Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Đầu tư xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị xử lý rác thải
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Đầu tư xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị xử lý rác thải nhằm mục tiêu thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt với công suất rác thải sinh hoạt thu gom trung bình 01 ngày là 5,96 tấn/ngày tương đương 6 tấn/ngày. Công suất của 01 lò đốt rác thải sinh hoạt là 750 kg/giờ tương đương 6 tấn/ngày (01 ngày làm việc 8 giờ).
MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................................................................1
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của
1.5.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường..............................18
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.22
3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án ...................22
3.1.1. Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án............22
3.1.2. Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án......22
3.2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải..................................22
3.2.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước, cung cấp điện của khu vực dự án.........................25
3.3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.............................................31
4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai
4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án .............31
4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........................................79
5.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: ...79
5.2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải .......80
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.......................81
6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư .............81
6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử
6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của
6.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục
khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án .............85
7.1. Cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện trong giai đoạn
7.3. Cam kết tuân thủ các Quy chuẩn môi trường trong các giai đoạn thực hiện..............87
7.4. Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro
CHƯƠNG 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Tên chủ dự án, địa chỉ và phương thức liên lạc với Chủ dự án
- Chủ dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng ...........;
- Địa chỉ: ............, thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
- Người đại diện:......... Chức vụ: Giám đốc - Điện thoại:...............
1.2. Thông tin dư án
- Tên dự án: “Đầu tư xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị xử lý rác thải”.
- Vị trí thực hiện dự án: .............., huyện Krông Bông;
- Dự án “Đầu tư xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị xử lý rác thải” do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Krông Bông phê duyệt và Chủ trương đầu tư dự án do UBND huyện Krông Bông phê duyệt.
- Quy mô dự án “Đầu tư xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị xử lý rác thải” tại thôn 1, xã Ea Trul, huyện Krông Bông có tổng diện tích 3.939,10 m2, thuộc thửa đất số 254, tờ bản đồ số 23. Diện tích đất này đã được văn phòng đăng lý đất đai huyện Krông Bông lập trích lục bản đồ địa chính số 2523 ngày 23 tháng 08 năm 2021.
Hiện trạng diện tích dự kiến thực hiện dự án đang là đất trồng cây nông nghiệp của
người dân (trồng cây nông nghiệp ngắn ngày (đậu, bắp, mì) và các loại cây rừng, cây tạp). Khu đất nằm khu vực sườn đồi dốc, hướng dốc từ Bắc xuống Nam với độ dốc trung bình là 28% và từ Đông sang Tây với độ dốc trung bình là 20%, cao độ thay đổi từ 441 -> 469m.
Ranh giới khu đất thực hiện dự án có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp đất trồng cây nông nghiệp của người dân (trồng cây điều và hoa màu).
+ Phía Nam giáp đường đất.
+ Phía Đông giáp đất trồng cây nông nghiệp của người dân (trồng cây cà phê và hoa màu).
+ Phía Tây giáp đất trồng cây nông nghiệp của người dân (trồng cây mì). Vị trí thực hiện dự án được mô tả trong hình dưới đây:
Hình 1.1. Vị trí khu vực dự án
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
1.3.1. Công suất dự án
Dự án “Đầu tư xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị xử lý rác thải” nhằm mục tiêu thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt dự kiến cho 03 xã gồm: xã Yang Reh, Ea Trul và Hòa Sơn, huyện Krông Bông với công suất như sau:
- Lượng rác thải sinh hoạt thu gom trung bình 01 ngày là 5,96 tấn/ngày tương đương 6 tấn/ngày.
- Công suất của 01 lò đốt rác thải sinh hoạt là 750 kg/giờ tương đương 6 tấn/ngày (01 ngày làm việc 8 giờ).
1.3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ của dự án đầu tư
Quy trình thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt của dự án được thể hiện trong hình sau:
Hình 1.2. Quy trình thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt của dự án
A. Quy trình thu gom tập kết và phân loại rác a. Tập kết rác và xử lý sơ bộ
a.1. Phương thức thu gom, tập kết rác
Tùy thuộc hệ thống quản lý của từng địa phương mà công tác tập kết rác sẽ được thực hiện theo các phương thức, các mô hình khác nhau như:
- Lập tổ dịch vụ thu gom vận chuyển rác;
- Lập Ban quản lý phụ trách việc thu gom vận chuyển rác;
- Ký hợp đồng với các doanh nghiệp tư nhân hoặc các doanh nghiệp tư nhân tự đứng ra tổ chức kinh doanh xử lý rác.
Trong mọi hình thức thu gom đều phải sử dụng lao động phổ thông để đi thu gom kết hợp với các phương tiện như xe bò kéo, xe cải tiến, xe đẩy chuyên dụng, xe điện, xe công nông hay xe ô tô, ô tô chuyên dụng… Sau khi rác được thu gom từ các cụm dân cư, các thôn, các xã sẽ được vận chuyển đến khu xử lý rác thải để tập kết rác chờ xử lý.
a.2. Xé bao đựng rác
Đây là công tác bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo rằng:
- Rác được tung ra để dễ phân loại và làm khô rác;
- Nhặt được các loại rác có thể tái chế; - Phát hiện và loại bỏ rác nguy hại,;
- Loại bỏ được các loại rác không thể đốt như: sành, sứ, kim loại….
a.3. Phun vi sinh khử mùi, khử ruồi
Thực hiện phun khử mùi, khử ruồi nhằm ngăn chặn mùi của rác phát tán và phát sinh thêm đồng thời ngăn chặn nguồn gây bệnh.
b. Quá trình phân loại rác và tiền xử lý làm khô rác
b.1. Phương pháp phân loại rác
Hiện nay, do chưa thực hiện được việc phân loại rác từ nguồn phát thải (chủ yếu từ hộ gia đình…). Vì vậy, rác chủ yếu được phân loại bằng phương pháp thủ công tại khu vực tập kết rác.
Rác được công nhân sử dụng các dụng cụ chuyên dụng (như cào, mấu….) để cào tung ra và tiến hành phân loại rác bằng cách nhặt thủ công để phân loại rác theo từng nhóm, cụ thể gồm có:
- Rác tái chế: Gồm có giấy loại và các sản phẩm từ giấy, sắt, thép và các sản phẩm từ kim loại, nhựa và các sản phẩm từ nhựa ,... được thu gom và sau đó vận chuyển lưu chứa vào kho lưu chứa chất thải rắn thông thường tạm thời để bán phế liệu;
- Rác vô cơ: Gồm đồ gốm các loại; chai, lọ, bình, bát, đĩa, đũa, thìa, chén, cốc, ly…; lọ, hộp đựng mỹ phẩm; kính, gương vỡ… được thu gom, vận chuyển đến kho lưu chứa chất thải rắn thông thường tạm thời để lưu chứa và định kỳ hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý theo đúng quy định.
- Rác nguy hại: Phân loại những loại rác nguy hại như: Ắc quy, pin, chai lọ hóa chất…để riêng và sau đó vận chuyển đến kho lưu trữ chất thải nguy hại tạm thời để lưu chứa và định kỳ hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý theo đúng quy định.
- Rác còn lại (Rác để đốt): Sau khi công tác phân loại xong thì phần còn lại của rác được tiến hành làm khô rác trước khi được đốt.
b.2. Tiền xử lý và làm khô rác:
Sau khi rác thải sinh hoạt được vận chuyển về dự án sẽ được đưa đến khu vực tập kết để phun chế phẩm khử mùi trước khi tiến hành phân loại rác và làm khô rác. Khi bao rác được xé, nước mưa, nước do rác phân hủy tạo ra …. đọng trong những túi rác sẽ thoát ra ngoài khu vực tập kết nên khu vực tập kết (sân phơi trong nhà máy xử lý rác) được thiết kế và xây dựng có độ dốc từ 1,5-2% về một bên vì vậy nước rác sẽ tự động chảy tập trung về rãnh tam giác dọc sân và dồn về bể chứa để xử lý nước rỉ rác. Khu vực tập kết rác được bố trí quạt để làm khô rác (để đảm bảo tất cả các loại rác đửa đi đốt đảm bảo độ ẩm đạt < 35% và rác tái chế, rác vô cơ và rác nguy hại đảm bảo khô ráo nước. Hệ thống thu gom nước rỉ rác có cấu trúc khép kín, được kết nối thông qua đường ống nhựa PVC dẫn về hệ thống xử lý nước thải.
B. Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt
Dự án sử dụng lò đốt rác bằng khí tự nhiên công suất 750kg rác/giờ, công nghệ mới đạt tiêu chuẩn quy định của Việt Nam, bảo đảm đúng quy chuẩn QCVN 61-MT:2016/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.
Sơ đồ cấu tạo lò đốt rác thải sinh hoạt như sau:
Hình 1.3. Cấu tạo lò đốt rác thải sinh hoạt của dự án
Ghi chú
1. Cửa nạp rác thủ công
2. Cửa kiểm tra, phân bổ lượng rác trên tầng ghi dưới
3. Cửa thải tro xỉ
4. Cửa nạp rác cơ giới (dùng piston thủy lực)
5. Tầng ghi trên (sấy rác)
6. Tầng ghi dưới (đốt rác)
7. Buồng đốt sơ cấp
8. Khoang thứ nhất buồng đốt thứ cấp
9. Khoang thứ 2 buồng đốt thứ cấp
10. Kênh khói thông từ buồng sơ cấp sang thứ cấp
a. Nguyên lý xử lý rác của lò đốt rác thải sinh hoạt
Cấu tạo lò gồm hai buồng đốt: Buồng đốt sơ cấp (7) và buồng đốt thứ cấp. Buồng đốt thứ cấp gồm hai khoang đốt: Khoang thứ nhất (8) và khoang thứ hai (9) nối tiếp nhau.
Nguyên lý xử lý rác của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt như sau: Rác được tải từ sân phơi lên phễu chứa rác bằng băng tải. Rác từ phễu chứa rác được piston thủy lực đẩy qua cửa nạp rác (4) và rơi xuống tầng ghi trên (5) và được sấy, thoát hơi nước, nhiệt phân trước khi rơi xuống tầng ghi dưới (6) và được đốt cháy hoàn toàn. Không khí tự nhiên được quạt cấp khí thổi vào không gian bên trong của buồng đốt sơ cấp và thứ cấp để bổ sung không khí cho sự cháy. Sản phẩm cháy của buồng đốt sơ cấp cùng chất bốc thoát ra từ rác ở tầng ghi trên (5) sẽ qua kênh khói (10) vào khoang thứ nhất (8) của buồng đốt thứ cấp và tiếp tục cháy, sau đó đi xuống phía dưới qua cửa thông sang khoang thứ hai (9) của buồng đốt thứ cấp. Từ khoang thứ hai (9) của buồng đốt thứ cấp, khí thải chuyển động hướng lên phía trên, qua bầu chia khí sang thiết bị giải nhiệt khô (giải nhiệt bằng không khí tự nhiên) rồi vào thiết bị đa chức năng để hạ nhanh nhiệt độ của khí thải. Để giảm nồng độ khí độc dioxin và furan thì nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp phải cao (³ 9500C) và thời gian lưu khí trong buồng đốt thứ cấp (khoang 8 và 9) phải đủ lớn (³2 giây). Để đảm bảo nhiệt độ cao, buồng đốt thứ cấp được trang bị mỏ đốt dầu DO, mỏ đốt này tự động khởi động để đốt dầu khi nhiệt độ của khí trong buồng đốt thứ cấp thấp hơn 9500C và tự động dừng đốt khi nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp đạt giá trị đạt 9500C (theo QCVN61-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt).
Tro xỉ sau khi đốt một thời gian gần lấp đầy tầng ghi của buồng sơ cấp sẽ được cào ra và vận chuyển đến hố chứa tro xỉ bằng xe đẩy.
b. Quy trình vận hành lò đốt
Các bước chuẩn bị trước khi vận hành lò đốt như sau:
- Làm vệ sinh ngăn buồng đốt sơ cấp và thứ cấp, các khoang bên trên và bên dưới ghi, khoang thải bụi, vệ sinh hết tro, dây thép còn sót lại lẫn trong rác và các rác thải còn đọng rớt lại trong lò. Vệ sinh lại các khoang tách bụi để làm sạch các phần truyền dòng phía sau lò và bên trên buồng đốt, cùng bộ phận lưu khói.
- Chuẩn bị các nguyên liệu như rác khô, giấy, củi, bìa các tông để đốt, mồi lò.
- Kiểm tra lại loại rác được đưa vào lò đốt, đảm bảo không lẫn rác thải không cháy được trước khi đưa vào lò, đặc biệt chú ý không cho các rác dễ gây cháy nổ khi gặp nhiệt độ cao, gây ảnh hưởng đến vật liệu lò đốt và người vận hành lò.
c. Các bước vận hành lò đốt
- Mở cửa trước của buồng đốt, cho các vật liệu dễ cháy vào lò để mồi lửa, duy trì quá trình cháy để nhiệt độ trong buồng đốt sơ cấp của lò tăng lên trên 400oC, đẩy dần rác đang cháy vào phía trong buồng đốt thứ cấp, để nâng dần nhiệt độ buồng đốt thứ cấp. Duy trì quá trình cháy trong cả hai buồng. Mở cửa cấp gió phía dưới ghi sơ cấp và thứ cấp cho phù hợp để nhiệt độ buồng thứ cấp tăng dần. Khi nhiệt độ buồng thứ cấp đạt trên 950oC, nhiệt độ buồng lưu khói đạt tối thiểu 400oC, quá trình vận hành của lò sẽ đạt trạng thái ổn định (tùy theo trạng thái khởi động của lò mà để đạt nhiệt độ trong các vùng ổn định, thời gian sẽ khác nhau).
+ Đối với trạng thái lạnh (nhiệt độ gạch chịu lửa bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ môi trường). Thời gian khởi động mất từ 3-4 giờ đồng hồ. Sau thời gian này, các thông số dần đạt đến chế độ định mức, lò hoạt động ổn định. Việc nâng nhiệt độ lò đốt từ chế độ khởi động lạnh không nên thực hiện quá nhanh vì do kết cấu tường lò dầy (>230mm) có ngậm ẩm và nước trong gạch và mạch vữa nên dễ làm sinh hơi nước, tạo áp suất cao, phá vỡ kết cấu gạch chịu lửa.
+ Đối với việc khởi động lò từ trạng thái ấm (dừng lò và sau đó khởi động trước 6 giờ - đối với trường hợp nghỉ vận hành ban đêm), nhiệt độ buồng đốt thứ cấp trên 300oC. Thời gian khởi động mất khoảng 01 giờ đồng hồ. Việc cấp rác không cần mồi lò, rác đưa vào lò có thể bắt cháy ngay mà không cần phải châm lửa.
+ Đối với việc khởi động lò từ trạng thái nóng (dừng lò và sau đó khởi động trước 2 giờ - đối với trường hợp nghỉ trưa, tối, bàn giao ca), nhiệt độ buồng đốt thứ cấp trên 500oC. Thời gian khởi động mất khoảng 0,5 giờ đồng hồ để các thông số trở về chế độ định mức.
- Để duy trì sự cháy và tăng nhiệt độ trong buồng đốt của lò, ta cho rác vào buồng đốt một cách đều đặn. Giai đoạn đầu nên đốt lượng nhỏ, để rác cháy hết, tránh hiện tượng khói xuất hiện nhiều. Lượng rác có thể tăng dần tùy theo màu khói thải và quá trình cháy trong lò.
+ Duy trì nhiệt độ cao trong buồng đốt một cách thường xuyên, tránh không để rác ướt đưa vào quá nhiều trong buồng đốt sơ cấp làm nhiệt độ trong buồng đốt bị hạ xuống. Điều này sẽ làm cho lò bị mất nhiệt nhanh và sinh ra khói. Nếu thấy khói nhiều, tạm thời ngưng không cho rác vào buồng đốt và sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cào rác, tránh vón cục khó cháy. Sau đó đóng cửa lò lại trong ít phút để nhiệt độ trong buồng đốt được tăng lên. Khi nào thấy hết khói, ta tiếp tục mở cửa buồng đốt để cấp rác vào lò như bình thường.
+ Nếu nhiệt độ trong buồng đốt hạ xuống thấp quá mức thì ta phải điều chỉnh van gió phía dưới ghi cháy kiệt để thúc đẩy quá trình cháy, đưa các loại rác dễ cháy, rác khô, nâng nhiệt độ trong buồng đốt cho lò.
+ Trong khi đốt, ta có thể đóng cửa cấp rác, mở cửa lò bên dưới để cào tro bị dồn và tồn đọng bên dưới ghi ra ngoài để tăng lưu lượng gió trong buồng đốt. Tùy theo lượng tro xỉ chứa trong ngăn dưới ghi buồng đốt thứ cấp nhiều hay ít mà công nhân vận hành bố trí đưa ra ngoài.
- Trong quá trình vận hành lò, tro xỉ chưa cháy hết sẽ rơi xuống phía dưới ghi buồng đốt sơ cấp, khi lượng tro này tăng dần và làm đầy không gian dưới ghi, cản trở quá trình cháy, ta cần đẩy một phần tro xỉ vào phía trong ghi cháy kiệt của buồng đốt thứ cấp. Để quá trình cháy trong lò được ổn định, nên duy trì khoảng 20% không gian lượng tro xỉ cháy dở bên dưới ghi buồng đốt sơ cấp. Khi đã có nhiều tro xỉ trong cả buồng đốt sơ cấp và thứ cấp (trên 20% dưới ghi buồng đốt sơ cấp, trên 50% dưới ghi buồng đốt thứ cấp), đồng thời nhiệt độ các vùng nằm trong giới hạn quy định (buồng đốt sơ cấp trên 400oC, buồng đốt thứ cấp trên 950oC, lò đạt trạng thái ổn định, nên duy trì bình thường và việc tăng giảm tải được điều tiết bằng các van dung phía trên buồng điều áp.
- Khi dừng lò, người vận hành có thể cấp đầy rác vào buồng đốt sơ cấp mà quá trình cháy trong lò vẫn giữ được sự ổn định cần thiết. Sau khi cấp xong, đóng cửa ngoài cấp rác của lò đốt, mở các van gió dưới ghi sơ cấp và thứ cấp để đảm bảo ôxy được cấp đầy đủ, tránh hiện tượng thiếu khí, dẫn đến nổ lò.
d. Cảnh báo khi sử dụng lò
- Không cho các loại như gạch ngói, đất đá, sành sứ, kim loại, đặc biệt là các chai lọ nhựa hoặc thủy tinh có đóng nắp kín còn chứa chất lỏng, các hóa chất độc hại vào trong lò. Do trong lò có nhiệt độ cao, làm hóa hơi chất lỏng trong chai lọ nhanh, dẫn đến nổ, vỡ, gây thương tích và nguy hiểm cho cán bộ công nhân viên vận hành và xung quanh lò.
- Không cho rác thải quá nhiều vào cửa lò hay cho cả một lượng rác lớn đựng trong các túi lớn hay bao tải làm ảnh hưởng để quá trình vận hành của lò và làm giảm nhiệt độ trong buồng đốt dẫn đến tạo khói. Ngược lại nếu để nhiệt độ tăng quá mức cho phép thì sẽ làm giảm tuổi thọ cho một số chi tiết của lò như thành lò, thiết bị trao đổi nhiệt và ống khói.
- Tuyệt đối khi lò đang vận hành không được đổ nước vào trong buồng đốt. Khi đó, nhiệt độ cao sẽ làm cho lò nổ và gây nguy hiểm cho người vận hành lò cũng như những người làm việc xung quanh.
- Tuyệt đối không được cho rác thải hóa chất cũng như rác thải công nghiệp dễ cháy nổ vào lò như các vỏ bình sơn, bình gas du lịch, các loại vật liệu dãn nở, hộp đựng các chất như xăng dầu, dung dịch hóa học ... sẽ gây ra nổ trong lò, gây nguy hiểm cho người vận hành cũng như những người làm việc xung quanh lò.
- Tuyệt đối không dùng các dụng cụ để đào, gõ, đập tác động mạnh đến thành lò bên trong hoặc bên ngoài làm cho gạch chịu lửa bị hư hỏng.
- Trong khi vận hành, công nhân phải được trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ lao động nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành. Trước khi nghỉ, các công nhân vận hành lò phải vệ sinh sạch sẽ khu vực lò đốt và rửa chân tay sạch sẽ trước khi ra về nhằm tránh tối đa các mầm mống gây bệnh do tiếp xúc với rác thải.
e. Bảo trì, bảo dưỡng lò đốt
e.1. Công tác bảo dưỡng
- Vệ sinh và dọn sạch bụi hàng tuần tại các bộ phận phía sau đường khói đi, cụ thể như: kênh dẫn khói, buồng tách bụi, buồng lưu nhiệt, ngăn tách bụi. Ngay trong chế độ vận hành bình thường, việc vệ sinh có thể vẫn thực hiện bình thường bằng thiết bị chuyên dùng do đơn vị chuyển giao cung cấp hoặc khí nén.
- Tra dầu vào các vị trí của bản lề, ổ bi, ren ốc (khoảng 01 tháng/ 01 lần).
- Kiểm tra hoặc tiến hành thay các thiết bị có dấu hiệu hư hỏng tại các bộ phẩn cửa lò đốt (khoảng 06 tháng/01 lần).
- Kiểm tra và đắp mới các cửa bê tông chịu nhiệt nếu có hiện tượng vỡ, bong tróc (khoảng 06 tháng/ 01 lần).
e.2. Công tác sửa chữa hoặc thay thế
- Kiểm tra hoặc phải tiến hành thay ghi lò tùy theo điều kiện thực tế. Thông thường kiểm tra khoảng 03 tháng/ 01 lần và có thể phải thay thế sau hàng năm vận hành tại chế độ định mức.
- Kiểm tra tiến hành thay can nhiệt tại các vị trí đo của lò đốt khoảng 06 tháng/ 01 lần. Với các đồng hồ hiển thị nhiệt độ lò nung, kiểm tra sự trục trặc và tiến hành thay khoảng 12 tháng/01 lần.
- Kiểm tra tổng thể các bộ phận của lò sau 6 tháng để có kế hoạch sửa chữa hoặc thay thế cần thiết.
Thông số và kết cấu của thiết bị lò đốt chất thải sinh hoạt của dự án như sau:
Bảng 1.2. Thông số kết cấu và thiết bị lò đốt chất thải sinh hoạt 750 kg/giờ
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án
1.4.1. Giai đoạn thi công, xây dựng a. Nhu cầu vật liệu xây dựng
Trong giai đoạn này nguyên vật liệu chính là: Đá hộc, cát xây dựng, gạch thẻ, đá dăm, đá 1x2, đá 4x6, xi măng, sắt thép,… Các loại vật liệu trên sẽ được vận chuyển đến công trình từ các nhà cung cấp trên địa bàn huyện Krông Bông và một số huyện lân cận, tính trung bình quãng đường vận chuyển khoảng 40 km. Riêng đối với các thiết bị nhà máy sẽ được cung cấp từ thành phố Hồ Chí Minh với khoảng cách khoảng 350 km.
Phương án vận chuyển: Chủ dự án sẽ hợp đồng với các nhà cung cấp vận chuyển nguyên vật liệu đến khu đất thực hiện dự án. Các xe vận chuyển chủ yếu là xe tại có trong lượng từ 12 - 20 tấn, trong quá trình vận chuyển được yêu cầu phải có thùng, che chắn để hạn chế rơi vãi trên tuyến đường.
Theo số liệu dự toán của đơn vị nhà thầu thi công xây dựng do chủ dự án cung cấp thì khối lượng nguyên vật liệu chính phục vụ thi công trong quá trình xây dựng dự kiến như sau:
Bảng 1.3. Dự kiến số lượng nguyên vật liệu và máy móc thiết bị của dự án
b. Nhu cầu về máy móc trang thiết bị phục vụ giai đoạn thi công xây dựng
Nhiên liệu sử dụng chủ yếu là dầu DO để cung cấp cho hoạt động các phương tiện,
Bảng 1.4. Bảng tính toán sơ bộ máy móc thiết bị tham gia thi công tại dự án
c. Nhu cầu điện phục vụ giai đoạn thi công, xây dựng
Khu vực xây dựng công trình đã có mạng lưới điện quốc gia và các đường dây hạ áp đảm bảo hoạt động ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Khu vực xây dựng nhà máy cách tỉnh lộ 12 khoảng 320m nên hầu hết hạ tầng điện như đường dây điện 22 KV, Chủ đầu tư chỉ cần đầu tư thêm đường dây 3 pha và xây dựng 01 trạm biến áp với công suất trạm 50 kVA.
d. Nhu cầu sử dụng nước
d.1. Nước cấp cho sinh hoạt
Khi xây dựng dự án có khoảng 30 người; theo TCXDVN 33:2006: Định mức cấp nước sinh hoạt cho những điểm dân cư nông thôn là 100 lít/người/ngày, vậy lượng nước cấp khoảng Q1 = 30 người x 100 lít/người = 3.000 lít/người = 3,0 m3/ngày.
d.2. Nước cấp cho xây dựng
Lượng nước cần cung cấp xây dựng lớn nhất trong ngày cần sử dụng (gồm có tẩy rửa thiết bị, trộn vữa, xi măng): Q2 ≈ 42m3/ngày, bao gồm:
- Rửa 2 ô tô tải, 1 xe cẩu, 1 máy đào, trong 1 lần (1 tuần/lần), mỗi loại cần 500 lít nước. Vậy tổng cộng cần: 2.000 l/lần → 0,3m3/ngày
- Ngoài ra, trong từng giai đoạn thi công lượng nước sử dụng cũng dao động khác nhau cho từng giai đoạn:
+ Xây dựng: Xây gạch 50.000 viên trong 1 ca (8 giờ): 1.000 viên cần 150 lít nước => 50.000 viên cần 7.500 lít → 7,5 m3/ngày. Tưới 50.000 viên trong 1 ca: 1.000 viên cần 200 lít => 50.000 viên cần 10.000 lít → 10 m3/ngày. Như vậy cần tổng cộng 17,5m3/ngày.
+ Đổ bê tông: Trộn trung bình 80m3 bê tông 1 ca: 1 m3 bê tông cần 250 lít => 80m3 bê tông cần 20.000 l/ca → 20m3/ngày. Tưới 80m3 bê tông và ván khuôn; 1m3 cần 300l => 80m3 cần 24.000 l/ngày → 24m3/ngày.
Vậy tổng lượng nước cấp dùng cho xây dựng dự án lớn nhất tại thời điểm trong ngày là: Qcấp = Q1 + Q2 = 45m3/ngày. Trong đó lượng nước tẩy rửa máy móc, tưới bê tông gạch được gom vào ao lắng để tái sử dụng trộn vữa, xi măng dùng trong hoạt động xây dựng dự án nên lưu lượng nước thải phát sinh chỉ khoảng 3 m3/ngày cho mục đích sinh hoạt của công nhân thi công.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của Dự án Bệnh viện Mắt
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm