Mẫu báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án Cảng cạn

Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Cảng cạn Mộc Bài sẽ đưa ra một phân tích tài chính chi tiết của dự án. Nó sẽ xác định các khoản đầu tư ban đầu cần thiết, dự báo doanh thu và lợi nhuận, đánh giá rủi ro tài chính và đề xuất các phương thức tài chính khả thi cho dự án.

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án Cảng cạn và cảng nội địa, cảng container.

CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
I.1. Các căn cứ pháp lý
I.2. Giới thiệu Chủ đầu tư
I.3. Hiện trạng và quy hoạch hệ thống cảng cạn trong khu vực Đông Nam Bộ
I.3.1. Hiện trạng hệ thống kho bãi nội địa trong vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ có các Cảng cạn đang hoạt động như: Cảng cạn Phước Long, Cảng cạn Transimex, Cảng cạn Tây Nam, Cảng cạn Tân Cảng Sóng Thần, Cảng cạn Biên Hòa, Cảng cạn Tân cảng - Long Bình (Đồng Nai), Cảng cạn Trường Thọ (Bến Nghé), Cảng cạn Sotrans và Cảng cạn Phúc Long. 
Báo cáo nghiên cứu khả thi PDF

Quy mô chi tiết các cảng cạn như sau:

Bảng 1. Lượng hàng quy hoạch tại các Cảng cạn hiện hữu trong khu vực

TT

Tên cảng

Địa chỉ

Diện tích (Ha)

Công Suất Thiết kế (Teus)

I

Tp. Hồ Chí Minh

101,0

2.900.000

1

Cảng cạn Phước Long

Tp.HCM

35,5

500.000

2

Cảng cạn Transimex

Tp.HCM

9,30

500.000

3

Cảng cạn Tây Nam

Tp.HCM

13,20

800.000

4

Cảng cạn Sotrans

Tp.HCM

10,00

200.000

5

Cảng cạn Phúc Long

Tp.HCM

10,00

300.000

6

Cảng cạn TBS Tân Vạn

Tp.HCM

23,00

600.000

II

Bình Dương

50,00

800.000

Cảng cạn Tân Cảng Sóng Thần

Bình Dương

50,00

800.000

III

Đồng Nai

133,1

1.705.000

1

Cảng cạn Tân Cảng - Long Bình

Đồng Nai

105,00

1.255.000

2

Cảng cạn Biên Hòa

Đồng Nai

17,00

250.000

3

Cảng cạn Nhơn Trạch

Đồng Nai

11,10

200.000

Tổng Cộng

284

5.405.000

Nguồn: Điều tra và báo cáo của các cảng

  • Các cảng cạn tại miền Nam được đánh giá là hoạt động hiệu quả cao hơn so với miền Bắc, phát huy được ưu thế vận tải thủy nội địa (chiếm 30-35%), hỗ trợ tốt cho các cảng biển trong việc trung chuyển hàng hóa XNK bằng container, giảm sự ùn tắc tại cảng biển và giao thông đô thị khu vực TP. Hồ Chí Minh. Một số cảng  đã có sự gắn kết với các cảng biển và vận tải biển như một mắt xích trong dây chuyền vận tải đa phương thức;
  • Các cảng cạn đều nằm gần cảng biển (khoảng cách từ 20-70 km); có nhiều cảng kết nối với đường thủy nội địa; Hỗ trợ hiệu quả cho các cảng biển thành phố Hồ Chí Minh, giảm sự ùn tắc tại cảng biển và giao thông đô thị;
  • Tổng diện tích các cảng  khoảng 300 ha, nhỏ nhất là 6,25 ha (cảng Biên Hòa), lớn nhất là 105 ha và có thể mở rộng lên đến 323 ha (cảng Tân Cảng Long Bình). Hoạt động hiệu quả, cạnh tranh quyết liệt: 35-40% hàng hóa XNK bằng container làm thủ tục hải quan tại cảng;
  • Khối lượng hàng container thông qua các cảng biển phía Nam chiếm trên 60% khối lượng hàng container của cả nước. Đây là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển các cảng cạn, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu và hệ thống kho bãi chứa container khác ngoài cảng biển. Một yếu tố quan trọng khác là các cảng biển chính tiếp nhận hàng container hiện nay chủ yếu nằm trong khu vực nội thành, thành phố Hồ Chí Minh. Việc hình thành các cảng cạn đã đảm bảo điều tiết được việc vận chuyển container đi và đến các cảng biển, giảm sự tắc nghẽn giao thông trên các tuyến đường ra vào cảng.

Mẫu Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án cảng cạn. Mẫu báo cáo nghiên cứu khả thi mới nhất

I.3.2. Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
I.3.3. Đánh giá thị trường hàng hóa để xây dựng cảng cạn tại tỉnh Tây Ninh
I.4. Tổng quát về tỉnh Tây Ninh
I.4.1. Vị trí địa lý
I.4.2. Địa hình
I.5. Tổng quát về khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
I.5.1. Tổng quát về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
I.5.2. Hiện trạng và quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh
I.6. Đề án phát triển các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Đề án phát triển khu kinh tế của khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được phê duyệt theo Quyết định  với nội dung chính như sau:

I.6.1. Cơ sở thực tiễn - Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án Cảng cạn và cảng nội địa, cảng container.
- Một số dự án đầu tư trong nước chậm triển khai kéo dài do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là trước đây đều tự thỏa thuận bồi thường với người dân, chỉ có một vài dự án bồi thường hết diện tích, còn đa phần diện tích bồi thường “da beo”, không liền thửa, chính sách bồi thường thay đổi và năng lực tài chính hạn chế nên các dự án này đến nay chưa triển khai đúng theo tiến độ đăng ký. Việc rà soát thu hồi các dự án còn khó khăn do chưa có giải pháp xử lý tiền bồi thường mà nhà đầu tư đã bỏ ra. Đa số các dự án chưa xây dựng phương án bồi thường giải tỏa để khấu trừ vào tiền thuê đất phải nộp.
- Các dự án đầu tư trong nước có một vài dự án khu dân cư đã bồi thường hết diện tích như: Khu dân cư Nam lộ Xuyên Á của Công ty An Phú Mộc Bài, Khu dân cư Nam lộ Xuyên Á của Công ty Sài Gòn Chợ Lớn, Khu dân cư Tây Nam, Khu nhà ở và công viên hồ của Công ty Phi Long đã xây dựng một vài dãy nhà theo quy hoạch tuy nhiên cầu của thị trường nhà ở còn hạn chế nên thiếu tính khả thi, tiền chuyển mục đích đất khá cao thiếu tính hấp dẫn người mua.
- Một vài dự án của Công ty Phi Long tự tiện đào đất không theo quy hoạch, đào đất và trồng cây trên đất chưa bồi thường cho dân dẫn đến người dân khiếu kiện chưa được xử lý triệt để. Việc quản lý quỹ đất mà nhà đầu tư đã bồi thường (nhà đầu tư giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ dân đã nhận tiền bồi thường, chưa lập phương án bồi thường giải tỏa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt) còn khó khăn, phức tạp chưa có cơ quan chịu trách nhiệm quản lý.
- Quy hoạch KKTCK có nhiều khu dân cư, nhà ở trong khi nhu cầu chưa phát sinh nhiều, mặt khác giá đất để tính tiền sử dụng đất còn khá cao (1.040.000 đồng/m2) do đó giá thành khi xây dựng hoàn thiện tương đối cao, hiệu quả dự án thấp, năng lực chủ đầu tư hạn chế nên nhiều dự án chậm triển khai kéo dài.

Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự an cảng cạn. Báo cáo nghiên cứu khả thi gồm những gì

I.6.2. Thực trạng phát triển KTTCK thời gian qua
I.7. Nhu cầu đầu tư Cảng cạn Mộc Bài
I.7.1. Vùng hấp dẫn của dự án

Vùng hấp dẫn đối với một Cảng cạn thông quan hàng hóa tùy thuộc vào chức năng, quy mô của Cảng cạn trong một vùng địa lý hoặc một khu vực. Vùng hấp dẫn của Cảng cạn bao gồm nơi sản xuất, nơi tiêu thụ và các tuyến vận tải và đến Cảng cạn. Mỗi Cảng cạn đều phục vụ trong phạm vi nhất định hoặc ngược lại Cảng cạn được một vùng địa lý hoặc một khu vực nào đó phục vụ. Do vậy vùng hấp dẫn của Cảng cạn là địa phận về mặt địa lý nối liền toàn bộ các điểm sản xuất và tiêu thụ bằng các phương thức vận tải phục vụ có hiệu quả kinh tế nhất;

Vị trí dự kiến xây dựng Cảng cạn nằm trên địa bàn huyện Bến Cầu, nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, gần các KCN, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, và trực tiếp là cửa khẩu Mộc Bài… Cung cấp các dịch vụ kho vận và phân phối hàng hóa cho các doanh nghiệp trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh và hỗ trợ thủ tục xuất nhập hàng hóa tại cửa khẩu Mộc Bài.

I.7.2. Dự báo nhu cầu hàng hóa qua Cảng cạn Mộc Bài
Tiêu chí đầu tư xây dựng Cảng cạn Mộc Bài là làm công tác cung cấp các dịch vụ kho vận, hải quan và phân phối hàng hóa cho các doanh nghiệp trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và các khu vực lân cận. Trong giai đoạn trước mắt xây dựng Cảng cạn để phục vụ cho khu kinh tế, các KCN, CCN và tuyến hành lang vận tải thông qua cửa khẩu Mộc Bài đáp ứng khoảng 5÷20% lượng hàng thông qua; giai đoạn sau năm 2025 đầu tư xây dựng Cảng cạn phục vụ cho cho khu kinh tế, các KCN, CCN và tuyến hành lang vận tải thông qua cửa khẩu Mộc Bài, tuyến vận tải cao tốc Tp. Hồ Chí Minh- Mộc Bài đáp ứng khoảng 5÷20% lượng hàng thông qua.

CHƯƠNG II. PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ KHAI THÁC
II.1. Công nghệ khai thác tại Cảng cạn Mộc Bài
II.1.1. Chủng loại hàng hóa qua Cảng cạn Mộc Bài

Hàng hóa thông qua bến chủ yếu là hàng container xuất nhập từ khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, hàng hóa xuất nhập khẩu từ Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan...

II.1.2. Công nghệ khai thác tại Cảng cạn Mộc Bài - Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án Cảng cạn và cảng nội địa, cảng container.
II.1.2.1. Tại bãi container có hàng

Xe nâng chụp Reachsteacker RSD: Sức nâng 45T, năng suất thiết bị đạt 8 ÷ 10 moves/h, số tầng chất xếp 4 tầng với container có hàng, số hàng ngang liên tiếp: 4 ÷ 8 hàng.

Xe nâng RSD bốc xếp container

Hình 1: Xe nâng RSD bốc xếp Container 

Thông tư hướng dẫn lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Mẫu báo cáo nghiên cứu khả thi

II.1.2.2. Tại bãi container rỗng

Nâng hạ container rỗng sử dụng xe nâng rỗng (RSH) có khả năng xếp container 5÷6 tầng container rỗng, khả năng nâng 7÷10T, trọng lượng khi hoạt động gồm trọng lượng bản thân và container rỗng là 32T.

II.1.2.3. Công tác vận chuyển container giữa các vị trí công nghệ trong bãi

- Công tác vận chuyển container từ bãi chứa đến bãi đóng rút sử dụng đầu kéo và rơ moóc chuyên dụng loại 20¸45 feet;

- Công tác nâng hạ container từ xe xuống bãi và ngược lại sử dụng xe nâng hàng;

- Công tác đóng rút hàng sử dụng xe nâng loại 2¸3T kết hợp bằng chuyền, lao động thủ công.

II.1.2.4. Công tác đóng/rút hàng container

- Tại kho hàng tổng hợp được vận chuyển từ các ô tô vận tải đa năng vào container đối với hàng xuất và ngược lại đối với hàng nhập; hàng tổng hợp rút từ container vào kho đối với hàng nhập và chất đóng container đối với hàng xuất. Công tác đóng /rút hàng và vận chuyển trong kho chủ yếu sử dụng xe nâng 2 ÷ 3T kết hợp lao động thủ công;

- Tại bãi chất rút, các container được xếp thành từng khối đảm bảo cho xe nâng thực hiện công tác đóng, rút hàng. Công tác đóng/rút hàng và vận chuyển hàng từ bãi vào kho và ngược lại chủ yếu sử dụng xe nâng 2 ÷ 3T.

Xe nâng đóng rút hàng container

Hình 2: Xe nâng đóng rút hàng Container

II.1.2.5. Công tác kiểm hóa hải quan

Toàn bộ container tại bãi kiểm hóa hải quan được thực hiện kiểm tra trực tiếp gồm các công đoạn: soi chiếu, mở thùng hàng, bốc dỡ hàng để kiểm tra, xếp lại hàng vào container và đóng container. Sử dụng các thiết bị của cảng để nâng hạ. Các công tác bốc xếp hàng trong lúc kiểm tra được thực hiện thủ công. Xin file báo cáo nghiên cứu khả thi

Máy soi hải quan

Hình 3: Máy soi Hải quan

II.1.2.6. Dịch vụ sửa chữa vệ sinh container

Thông thường các thùng hàng container sau một quá trình luân chuyển đều phải làm công tác vệ sinh, bảo dưỡng hoặc sửa chữa từ nhỏ đến lớn. Công tác vệ sinh bảo dưỡng container được thực hiện tại khu bãi riêng. Theo số liệu thống kê của các cảng trong khu vực, số container cần phải sửa chữa theo tiêu chuẩn ISO ở mức khoảng 3 – 5% số lượng thùng luân chuyển và hầu hết các container đều có nhu cầu làm vệ sinh, bảo quản, tra bản lề, ổ khoá…Ngoài ra bố trí thêm các vị trí bãi đậu chờ xe (cắt moóc),…

CHƯƠNG III. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH MẶT BẰNG
 CHƯƠNG IV.  QUY MÔ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LOẠI VÀ CẤP CÔNG TRÌNH
IV.1. Quy mô xây dựng

Căn cứ quy hoạch mặt bằng của dự án, quy mô xây dựng Cảng cạn Mộc Bài bao gồm các hạng mục như sau:

- Công trình giao thông:
+ San nền;
+ Đường bãi nội bộ.
- Công trình công nghiệp:
+ Kho hàng số 1, 2, 3, 4; Xưởng sửa chữa; Nhà kiểm hoá;
+ Trạm cung cấp nhiên liệu;
+ Hệ thống cấp điện.
- Công trình dân dụng:
+ Nhà văn phòng cảng; Nhà văn phòng khu kiểm dịch y tế; Nhà để xe;
+ Cổng cảng; Tường rào; Nhà vệ sinh.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật:

+ Hệ thống cấp nước PCCC;
+ Hệ thống cấp nước sinh hoạt;
+ Hệ thống thoát nước mặt;
+ Hệ thống thoát nước thải;
+ Hệ thống chiếu sáng;
+ Hệ thống chống sét.

Mẫu báo cáo nghiên cứu khả thi dự an
IV.2. Loại công trình và cấp công trình
Phân loại công trình áp dụng theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì công trình trên thuộc loại công trình giao thông;

Phân cấp công trình áp dụng theo Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

- Loại công trình                  :           Công trình giao thông;
- Cấp công trình                   :           Cấp III;
- Tính chất công trình          :           Xây mới.
CHƯƠNG V. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
CHƯƠNG VI. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ - NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ – HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
VI.1. Tổng mức đầu tư của dự án

- Tổng mức đầu tư của dự án Cảng cạn Mộc Bài bao gồm: chi phí đền bù giải phóng mặt bằng; chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình; chi phí khác và chi phí dự  phòng:
- Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công;
- Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình bao gồm: chi phí khảo sát xây dựng; chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình; chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án; chi phí thiết kế xây dựng công trình; chi phí thẩm tra thiết kế tổng mức đầu tư, dự toán công trình; chi phí lập hồ sơ mời thầu; chi phí giám sát thi công xây dựng công trình, giám sát lắp đặt thiết bị…
- Chi phí khác bao gồm: phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, lệ phí thẩm định thiết kế, tổng dự toán; chi phí bảo hiểm công trình; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công công trình; chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư…
- Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cảng cạn 

VI.1.1. Các căn cứ để tính toán tổng mức đầu tư
VI.1.2. Tổng mức đầu tư của Dự án

Trên cơ sở quy mô đầu tư, hạng mục đầu tư, các hạng mục về chi phí đầu tư và các cơ sở tính toán nêu trên, kết quả tính toán tổng mức đầu tư của dự án tổng hợp như sau:

 

Tổng mức đầu tư của dự án - GĐ 1

:

126.012.166

nghìn đồng

 

Trong đó:

 

 

 

1

Chí phí đền bù GPMB

:

13.810.341

nghìn đồng

2

Chi phí xây dựng

:

91.170.242

nghìn đồng

3

Chi phí thiết bị

 

300.000

nghìn đồng

4

Chi phí Quản lý dự án

:

1.618.630

nghìn đồng

5

Chi phí Tư vấn đầu tư xây dựng

:

5.323.512

nghìn đồng

6

Chi phí khác

:

3.589.274

nghìn đồng

7

Chi phí dự phòng

:

10.200.166

nghìn đồng

 

Tổng mức đầu tư của dự án

:

558.447.291

nghìn đồng

 

Trong đó:

 

 

 

1

Chí phí đền bù GPMB

:

13.810.341

nghìn đồng

2

Chi phí xây dựng

:

461.732.011

nghìn đồng

3

Chi phí thiết bị

 

7.500.000

nghìn đồng

4

Chi phí Quản lý dự án

:

6.009.535

nghìn đồng

5

Chi phí Tư vấn đầu tư xây dựng

:

14.074.473

nghìn đồng

6

Chi phí khác

:

5.808.481

nghìn đồng

7

Chi phí dự phòng

:

49.512.450

nghìn đồng

VI.1.3. Nguồn vốn đầu tư của dự án

Nguồn vốn để đầu tư cho dự án là nguồn vốn tự có của Chủ đầu tư và vốn vay thương mại.

Cơ cấu vốn dự kiến như sau:

- Vốn Chủ sở hữu chiếm 30% tổng mức đầu tư của dự án;

- Vốn vay thương mại chiếm 70% tổng mức đầu tư của dự án.

VI.2. Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án

VI.2.1. Mục đích tính toán

Mục đích của công tác tính toán, phân tích hiệu quả đầu tư của dự án là đánh giá tính khả thi về tài chính mà dự án mang lại cho chủ đầu tư.

VI.2.2. Phương pháp tính toán

VI.2.2.1. Doanh thu từ khai thác

Trong phạm vi nghiên cứu của dự án là xây dựng bãi để chứa Container và hệ thống kho hàng, do vậy doanh thu từ khai thác bãi là dịch vụ từ phí lưu bãi, bốc xếp tại bãi, kiểm đếm hàng hóa, sửa chữa Container, bốc xếp trong kho, lưu kho, thuê kho và một số doanh thu khác. Cơ sở để tính Doanh thu khai thác bãi như sau:

    • Khối lượng hàng hóa chất xếp trên bãi theo dự báo và công suất khai thác bãi sau khi xây dựng;
    • Đơn giá để tính doanh thu: áp dụng biểu mức và biểu mức sửa đổi phí và giá một số dịch vụ của Tổng Công ty  (Phí dịch vụ tại cảng Cát Lái, kết hợp với đơn giá dịch vụ của Cảng cạn ).

Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựngMẫu báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án

VI.2.3. Chi phí khai thác

- Chi phí khai thác bãi bao gồm: chi phí tiền lương, chi phí BHXH, BHYT; KHTSCĐ, chi phí điều hành, quản lý và thuế thu nhập doanh nghiệp được tính toán trên cơ sở yêu cầu về kỹ thuật công nghệ khai thác và được áp dụng theo các định mức, qui định của Nhà nước, ngoài ra còn tham khảo về quá trình sản xuất kinh doanh tại cảng Cát Lái của Tổng Công ty hiện nay đang áp dụng.

Cụ thể như sau:

- Chi phí tiền lương: Được tính toán theo định mức tiền lương hàng tháng và số lượng lao động phục vụ quá trình khai thác, ngoài ra còn tham khảo cơ chế trả lương của Tổng Công ty  hiện nay đang áp dụng;

- Chi phí bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT): 21,5% chi phí tiền lương lương cơ bản;

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: thời gian trích khấu hao tài sản cố định  (TSCĐ) được áp dụng theo thông tư  số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài Chính về ban hành hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Thời gian trích khấu hao Tài sản cố định trong dự án đề xuất như sau;

- Chí phí thuê thiết bị được áp dụng đơn giá .

- Chi phí bảo dưỡng công trình hàng năm: dự tính 2% vốn xây dựng, tham khảo một số dự án của Tổng Công ty;

- Chi phí bảo dưỡng thiết bị hàng năm: dự tính 4% giá trị thiết bị, tham khảo một số dự án của Tổng Công ty;

Thuế thu nhập doanh nghiệp: theo thông tư số 78/2014/TT-BTCngày 18/6/2014 của của bộ tài chính quy định cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Chí phí tiền điện: theo số kw tiêu thụ hàng năm và giá điện được thông báo;

- Chi phí khác: quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp khách, giao dịch, hội nghị, yếu tố trượt giá, lạm phát và các khoản chi phí khác liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh.

VI.2.4. Tỷ suất chiết khấu

Tỷ suất chiết khấu tài chính của dự án hay còn gọi là tỷ lệ kỳ vọng, tỷ lệ sinh lời mong muốn của dự án. Đối với các dự án đầu tư tỷ suất chiết khấu thường được tính theo tỷ lệ lãi suất ngân hàng và tỷ lệ phần trăm vốn vay. Trong dự án tính toán tỷ suất chiết khấu như sau :

Tỷ suất chiết khấu (TSCK) của dự án được lựa chọn theo tỷ suất doanh lợi tối thiểu của dự án (IRRmin). TSCK = IRRmin;

Tỷ suất chiết khấu IRRmin tính toán theo công thức sau:

IRRmin = I csh/ I * icsh % + Iv/I * iv%

Trong đó:

+ Icsh: Tổng vốn của Chủ sở hữu trong tổng vốn đầu tư của dự án.

+ Iv: Tổng vốn vay thương mại trong tổng vốn đầu tư của dự án;

+ I: Tổng vốn đầu tư của dự án;

+ icsh%: Tỷ suất sinh lợi của vốn Chủ sở hữu;

+ iv%: Tỷ lệ lãi suất của vốn vay thương mại.

CHƯƠNG VII. CÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN - PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC DỰ ÁN
VII.1. Các Tổ chức tham gia thực hiện dự án
VII.2. Hình thức quản lý dự án
VII.3. Các bước thực hiện và tiến độ thực hiện dự án

Dự án được phân chia làm 3 bước đầu tư theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, các bước đầu tư bao gồm: bước chuẩn bị đầu tư, bước thực hiện đầu tư và bước kết thúc đầu tư và đưa dự án vào sử dụng.

Nội dung và tiến độ thực hiện như sau:

VII.3.1. Bước chuẩn bị đầu tư

Nội dung và tiến độ thực hiện của bước này như sau:

  • Công tác khảo sát địa hình, địa chất: Đã thực hiện xong;
  • Lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình: tháng 5 năm 2023;
  • Thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: tháng 5 năm 2023.

VII.3.2. Bước thực hiện đầu tư

Nội dung và tiến độ thực hiện của bước này như sau:

  • Thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục công trình; Thẩm tra thiết kế và tổng dự toán: quý 3 năm 2023;
  • Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình: quý 2 năm 2023;
  • Thi công xây dựng công trình: bắt đầu từ quý 3 năm 2023;

VII.3.3. Kết thúc đầu tư và đưa dự án vào sử dụng

Nội dung của bước này bao gồm các công tác sau:

  • Nghiệm thu, bàn giao, đưa công trình vào khai thác: dự kiến trong quý 2 năm 2024 sẽ đưa công trình vào khai thác;
  • Bảo hành công trình theo quy định hiện hành của Nhà nước;
  • Quyết toán vốn đầu tư, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư: quý 3 năm 2024;

Xem thêm: Thuyết minh dự án nông lâm nghiệp công nghệ cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án Cảng cạn và cảng nội địa, cảng container.

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Lập dự án đầu tư nghiên cứu sản xuất điện tử viễn thông công nghệ thông tin sản phẩm công nghệ cao
Lập dự án đầu tư nghiên cứu sản xuất điện tử viễn thông công nghệ thông tin sản phẩm công nghệ cao

927 Lượt xem

Lập dự án đầu tư đầu tư tổ hợp nghiên cứu, thiết kế chế tạo, sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, công nghệ thông tin và sản phẩm công nghệ cao.

Hãy là một nhà thiết kế xây dựng chuyên nghiệp - chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình
Hãy là một nhà thiết kế xây dựng chuyên nghiệp - chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình

1113 Lượt xem

Con đường trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp được cấp chứng chỉ thiết kế xây dựng công trình hoặc chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình có thể đạt được và bổ ích cho nhiều người.

ĐTM Khu nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch sinh thái
ĐTM Khu nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch sinh thái

1219 Lượt xem

Việc đánh giá tác động môi trường ĐTM Khu nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch sinh thái Ban Mai dựa trên cơ sở xác định nguồn gây tác động, đối tượng, quy mô bị tác động và mức độ tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng. Tư vấn lập ĐTM - Đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái.

10 lý do để tìm kiếm một công ty nghiên cứu khả thi cho dự án của bạn
10 lý do để tìm kiếm một công ty nghiên cứu khả thi cho dự án của bạn

1137 Lượt xem

Trọng tâm của các nghiên cứu khả thi khác nhau hoàn toàn khác nhau, và lý do tìm kiếm một công ty nghiên cứu khả thi có kinh nghiệm cũng khác nhau, nhưng nói chung nó nên bao gồm:

Đơn xin đăng ký làm chủ đầu tư xây dựng khu chung cư nhà ở xã hội và khu chung cư thương mại
Đơn xin đăng ký làm chủ đầu tư xây dựng khu chung cư nhà ở xã hội và khu chung cư thương mại

815 Lượt xem

Đơn xin đăng ký làm chủ đầu tư xây dựng khu chung cư nhà ở xã hội và khu chung cư thương mại

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án nhà máy sản xuất và gia công giày dép
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án nhà máy sản xuất và gia công giày dép

544 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án nhà máy sản xuất và gia công giày dép. Quy trình sản xuất hiện đại, áp dụng máy móc, thiết bị đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Nguyên, vật liệu, hóa chất được nhập về hoàn toàn chính phẩm, không sử dụng phế liệu trong quy trình sản xuất.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng