phản ứng tổng hợp được thể hiện qua phản ứng sau :

NH4+ + 1,83O2 + 1,98HCO3- –> 0,021C5H7O2N + 0,98NO3-+1,041H2O+1,88H2CO3

Lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá amôni thành nitrat cần 4,3 mg O2/ 1mg NH4+. Giá trị này gần bằng với giá trị 4,57 thường được sử dụng trong các công thức tính toán thiết kế. Giá trị 4,57 được xác định từ phản ứng (*) khi mà quá trình tổng hợp sinh khối tế bào không được xét đến.

  • Khử nitrit và nitrat:

Trong môi trường thiếu ôxy các loại vi khuẩn khử nitrit và nitrat Denitrificans (dạng kị khí tuỳ tiện) sẽ tách ôxy của nitrat (NO3-) và nitrit (NO2-) để ôxy hoá chất hữu cơ. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.

  • Khử nitrat :

NO3- + 1,08 CH3OH + H+ –> 0,065 C5H7O2N + 0,47 N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O

  • Khử nitrit :

NO2- + 0,67 CH3OH + H+ –> 0,04 C5H7O2N + 0,48 N2 + 0,47CO2 + 1,7H2O

Để nitrat hóa và phốt pho hóa thuận lợi tại bể xử lý thiếu khí (Anoxic) được khuấy trộn nhờ hai máy khuấy chìm nhằm đảm bảo nước thải luôn được khuấy trộn.

  • Bể hiếu khí MBBR - Aerotank

Bể xử lý sinh học hiếu khí dính bám MBBR là công trình đơn vị xử lý những chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học.

Công nghệ MBBR là công nghệ kết hợp giữa các điều kiện thuận lợi của quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí và bể lọc sinh học. Bể MBBR hoạt động giống như quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí trong toàn bộ thể tích bể. Đây là quá trình xử lý bằng lớp màng biofilm với sinh khối phát triển trên giá thể mà những giá thể này lại di chuyển tự do trong bể phản ứng và được giữ bên trong bể phản ứng. Bể MBBR không cần quá trình tuần hoàn bùn giống như các phương pháp xử lý bằng màng biofilm khác, vì vậy nó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính trong bể, bởi vì sinh khối ngày càng được tạo ra trong quá trình xử lý.

  • Quá trình xử lý trong bể MBBR được mô tả ngắn gọn như:

Oxy hóa các chất hữu cơ:

CxHyOz + O2      - Enzyme → CO2 + H2O + H

    • Tổng hợp tế bào mới:

CxHyOz + NH3 + O2 - Enzyme → Tế bào vi khuẩn

    • Phân hủy nội bào:

C5H7NO2 + 5O- Enzyme      5CO2 + 2H2O + NH3 ±  H

Để đảm bảo hiệu quả của quá trình xử lý. Nồng độ oxy hòa tan của nước thải trong bể MBBR cần được luôn luôn duy trì ở giá trị lớn hơn 2 mg/l bằng cách bố trí hệ thống phân phối khí tương tự như ở bể điều hòa.

Nước sau khi ra khỏi bể MBBR sẽ tự chảy theo sự chênh lệch cao độ sang bể lắng để tiếp tục quá trình xử lý.

  • Bể lắng 2

Bằng cơ chế của quá trình lắng trọng lực, bể lắng có nhiệm vụ tách cặn vi sinh trong nước thải từ bể sinh học hiếu khí mang sang. Nước thải ra khỏi bể lắng có hàm lượng cặn (SS) giảm đến 60 - 80%. Một phần bùn lắng ở đáy ngăn lắng sẽ được bơm bùn bơm tuần hoàn về bể sinh học, phần bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn. Phần nước trong sẽ tự chảy tràn sang bể khử trùng thông qua hệ thống máng thu nước răng cưa.

  • Bể khử trùng

Nước thải sau khi qua bể lắng tự chảy sang bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Hóa chất được sử dụng là Javen, đây là chất oxy hóa mạnh ở bất cứ dạng nào. Khi gốc Cl- tiếp xúc với nước sẽ tạo ra phân tử HOCl có tác dụng khử trùng rất mạnh.

Lượng chlorine dùng để khử trùng nước thải được pha chế và định lượng chính xác nhờ hệ thống bơm định lượng, đảm bảo lượng chlorine dư trong nước sau xử lý không vượt quá giới hạn cho phép quy định theo tiêu chuẩn.

  • Bể chứa bùn

Trong thời gian đầu khi vi sinh chưa ổn định được mật độ hoặc trong quá trình vận hành có cấy lại vi sinh thì lượng bùn lắng ở đáy bể lắng 2 sẽ được tuần hoàn gần như 100% về bể xử lý sinh học hiếu khí. Còn trong những thời điểm đã ổn định thì tất cả bùn lắng ở đáy bể lắng 2 sẽ được chuyển hết về bể nén bùn vì bùn trong bể lắng 2 phần lớn là xác chết vi sinh vật sau quá trình phân hủy nội bào.

Tại công trình đơn vị này, bùn lắng ở đáy bể chứa bùn sẽ được bơm qua máy ép bùn, phần bùn khô sẽ được các đơn vị có chức năng xử lý thu gom xử lý, nước từ quá trình ép bùn sẽ được tuần hoàn lại hố thu. Nước tách ra từ bề mặt bể nén bùn sẽ chuyển về lại hố thu để tiếp tục quá trình xử lý.

Xem thêm : Mẫu báo cáo cấp giấy phép môi trường dự án nâng cấp cải tạo trường học

Minh Phương Corp là Đơn vị

- Chuyên Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trên Toàn Quốc.

- Đơn vị chuyên thi công dự án khoan ngầm các đường quốc lộ, đường thủy con kênh ,sông lớn trên Toàn Quốc.

- Đơn vị tư vấn viết hồ sơ Môi trường.

+ Giấy phép Môi trường.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường.

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.

Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

LIÊN HỆ 0903 649 782

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

 Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Trạm xăng dầu
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Trạm xăng dầu

125 Lượt xem

 Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Trạm xăng dầu tổng dung tích bồn chứa 60m3. Trạm xăng dầu kinh doanh xăng dầu cho phương tiện giao thông với lượng tiêu thụ các loại là 1.825 m3/năm và dầu nhớt cho khách hàng có nhu cầu với lượng tiêu thụ là 18,2 m3/năm. Tổng thể tích tiêu thụ xăng dầu, dầu nhờn tại cơ sở là 1.843,2 m3/năm.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất phân bón
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất phân bón

337 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy sản xuất phân bón công xuất 1.000 tấn sản phẩm/năm và phân bón hữu cơ, công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm

Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khu thể dục thể thao
Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khu thể dục thể thao

253 Lượt xem

Qua báo cáo DTM và những phân tích trên cho thấy các phương pháp được áp dụng đều phù hợp với những yêu cầu mà báo cáo đánh giá tác động môi trường đưa ra.

Báo cáo Đề xuất cấp Giấy phép môi trường cơ sở Khu du lịch sinh thái
Báo cáo Đề xuất cấp Giấy phép môi trường cơ sở Khu du lịch sinh thái

142 Lượt xem

Báo cáo Đề xuất cấp Giấy phép môi trường cơ sở Khu du lịch sinh thái với các chức năng chính là trung tâm dịch vụ du lịch cao cấp với các loại sản phẩm đa dạng: khu dịch vụ du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng, hội nghị hội thảo,… để phục vụ cho du khách trong và ngoài nước khi đến với cơ sở.

Chi phí lập báo cáo cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất
Chi phí lập báo cáo cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất

629 Lượt xem

Bảng báo giá hồ sơ môi trường của nhà máy sản xuất nước giải khát, các tài liệu hồ sơ môi trường của 1 nhà máy sản xuất, Tư vấn hồ sơ môi trường, Hồ sơ môi trường gồm những gì, Chi phí làm giấy phép môi trường nhà máy sản xuất

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Trang trại chăn nuôi gà giống
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Trang trại chăn nuôi gà giống

248 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (gpmt) của dự án Trang trại chăn nuôi gà giống hoạt động với quy mô, công suất là: 120.000 con gà giống bố mẹ với sản phẩm đầu ra là 90.000 trứng gà giống/năm và gà thịt thương phẩm.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng