Tham vấn đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án Khai thác khoáng sản than bùn

Tham vấn đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án Khai thác khoáng sản than bùn công suất khai thác 980 tấn than bùn khô/năm. Cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................................i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ KÝ TỰ VIẾT TẮT.............................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ix

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Xuất xứ của dự án....................................................................................................1

1.1. Thông tin chung về Dự án................................................................................1

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật.......1

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy

hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối

quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.....1

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM...........................................2

2.1. Văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trưng.....2

2.2. Văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án.................5

2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập trong quá trình đánh giá tác động môi trường....6

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường....................................................6

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM...9

CHƯƠNG 1..................................................................................................................13

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN........................................................................................13

1.1. Thông tin chung về Dự án..................................................................................13

1.1.1. Tên Dự án....................................................................................................13

1.1.2. Tên Chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với Chủ dự án; người đại

diện theo pháp luật của Chủ dự án; tiến độ thực hiện Dự án ................................13

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện Dự án..................................................13

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của Dự án................................16

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường......16

1.1.6. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất của Dự án......................................16

1.1.6.1. Mục tiêu................................................................................................16

1.1.6.2. Loại hình...............................................................................................1

1.1.6.3. Quy mô, công suất................................................................................16

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án.........................................17

1.3. Nguyên, nhiên liệu sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của Dự án.....17

1.3.1. Nhu cầu nhiên liệu...................................................................................17

1.3.2. Nhu cầu khác...........................................................................................18

1.3.3. Máy móc thiết bị......................................................................................18

1.4. Biện pháp khai thác............................................................................................19

1.4.1. Mở vỉa, trình tự hệ thống khai thác.............................................................19

1.4.1.1. Mở vỉa...................................................................................................19

1.4.1.2. Trình tự hệ thống khai thác ..................................................................19

1.4.2. Công tác vận chuyển ...................................................................................20

1.4.4. Quy trình khai thác......................................................................................20

1.5. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án..........................21

1.5.1. Tiến độ thực hiện dự án...............................................................................21

1.5.2. Tổng mức đầu tư..........................................................................................21

1.5.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án ............................................................21

1.5.3.1. Cơ cấu bố trí lao động tại Dự án ..........................................................21

1.5.3.2. Chế độ làm việc....................................................................................22

CHƯƠNG 2..................................................................................................................23

ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC

THỰC HIỆN DỰ ÁN..........................................................................23

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội....................................................................23

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................23

2.1.1.1. Điều kiện về địa hình, địa mạo.............................................................23

2.1.1.2. Điều kiện địa chất.................................................................................23

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng..................................................................24

2.1.3. Điều kiện thủy văn.......................................................................................25

2.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................25

2.1.4.1. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Phong Chương.......................................25

2.1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Quảng Thái ............................................26

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện Dự án...28

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường .........................................28

2.2.1.1. Dữ liệu hiện trạng môi trường..............................................................28

2.2.1.2. Hiện trạng các thành phần môi trường.................................................28

2.2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt...........................................................33

2.2.2.3. Hiện trạng chất lượng nước dưới đất....................................................34

2.2.2.4. Hiện trạng chất lượng môi trường đất..................................................35

2.2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật.....................................................................35

2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện Dự án .....36

2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án ...........................................36

CHƯƠNG 3..............................................................37

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ

MÔI TRƯỜNG............................................................................................................37

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

giai đoạn khai thác...............................................................37

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động.....................................................................37

3.1.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động từ hoạt động mở vỉa, xây dựng cơ bản37

3.1.1.2. Đánh giá, dự báo tác động từ hoạt động khai thác...............................40

3.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.................51

3.1.2.1. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn mở vỉa,

xây dựng cơ bản....................................................................51

3.1.2.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn khai thác ......52

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

giai đoạn đóng cửa mỏ................................................................57

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động.....................................................................57

3.2.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải ........................................57

3.2.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải .............................57

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.....................57

3.2.2.1. Các tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải..........57

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.......................58

3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án ..................58

3.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường...................................58

3.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành công trình bảo vệ môi trường.............58

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá..................................58

3.4.1. Sự phù hợp của các phương pháp sử dụng trong báo cáo...........................58

3.4.2. Về độ tin cậy của các đánh giá....................................................................60

CHƯƠNG 4..........................................................................62

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG..........................................62

4.1. Lựa chọn phương pháp cải tạo, phục hồi môi trường ........................................62

4.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường...............................................................62

4.2.1. Các công việc cải tạo phục hồi môi trường.................................................62

4.2.2. Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo phục hồi môi trường đáp

ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế...........................................62

4.2.3. Tổng hợp nhu cầu thiết bị máy móc, nhân công phục vụ cải tạo, phục hồi môi trường.......63

4.3. Kế hoạch thực hiện.............................................................................................63

4.3.1. Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo phục hồi môi trường .................................63

4.3.1.1. Nội dung chương trình quản lý.............................................................63

4.3.1.2. Tổ chức quản lý....................................................................................64

4.3.2. Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình .........64

4.3.2.1. Tiến độ thực hiện cải tạo phục hồi môi trường....................................64

4.3.2.2. Kế hoạch giám sát chất lượng công trình.............................................66

4.3.3. Kế hoạch tổ chức giám định các công trình để kiểm tra xác nhận hoàn

thành các nội dung của Phương án cải tạo phục hồi môi trường ..........................66

4.3.4. Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường......66

4.4. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường.....................................................66

4.4.1. Dự toán chi phí cải tạo phục hồi môi trường...............................................66

4.4.2. Tính toán khoảng tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ.....................................67

4.4.2.1. Hình thức ký quỹ..................................................................................67

4.4.2.2. Số tiền ký quỹ (A) ................................................................................67

4.4.2.3. Phương thức và thời điểm ký quỹ ........................................................67

4.4.3. Đơn vị nhận ký quỹ.....................................................................................68

CHƯƠNG 5...........................................................................................69

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG...........................69

5.2. Chương trình giám sát môi trường.....................................................................72

5.2.1. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn khai thác.....................72

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT..............................................73

2. Kiến nghị ............................................................................................73

3. Cam kết...........................................................................................73

TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO..................................................75

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Thông tin chung về Dự án

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, việc khai thác nguyên liệu than bùn để sản xuất phân bón vi sinh là rất cần thiết. Để phục vụ nhu cầu than bùn sản xuất phân bón vi sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và phụ cận, Công ty TNHH Thương mại ....... đã lập Dự án “Khai thác khoáng sản than bùn ........” và đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 24/5/2023.

Dự án “ Khai thác khoáng sản than bùn ...” là Dự án đầu tư mới, thuộc đối tượng phải thực hiện báo cáo ĐTM theo Cột thứ tự số 9, Phụ lục IV, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Do đó, Công ty TNHH Thương mại ........ đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án và trình UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thẩm định, phê duyệt.

CHƯƠNG 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Thông tin chung về Dự án

1.1.1. Tên Dự án

KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THAN BÙN

1.1.2. Tên Chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với Chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của Chủ dự án; tiến độ thực hiện Dự án

- Tên Chủ dự án: Công ty TNHH Thương mại....

- Địa chỉ liên hệ: ..........., khu vực 5, phường An Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đại diện: ......... Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: ..........

- Tiến độ thực hiện Dự án:

+ Tháng 12/2023 - Tháng 3/2024: xây dựng cơ bản mỏ.

+ Tháng 4/2024 - Tháng 3/2044: khai thác mỏ.

+ Tháng 4/2044 - Tháng 9/2044: đóng cửa mỏ.

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện Dự án

Khu vực Dự án có diện tích khoảng 2,81 ha thuộc xã Phong Chương, huyện Phong Điền và xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Dự án được giới hạn bởi các điểm có tọa độ (Hệ tọa độ VN-2.000, kinh tuyến trục 1070, múi chiếu 30) như sau:

- Phía Tây: giáp trằm Bàu Bàng.

- Phía Đông: giáp trằm Bàu Bàng.

- Phía Bắc: giáp khu đất ngập nước.

- Phía Nam: giáp khu đất ngập nước.

Vị trí của Dự án được thể hiện ở hình sau:

Hình 1.1. Vị trí thực hiện Dự án

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của Dự án

Hiện trạng sử dụng đất của Dự án được trình bày tại bảng sau:

Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

a. Đối tượng tự nhiên

- Khu vực Dự án là vùng trũng, là nơi tụ thuỷ của địa hình cao hai bên đổ về tạo thành trằm Bàu Bàng. Xung quanh chủ yếu là các rãnh, mương dẫn nước từ nơi có địa hình cao đổ về.

- Xung quanh Dự án chủ yếu là các vùng cát trắng.

b.Đối tượng kinh tế - xã hội

- Dân cư: xung quanh Dự án không có dân cư sinh sống.

- Đường giao thông:

+ Phía Tây Dự án có tuyến đường nhựa kết nối ra hướng KCN Phong Điền.

+ Phía Đông Dự án tiếp giáp tuyến đường bê tông kết nối với Tỉnh lộ 9. Đây là tuyến đường vận chuyển của Dự án.

1.1.6. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất của Dự án

1.1.6.1. Mục tiêu

Khai thác khoáng sản than bùn tại khu vực xã Phong Chương, huyện Phong Điền và xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.1.6.2. Loại hình

Khai thác khoáng sản.

1.1.6.3. Quy mô, công suất

a. Quy mô diện tích

- Diện tích Dự án: 28.100 m2.

- Bãi tập kết: khoảng 2.000 m2.

b. Trữ lượng mỏ

+ Trữ lượng địa chất ở thể tự nhiên được phê duyệt: 45.174 tấn than bùn ướt ≈ 19.854 tấn than bùn khô.

+ Trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác: 44.596 tấn than bùn ướt ≈ 19.600 tấn than bùn khô (Đã trừ đi phần vách tầng moong khai thác).

c. Công suất khai thác: 980 tấn than bùn khô/năm.

d. Tuổi thọ

- Tuổi thọ (thời gian tồn tại mỏ):

Tuổi thọ của mỏ được xác định theo công thức: T = T1 + T2 + T3

Trong đó:

T: Tổng thời gian khai thác mỏ. T1: Thời gian khai thác mỏ.

T2: Thời gian xây dựng cơ bản mỏ. T3: Thời gian đóng cửa mỏ.

- Thời gian khai thác mỏ là: 19.600 tấn than bùn khô

+ T1 = = 20 năm. 980 tấn than bùn khô/năm

+ T2: Thời gian xây dựng cơ bản mỏ: T2 = 4 tháng.

+ T3: Thời gian đóng cửa mỏ: T3 = 6 tháng.

Tui thọ của mỏ là: T = T1 + T2 + T3 = 20 năm 10 tháng.

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án

Quá trình thực hiện Dự án không tiến hành xây dựng các hạng mục công trình chính, phụ trợ của Dự án. Chủ dự án chỉ thực hiện các công tác trong giai đoạn xây dựng cơ bản như sau:

- Chuẩn bị mặt bằng, xây dựng các mốc ranh giới mỏ.

- Mở vỉa khai thác với diện tích khoảng 500m2.

- Mở đường vận tải chính nối từ đường bê tông phía Đông Dự án vào trong khu vực bãi tập kết than bùn với chiều dài 50m, rộng 4m.

1.3. Nguyên, nhiên liệu sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của Dự án

1.3.1. Nhu cầu nhiên liệu

Chủ dự án ký hợp đồng với cửa hàng xăng dầu trong khu vực để mua nhiên liệu phục vụ cho Dự án. Nhu cầu nhiên liệu của mỏ được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 1.3. Tổng hợp nhu cầu nhiên liệu cho công tác khai thác mỏ

1.3.2. Nhu cầu khác

* Nước cấp

- Hoạt động sinh hoạt: sử dụng các loại nước đóng bình.

- Chủ dự án bố trí các xe bồn chở nước để cấp nước cho hoạt động phun nước tại tuyến đường vận chuyển và xịt rửa lốp xe. Nguồn nước được lấy từ tại trầm Bàu Bàng tiếp giáp Dự án.

- Đối với nguồn nước sử dụng cho nhà vệ sinh, Chủ dự án bố trí xe bồn lấy nước sạch cho hoạt động vệ sinh của CBCNV.

Nhu cầu sử dụng nước:

- Nước cho sinh hoạt của CBCNV: nhu cầu nước của 01 CBCNV trong 1 ngày. QSH = 50 lít/người/ngày Định mức cấp nước sinh hoạt theo TCXDVN 33:2006 là 150 lít/người/ngày nhưng do CBCNV chỉ làm việc khoảng 8 tiếng/ngày nên ước tính định

mức cấp nước sinh hoạt cho CBCNV là Qsh = 50 lít/người/ngày. Với số lượng CBCNV là 6 người, lượng nước cấp cho sinh hoạt của CBCNV là 0,3 m3/ngày.

- Nước cấp cho hoạt động xịt rửa lốp xe: với công suất khai thác của Dự án 980 tấn than bùn khô/năm, sử dụng phương tiện vận chuyển 10 tấn. Số lượng phương tiện vận chuyển ra vào Dự án lớn nhất khoảng 10 lượt xe/ngày. Theo TCVN 4513:1988 -Cấp nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế: Nước cấp cho hoạt động rửa xe là từ 300 - 500 lít. Tuy nhiên, thực tế tại Dự án, quá trình xịt rửa xe chủ yếu là xịt, rửa lốp xe để hạn chế lượng đất cát bị kéo theo trong quá trình vận chuyển nên lượng nước cấp quá trình này được ước tính khoảng 50l. Như vậy, lượng nước cấp cho hoạt động này khoảng: 10 lượt xe/ngày * 50 lít = 0,5 m3/ngày.

* Điện: tại Dự án không sử dụng điện.

1.3.3. Máy móc thiết bị

Các loại máy móc, thiết bị phục vụ công tác khai thác mỏ được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1.4. Tổng hợp các thiết bị phục vụ khai thác mỏ

1.4. Biện pháp khai thác

1.4.1. Mở vỉa, trình tự hệ thống khai thác

1.4.1.1. Mở vỉa

Mỏ than bùn tại khu vực xã Phong Chương, huyện Phong Điền và xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế phân bố chủ yếu ở địa hình trũng thấp. Xung quanh khu vực khai thác là địa hình cồn cát, doi cát có độ cao thay đổi từ 6m đến 7m.

Điều kiện giao thông thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Xung quanh mỏ không có dân cư sinh sống, do vậy khi mở moong khai thác sẽ không ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân trong vùng.

Hiện tại đường bê tông nằm ở phía Đông Nam khu mỏ, đường nhựa nằm ở phía Tây Bắc khu mỏ. Để đảm bảo môi trường, thuận lợi cho công tác khai thác, thoát nước, vận chuyển và hướng vận chuyển khoáng sản bằng thuyền lên bãi tập kết, chúng tôi chọn vị trí gần bãi tập kết (Tại khu vực mốc M4.1-M4.2-M4.3) để mở moong khai thác.

1.4.1.2. Trình tự hệ thống khai thác

a. Trình tự khai thác

Căn cứ đặc điểm hiện trạng mỏ, đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn và cấu tạo của khối than bùn tại mỏ khu vực xã Phong Chương, huyện Phong Điền và xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, lựa chọn hệ thống khai thác khấu theo lớp bằng, vận tải trực tiếp. Việc khấu than bùn thực hiện bằng máy múc thủy lực kết hợp băng chuyền và máy hút vận chuyển khoáng sản lên bãi tập kết để ráo nước sau đó vận chuyển cung cấp cho các nhà máy sản xuất phân bón vi sinh.

Trình tự phát triển chung các công trình mỏ là khấu hết theo lớp theo từng vị trí đến hết chiều sâu và chiều rộng thân quặng.

b. Hệ thống khai thác

* Chiều cao tầng công tác: Chiều cao tầng công tác theo chiều dày phân bố thân khoáng sản từ 0,5-2,2m. Để phù hợp với đặc điểm địa hình, địa chất công trình, phân thành 01 tầng khai thác, chiều cao tầng công tác lớn nhất tính toán là: Hct = 2,5m.

* Chiều cao tầng kết thúc lớn nhất: Hkt = 2,5m.

* Góc nghiêng sườn tầng công tác (bờ công tác): Góc nghiêng tầng công tác lựa chọn để hoạt động khai thác đạt hiệu quá cao nhất nhưng vẫn đảm bảo độ ổn định vách tầng trong quá trình khai thác và được chọn như sau: αct = 160.

* Góc nghiêng sườn tầng kết thúc (bờ kết thúc): Do mỏ sau khi khai thác sẽ hình thành 01 tầng kết thúc, chiều cao tầng không quá 3,0m, nên góc nghiêng để ổn định bờ mỏ sau khi kết thúc khai thác được chọn là: αkt = 160.

* Chiều rộng mặt tầng công tác nhỏ nhất: Là chiều rộng trên đó máy móc có thể hoạt động được trong quá trình khai thác tính toán là: Bmin = 10m.

* Chiều rộng mặt tầng bờ mỏ kết thúc (Đai bảo vệ): Do mỏ chỉ có 01 tầng khai thác nên không có đai bảo vệ.

* Chiều rộng dải khấu: A = 5m

Bảng 1.5. Bảng tổng hợp các thông số hệ thống khai thác

1.4.2. Công tác vận chuyển

Vận chuyển đất được thực hiện bằng ô tô vận chuyển tự đổ. Khoảng cách vận chuyển bình quân tạm tính là 20km. Thời gian vận chuyển vào ban ngày. Tuyến đường vận chuyển chính là tuyến đường bê tông phía Đông Dự án.

1.4.4. Quy trình khai thác

Quy trình khai thác như sau:

Hình 1.2. Quy trình khai thác

Sử dụng máy đào đặt trên sà lan để múc trực tiếp than bùn lên sà lan. Tại những khu vực bị ngập nước sâu, than bùn dễ bơm hút thì dùng máy hút công suất lớn để hút lên sà lan. Sau đó, sà lan di chuyển đến bãi tập kết. Tại đây, sử dụng máy đào hoặc băng tải để đưa than bùn lên bãi tập kết. Than bùn sau khi khô ráo nước được múc lên xe ô tô vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

1.5. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án

1.5.1. Tiến độ thực hiện dự án

+ Tháng 12/2023 - Tháng 3/2024: xây dựng cơ bản mỏ.

+ Tháng 4/2024 - Tháng 3/2044: khai thác mỏ.

+ Tháng 4/2044 - Tháng 9/2044: đóng cửa mỏ.

1.5.2. Tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư: 1.300.000.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ, ba trăm triệu đồng./.)

Khi Dự án đi vào khai thác, Chủ dự án sẽ dành kinh phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường khoảng 150.000.000 đồng.

1.5.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

1.5.3.1. Cơ cấu bố trí lao động tại Dự án

Số lượng CBCNV tại Dự án gồm có 6 người. Sơ đồ cơ cấu bố trí lao động tại mỏ đất như sau:

Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức của khu mỏ

Bên cạnh đó để thực hiện tốt Dự án, Chủ dự án kết hợp với Chính quyền địa phương tổ chức tổ giám sát cộng đồng tại khu vực Dự án và các tuyến đường vận chuyển trong quá trình hoạt động của mỏ với tổ trưởng là CT.UBMTTQ của xã Phong Chương và xã Quảng Thái.

1.5.3.2. Chế độ làm việc

- Số ngày làm việc: 264 ngày/năm.

- Số giờ làm việc: 8 giờ/ngày.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất viên gỗ nén

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Mẫu lập dự án đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên
Mẫu lập dự án đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên

1130 Lượt xem

Mẫu lập dự án đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên. Dịch vụ lập dự án đầu tư - Minh Phương Corp. Liên hệ để được tư vấn: 0903 649 782.

Hồ sơ xin giấy phép môi trường đầu tư trang trại chăn nuôi heo 3000 con/lứa
Hồ sơ xin giấy phép môi trường đầu tư trang trại chăn nuôi heo 3000 con/lứa

847 Lượt xem

Hồ sơ xin giấy phép môi trường dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo 3000 con/lứa.  Dự án đầu tư nhóm B (tổng vốn đầu tư 89 tỷ đồng, quy mô chăn nuôi 3.000 con heo nái sinh sản, tổng diện tích dự án khoảng 111.862,5m2).

Giấy phép môi trường dự án khu nhà ở Tân Phú
Giấy phép môi trường dự án khu nhà ở Tân Phú

580 Lượt xem

Chi phí lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khu nhà ở, Mẫu báo cáo giấy phép môi trường khu nhà ở, Mẫu số 40 giấy phép môi trường cho dự án khu nhà ở.

 

Mẫu báo cáo giấy phép môi trường cơ sở lắp đặt thiết bị xử lí rác thải
Mẫu báo cáo giấy phép môi trường cơ sở lắp đặt thiết bị xử lí rác thải

704 Lượt xem

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy cơ sở lắp đặt thiết bị xử lí rác thải, để đảm bảo hoạt động của nhà máy tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường, đề xuất cấp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất lắp đặt thiết xử lý rác thải.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường xây dựng nhà máy xử lý nước thải đô thị
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường xây dựng nhà máy xử lý nước thải đô thị

229 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường xây dựng nhà máy xử lý nước thải đô thị công suất 3.000 m3/ngày đêm. Diện tích xây dựng cần thiết xây dựng nhà máy xử lý công suất 9.000 m3/ngày đêm là 50.000 m2 bao gồm cả diện tích cây xanh cách ly xung quanh nhà máy.

Đơn vị làm giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu
Đơn vị làm giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu

713 Lượt xem

Đơn vị làm giấy phép môi trường - Minh Phuong Corp - Dịch vụ chuyên tư vấn giấy phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án đầu tư, nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh... Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng