Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án phát triển thủy sản bền vững

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án phát triển thủy sản bền vững. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2013 đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã đặt ra mục tiêu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn có thương hiệu uy tín và cạnh tranh cao trên trường quốc tế.

MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................1

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................5

DANH SÁCH CÁC HÌNH......................................................................6

DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................8

MỞ ĐẦU.................................................................................................10

1.     XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN VÀ DỰ ÁN ..................................................10

1.1.     Thông tin chung về dự án .........................................................................10

1.2.     Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi......11

1.3.     Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch

vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án

với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan................12

2.     CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC

ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...............................................................15

2.1.     Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm

căn cứ cho việc thực hiện ĐTM .................................................................15

2.1.1.     Các quy định của Việt Nam.....................................................................16

2.1.2.     Các hiệp ước và hiệp định quốc tế có liên quan.................................................19

2.1.3.     Khung môi trường và xã hội của Ngân hàng Thế giới.......................................21

2.2.     Phân tích sự khác biệt giữa các quy định về MT&XH của Việt Nam và ESF của WB.....27

3.     TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.............................33

4.     PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.............................34

4.1.     Phương pháp đánh giá nhanh.....................................................................34

4.2.     Phương pháp xác định tác động.....................................................35

4.3.     Phương pháp lập bản đồ...........................................................35

4.4.     Phương pháp ma trận tác động ...................................................35

4.5.     Khảo sát hộ gia đình ......................................................................35

4.6.     Thảo luận nhóm tập trung và tham vấn cộng đồng..........................35

4.7.     Phương pháp kế thừa, phân tích và tổng hợp thông tin và dữ liệu ............................36

4.8.     Đánh giá dữ liệu thứ cấp............................................................................................36

4.9.     Phương pháp khảo sát thực địa..................................................................................36

4.10.       Quan sát thực địa....................................................................................................36

4.11.       Phương pháp so sánh..............................................................................................36

4.12.       Phương pháp chuyên gia........................................................................................36

4.13.       Phương pháp lấy mẫu và phân tích........................................................................36

4.14.       Phương pháp mô hình toán học Mathematical model method...............................37

5.     TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM................................................38

5.1.     Thông tin về dự án.....................................................................................................38

5.1.1.     Thông tin chung..................................................................................................38

5.1.2.     Phạm vi, quy mô, công suất................................................................................38

5.2.     Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án và hoạt động của dự án có khả

năng tác động xấu đến môi trường.........................................................39

5.3.     Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án       41

5.3.1.     Nước thải, khí thải:.............................................................................................41

5.3.2.     Chất thải rắn, chất thải nguy hại.........................................................................42

5.3.3.     Tiếng ồn, rung ....................................................................................................43

5.3.4.     Các tác động môi trường khác............................................................................43

5.4.     Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án........................................44

5.4.1.     Các công trình và biện pháp thu gom và xử lý nước thải, khí thải.....................44

5.4.2.     Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại.........................44

5.4.3.     Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác:...................45

5.4.4.     Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường:.....................45

5.5.     Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án...................................46

5.5.1.     Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng..............46

5.5.2.     Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành ............................47

CHƯƠNG 1.     THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN...............................................................................48

1.1.     Thông tin về dự án.....................................................................................................48

1.1.1.     Các thông tin chung của dự án ...........................................................................48

1.1.2.     Vị trí địa lý của dự án.........................................................................................48

1.1.3.     Mục tiêu của dự án .............................................................................................58

1.1.4.     Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án........................................59

1.1.5.     Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 59

1.2.     Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án.....................................................59

1.2.1.     Các hạng mục công trình chính..........................................................................59

1.2.2.     Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án.......................................................67

1.2.3.     Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi ....................................67

1.3.     Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và

các sản phẩm của dự án...........................................................69

1.3.2.     Nguyên, nhiên, vật liệu và nguồn cung cấp........................................................69

1.3.3.     Nguồn cung cấp điện, nước cho dự án ...............................................................71

1.4.     Công nghệ sản xuất, vận hành ...................................................................................71

1.4.1.     Vận hành hệ thống công trình ............................................................................71

1.5.     Biện pháp tổ chức thi công ........................................................................................72

1.5.1.     Thi công đường...................................................................................................72

1.5.2.     Thi công cống.....................................................................................................73

1.5.3.     Biện pháp thi công đường dây trung và hạ thế...................................................74

1.6.     Nhân sự thi công........................................................................................................77

1.7.     Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án..................................78

1.7.1.     Tiến độ thực hiện dự án......................................................................................78

1.7.2.     Tổng mức đầu tư.................................................................................................78

1.7.3.     Tổ chức quản lý và thực hiện dự án ...................................................................80

CHƯƠNG 2.     ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI

TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................81

2.1.     Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...........................................................................81

2.1.1.     Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................81

2.1.2.     Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................90

2.1.3.     Tài nguyên........................................................................................................100

2.1.4.     Hiện trạng cơ sở hạ tầng...................................................................................105

2.1.5.     Tình hình thiên tai và thiệt hại..........................................................................109

2.2.     Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học trong vùng dự án ..............111

2.2.2      Hiện trạng chất lượng môi trường....................................................................111

2.2.3      Đặc điểm khu hệ thủy sinh vật .........................................................................124

2.3.     Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực

hiện dự án ........................................................................127

2.4.     Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.................................................129

CHƯƠNG 3.     DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CẤC

BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 132

3.1.     Phương án “có” và “không có” dự án.............................................132

3.2.     Các phương án kỹ thuật của dự án............................................................133

3.2.1.     Phương án các cống........................................................................133

3.2.2.     Phương án tuyến đường...................................................................140

3.3.     Đánh giá tác động tích cực.....................................................................142

3.4.     Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai

đoạn thi công, xây dựng ..................................................144

3.4.1      Đánh giá, dự báo các tác động..........................................................................144

3.4.2      Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm

thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường ............................................162

3.5.     Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai

đoạn thi công, xây dựng ................................................173

3.5.2.     Đánh giá, dự báo các tác động..........................................................................173

3.5.3.     Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm

thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường ..............................................186

3.6      Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo..188

3.5.1.     Nhận xét về mức độ tin cậy của phương pháp sử dụng trong báo cáo ĐTM...188

3.6.3      Độ tin cậy của đánh giá ..............................................................189

CHƯƠNG 4.     PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI

HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC..............................................................................................190

CHƯƠNG 5.     CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ...............191

3.7      Các biện pháp giảm thiểu rủi ro và tác động của dự án...........................................191

3.7.3      Các biện pháp cho giai đoạn tiền xây dựng......................................................191

3.7.4      Giai đoạn thi công ............................................................................................193

3.8      Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ Dự án..................................221

3.8.3      Giám sát chất thải.............................................................................................221

3.8.4      Giám sát chất lượng môi trường khác ..............................................................221

CHƯƠNG 6.     KẾT QUẢ THAM VẤN......................................................222

6.1      Tham vấn cộng đồng...............................................................................222

6.1.1      Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử ......................222

6.1.2      Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến..................................................222

6.1.3      Tham vấn bằng văn bản theo quy định..................................................223

6.2      Kết quả tham vấn cộng đồng ................................................................223

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT......................................................227

1.     Kết luận ................................................................................227

2.     Kiến nghị ...........................................................................227

3.     Cam kết của Chủ dự án .................................................228

TÀI LIỆU THAM KHẢO REFENRENCES......................................230

PHỤ LỤC...................................................................................231

APPENDIX 1:     BẢN SAO CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN...231

APPENDIX 2:     CÁC SƠ ĐỒ (BẢN VẼ, BẢN ĐỒ) KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

NHƯNG CHƯA ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG CÁC CHƯƠNG CỦA BÁO CÁO ĐTM...231

APPENDIX 3:     BẢN SAO CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN THAM VẤN CỘNG

ĐỒNG VÀ CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC (NẾU CÓ).....................................231

APPENDIX 4: CÁC HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN KHU VỰC DỰ ÁN..................231

APPENDIX 5: CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN KHÁC (NẾU CÓ)................................231

MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN VÀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin chung về dự án

− Tên Dự án: Dự án Thủy sản bền vững tỉnh Kiên Giang

− Loại hình Dự án: Xây mới 23 cống điều tiết nước, xây dựng 6,8 km đường và cải tạo 6 cống ngăn mặn

− Cơ quan ra quyết định đầu tư: UBND tỉnh Kiên Giang.

− Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang.

Ngành thủy sản Việt Nam đã phát triển trở thành một trong những lĩnh vực xuất khẩu chính thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, yêu cầu ngành thủy sản cần nỗ lực nhiều hơn để giải quyết các thách thức tồn tại nhằm duy trì lợi thế phát triển này. Ngành thủysản cũng đang trong giai đoạn chuyển đổi nhanh trở thành công nghiệp hàng hóa xuất khẩu đạt đến 9 tỷ USD/năm. Hàng hóa thủy sản là sản phẩm xuất khẩu lớn thứ 5 của về giá trị và chiếm tỷ trọng 4,1% giá trị xuất khẩu của cả nước, đóng góp khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cung cấp khoảng 4,7 triệu việc làm.

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản 10 năm đã ban hành hướng dẫn phát triển ngành trong thập niên qua. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2013 đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã đặt ra mục tiêu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn có thương hiệu uy tín và cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Luật Thủy sản sửa đổi năm 2017 cung cấp cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển thủy sản bền vững và việc thi hành Luật là rất quan trọng trong tương lai. Về mặt thể chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và 28 tỉnh duyên hải của cả nước đóng vai trò quan trọng trong quản trị và phát triển lĩnh vực thủy sản. Chính phủ Việt Nam đã đề nghị NHTG tài trợ dự án phát triển thủy sản bền vững (PTTSBD) về đầu tư cơ sở hạ tầng “thông minh” nhằm nâng cao năng lực quản lý và giá trị sản phẩm thủy sản mục tiêu. Tổng vốn đầu tư dự án là 350 triệu USD. Dự án đề xuất sẽ được thực hiện từ năm 2021 đến 2025. Dự án bao gồm 4 hợp phần.

− Hợp phần 1: Nâng cao quản trị thủy sản để gia tăng giá trị sản phẩm [IBRD: 30 triệu USD; CPVN: 7 triệu USD]

− Hợp phần 2: Phát triển thủy sản bền vững thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy sản “thông minh” cấp quốc gia [IBRD: 150 triệu USD; CPVN: 37 triệu USD]

− Hợp phần 3: Phát triển thủy sản bền vững thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng thủy sản “thông minh” cấp tỉnh. [IBRD: 150 triệu USD; CPVN: 30 triệu USD]

− Hợp phần 4: Quản lý, giảm sát và đánh giá dự án (CPVN: 10 triệu USD)

Bộ NN&PTNT tại cấp trung ương và 12 tỉnh tham gia dự án gồm Hải Phòng, Thanh Hóa, NghệAn, Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang sẽ thực hiện các hợp phần dự án. Kiên Giang là tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, có đường bờ biển tương đối dài (khoảng 200 km), là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp do biến đổi khí hậu (BĐKH) và đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng. Sau nhiều năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) - trồng lúa kết hợp, giá trị sản phẩm tạo nên trên cùng diện tích vùng chuyển đổi được tăng cao. Cơ cấu chuyển đổi từng bước thực hiện đúng hướng đã tạo nên một số vùng nông thôn ven biển sản xuất hiệu quả và tạo ra viễn cảnh một nền nông nghiệp kết hợp phát triển bền vững, toàn diện và hài hòa với thiên nhiên. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 90.000ha NTTS, trong đó có gần 71.500ha là NTTS - trồng lúa kết hợp.

Theo kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 21/3/2019 của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang, trong giai đoạn 2021-2025, ngành công nghiệp tôm công nghệ cao sẽ được hình thành và mô hình nuôi tôm - lúa quảng canh cải tiến (QCCT) quy mô lớn sẽ được tổ chức sản xuất hợp lý, có hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, hiệu quả và bền vững. Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ trong giai đoạn này dự kiến đạt 129.450ha; trong đó nuôi công nghiệp - bán công nghiệp là 10.000ha, tôm - lúa là 94.400ha, QCCT là 25.050ha.

Mặc dù việc chuyển đổi, tái cơ cấu có hiệu quả nhưng đời sống của người dân nông thôn vùng ven biển vẫn còn khó khăn, thu nhập chưa ổn định. Nguyên nhân chính là do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, hệ thống phân ranh mặn ngọt giữa vùng quy hoạch NTTS và trồng lúa chưa được đầu tư. Điều này khiến cho việc sản xuất chưa được chủ động, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc NTTS, sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, môi trường đất, nước bị ô nhiễm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân nông thôn vùng ven biển Kiên Giang nói chung và vùng ven biển Hòn Đất nói riêng.

Vì vậy, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, trong đó có vùng nuôi tôm phía Nam quốc lộ 80, huyện Hòn Đất theo quy hoạch để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng, nhằm thích ứng với BĐKH, bảo vệ môi trường và từng bước gắn với phát triển thủy sản bền vững, chất lượng, đa dạng là hết sức cần thiết.

Theo luật đầu tư công dự án được phân là dự án nhóm B, diện tích đất sử dụng cho dự án 15,46 ha trong đó có chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa 2 vụ với diện tích 0,33 ha do vậydự án thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Dự án do UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt chủ trưởng đầu tư do vậy Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường cho dự án sẽ do UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt.

Hình 1: Sơ đồ mạng sông chi tiết trên vùng BĐCM và vùng dự án

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM

5.1. Thông tin về dự án

5.1.1. Thông tin chung

− Tên dự án: Dự án Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Kiên Giang;

− Địa điểm thực hiện dự án: Một phần của xã Bình Sơn và xã Bình Giang thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang;

− Loại hình: dự án mới

− Cơ quan ra quyết định đầu tư: UBND tỉnh Kiên Giang.

− Chủ đầu tư dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang.

5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất

Phạm vi: Dự án Thủy sản bền vững tỉnh Kiên Giang với phạm vi nằm trong địa phận xã Bình Giang và xã Bình Sơn thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Bảng 6: Bảng thông tin về vị trí công trình

5.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

- Các hạng mục công trình chính của dự án bao gồm:

Xây dựng 23 cống điều tiết phân ranh mặn ngọt phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), trồng lúa với quy mô cửa cống từ 5,5 đến 10m;

Xây dựng đường giao thông cấp V đồng bằng với tổng chiều dài khoảng 7.083m (tuyến bờ phải kênh Bình Giang 1 nối từ QL80 ra đến đê biển);

Xây dựng hệ thống đường điện trung, hạ thế với chiều dài tuyến khoảng 21,091km;

Cải tạo 06 cửa cống phục vụ lấy nước và tiêu thoát nước cho hoạt động nuôi trồng thủy sản;

Các công trình phụ trợ khác.

− Đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực quản lý và tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ:

Hỗ trợ các hoạt động sinh kế (tôm - lúa; tôm càng xanh; thủy sản khác)

Liên kết khối kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, cá thể, người dân,…) đầu tư các mô hình bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Trong giai đoạn thi công: bụi; khí thải từ máy móc thi công; ồn; rung; chất thải xây dựng, chất thải sinh hoạt; nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng, nước mưa chảy tràn; chất thải nguy hại, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh khu vực thi công. Nguy cơ ảnh hưởng do tồn dư bom mìn trong chiến tranh cũng có thể gây tác động tiêu cực và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của công nhân tham gia thi công nếu không được kiểm soát.

Trong giai đoạn vận hành: khi công trình đi vào vận hành thì tác động tích cực là chủ yếu; Các tác động tích cực bao gồm: chủ động phân ranh mặn ngọt cho các khu vực sản xuất nuôi tôm với khu vực chuyên sản xuất lúa; giảm nhu cầu sử dụng nguồn nước ngọt đảm bảo an ninh nguồn nước ngọt cho các khu vực được ngọt hóa hoàn toàn. Tuy nhiên sự xuất hiện một số tác động tiêu cực bao gồm: Việc vận hành các cống không đảm bảo đủ nước cho hoạt động sản xuất; nguy cơ rò rỉ nước mặn từ khu vực nuôi tôm ra kênh rạch khu vực được ngoạt háo hoàn toàn do các cánh cống không khít; người dân trong vùng ngọt có thể dẫn nước mặn từ khu vực nuôi tôm về để nuôi tôm trong vùng ngọt …

Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường được trình bày trong bảng dưới.

Bảng 7: Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1. Nước thải, khí thải:

5.3.1.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải

- Nước thải sinh hoạt:

Trong giai đoạn xây dựng:

Tổng lượng nước thải sinh hoạt từ công nhân thi công là 9,6 m3/ngày đêm được phân làm 16 vị trí công trường (13 vị trí xây dựng 23 cống và 3 vị trí xâydượng tuyến đường; mỗi vị trí thi công sử dụng 10 công nhân). Như vậy lượng nước thải sinh hoạt của 1 vị trí thi công sẽ là 0,6 m3/ngày.đêm. Các vị trí công trường trải đều trên địa bàn 2 xã Bình Sơn và Bình Giang. Nước thải sinh hoạt có chứa chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD, COD), chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật,... nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tại khu vực thi công nạo vét.

Trong giai đoạn vận hành:

Trong giai đoạn vận hành, sẽ có các hoạt động vận hành cống, duy tu bảo dưỡng tuyến đường. Đối với việc vận hàn cống là không nhiều, nhân công sử dụng là người địa phương có nhà ở gần cống do vậy sẽ không phát sinh nước thải sinh hoạt.

Việc bảo dưỡng tuyến đường trong 5 năm đầu là không nhiều, cán bộ tham gia bảo dưỡng không lớn và không tổ chức công trường do vậy có thể coi như không làm phát sinh nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này.

- Nước thải thi công:

Nước thải xây dựng từ mỗi tàu/sà lan từ quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công khoảng 2-3 m3/ngày.đêm, chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng cao và nguy cơ nhiễm dầu. Nếu không có giải pháp xử lý, giảm thiểu thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước tại khu vực thi công nạo vét.

- Nước mưa chảy tràn:

Nước mưa chảy tràn: chỉ diễn ra trong giai đoạn mùa mưa. Nước mưa rơi trên mặt bằng công trường và phương tiện thi công nếu không thực hiện các biện pháp quản lý giảm thiểu sẽ cuốn theo bụi, dầu mỡ rơi vãi, vật liệu đào đắp xuống kênh rạch làm gia tăng độ đục và gia tăng dầu mỡ, chất thải, ảnh hưởng đến chất lượng nước tại khu vực thi công và vùng lân cận. Các tác động này mang tính cục bộ, chỉ xảy ra vào các thời điểm có mưa, kết thúc ngay sau khi trận mưa kết thúc.

Nước rỉ từ các bãi chứa vật liệu đào hố móng cống và chuẩn bị nền đường, bãi chứa chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng cao. Có tính chất điểm tại vị trí thi công công trình tiếp nhận, không có tính tích lũy hoặc kéo dài.

5.3.1.2 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của khí thải

Trong giai đoạn xây dựng

− Bụi và khí thải do vận chuyển nguyên vật liệu;

− Bụi và khí thải do vận hành máy móc, thiết bị thi công.

− Các thông số ô nhiễm chính bao gồm bụi, SO2, NOx, CO… Tính toán cho thấy hàm lượng khí thải của các phương tiện thi công nằm trong ngưỡng giới hạn theo QCVN 19:2009/BTNMT (cột B);

Trong giai đoạn vận hành

− Việc vận hành các cống điều tiết là không nhiều, thời gian vận hành trong khoảng 5 – 10 phút và toàn bộ cống được vận hành bằng mô tơ điện do vậy sẽ không phát sinh khí thải.

− Đối với hoạt động giao thông khí thải của các phương tiện giao thông thông thường di chuyển trên tuyến đường Bình Giang là không nhiều và không làm gia tăng đáng kể chất ô nhiễm trong không khí so với hiện trạng.

5.3.2. Chất thải rắn, chất thải nguy hại Trong giai đoạn thi công xây dựng

Tổng lượng rác thải sinh hoạt của 16 mũi thi công khoảng 80 kg/ngày. Lượng chất thải sinh hoạt phân bố trải đều trên địa bàn 2 xã Bình Sơn và Bình Giang và lượng rác thải sinh hoạt của mỗi điểm thi công chỉ vào khoảng 5 kg/ngày. Lượng rác thải sinh hoạt này thường có thành phần hữu cơ dễ phân hủy sinh học nếu thải ra môi trường đất quanh lán trại sẽ gây ô nhiễm đặc biệt gây mùi hôi thối, là nơi tập trung rồi nhặng, thu hút côn trùng. Đặc thù mặt bằng thi công diễn ra trên mặt nước nên nếu rác thải bị phát tán ra xung quanh công trường khi gặp nước mưa chảy tràn sẽ bị nước mưa cuốn trôi chất ô nhiễm xuống nguồn nước và sẽ tác động đến chất lượng nguồn tiếp nhận.

Vật liệu đào đắp hố móng các cống: Đất đào hố móng cống (11.679 m3/cống) được tập trung tại bãi chứa trong công trường, sau khi khô ráo nước được sử dụng san lấp mặt bằng và đắp chân cống, mang cống và thượng hạ lưu bờ kênh của các cống.

Chất thải nguy hại: Tại khu vực thi công cống và tuyến đường sẽ phát sinh chất thải nguy hại dạng lỏng (Dầu mỡ thải, dầu nhiên liệu thải) là 896 lít/6 tháng trải đều trên 16 mũi thi công; chất thải nguy hại dạng rắn (Giẻ dính dầu, bao bì, thùng chứa dầu mỡ thải) khoảng 48 kg/tháng; Các chất thải nguy hại phát sinh không thường xuyên, chỉ phát sinh khi hư hỏng đột xuất. Lượng chất thải này tuy không nhiều nhưng nếu không được thu gom và xử lý theo đúng quy định sẽ gây tác động rất lớn đến môi trường nước khu vực dự án khi rơi vãi, ảnh hưởng đến hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân xung quanh, các hoạt động nuôi cá tra hai bên sông và gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, sinh vật trong khu vực

Trong giai đoạn vận hành

Gần như sẽ không phát sinh chất thải rắn

Việc bảo dưỡng các cống có thể sẽ phát sinh dẻ lau nhiễm bẩ bởi chất bôi trơn (mỡ) với khối lượng khoảng 1 kg/tháng.

5.3.3. Tiếng ồn, rung

Trong giai đoạn thi công:

Tiếng ồn từ các phương tiện thi công chủ yếu gây ồn trong phạm vi thi công (30m), chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân thi công, không gây ảnh hưởng đến dân cư khu vực tổ chức thi công các cống.

Hoạt động thi công tuyến đường bình Giang: Mức gây ồn của xe lu, trong khoảng 60 – 70 dBA; Không có tính tích lũy và kéo dài. Tiếng ôn

- Độ rung chủ yếu từ phương tiện máyđóng cọc. Tác động diễn ra trong thời gian ngắn, có tính chất đạng điểm theo các vị trí thi công, xuất hiện gián đoạn theo thời gian thi công trong khu vực chủ yếu là khu vực cánh đồng nông nghiệp; Không có tính tích lũy và kéo dài.

5.3.4. Các tác động môi trường khác

Quá trình tập trung phương tiện thi công trên các kênh ngang sẽ tác động đến hoạt động giao thông đường thủy đi qua các tuyến xây dựng cống.

Ngoài ra, trong quá trình thi công cống cũng sẽ tác động đến diễn biến dòng chảy, hiện trạng đường bờ, sạt lở tại khu vực thi công và vùng lân cận; làm thay đổi hệ sinh thái, thay đổi địa hình, trầm tích đáy, cảnh quan khu vực; thay đổi cấu tạo nền đáy, rủi ro sạt lở đường bờ gần vị trí cống ….

5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1. Các công trình và biện pháp thu gom và xử lý nước thải, khí thải

− Nước thải:

Bố trí 01 nhà vệ sinh di động tại mỗi điểm thi công. Nhà vệ sinh di động tự hoại 2 ngăn, kích thước: 260 x 270 x 135 cm (C x R x S) cho công nhân xây dựng. Thông số kỹ thuật nhà vệ sinh di động như sau: Vật liệu: Module nguyên khối, vật liệu Composite; Nội thất đầy đủ: Bồn cầu, gương soi, lavabo, vòi rửa; Quạt thông gió, và đèn tiết kiệm điện; Bồn tiểu nam (tùy chọn), bồn cầu (bệt, xổm tùy chọn). Nguyên khối đồng bộ có bể chứa chất thải và bồn nước dữ trữ; Khối lượng: Bồn phân 1.500 lít, Bồn nước 1.050 lít. Nước thải từ nhà vệ sinh di động sau khi lắng được hợp đồng với đơn vị dịch vụ có chức năng thu gom định kỳ 1 lần/tuần.

Nước vệ sinh tàu thuyền vận chuyển vật liệu, nước dằn tàu sẽ do các chủ phương tiện thực hiện thu gom và xử lý đạt quy chuẩn QCVN 17:2011/BGTVT và QCVN 10: 2018/BGTVT, không được phép thải xuống lưu vực.

Nước mưa chảy tràn: Toàn bộ các khu vực dính dầu cần được che chắn cẩn thận, tránh tiếp xúc với nước mưa. Trên các tàu/sà lan thi công: các thùng chứa dầu nhớt, chất thải nguy hại cần được bố trí tại khu vực mặt sàn khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ ngoài vào, có mái che nắng, che mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ CTNH, đảm bảo không để tràn CTNH lỏng ra ngoài môi trường.

Nước rỉ từ các khu vực bãi chứa đất đào: Tại các khu vực các bãi chứa đất tạm ở khu vực thi công cống bố trí bờ chặn bùn đất nạo vét với kích thước bề rộng 0,5m, chân 1,5m, cao +2,5m. Tại các bãi chứa đất tạm khu vực các cống bố trí 01 tuyến mương thoát nước có dạng hình thang với kích thước 0,6mx0,8mx0,6m chạy dọc bên của mỗi bãi đổ thải, sau đó qua 04 hố lắng, mỗi hố lắng có kích thước 1,4mx1,4mx1,4m bằng bê tông cốt thép để xử lý nước rỉ bùn, sau đó chảy qua các cửa xả ra rạch phục vụ tiêu thoát nước tại khu vực.

− Về xử lý bụi, khí thải:

Các tàu thuyền chuyên chở vật liệu thi công và vật liệu đào đắp đều phải đạt các tiêu chuẩn quy định của Cục đăng kiểm; che phủ bạt kín khi vận chuyển, không để rơi rớt vật liệu; không chở hàng hóa quá tải trọng cho phép; lập kế hoạch bố trí phương tiện ra vào tập kết vật liệu thi công phù hợp, tránh xung đột, va chạm.

Các phương tiện, máy móc thi công cơ giới trên công trường đạt tiêu chuẩn quy định của Cục đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường; bố trí thời gian thi công phù hợp, trang bị bảo hộ lao động.

5.4.2. Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

− Chất thải rắn:

Tại mỗi vị trí thi công sẽ bố trí 03 thùng chứa rác sinh hoạt (mỗi thùng có đung tích là 80 lít) để lưu trữ rác thải sinh hoạt bao gồm: 01 thùng chứa rác thực phẩm, 01 thùng chứa rác tái chế và 01 thùng chứa rác còn lại có gắn nhãn chỉ dẫn bỏ các loại rác sinh hoạt khác nhau). Phần rác hữu cơ sẽ được các đơn vị chuyển giao cho địa phương thu gom và xử lý cùng với rác thải sinh hoạt của địa phương.

− Chất thải nguy hại:

Chất thải nguy hại dạng rắn như: giẻ lau máy dính dầu, giấy thấm dầu phát sinh khi lau chùi vết dầu rơi vãi trong quá trình sửa chữa, vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị thi công định kỳ … được thu gom vào thùng có nắp đậy dung tích 50 lít và quản lý theo quyđịnh của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại. Số lượng thùng chứa CTNH dạng rắn: 1 thùng/1 thiết bị. Thùng chứa phải có nắp đậy và có dán nhãn cảnh báo CTNH.

Đối với CTNH dạng lỏng là dầu nhớt hoặc nước nhiễm dầu cũng được bố trí thu gom vào thùng có nắp đậy dung tích 50 lít và quản lý theo quy định của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại. Số lượng thùng chứa CTNH dạng rắn: 1 thùng/1 thiết bị. Thùng chứa phải có nắp đậy và có dán nhãn cảnh báo CTNH.

Ký kết hợp đồng với các đơn vị có khả năng xử lý chất thải nguy hại đến thu gom và xử lý định kỳ với tần suất 1 tháng/lần.

− Chất thải xây dựng phát sinh:

Vật liệu đào đắp tại các cống được phơi khô và đắp mặt bằng và chân cống và đắp mang cống, Đối với tuyến đường được đắp làm ta luy 2 bên đường.

5.4.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác:

− Trong giai đoạn thi công: sử dụng máy móc, phương tiện thi công đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, có mức âm và độ rung thấp, bố trí thời gian thi công hợp lý.

− Ban hành nội quy bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nghiêm cấm các hành vi săn bắt chim chóc, động vật hoang dã (nếu có); nghiêm cấm xả rác, thải nước bẩn xuống sông.

5.4.4. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường:

− Sự cố cháy nổ: Tại mỗi mũi thi công bố trí 2 bình cứu hỏa, đặt tại vị trí dễ nhìn và dễ lấy. Trong trường hợp xuất hiện sự cố cháy nổ trên công trường, công nhân trong công trường tổ chức chữa cháy đồng thời phối hợp với các đơn vị chuyên trách để khống chế và khắc phục hậu quả.

− Trong trường hợp xuất hiện sự cố chìm tàu các đơn vị vận chuyển chủ động khắc phục đồng thời thông tin và phối hợp với chính quyền địa phương để phối hợp xử lý giảm thiểu thiệt hại về tài sản và con người, kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu, kiểm soát nguy cơ cũng như khống chế triệt để dầu máy tràn ra môi trường.

− Sự cố tràn dầu: Các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu được thực hiện theo các bước:

Các vị trí thi công có dấu hiệu sự cố phải báo ngay đến các cấp có thẩm quyền; chủ trì, phối hợp các địa phương liên quan xây dựng phương án và tổ chức ứng phó sự cố sự cố tràn dầu hay sự cố môi trường.

Khoanh vùng ảnh hưởng trực tiếp nguy cơ hoặc xảy ra sự cố tràn dầu hay sự cố môi trường, đóng các cửa cống trên ranh khu vực xảy ra sự cố.

Ngoài ra, để tránh rò rỉ dầu trong quá trình cấp dầu cho các thiết bị tại dự án, yêu cầu trước khi cấp dầu kiểm tra các thùng chứa, két chứa. Bố trí vải, vật liệu thấm dầu tại những vị trí dễ rơi vãi, rò rỉ. Đối với sự cố nhỏ thì dừng thi công, xử lý sơ cấp (ngăn dầu tràn từ điểm có sự cố bằng phao ngăn dầu).

Sự cố đứt dây cáp treo: Thường xuyên duy tu bảo dưỡng các phương tiện thi công dưới nước, thiết bị thi công. Trong trường hợp xảy ra sự cố thì tạm ngừng thi công, cảnh báo nguy hiểm cho các phương tiện thủy lưu thông qua khu vực, kiểm tra tình trạng sự cố và khắc phục đến khi an toàn mới tiếp tục thi công trở lại.

Đối với khu vực thi công các vị trí cống:

+ Hạn chế làm làm mất thảm thực vật hiện có và hệ thống cây xanh;

+ Bố trí gọn gàng bãi vật liệu, chất thải để giảm thiểu việc bị cuốn trôi theo mưa;

+ San ủi, đầm nén các bãi đổ chất thải đất đào và bùn nạo vét.

+ Kiểm tra hệ thống thoát nước hiện có trong và xung quanh các công trường xây dựng, tạo các rãnh thu gom và tiêu thoát nước mưa hợp lý;

+ Bãi vật liệu xây dựng, chất thải đào đắp phải bố trí cách xa mương thoát nước 10m để giảm thiểu việc vật liệu, đất đá xâm nhập vào kênh, mương dẫn đến bồi lắng, tắc nghẽn kênh mương;

+ Nạo vét kênh mương định kỳ để đảm bảo tiêu thoát nước.

+ Vận chuyển chất thải ra khỏi công trường xây dựng trong thời gian ngắn nhất có thể, không nên kéo dài quá 2 ngày;

+ Duy trì các hố lắng bên trong hoặc xung quanh công trường xây dựng, nạo vét các hố lắng để duy trì chức năng lắng;

+ Tập kết gọn gàng nguyên vật liệu, khối lượng theo tiến độ thi công để hạn chế việc vật liệu bị cuốn trôi bởi nước mưa chảy tràn;

5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án

5.5.1. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

- Giám sát nước mặt:

+ Tần suất: 03 tháng/ 01 lần.

+ Vị trí giám sát: 23 vị trí thi công cống.

+ Chỉ tiêu giám sát: pH, BOD5, COD, TSS, DO, Tổng P, Tổng N, Tổng Coliform, E coli

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 08/2023/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (bảng 3)

- Giám sát nước thải sinh hoạt:

+ Tần suất: 03 tháng/ 01 lần.

+ Vị trí giám sát: 16 tuyến thi công.

+ Chỉ tiêu giámsát: pH, BOD5, TSS,TDS, H2S,NH4+, NO3-, Dầu mỡ động,thực vật, Tổng các chất hoạt động bề mặt, PO43-, Coliform.

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột A, K=1)

- Giám sát trầm tích:

+ Tần suất: 03 tháng/01 lần.

+ Vị trí giám sát: 23 vị trí tại 23 vị trí xây dựng cống điều tiết nước

+ Chỉ tiêu giám sát: Chỉ tiêu giám sát: pHKCl, Cu, Fe, Mn, Zn, Cd, As.

 + Quychuẩn so sánh: QCVN 43:2017/BTNMT - Quychuẩn kỹthuật Quốc gia về chất lượng trầm tích (cột trầm tích nước ngọt).

- Giám sát không khí:

+ Tần suất: 03 tháng/ 01 lần.

+ Vị trí giám sát: 15 vị trí (tại khu vực 10 công trình cống xây mới, và 5 vị trí tại xây dựng tuyến đường).

+ Chỉ tiêu giám sát: Độ ồn, nhiệt độ, độ ẩm, TSP, CO, SO2, NO2.

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 05/2023/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 26/2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

- Giám sát địa hình đáy sông, sạt lở diễn biến đường bờ:

+ Tần suất: 03 tháng/ 01 lần.

+ Vị trí giám sát: Trong phạm vi khu vực thi công cống.

+ Chỉ tiêu giám sát: cao độ địa hình và diễn biến đường bờ.

+ Yêu cầu so sánh: sự biến đổi theo thời gian cao độ địa hình lòng sông và diễn biến đường bờ khúc sông nạo vét và khu vực thi công cống.

5.5.2. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành

- Giám sát địa hình đáy sông, sạt lở diễn biến đường bờ:

+ Tần suất: 03 tháng/ 01 lần.

+ Vị trí giám sát: Trong phạm vi 23 các cống điều tiết mới xây dựng.

+ Chỉ tiêu giám sát: cao độ địa hình và diễn biến đường bờ.

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Biên bản kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình
Biên bản kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình

1151 Lượt xem

Biên bản kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình

Cách xử lý bùn thải cho các khu công nghiệp tại Việt Nam
Cách xử lý bùn thải cho các khu công nghiệp tại Việt Nam

1317 Lượt xem

Điều này đặc biệt áp dụng cho lĩnh vực nước thải, đó là lý do tại sao nước thải ô nhiễm công nghiệp và bùn thải được tạo ra gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Báo cáo đề xuất cấp phép môi trường của Công ty TNHH Nha khoa
Báo cáo đề xuất cấp phép môi trường của Công ty TNHH Nha khoa

174 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp phép môi trường của Công ty TNHH Nha khoa

Vai trò của các quy định thương mại trong bảo vệ môi trường
Vai trò của các quy định thương mại trong bảo vệ môi trường

1749 Lượt xem

Do các chính sách khí hậu hiện tại, cộng đồng toàn cầu đang trải qua mức tăng nhiệt độ khoảng 3 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy bia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy bia

107 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy bia. Quy mô của dự án: 50 triệu lít/năm. Hiện tại, năm 2023 công ty đang thực hiện sản xuất bia chiết chai, chiết lon là 37,92 triệu lít/năm tương đương đạt 75,8% tổng công suất thiết kế.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su

252 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su. Dự án nhà máy mủ cao su được đầu tư trên tổng din tích 118.722 m2.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng