Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Dự án Nhà máy chiết xuất tinh dầu, cao dược liệu

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Dự án Nhà máy chiết xuất tinh dầu, cao dược liệu, thực phẩm chức năng và sản xuất hóa mỹ phẩm

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư

Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Dược phẩm..

- Địa chỉ văn phòng:..........Phường Tân Phú, Thành phố Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước

- Người đại diện theo pháp luật: Bà ............Chức vụ: CTHĐTV kiêm Tổng giám đốc

- Điện thoại: .......... Fax: ........

- Email: binhphu.pharma@gmail.com

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mã số doanh nghiệp ......... đăng ký lần đầu ngày 31/3/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 22/02/2022 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước cấp.

2. Tên dự án đầu tư

- Tên dự án đầu tư: “Nhà máy chiết xuất tinh dầu, cao dược liệu, thực phẩm chức năng và sản xuất hóa mỹ phẩm”.

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Dự án được đầu tư xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 4.016,7m2 tại Ấp Thuận Bình, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, Tỉnh Bình Phước.

Ranh giới tiếp giáp khu đất dự án như sau:

- Phía Bắc: giáp đất vườn và nhà dân;

- Phía Nam: giáp đất vườn cao su của người dân địa phương;

- Phía Tây: giáp đất trồng cao su;

- Phía Đông: giáp đường nhựa có bề rộng mặt đường khoảng 4-5m.

Hình 1.1. Vị trí khu đất thực hiện dự án

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước.

Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án thuộc nhóm B.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1. Công suất của dự án đầu tư

-Căn cứ vào Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 923/QĐ-UBND ngày 17/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, công suất hoạt động sản xuất của Dự án cụ thể như sau:

+ Sản xuất tinh dầu 10 tấn/năm;

+ Sản xuất cao dược liệu 50 tấn/năm;

+ Sản xuất thực phẩm chức năng 50 tấn/năm;

+ Sản xuất mỹ phẩm 100 tấn/năm.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.1. Công nghệ sản xuất của dự án

- Quy trình công nghệ sản xuất của dự án như sau:

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình sản xuất của dự án

Thuyết minh quy trình

Nguyên liệu đầu vào của dự án là các loại cây dược liệu, thảo dược như tràm trà, hương nhu, tía tô, bạc hà, húng chanh, màn màn, … được thu mua từ các vùng sản xuất dược liệu trong nước. Nguyên liệu nhập về thường có lẫn các tạp chất, tiêu chuẩn chất lượng không đồng đều. Do đó, nguyên liệu sẽ được kiểm tra sơ bộ chất lượng nguyên liệu và loại bỏ bớt tạp chất trước khi đưa vào quy trình sản xuất.

Rửa dược liệu

Mục đích: Loại bỏ bụi bặm, đất cát, côn trùng bám trên bề mặt nguyên liệu, thuốc trừ sâu bám trên bề mặt nguyên liệu do quá trình trồng trọt thu hái vận chuyển.

Tiến hành: sử dụng nước sạch ở nhiệt độ phòng 25oC để rửa. Sử dụng máy rửa dược liệu bơm cao áp để rửa dược liệu, mỗi mẻ rửa được tối đa 1.000kg, lượng nước sử dụng trung bình cho mỗi mẻ khoảng 500 lít.

Yêu cầu: nước rửa phải đạt tiêu chuẩn về nước sạch. Nguyên liệu sau khi rửa phải sạch sẽ, không còn đất cát hay tạp chất bẩn bám trên vỏ, không bị cấn dập do thao tác.

Hình 1.3. Hình ảnh máy rửa dược liệu

Cắt/Băm dược liệu

Để quá trình chiết xuất được nhanh nhất, dược liệu cần được cắt nhỏ. Đối với dạng lá, thân mềm thì cắt thành đoạn vài cm, đối với rễ, cành thì cần cắt lát. Dự án sử dụng máy băm dược liệu để cắt lá, thân, cành, rễ nhằm tạo nên sự đồng đều và tiết kiệm nhân lực, thời gian cho hoạt động sản xuất.

Mức độ chia nhỏ dược liệu phụ thuộc vào cấu trúc vật lý của dược liệu, khả năng khuếch tán của dung môi sử dụng để chiết xuất dược liệu, tỷ lệ dung môi sử dụng và thời gian quy định để chiết kiệt dược liệu. Ví dụ nếu cần chiết kiệt nhanh hoạt chất trong dược liệu có cấu trúc rắn chắc, dược liệu đó phải được nghiền mịn. Dược liệu mềm, xốp và dễ thấm dung môi có thể được chiết ở dạng bột thô. Tuỳ theo bộ phận dùng, mức độ chia nhỏ có thể áp dụng như sau:

-Lá, hoa, cây thảo: tán nhỏ (4 mm)

-Thân gỗ, vỏ cây, rễ: tán nhỏ (2,8 mm)

Hình 1.4. Hình ảnh máy băm dược liệu

Sy, tẩm, sao

Nguyên liệu sau khi được cắt nhỏ sẽ được cho sấy/tẩm/sao tùy từng loại dược liệu để làm khô dược liệu, đồng thời điều chỉnh dược tính của từng loại dược liệu để phục vụ cho các công đoạn tiếp theo.

Dược liệu sau khi được chia nhỏ, sấy, tẩm, sao được được vào công đoạn chiết xuất và cô đặc dược liệu.

Chiết xuất và cô đặc dược liệu

Quá trình chiết xuất và cô đặc dược liệu gồm các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị dược liệu, dung môi

Dược liệu phải đạt tiêu chuẩn quy định. Để đảm bảo chất lượng cao thuốc cần lưu ý những vấn đề sau:

Bộ phận dùng có phù hợp theo quy định.

-Ty lệ tạp chất trong dược liệu.

-Mức độ nhiễm vi sinh vật.

-Giới hạn chất diệt côn trùng, chất bảo quản.

- Giới hạn tro sulfat, kim loại nặng.

Một số dược liệu đặc biệt có thể phải diệt men hoặc loại chất béo. Các bột dược liệu khác nhau có thể được trộn lẫn trước khi chiết.

Dung môi để điều chế cao thuốc thường là nước, ethanol, ete ethylic. Có thể dùng hỗn hợp ethanol - nước hoặc ethanol - ete. Nước là dung môi thông dụng và rẻ tiền, nhưng có nhược điểm hoà tan nhiều tạp chất, cao khó bảo quản. Ethanol hoà tan được nhiều loại hoạt chất, hoà tan ít tạp chất nên được dùng rộng rãi hơn, cao thuốc dễ bảo quản hơn. Ete ít dùng vì đắt tiền và dễ cháy nổ. Dùng ete trong trường hợp hoạt chất chỉ tan trong ete, hoặc dùng để loại tạp chất dầu, mỡ, sáp trong dịch chiết. Đối với Dự án, dung môi sử dụng thông dụng nhất là nước.

Dung môi chiết xuất phải đạt tiêu chuẩn Dược điển quy định. Nước dùng để chiết xuất phải là nước tinh khiết đạt tiêu chuẩn Dược điển hoặc nước uống được. Chủ dự án trang bị hệ thống lọc RO để xử lý nước cấp đầu vào đạt tiêu chuẩn trước khi đưa vào sản xuất.

Bước 2: Chiết xuất hoạt chất

Tuỳ theo bản chất của dược liệu và dung môi, tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm cũng như điều kiện trang thiết bị và quy mô sản xuất, có thể sử dụng các phương pháp: ngâm, ngấm kiệt, chiết xuất ngược dòng hay các phương pháp thích hợp khác.

Nếu dung môi là nước thường dùng phương pháp ngâm phân đoạn (ngâm lạnh, hầm, hãm, sắc), ít khi dùng phương pháp ngấm kiệt. Lượng nước thường gấp 5-10 lần lượng dược liệu. Dung môi là ethanol, ete thường áp dụng phương pháp ngấm kiệt. Lựa chọn độ cồn tuỳ theo thành phần của dược liệu. Dược liệu chứa hoạt chất dễ tan trong nước dùng ethanol 300-600; dược liệu chứa alcaloid, glycosid dùng ethanol 700; dược liệu chứa tinh dầu, nhựa thơm dùng ethanol 800-900; dược liệu có hoạt chất dễ bị thuỷ phân dùng ethanol 900-950. Lượng dung môi thường dùng gấp 5 lần lượng dược liệu.

Dự án sử dụng máy chiết xuất cô đặc chân không để chiết xuất và cô đặc dược liệu. Hệ thống chiết xuất dược liệu bằng inox 304, gồm các bộ phận chính:

+ Nồi đun nấu lấy dịch: Gồm nồi đun nấu 100l, làm lạnh, phân tách dầu nước DN150.

+ Nồi chứa: 100l;

+ Nồi chứa 2: 100l.

+ Nồi cô hình cầu tròn 100l.

+ Bơm chân không;

+ Bơm ly tâm 02 cái.

+ Đường ống liên kết.

Ưu điểm của hệ thống này là có thể chiết xuất ở nhiệt độ thấp, hạn chế phá hủy thành phần, các tinh chất trong dược liệu. Tách chiết được nhiều thành phần khác nhau, tỷ lệ thu hồi và độ tinh khiết cao. Việc chiết xuất diễn ra trong môi trường chân không vô trùng, loại bỏ được tình trạng bụi bẩn do tác động xung quanh, đem lại sản phẩm chất lượng cao.

Máy hoạt động với các bước lần lượt là ngâm và đảo nguyên liệu -> Lọc -> Làm lạnh -> Bốc hơi -> Chưng cất -> Thanh lọc -> Ngưng tụ -> Ly tâm -> Tạo ra thành phẩm là cao dược liệu và tinh dầu.

Dịch chiết trước khi vào thiết bị cô đặc, được lọc qua thiết bị lọc thô và lọc tinh (kích thước lưới lọc 150 µm). Kế đến, dịch chiết được cô ở nhiệt độ thấp (khoảng 600C – 700C, áp suất giảm từ 0,03MPa đến -0,07 MPa ), dịch cô luôn chuyển động tuần hoàn trong thiết bị.

Hình 1.5. Hệ thống chiết xuất và cô đặc dược liệu

Thu cao và tinh dầu

Sản phẩm trung gian sau công đoạn chiết xuất và cô đặc dược liệu là cao dược liệu ở dạng sệt và tinh dầu, các bán thành phẩm này sẽ được tiếp tục đưa vào các công đoạn sản xuất khác nhau tùy theo yêu cầu đầu ra của sản phẩm.

Sản phẩm đầu ra của dự án gồm có tinh dầu, cao dược liệu, thực phẩm chức năng dạng viên/rắn và dược mỹ phẩm/thực phẩm chức năng dạng lỏng. Trong đó:

+ Cao dược liệu thu được một phần sẽ được đem vào sản xuất tạo nên thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm dạng lỏng. Một phần tiếp tục đem sấy và đưa vào sản xuất tạo nên cao dược liệu khô và thực phẩm chức năng dạng rắn.

+ Tinh dầu được thu hồi và đưa vào dây chuyền đóng gói tinh dầu.

Chi tiết các công đoạn sản xuất ra các loại sản phẩm dựa trên bán thành phẩm sau giai đoạn chiết xuất và cô đặc được trình bày dưới đây:

Quy trình sản xuất tinh dầu

Tinh dầu sau khi được thu hồi tại công đoạn chiết xuất và cô đặc dược liệu sẽ được kiểm tra chất lượng. Sau đó được đóng chai, đóng gói rồi lưu kho để xuất bán cho các đơn vị có nhu cầu.

Công đoạn sản xuất thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm dạng lỏng

Cao dược liệu sau khi được thu hồi tại công đoạn chiết xuất và cô đặc dược liệu sẽ được đưa vào sản xuất thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm dạng lỏng.

Cân, đong và pha chế nguyên liệu: Tùy theo từng loại thực phẩm chức năng sẽ có những công thức pha chế với tỷ lệ nguyên liệu đầu vào không giống nhau. Bước cân, đong nguyên liệu với mục đích đảm bảo được độ chính xác trong tỷ lệ nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm. Nguyên liệu sau khi cân đong sẽ được pha chế theo công thức yêu cầu bằng máy pha chế dược mỹ phẩm.

Hình 1.6. Hình ảnh minh họa hệ thống pha chế dược/mỹ phẩm

Đóng chai/Đóng hủ và đóng gói: Dược mỹ phẩm, thực phẩm chức năng sau khi được pha chế sẽ được cho vào máy đóng chai, đóng hủ. Sản phẩm sau đó tiếp tục được đóng gói và lưu kho.

Quy trình sản xuất cao dược liệu và thực phẩm chức năng dạng rắn

Sấy cao: Cao dược liệu sau khi thu hồi tại công đoạn chiết xuất và cô đặc dược liệu sẽ được cho qua máy sấy phun.

Khi chuyển vào thiết bị sấy phun sương, dịch cô đang ở thể lỏng lập tức chuyển sang thể bột khô (hàm ẩm nhỏ hơn 5%) trong thời gian cực ngắn, chưa đến 1/10 giây. Do thời gian tiếp xúc với nhiệt độ rất ít, nên sản phẩm cao khô tạo ra hầu như không bị thay đổi về tính chất hóa học cũng như hoạt tính sinh học

Toàn bộ hệ thống thiết bị đều được sản xuất bởi thép không rỉ. Các sản phẩm dịch chiết trung gian đều được vận chuyển một chiều trong đường ống Inox, bằng hệ thống hút chân không trung tâm hoặc bơm cao áp.

Hình 1.7. Hình ảnh minh họa máy sấy phun

Cao khô thu được sau công đoạn sấy sẽ được kiểm tra chất lượng, một phần được đóng gói và xuất bán dưới dạng cao dược liệu khô.

Một phần được tiếp tục đưa vào sản xuất tạo thành thực phẩm chức năng dưới dạng rắn, chi tiết như sau:

Cân, đong và pha chế nguyên liệu: Tùy theo từng loại thực phẩm chức năng sẽ có những công thức pha chế với tỷ lệ nguyên liệu đầu vào không giống nhau. Bước cân, đong nguyên liệu với mục đích đảm bảo được độ chính xác trong tỷ lệ nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm. Nguyên liệu sau khi cân đong sẽ được pha chế theo công thức yêu cầu và trộn tại máy trộn để tạo nên sự đồng đều của sản phẩm. Dự án sử dụng máy trộn cao tốc và máy trộn lập phương để trộn dược liệu.

Hình 1.8. Hình ảnh minh họa máy trộn cao tốc (Trái) và máy trộn lập phương (Phải)

Cao dược liệu sau khi được trộn đều sẽ được đưa vào máy sấy tầng sôi để tạo hạt.

Sấy: Ưu điểm của việc sử dụng máy sấy tầng sôi là có thời gian tạo hạt ngắn, độ đồng đều cao, và không xảy ra hiện tượng quá nhiệt cục bộ trong khối bột/cốm/hạt

Phương pháp tạo hạt trong máy sấy tầng sôi là quá trình kết tập các tiểu phân bột lơ lửng trong buồng sấy nhờ luồng không khí cấp vào buồng sấy và bằng chất lỏng (tá dược dính) được phun vào buồng sấy. Các tiểu phân bột khi lơ lửng trong buồng sấy được thấm ướt từ từ với dung dịch tá dược dính và trở nên có khả năng dính với các tiểu phân khác để từ từ tạo thành dạng hạt.

Trong phương pháp này, quá trình tạo cốm được tiến hành trong thiết bị sấy tầng sôi có súng phun tá dược dính. Việc cấp tá dược dính bằng súng phun có thể tiến hành theo cách phun từ trên xuống, phun ngang hoặc phun từ dưới lên vào trong buồng sấy có chứa hỗn hợp bột.

Hình 1.9. Hình ảnh minh họa máy sấy tầng sôi

Dập viên, đóng gói: Hỗn hợp dược liệu sau khi tạo hạt sẽ được đưa vào máy dập viên, đóng gói để tạo hình và độ nén cho viên thuốc.

- Máy dập viên thuốc dạng nén cấu tạo cơ bản gồ các bộ phận sau

+ Hệ thống tạo lực: sử dụng động cơ điện hoặc nhiên liệu đốt để tạo ra động năng cho máy hoạt đông,tùy theo yên cầu về sản phẩm mà công suất động cơ sẽ tương ứng để ra ứng lực phù hợp.

+ Hệ thống truyền lực: đây là hệ thống chuyển đổi và truyền lực từ động cơ dang quay tròn thành các chuyển động,tương tứng,hệ thống bánh răng kết nối nhằm tạo ra lực dập lớn

+ Hệ thống tay khửu dập có nhiệm vụ tạo ra lực dập trực tiếp tạo độ nén viên thuốc.

+ Hệ thống phân phối thuốc có nhiệm vụ chứa thuốc nguyên liệu và phân phối nguyên liệu vào cối tạo hình.

+ Chày cuối tạo hình viên thuốc

+ Hệ thống thu và phân loại sản phẩm

-Nguyên lý tạo viên thuốc: Khi động cơ quay sẽ tạo ra một chuyển động, các cơ cấu truyền lực sẽ biến đổi lực quay của động cơ thành các lực chuyển động (thường là chuyển động thẳng) và các bánh răng điều kết nối sẽ tạo ra tổng lực cực lớn gấp nhiều lần lực tại động cơ. Lúc này khi cơ cấu truyền lực sẽ tạo cho khửu dập một lực lớn, cùng lúc thuốc nguyên liệu sẽ từ cốc tra liệu được đưa vào cối tạo hình khi khửu đi xuống 2 chày sẽ tiến về phía cối tạp hình và nén bột thuốc nguyên liệu thành viên thuốc hoàn chỉnh,quá trình chuyển động tiếp theo sẽ kéo chày trên lên cao và chày dưới đẩy lên cao và đẩy viên thuốc vào hệ thống phân loại và đóng gói.

Hình 1.10. Hình ảnh minh họa máy dập viên

Thực phẩm chức năng sau khi được tạo thành các viên nén sẽ được cho vào máy ép vỉ/đóng chai, lọ tùy theo nhu cầu phân phối. Sản phẩm sau khi ép vỉ/đóng chai sẽ được đóng gói và lưu kho.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

- Sản phẩm đầu ra của dự án là các loại cao dược liệu, tinh dầu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm với sản lượng cụ thể như sau:

+ Tinh dầu 10 tấn/năm;

+ Cao dược liệu 50 tấn/năm;

+ Thực phẩm chức năng 50 tấn/năm;

+ Dược mỹ phẩm 100 tấn/năm.

Hình 1.11. Hình ảnh minh họa một số sản phẩm của Dự án

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1. Danh mục máy móc, thiết bị

a. Giai đoạn xây dựng

Trong giai đoạn thi công xây dựng, Chủ dự án sẽ ký hợp đồng với nhà thầu để thi công các hạng mục công trình của dự án. Các máy móc, thiết bị phục vụ cho giai đoạn thi công, xây dựng được trình bày trong bảng bên dưới đây

4.2. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất

a. Giai đoạn xây dựng

Nhu cầu về các loại nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu:

Nhu cầu vật liệu sử dụng trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là cát xây dựng, gạch thẻ, đá dăm, đá 1x2, đá 4x6, xi măng, sắt thép, sơn, … Khối lượng vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng ước tính khoảng: 8.590 tấn nguyên vật liệu. Tham khảo theo nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng của một vài dự án có quy mô tương tự, ước tính lượng vật liệu xây dựng sử dụng cho dự án như sau:

Nguồn cung cấp: Vật liệu xây dựng sử dụng cho dự án được hợp đồng với các đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng uy tín trên thị trường trên địa bàn Tp. Đồng Xoài và các khu vực lân cận. Bê tông tươi, bê tông nhựa nóng được mua tại các nhà cung cấp trên địa bàn Tp. Đồng Xoài và các khu vực lân cận.

b. Giai đoạn vận hành dự án

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu

Nhu cầu nguyên vật liệu trong giai đoạn hoạt động của dự án được trình bày chi tiết dưới đây:

4.3. Nguồn cung cấp nước

a.Nguồn cung cấp nước

Theo Báo cáo đầu tư dự án, nước phục vụ thi công của dự án được lấy từ nguồn nước dưới đất trong khu vực dự án. Chủ dự án sẽ tiến hành đào hoặc khoan giếng để sử dụng. Trước khi tiến hành đào hoặc khoan giếng, Chủ đầu tư sẽ liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước để được hướng dẫn các thủ tục xin, cấp phép khai thác sử dụng nước dưới đất. Số lượng giếng đào/khoan của dự án là 01 giếng, công suất khai thác lớn nhất là 30m3/ngày. Giếng này sẽ được Chủ dự án tận dụng để sử dụng tiếp tục khi dự án đi vào hoạt động.

b. Nhu cầu sử dụng nước

Giai đoạn xây dựng Nước cấp sinh hoạt

Theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt là 100 lít/người.ngày. Số lượng công nhân phục vụ xây dựng dự án khoảng 50 người, với định mức tiêu thụ nước như trên thì nhu cầu sử dụng nước của dự án trong giai đoạn này là 5 m3/ngày.

Nước cấp cho hoạt động xây dựng

Dự án sử dụng bê tông tươi nên không phát sinh nhu cầu sử dụng nước từ việc trộn vữa, bê tông. Nước phục vụ cho nhu cầu xây dựng chủ yếu để tưới nước chống bụi và vệ sinh phương tiện thiết bị thi công xây dựng, dự kiến nhu cầu như sau:

+ Nước vệ sinh phương tiện, thiết bị: khoảng 1,5 m3/ngày

+ Nước chống bụi từ vật liệu, nước tưới tại các khu vực đang thi công xây dựng và tuyến đường giao thông ra vào khu xây dựng.: khoảng 2m3/ngày.

Vậy tổng nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công xây dựng là 8,5 m3/ngày.

Giai đoạn hoạt động dự án

Nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động của dự án trong quá trình nhà máy đi vào vận hành như sau:

Nước cấp sinh hoạt

Dự án vận hành với số lượng lao động khoảng 70người. Theo QCVN 01:2021/BXD, lượng nước sinh hoạt của mỗi công nhân 80lít/người.ngày. Như vậy, tổng lượng nước cấp sinh hoạt trong 01 ngày (70 công nhân): 5,6m3/ngày.đêm.

Lượng nước sử dụng phục vụ cho bếp ăn của nhà máy: Dự án không phục vụ suất ăn cho công nhân tại nhà máy nên không phát sinh nhu cầu cấp nước cho hoạt động nấu ăn của nhà máy.

Nước cấp phục vụ sản xuất

+ Nước cấp cho hoạt động rửa nguyên liệu: Tổng nhu cầu sử dụng nguyên liệu của dự án tối đa khoảng 410 tấn/năm cây dược liệu tươi các loại, tương đương khoảng 1,36 tấn nguyên liệu/ngày (Với quy ước một năm có 300 ngày làm việc). Máy rửa dược liệu của dự án là máy chuyên dùng, sử dụng bơm cao áp phun nước, lượng nước tiêu hao ít, tuỳ từng loại nguyên liệu có thể rửa nhiều lần. Khối lượng dược liệu rửa tối đa một lần khoảng 1 tấn. Lượng nước sử dụng cho một lần rửa khoảng 400 lít/mẻ.lần rửa. Trung bình dược liệu được rửa qua 02 lần để làm sạch đất, cát dính trong cây, đảm bảo chất lượng cho quá trình sản xuất phía sau. Như vậy lượng nước tối đa để rửa 01 tấn nguyên liệu là 800 lít. Vì dự án sử dụng tối đa 08 loại dược liệu, giả định trung bình tối đa mỗi ngày đều nhập 08 loại dược liệu, số lượng mẻ dược liệu được rửa là 8 mẻ/ngày. Lượng nước sử dụng tối đa khoảng 6,4m3/ngày.

+ Nước cấp cho hoạt động chiết xuất dược liệu: Tối đa khoảng 5m3/ngày. + Nước cấp cho hoạt động rửa dụng cụ: Tối đa khoảng 2m3/ngày.

+ Nước cấp cho lò hơi 2m3, lượng bổ sung hằng ngày 0,2m3/ngày.

Nước cấp ban đầu cho bồn chứa dùng để hóa hơi là 2m3, lượng nước này được hóa hơi nóng và tuần hoàn sử dụng không thải ra môi trường. Hằng ngày nước cấp bổ sung cho việc hóa hơi là 10% lượng nước cấp vào tương đương 0,2m3/ngày.

+ Nước cấp cho bồn xử lý khí thải lò hơi là 1m3. Bồn xử lý khí thải định kỳ được thay 1 tháng/lần, lượng nước thải tối đa 1 m3/lần xả.

+ Nước cấp cho hoạt động xả cặn lò hơi 2 lần/năm. Thể tích nước xả cặn chiếm 1/3 thể tích của lò tương đương 0,6 m3/lần xả.

+ Nước cấp cho hoạt động giặt quần áo bảo hộ lao động của công nhân: Định mức sử dụng nước giặt quần áo là 250 lít/mẻ 30kg (Với quy ước mỗi bộ quần áo có trọng lượng 0,5kg, mỗi ngày có 70 bộ quần áo cần được giặt tương ứng với 70 lao động của dự án). Như vậy lượng nước cấp cho hoạt động giặt quần áo là 0,3m3/ngày. Nước thải tương ứng khoảng 80% nước cấp, tương đương 0,24m3/ngày.

Nước tưới cây, rửa đường:

Theo QCVN 01:2021/BXD, nước tưới cây khoảng 3 lít/m2, rửa đường tương đương khoảng 0,4 lít/m2.

Lượng nước tưới cây, rửa đường = diện tích cây xanh x 3 lít/m2+ diện tích sân đường nội bộ × 0,4 lít/m2 = 577,4m2 x 3 lít/m2 + 1.020 m2 x 0,4 lít/m2= 2,14 m3/ngày.

Nước vệ sinh nhà xưởng:

Tổng diện tích các hạng mục cần vệ sinh của dự án là: Diện tích nhà xưởng + Diện tích nhà văn phòng tầng trệt + Diện tích văn phòng tầng 1 = 1.925+ 42 + 461 = 2.428m2.

Với định mức nước vệ sinh nhà xưởng 1 lít/m2. Tần suất vệ sinh nhà xưởng: 01 lần/ 01 tuần. Tổng lượng nước cho 01 lần vệ sinh là 1lít/m2 × 2.428m2 = 2.428lít » 2,4m3/lần.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Dự án đầu tư Công ty CP thủ công mỹ nghệ

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Nội dung của báo cáo ĐTM dự án trạm biến áp 110kv cát nhơn và đấu nối
Nội dung của báo cáo ĐTM dự án trạm biến áp 110kv cát nhơn và đấu nối

629 Lượt xem

Tên dự án trạm biến áp 110kV Cát Nhơn và đấu nối. Địa điểm thực hiện dự án: thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Mẫu số 40 giấy phép môi trường dự án khu trung tâm thương mại và căn hộ
Mẫu số 40 giấy phép môi trường dự án khu trung tâm thương mại và căn hộ

445 Lượt xem

Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường theo mẫu tại phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP dự án Khu trung tâm thương mại và căn hộ. Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường; Mẫu giấy phép môi trường là mẫu 40 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT. 
Hạn ngạch phát thải khí nhà kính, cách phân bổ lượng các-bon cho phép
Hạn ngạch phát thải khí nhà kính, cách phân bổ lượng các-bon cho phép

1826 Lượt xem

Cách thức phân bổ hạn ngạch phát thải các-bon cho các đối tượng kiểm soát phát thải (thường là các doanh nghiệp hoặc cơ sở) trong hệ thống kinh doanh các-bon xác định trách nhiệm đạt được tổng mục tiêu được chia sẻ như thế nào giữa các thành phần kinh tế, tức là các doanh nghiệp trong ngành.
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu dân cư Thọ Mỹ
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu dân cư Thọ Mỹ

619 Lượt xem

Mục tiêu của việc lập đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án khu dân cư Thọ Mỹ để hỗ trợ hiệu quả công tác kiểm soát của các cơ quan chức năng về tình hình hoạt động của dự án khu dân cư đối với môi trường như thế nào. Qua đó đưa ra những giải pháp kịp thời nếu khu dân cư thải ra chất thải có tương tác xấu tới môi trường, bảo vệ sự trong lành của môi trường và đề cao trách nhiệm xã hội.
Mẫu báo cáo giấy phép môi trường đầu tư trang trại chăn nuôi gà sạch
Mẫu báo cáo giấy phép môi trường đầu tư trang trại chăn nuôi gà sạch

473 Lượt xem

DỊCH VỤ TƯ VẤN HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI - MINH PHƯƠNG CORP, báo cáo cấp giấy phép môi trường trang trại gà quy mô 1.095.000 con/năm. Một năm trại gà nuôi 1.095.000 con gà thịt. Dự án nuôi gà thịt
Mẫu báo cáo giấy phép môi trường nhà máy sản xuất hạt nhựa công suất 60.000 tấn sản phẩm/năm
Mẫu báo cáo giấy phép môi trường nhà máy sản xuất hạt nhựa công suất 60.000 tấn sản phẩm/năm

417 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa với công suất tái chế hạt nhựa của dự án đăng ký tối đa là 60.000 tấn hạt nhựa/năm. Dịch vụ tư vấn hồ sơ giấy phép môi trường - Minh Phương Corp 

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng