Nội dung của báo cáo ĐTM dự án trạm biến áp 110kv cát nhơn và đấu nối

Tên dự án trạm biến áp 110kV Cát Nhơn và đấu nối. Địa điểm thực hiện dự án: thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN TRẠM BIẾN ÁP 110KV CÁT NHƠN VÀ ĐẤU NỐI

1.1. Thông tin về dự án - hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án trạm biến áp.

1.1. Thông tin chung

1.2. Đơn vị quản lý dự án:

Phạm vi, quy mô, công suất

- Xây dựng mới TBA 110kV Qui mô 01 MBA 110/22kV – 40MVA, có dự phòng đất cho lắp đặt MBA thứ 2;

- Xây dựng mới ĐDĐN 110kV 02 mạch với chiều dài khoảng 12,24 km;

- Xây dựng mới các ĐDĐN 22kV với tổng chiều dài khoảng 1,88km (bao gồm 0,14 km cáp ngầm đi trong TBA).

1.3. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Phạm vi Dự án TBA 110kV Cát Nhơn và đấu nối gồm ba hạng mục công trình chính,

(i) TBA 110kV Cát Nhơn; (ii) ĐDĐN 110kV và (iii) ĐDĐN 22kV. Các hoạt động của dự án như sau:

  • Đền bù, thu hồi dất đai, giải phóng mặt bằng cho công trình TBA và ĐDĐN;
  • Vận chuyển nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị phục vụ thi công, lắp đặt;
  • San nền, xây dựng và lắp đặt thiết bị TBA;
  • Xây dựng móng cột, lắp dựng cột, căng dây lên cột;
  • Đóng điện, vận hành công trình đồng bộ với hệ thống truyền tải 110kV Quốc gia và hệ thống phân phối 22kV.

1.4. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Vị trí các hạng mục công trình của Dự án trạm biến áp 110KV thuộc khu vực đồng bằng duyên hải miền Trung, các hạng mục công trình được bố trí chủ yếu trên đất canh tác nông nghiệp, chủ yếu là ruộng lúa. Do vậy, Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa với quy mô dưới 10 ha thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Luật Đất đai 2013.

2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Tóm tắt các hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường như sau:

Stt

Hoạt động

Nguồn gây tác động

Tác động có liên quan đến chất thải

Tác động không liên quan đến chất thải

A

Giai đoạn thi công, xây dựng

1

Chiếm dụng đất đai

Nhu cầu đất đai làm mặt bằng xây dựng;

Quy định về lang an toàn lưới điện.

Thu hồi đất vĩnh viễn;

Hạn chế công năng sử dụng đất trong HLT.

2

Giải phóng mặt bằng

Hoạt động phát quang cây cối trên mặt bằng thi công và hành lang tuyến.

Phát sinh CTR có nguồn gốc thực bì.

Ảnh hưởng đến cây trồng và hệ sinh thái.

3

Vận chuyển nguyên vật liệu        xây

dựng, máy móc thiết bị

Việc vận hành phương tiện vận chuyển cơ giới.

Phát sinh bụi và khí thải tác động đến môi trường không khí.

Tác động đến hoạt động giao thông trên các tuyến đường vận chuyển.

4

Thi       công

các       hạng

mục      công trình

Việc san ủi mặt bằng thi công, san nền, đào hố móng.

Bụi khuếch tán từ hoạt động đào, đắp đất.

Thay đổi địa hình, rủi ro sạt lở, xói mòn đất.

Việc vận hành phương tiện thi công cơ giới.

Phát sinh bụi và khí thải tác động đến môi trường không khí.

Tiếng ồn phát sinh từ quá trình vận hành phương tiện cơ giới.

Chất thải từ hoạt động xây dựng.

Phát sinh CTR xây dựng và CTNH tác động đến môi trường đất, nước;

Phát sinh nước thải xây dựng tác động đến môi trường nước.

Việc kéo dây qua các khu vực sản xuất của người dân.

Tác động đến cây cối trong HLT ĐDĐN.

Tập kết công nhân xây dựng

Phát sinh nước thải và chất thải rắn sinh hoạt của công dân

Tác    động    KT-XH    do việc tập kết công nhân nhập cư

dựng.

và chất thải rắn sinh hoạt của công nhân.

việc tập kết công nhân nhập cư.

B

Giai đoạn vận hành

1

Bảo vệ hành lang an toàn tuyến ĐDĐN

Chặt tỉa cây cối xâm phạm khoảng cách an toàn

CTR có nguồn gốc thực vật có thể gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước.

+ Ảnh hưởng đến hệ thực vật gây tác động đến môi trường sinh thái.

+ Hạn chế khả năng sử dụng đất trong hành lang tuyến.

2

Mưa     chảy

tràn        trên

mặt       bằng trạm.

Nước mưa chảy tràn.

CTR rơi vãi cuốn theo nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường đất.

3

Vận   hành,

kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng công trình, thiết bị điện.

Thay thế thiết bị hư hỏng;

Chất thải phát sinh từ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị;

Tiếng ồn từ hoạt động của MBA.

Phát sinh CTR công nghiệp;

Phát sinh CTNH gồm giẻ lau dính dầu, acquy, pin thải...

Ảnh hưởng của tiếng ồn đến công nhân trực tiếp vận hành MBA.

4

Truyền dẫn điện năng

Điện từ trường xung quanh thiết bị truyền dẫn điện cao áp

Ảnh hưởng đến sức khỏe do điện trường.

Ảnh hưởng của điện trường đến hệ thống thông tin.

3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án - hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án trạm biến áp.

3.1. Giai đoạn thi công, xây dựng

3.1.1. Bụi, khí thải

  • Bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển cơ giới: phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên, vật liệu thi công, tổng mức phát thải cho toàn bộ hoạt động vận chuyển của tuyến Dự án là 1,88 kg CO/ngày; 1,47 kg NOx/ngày; 0,18 kg HC/ngày; và 0,15 kg PM/ngày.
  • Bụi khuếch tán từ quá trình đào đắp đất: phát sinh từ quá trình đào, đắp đất hố móng. Do đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn khu vực, mức độ bụi khuếch tán từ hoạt động, đào và đắp đất từ các hạng mục công trình của Dự án được nhận định là không lớn nên tác động của bụi không đáng kể.
  • Bụi, khí thải từ các phương tiện thi công: Phát sinh từ quá trình vận hành phương tiện thi công cơ giới, thành phần chất ô nhiễm trong khí thải chủ yếu là Bụi; SO2; NO2; và CO với tổng tải lượng phát sinh trong một ca máy lần lượt là 0,181 kg/ca; 0,127 kg/ca; 12,160 kg/ca; và 0,822 kg/ca, tương ứng với nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải theo tính toán lần lượt là 6,4 mg/m3; 4,5 mg/m3; 428,5 mg/m3; và 29,0 mg/m3, thấp hơn giới hạn của Quy chuẩn cho phép (QCVN 19:2009/BTNMT- Cột B; Kv = 1 và Kp = 1).

3.1.2. Nước thải

  • Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân, tổng lượng nước thải sinh hoạt của Dự án khoảng 13,6 m3/ngày (đơn vị thi công TBA là 3,2 m3/ngày và mỗi đơn vị thi công ĐDĐN là 5,2 m3/ngày), Lưu lượng nước thải không cao, phát sinh rãi rác tại các nhà dân cho thuê (dự án thuê nhà dân cho công nhân lưu trú) được thu gom, xử lý tại công trình vệ sinh hiện hữu của nhà dân cho thuê.
  • Nước thải xây dựng: phát sinh từ hoạt động bơm thoát nước hố móng tại các vị trí thi công trong khu vực địa hình thấp có nước ngầm tầng nông, lưu lượng phát sinh phụ thuộc vào điều kiện địa chất thủy văn tại khu vực thi công, tính chất nước hố móng không chứa thành phần nguy hại, thường có độ đục cao do nhiễm bùn, đất trong quá trình đào đất và dễ dàng lắng trong thời gian ngắn.
  • Nước mưa chảy tràn: phát sinh từ hoạt động thi công vào mùa mưa, lưu lượng nước mưa chảy tràn hình thành trên mặt bằng thi công TBA là 22,9 lít/s và trên mặt bằng thi công móng cột có giá trị lớn nhất là 12,4 lít/s.

3.1.3. Chất thải rắn, chất thải nguy hại

  • Thực bì phát quang: phát sinh từ hoạt động phát quang mặt bằng thi công, tổng khối lương CTR có nguồn gốc thực bì phát sinh khoảng 05 - 08 tấn, gồm có gốc rạ, thân và lá cây bạch đàn.
  • CTR sinh hoạt: phát sinh từ sinh hoạt của công nhân xây dựng, tổng khối lượng phát sinh cho toàn dự án là 102 kg/ngày (tại đơn vị thi công TBA là 24 kg/ngày và tại mỗi đơn vị thi công ĐDĐN là 39 kg/ngày), rác thải sinh hoạt của công nhân không phát sinh tập trung mà phân bố rãi rác tại các vị trí phát sinh rác hiện hữu trong khu vực dân cư với lượng rác phát sinh tại mỗi vị trí không lớn và được thu gom theo hệ thống thu gom rác hiện hữu tại địa phương.
  • CTR xây dựng: phát sinh từ quá trình xây dựng, lắp đặt các hạng mục công trình, thành phần chủ yếu gồm bê tông vụn, gỗ coffa, sắt thép vụn, vỏ thùng gỗ chứa vật tư, thiết bị…, Khối lượng CTR xây dựng phát sinh phụ thuộc vào biện pháp tổ chức thi công, công nghệ xây dựng và vật liệu xây dựng. Ngoài ra, quá trình đào, đắp hố móng có khả năng phát sinh đất thừa, toàn bộ lượng đất thừa tại mỗi vị trí móng được sử dụng để gia cố móng, đắp bờ taluy bảo vệ móng.
  • Chất thải nguy hại: phát sinh từ hoạt động bảo trì, bảo dưỡng máy móc, phương tiện thi công, thành phần chủ yếu gồm dầu mỡ thải và giẻ lau dính dầu, lượng dầu mỡ thải phát sinh từ hoạt động xây dựng của Dự án ước tính khoảng 126 lít/lần thay, khoảng 21,0 – 42,0 lít/tháng tại công trường thi công TBA và 182 lít/lần thay, khoảng 30,3 - 60,7 lít/tháng cho hoạt động thi công ĐDĐN.

3.1.4. Tiếng ồn, độ rung

Nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu từ các thiết bị thi công như máy đào đất, cần cẩu, xe trộn bê tông, máy đầm nén, máy khoan cắt, mức ồn lớn nhất từ hoạt động đào đất, vận chuyển, trộn bê tông, và khoan cắt (72 – 99 dBA tại vị trí cách nguồn ồn 1,5 m), ngoài phạm vi bán kính 54 m từ nguồn, tiếng ồn tổng cộng nhỏ hơn 70 dBA.

3.1.5. Tác động của việc chiếm dụng đất

  • Đất đai bị chiếm dụng và bị ảnh hưởng bởi Dự án: Các tác động đến đất đai và tài sản trên đất từ hoạt động của Dự án phát sinh từ hoạt động thu hồi đất làm mặt bằng xây dựng TBA và các móng cột ĐDĐN và quy định về hành lang an toàn lưới điện, diện tích bị ảnh hưởng như sau:
  • Bị thu hồi vĩnh viễn: 13.074 m2 (gồm 3.243 m2 mặt bằng xây dựng TBA, đường vào trạm và tái lập đường dân sinh, mương nước; 9.011 m2 mặt bằng xây dựng móng cột ĐDĐN 110kV và 821 m2 mặt bằng xây dựng móng cột ĐDĐN 22kV).
  • Bị ảnh hưởng trong HLT: 181.577 m2 (gồm 174.604 m2 HLT của ĐDĐN 110kV và 6.972 m2 HLT của ĐDĐN 22kV).
  • Nhà và công trình trong HLT: 02 ngôi nhà trong HLT (được phép tồn tại trong HLT khi được đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định).
  • Tác động đến đất lúa: Tổng diện tích đất lúa trong phạm vi thực hiện dự án là 167.142 m2, trong đó:
  • Diện tích có yêu cầu thu hồi làm mặt bằng xây dựng các hạng mục công trình (gồm TBA và móng cột ĐDĐN) là 8.541 m2;
  • Diện tích trong HLT của các ĐDĐN, không yêu cầu thu hồi là 158.601 m2.

3.1.6. Tác động đến hoạt động giao thông

Hoạt động vận chuyển, tập kết vật tư, thiết bị, máy móc về công trường sẽ làm gia tăng mật độ giao thông trên các tuyến đường vào vị trí các hạng mục công trình của Dự án gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên các tuyến đường vào khu vực Dự án. Ngoài ra, việc giao thông và đi lại của người dân trong khu vực còn bị ảnh hưởng từ công tác thi công kéo dây điện băng qua các tuyến đường bộ giao chéo.

3.1.7. Tác động đến KT-XH

Hoạt động thi công và tập kết công nhân từ nơi khác đến có khả năng gây xáo trộn đời sống của người dân trong khu vực, lây lan bệnh dịch, mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương.

4. Giai đoạn vận hành - hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án trạm biến áp.

a. Nước mưa chảy tràn

Phát sinh do quá trình hình thành nước mưa chảy tràn trên mặt bằng TBA, Lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất qua bề mặt trạm được tính toán là 33,8 l/s được thu gom và tiêu thoát qua hệ thống thoát nước mưa của TBA.

b. Chất thải rắn và chất thải nguy hại

  • CTR phát sinh do chặt tỉa cây trong HLT: Phát sinh từ hoạt động chặt tỉa cây, kiểm soát khoảng cách an toàn của cây cối đến dây dẫn, khối lượng cành và ngọn cây cần chặt tỉa khoảng 0,3 - 0,5 tấn/tháng.
  • CTR phát sinh do thay thế thiết bị hư hỏng: Phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng, sửa chửa, thay thế vật tư, thiết bị của công trình, khối lượng phát sinh rất thấp ước tính khoảng 30 - 50 kg/năm. Các thiết bị và phụ kiện công trình không chứa các vật chất nguy hại nên các thiết bị hư hỏng được xem là CTR công nghiệp thông thường.
  • Chất thải nguy hại: phát sinh từ hoạt động bảo trì, bảo dưỡng thiết bị trạm, hoặc sự cố rò rỉ dầu MBA, khối lượng CTNH phát sinh trong quá trình vận hành trạm TBA gồm dầu MBA ước tính khoảng 0,5 – 1,5 kg/tháng; giẻ lau dính dầu ước tính khoảng 1 - 2 kg/tháng.

c. Tác động đến hệ thực vật và sinh thái do chặt tỉa cây trong HLT

Chiều dài tuyến ĐD đi qua khu vực cây cối cần chặt tỉa ước tính khoảng 412 m qua khu vực cây trồng với quần thể thực vật thuần loài là bạch đàn. Do vậy, hoạt động chặt tỉa cây cối trong HLT chỉ gây ảnh hưởng đến cây trồng bên dưới tuyến ĐD không có giá trị về đa dạng sinh học.

  1. Tiếng ồn từ hoạt động của MBA

Tiếng ồn phát sinh từ quá trình vận hành các MBA, tiếng ồn của MBA 110kV ≤ 70 dBA ở khoảng cách 2 m, đạt quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT - giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn trong khu vực thông thường từ 6 giờ đến 21 giờ. Tiếng ồn ở khoảng cách 16 m cách khu vực bố trí MBA có giá trị theo tính toán là 55 dBA đạt quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT - giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn trong khu vực thông thường từ 21 giờ đến 6 giờ.

  1. Tác động do điện từ trường xung quanh thiết bị điện 110kV và ĐDĐN 110kV

Tác động của điện trường đến sức khỏe: Các hạng mục công trình lưới điện của Dự án được thiết kế đảm bảo các điều kiện an toan, đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các thiết bị và cấu kiện trong TBA; khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất tự nhiên và khoảng cách an toàn phóng điện theo quy định của Nghị Định 14/2014/NĐ-CP và Quy phạm trang bị điện. Kết quả đánh giá cho thấy giá trị cường độ điện trường tại hầu hết các vị trí trong TBA đều thấp hơn 15kV/m, tất cả các vị trí làm việc trong TBA đều có thể tiếp cận với thời gian hạn chế theo quy định. Điện từ trường của ĐDĐN sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư sinh sống trong cũng như xung quanh hành lang tuyến. Đảm bảo cường độ điện trường < 5 kV/m tại điểm bất kỳ trong HLT tại vị trí cách mặt đất 1 m.

Ảnh hưởng đến hệ thống thông tin xung quanh: Các hệ thống thông tin bị ảnh hưởng bao gồm các ĐD thông tin đi gần trạm và các trung tâm phát vô tuyến. Tuy nhiên, điều này đã được tính toán bảo đảm quy phạm hiện hành nên tác động này không đáng kể. Ảnh hưởng của hiện tượng vầng quang trên đường dây đến các thiết bị radio và vô tuyến truyền hình được thiết kế hạn chế ở mức độ hợp lý, tuân thủ các tiêu chuẩn IEC và TCVN.

5. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

Giai đoạn thi công, xây dựng

  1. Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải
  • Bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển cơ giới: Kiểm soát phương tiện vận chuyển cơ giới và hoạt động vận chuyển, phương tiện vận chuyển cơ giới được kiểm định, đăng kiểm và bảo dưỡng định kỳ theo quy định.
  • Bụi khuếch tán từ hoạt động thi công: Biện pháp tổ chức thi công và vệ sinh công trường, che chắn khu vực công trường nhằm giảm thiểu bụi và đất cát phát tán, Phun nước dập bụi trong các ngày nắng tại các vị trí lưu trữ tạm thời đất đào và các mặt bằng thi công TBA.
  • Bụi, khí thải từ các phương tiện thi công: Kiểm soát phương tiện thi công cơ giới, đảm bảo các điều kiện để được vận hành, phương tiện thi công cơ giới phải được bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp.

b. Công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải

  • Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng: nước thải sinh hoạt của công nhân được thu gom, xử lý tại công trình vệ sinh hiện hữu của nhà dân cho thuê.
  • Nước thải xây dựng: Bố trí mương thoát nước và hố lắng để lắng sơ bộ nước hố móng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
  • Nước mưa chảy tràn: Bố trí thời gian thi công phù hợp, hạn chế thi công vào mùa mưa, bố trí gờ chắn, mương thoát nước xung quanh mặt bằng thi công và vệ sinh công trường.
  1. Công trình và biện pháp quản lý CTR, CTNH
  • Thực bì phát quang: bố trí thời gian phát quang sau vụ thu hoạch. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân thu gom, tận dụng các cành cây sau khi phát quang. Các cành nhỏ và lá phải được quét dọn, thu gom và xử lý hợp vệ sinh.
  • CTR sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt của công nhân sẽ phát sinh tại các nhà dân cho thuê, các hàng quán xung quanh vị trí thi công và được thu gom tại đây theo hệ thống thu gom rác thải của địa phương.
  • CTR xây dựng: Bố trí khu vực lưu trữ chất thải tại các điểm tập kết, phân loại, chất thải có thể tái chế (thiết bị điện và dây điện hỏng, sắt vụn, bao xi măng…) được bán cho cơ sở thu mua phế liệu; Chất thải không thể tái chế và tái sử dụng sẽ được thu gom, tập trung và chuyển cho đơn vị thu gom chất thải tại địa phương.
  • Chất thải nguy hại: Thu gom, lưu trữ an toàn và hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý toàn bộ lượng CTNH phát sinh theo quy định.
  1. Biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn

Áp dụng biện pháp tổ chức thi công phù hợp như sắp xếp thời gian thi công, bố trí phương tiện thi công và kiểm soát phương tiện thi công cơ giới gây ồn.

  1. Biện pháp giảm thiểu tác động của việc chiếm dụng đất
  • Bồi thường hỗ trợ tái định cư: Chủ dự án cần phối hợp với địa phương tiến hành điều tra chi tiết diện tích các loại đất bị thu hồi, tài sản bị ảnh hưởng, số hộ bị ảnh hưởng do Dự án và có chính sách bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng cho các hộ BAH theo quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo đời sống, an sinh xã hội cho các đối tượng BAH.
  • Giảm thiểu ảnh hưởng của việc sử dụng đất trong HLT: trong quá trình vận hành, phải luôn đảm bảo các điều kiện an toàn hành lang lưới điện, đảm bảo an toàn cho các hoạt động được phép trong HLT.
  • Biện pháp giảm thiểu tác động đến đất lúa: phải thực hiện trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang đất xây dựng dự án theo quy định.
  1. Biện pháp giảm thiểu tác động tác động đến hoạt động giao thông
  • Bố trí thời gian, phân luồng, phân tuyến hợp lý trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ thi công, kiểm soát phương tiện vận chuyển cơ giới. Xe chở vật liệu xây dựng không chở quá tải;
  • Lắp giàn giáo đỡ dây tại các khoảng vượt đường có mật độ giao thông lớn;
  • Phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ cắm biển báo thi công hai phía đoạn đường tại vị trí giao chéo.
  1. Biện pháp giảm thiểu tác động tác động đến KT-XH

Áp dụng biện pháp quản lý công nhân, ưu tiên sử dụng lao động địa phương cho các công việc phù hợp, đăng ký tạm trú cho công nhân, phối hợp với các cấp chính quyền và an ninh địa phương trong việc đảm bảo an ninh trật tự.

6. Giai đoạn vận hành - hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án trạm biến áp.

a. Thoát nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn được thu gom và tiêu thoát qua hệ thống thoát nước mưa của trạm. Nước mưa phát sinh trên bề mặt trạm được thu gom và dẫn ra hệ thống mương thoát nước bên ngoài hàng rào trạm.

b. Biện pháp thu gom, quản lý CTR, CTNH

  • CTR phát sinh do chặt tỉa cây trong HLT: Tạo điều kiện thuận lợi để người dân thu gom, tận dụng các cành cây sau khi chặt tỉa. Các cành nhỏ và lá phải được quét dọn, thu gom và xử lý hợp vệ sinh.
  • CTR phát sinh do thay thế thiết bị hư hỏng: thu gom tập trung và chuyển về kho của Đơn vị Quản lý vận hành, phân loại, lưu trữ và định kỳ chuyển cho đơn vị có chức năng thu gom khi đủ số lượng.
  • Chất thải nguy hại: Thu gom và lưu trữ tạm thời tại kho lưu trữ CTNH của trạm và định kỳ chuyển cho đơn vị có chức năng thu gom và xử lý CTNH đến thu gom và đưa đi xử lý an toàn.
  1. Biện pháp giảm thiễu tác động đến hệ thực vật và sinh thái

Cắt tỉa cây đảm bảo an toàn cho hành lang tuyến theo đúng quy định trong Nghị định 14/2014/NĐ-CP, không cắt tỉa cây ngoài phạm vi hành lang an toàn.

  1. Biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn

Lựa chọn thiết bị cần xem xét tiêu chí tiếng ồn, đưa yêu cầu về tiêu chuẩn của MBA và độ ồn của MBA vào hồ sơ mời thầu cung cấp vật tư thiết bị, bố trí thiết bị phù hợp để giảm thiểu tác động của tiếng ồn.

  1. Biện pháp giảm thiểu tác động do điện từ trường

Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện:

  • Quản lý, vận hành TBA 110kV và ĐDĐN 110kV/22kV và Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện theo quy định của Nghị định 14/2014/NĐ-CP;
  • Cắm mốc, biển báo hành lang an toàn lưới điện;
  • Đơn vị quản lý vận hành phải kiểm tra thường xuyên hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý của mình.

Phòng tránh ảnh hưởng của điện trường:

  • Thực hiện đo đạc, kiểm tra định kỳ khoảng cách an toàn phóng điện tại các điểm ĐD song song hoặc giao chéo với đường bộ;
  • Định kỳ kiểm tra chiều cao treo dây tối thiểu đến các đối tượng bên dưới;
  • Công nhân vận hành sửa chữa phải tuân thủ quy trình vận hành để đảm bảo các yêu cầu về an toàn;
  • Phối hợp với chính quyền địa phương, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hành lang an toàn lưới điện cao áp cho cộng đồng sống trong khu vực xung quanh TBA và tuyến ĐDĐN.

7.  Chương trình quản lý và giám sát môi trường - hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án trạm biến áp.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 97 và Khoản 3, Điều 98, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và các Phụ lục XXVIII và Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ- CP, Dự án không thuộc đối tượng quan trắc định kỳ các thành phần môi trường.

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Nhà máy chế biến thủy sản
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Nhà máy chế biến thủy sản

242 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Nhà máy chế biến thủy sản với công suất 1.400 tấn sản phẩm/năm, tương đương 4,6 tấn sản phẩm/ngày

Điểm mới trong quản lí chất thải nguy hại hiện nay
Điểm mới trong quản lí chất thải nguy hại hiện nay

1211 Lượt xem

Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc nhóm I, nhóm II, nhóm III có phát sinh chất thải nguy hại với tổng khối lượng từ 1.200 kg/năm trở lên hoặc từ 100 kg/tháng trở lên trong quá trình vận hành thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

Đánh giá tác động của dự án xây dựng khu công nghiệp tới môi trường và xã hội
Đánh giá tác động của dự án xây dựng khu công nghiệp tới môi trường và xã hội

1524 Lượt xem

Đánh giá tác động môi trường tổng hợp của giai đoạn vận hành dự án cho thấy, môi trường không khí và kinh tế- xã hội có thể chịu tác động yếu từ hoạt động khai thác, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật của dự án KCN đặc thù LeDaNa và các tác động  này đều có thể được khống chế phù hợp, hiệu quả.

Xin giấy phép môi trường dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản công nghệ cao
Xin giấy phép môi trường dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

771 Lượt xem

Trọn gói xin giấy phép môi trường Dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản. Theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt dự án sẽ nuôi cá, tôm. Tuy nhiên, hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường đối với nội dung điều chỉnh so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt thì Công ty có xin nuôi cá, tôm, cua.

Hướng dẫn về phương pháp kế toán phát thải khí nhà kính các cơ sở sản xuất điện
Hướng dẫn về phương pháp kế toán phát thải khí nhà kính các cơ sở sản xuất điện

1138 Lượt xem

Trong báo cáo phát thải khí nhà kính của mình, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres lưu ý rằng thế giới vẫn phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng - khủng hoảng khí hậu, khủng hoảng tự nhiên và khủng hoảng ô nhiễm

Bài báo cáo về ô nhiễm môi trường của Liên Hợp Quốc về hậu quả môi trường và sức khỏe
Bài báo cáo về ô nhiễm môi trường của Liên Hợp Quốc về hậu quả môi trường và sức khỏe

1468 Lượt xem

Đến năm 2050, nếu dân số thế giới tiếp tục tăng và mô hình tiêu thụ và sản xuất hiện tại không thay đổi, chúng ta sẽ cần 2 hành tinh để duy trì lối sống của chúng ta.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng