Báo cáo cấp giấy phép môi trường Dự án trồng cây lâu năm kết hợp chăn nuôi
Báo cáo cấp giấy phép môi trường Dự án trồng cây lâu năm kết hợp chăn nuôi.Dự án có tổng diện tích đất là 24,38ha (trong đó có 17,6ha diện tích nằm trong quy hoạch chăn nuôi)
3.4.1 Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh:..................................52
3.4.2 Công trình lưu giữ và biện pháp thu gom CTNH tại trang trại ....53
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...........................69
- THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Loại hình dự án: Trang trại chăn nuôi heo công nghiệp kết hợp trồng cây lâu năm đã xây dựng hoàn thiện và đã đi vào hoạt động.
Dự án có tổng diện tích đất là 24,38ha (trong đó có 17,6ha diện tích nằm trong quy hoạch chăn nuôi). Phần diện tích xây dựng các hạng mục công trình chính phụ, phục vụ chăn nuôi có diện tích 3,94ha và 1,44ha diện tích thiết kế xây dựng đường giao thông nội bộ, đường dẫn heo và bố trí thiết kế cây xanh thảm cỏ. Phần diện tích còn lại là 19ha thuộc quy hoạch để trồng cây lâu năm.
* Đối với chăn nuôi (3.600 con heo nái):
Đầu tư các dãy chuồng nuôi (heo đẻ, heo mang thai, heo nọc, heo cai sữa, …) với tổng diện tích chuồng là: 21.100 m2.
Trang trại nuôi với công suất: 3.600 con heo nái, trong đó có 2.600 con heo mang thai, 1.000 con heo nái đẻ (trung bình heo mẹ đẻ từ 8-10 con/lứa, mỗi lần có 100 con heo nái đẻ, số heo con đẻ trong cùng 1 thời điểm 1.000 con), 50 con heo nọc và 1.000 heo con cai sữa.
* Đối với trồng cây lâu năm
Chủ dự án trồng cây giáng hương, cây Lát hoa và cây Bạch Đàn với diện tích 19ha
Hình 1-1 Quy trình chăn nuôi heo nái sinh sản
* Mô tả quy trình chăn nuôi heo nái sinh sản tại trang trại:
Mô tả quá trình chăn nuôi heo nái đẻ:
Nuôi cách ly (10 ngày): Heo giống gồm có heo hậu bị đực và heo hậu bị cái. Heo cái và heo đực có trọng lượng khoảng 60kg được nhập về trại.Heo giống nhập về đảm bảo được kiểm tra kỹ, tất cả đều khỏe mạnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch (do cơ quan thú y cấp).
Đầu tiên heo giống nhập về trại được nuôi nhốt riêng trong nhà heo cách ly để nuôi thích nghi trong vòng 10 ngày đầu để theo dõi tất cả các biểu hiện bệnh, giúp heo thích nghi đồng thời kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh để có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh lây lan bệnh.
Sau thời gian nuôi thích nghi, heo được nhập trại nuôi dưỡng. Heo cái đưa vào chuồng heo hậu bị để nuôi dưỡng. Heo đực đưa vào chuồng heo nọc để nuôi dưỡng.
Chăm sóc heo trong giai đoạn nuôi cách ly:
Nước uống: Heo uống theo nhu cầu bằng các núm uống tự động.
Thức ăn: sử dụng cám chuyên dùng cho heo 50-80kg thể trọng. Cho ăn không giới hạn khẩu phần. Sức ăn của heo giai đoạn này khoảng 2kg/con.ngày.
Chuồng nuôi: nuôi tại chuồng cách ly. Chuồng làm sàn hở, có hành lang công tác ở giữa dọc theo chiều dài chuồng, nền sàn cách mặt đất 0,6m. Chuồng xây dạng kín, có hệ thống quạt và tấm làm mát để ổn định nhiệt độ chuồng nuôi. Chuồng cách ly có các ô chuồng kích thước 6mx6m để nuôi nhốt chung các heo nhập trại cùng ngày.
Nuôi dưỡng heo đực hậu bị (chờ lấy tinh):
Heo đực hậu bị khi nhập trại có trọng lượng khoảng 60kg và khoảng 5 tháng tuổi. Heo được nuôi dưỡng đến khi trọng lượng đạt ít nhất 70kg và 6 tháng tuổi sẽ được kiểm tra sàng lọc trước khi bắt đầu lấy tinh.
Tuyển chọn và sàng lọc heo đực giống: những heo đực đến thời điểm khai thác tinh sẽ được tiến hành cho luyện nhảy giá, đánh giá tính hăng, chất lượng tinh dịch. Loại bỏ những heo đực hậu bị không có tính hăng, chất lượng tinh dịch kém (không có tinh trùng, tinh loãng, tỉ lệ kỳ hình cao quá mức cho phép).
Heo đực hậu bị đáp ứng yêu cầu được đưa vào khai thác tinh.
Lấy và pha chế tinh:
Trang trại nuôi công nghiệp không cho phối giống trực tiếp.Heo nọc sẽ được cho nhảy giá và lấy tinh bởi nhân viên kỹ thuật.
Sau khi lấy tinh, kiểm tra tinh để xác định phẩm chất tinh (dựa vào các thông số lượng tinh dịch, màu, mùi, nồng độ tinh trùng, pH, tỉ lệ sống chết của tinh trùng, tỉ lệ dị hình,…).
Thải loại heo nọc: Một số tiêu chí để xác định heo nọc cần thải bỏ:
Tuổi heo: Heo nọc sau khi sử dụng khoảng 2 năm thì được loại thải để thay đực trẻ hơn nhằm nâng cao chất lượng tinh trùng. Một số cá thể xuất sắc có thể được sử dụng nhiều năm hơn.
Tính hăng: Loại bỏ những heo đực không có tính hăng.
Phẩm chất tinh dịch: Loại bỏ những heo đực có chất lượng tinh kém (không có tinh trùng, tinh loãng, tỉ lệ kỳ hình cao quá mức cho phép).
Tỉ lệ phối thành công: Đực giống phải đảm bảo phối giống đậu thai cho ít nhất 75% số nái được phối.
Heo nọc thải loại được đưa về nhà máy chế biến thực phẩm để giết lấy thịt.Tại trại tỉ lệ giữa heo nọc/nái = 1/60.
Tỉ lệ thay đàn heo nọc phải đảm bảo khoảng 30%năm.Việc thải loại heo đực, thay đàn được tiến hành 3 lần/năm (4 tháng 1 lần).
Nuôi dưỡng heo nái hậu bị (chờ phối):
Heo nái hậu bị được nhập trai nuôi dưỡng 3 tháng thì mới động dục.Khi heo động dục thì có thể cho phối giống.
Không cho phối giống ngay ở lần động dục đầu tiên, vì cơ thể heo phát triển chưa hoàn thiện, số trứng rụng trong lần động dục đầu tiên ít. Nếu phối giống thì con đẻ ra sẽ ít. Nên phối giống khi heo cái hậu bị đã qua 2 hoặc 3 lần chu kỳ động dục.
Phối giống cho heo nái:
Phát hiện heo nái động dục là công việc quan trọng nhất trong công tác phối giống.Cần kiểm tra heo nái ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Nên kiểm tra động dục lúc 6 giờ sáng và 6 giờ chiều, vì là thời điểm heo có biểu hiện động dục rõ nét nhất. Để phát hiện chính xác heo nái động dục cần nắm vững chu kỳ động dục và quan sát kỹ các biểu hiện của con nái.
Phối giống 2 lần hay 3 lần (phối kép, mỗi lần cách nhau 12 hay 24 giờ) để gia tăng tỉ lệ thụ thai và nái sinh nhiều con.
Nên phối giống vào lúc sáng (khoảng 8-9 giờ) hoặc chiều mát (khoảng 16 giờ). Ghi lại ngày phối giống để dự đoán được ngày đẻ.
Chu kỳ động dục ở heo nái thường là 21 ngày (dao động từ 17-23 ngày).Thời gian động dục thường kéo dài 3-4 ngày.Kiểm tra những dấu hiệu động dục trở lại vào ngày 19 từ sau khi thụ tinh. Quan sát nếu không thấy heo động dục trở lại, vú vểnh ra hai bên là công việc phối giống nhân tạo đã đạt kết quả.
Heo nái mang thai:
Heo nái phối giống thành công, mang thai khoảng 105-115 ngày kể từ lúc bắt đầu phối.
Mô tả quá trình heo nái sinh sản và nuôi con:
Trước ngày sinh khoảng 1 tuần, chúng được chuyển cẩn thận sang nhà heo nái đẻ, chăm sóc cẩn thận để chờ sinh.
Trước khi heo nái đẻ khoảng 1 tuần phải tắm chải, vệ sinh heo nái sạch sẽ, tiêu đọc chuồng đẻ, kiểm tra độ an toàn của các thiết bị như: đèn điện, sưởi ấm, ổ úm heo con. Trước ngày heo đẻ 1 ngày giảm thức ăn bằng ½ khẩu phần, ngày đẻ cho nhịn ăn. Không tắm trước đẻ 5 ngày.
Sau thời gian mang thai, mỗi con heo nái sinh sản khoảng 10-12 con heo con. Thường heo nái đẻ nhanh khoảng 1-2 tiếng là xong, con nọ cách con kia 5-10 phút, heo con sẽ ra hết và chuẩn bị đẩy nhau ra ngoài. Lau chùi vệ sinh sạch sẽ heo nái, chuồng trại sau khi heo đẻ xong. Không tắm cho heo nái 1-3 tuần đầu sau đẻ, chỉ tăng cường chải khô.
Heo con mới đẻ ra lau sạch nhớt, nước nhờn ở miệng, mũi, mắt, móc miệng để heo con nhanh chóng thở được dễ dàng. Cắt răng nanh cho heo con sát đến lợi, tránh chảy máu, cho heo con bú sữa đầu ngay khi đẻ 1 tiếng.
Sau khi sinh, heo con được nuôi chung với heo mẹ trong chuồng úm, chuồng úm sạch sẽ, khô ráo và nhiệt độ đèn sao cho đảm bảo ngừa bệnh hô hấp và đi ngoài. Nếu heo mẹ thiếu sữa thì có thể cho heo con ăn dặm thêm các chế phẩm dinh dưỡng dành cho heo con sơ sinh.Từ 7-10 ngày sau khi sinh tập cho heo con ăn bằng các loại thức ăn dễ tiêu.
Cai sữa heo con và nuôi dưỡng tới khi xuất chuồng:
Sau khi cho con bú 14-21 ngày, heo nái được chuyển lại chuồng ban đầu. Heo con được chuyển sang khu nuôi heo thịt của Trang trại để nuôi lấy thịt.
Nuôi dưỡng heo mẹ sau khi cai sữa heo con:
Sau khi cho con bú 14-21 ngày, heo nái được chuyển lại chuồng nuôi dưỡng chờ phối ban đầu. Sau thời gian cho bú, heo mẹ sẽ động dục trở lại sau khoảng 4-6 ngày.
Tuy nhiên 9-10 ngày sau khi cai sữa cho heo con mà không thấy nái động dục trở lại gọi là hiện tượng “chậm động dục”.
Thời gian mang thai của heo mẹ khoảng 105-115 ngày. Thời gian nuôi con bú khoảng 14-21 ngày. Heo mẹ sau cai sữa khoảng 4-6 ngày sẽ có hiện tượng động dục trở lại. Như vậy, tính ra trung bình mỗi năm heo mẹ đẻ 2,2-2,5 lứa.
Thải loại heo nái:
Heo nái được thải loại dựa trên các tiêu chí chủ yếu:
- Nái không mang thai:
+ Heo chậm động dục sau cai sữa: Sau thời gian cho con bú, heo mẹ sẽ động dục trở lại sau khoảng 4-6 ngày.Tuy nhiên 9-10 ngày sau khi cai sữa cho heo con mà không thấy nái động dục trở lại gọi là hiện tượng “chậm động dục”. Khi đó, sẽ áp dụng các biện pháp kích thích động dục.Nếu đã sử dụng các biện pháp kích thích động dục mang khi phối lần 1 không đậu thì tiếp tục phối lần 2.Lần 2 không đậu nên thải loại.
+ Nái không bầu >2 lần, lên giống lại nhiều lần (2-4 lần).
+ Nái già: nái sinh sản thường sử dụng khoảng 3 năm, đạt 5-6 lứa đẻ thì thải loại.
- Năng suất thấp:
+ Số con/lứa đẻ: mỗi lứa đẻ phải đạt trung bình 8 con. Nếu số con/lứa đẻ ít và kéo dài qua khoảng 2-3 lứa thì cần loại thải.
+ Khả năng nuôi con: heo có thường xuyên đè chết con không, heo không có sữa, heo không chịu cho con bú,…
+ Nái sinh sản kém: số lứa đẻ/năm ít (1 lứa).
+ Sức khỏe có vấn đề.
+ Chân bị đau/bại liệt.
+ Nái bị viêm nhiễm đường sinh dục >3 lần.
+ Nái sẩy thai, khô thai nhiều lần.
- Heo nái thải loại được bán ra ngoài để giết lấy thịt. Tỉ lệ thay đàn cho heo nái khoảng 40% đàn/năm. Việc thải loại heo nái, thay đàn được tiến hành 1 tháng 1 lần.
b. Quy trình trồng cây lâu năm
Tại dự án, chủ đầu tư tiến hành trồng 3 loại cây: Trầm Hương, Lát Hoa và Bạch Đàn
Với 19ha đất trồng cây lâu năm, Chủ dự án phân bổ khu vực và diện tích trồng như sau:
+ Phía Tây trồng cây Lát Hoa với diện tích 4ha,
+ Phía Nam, phía Đông trồng cây Bạch Đàn, với diện tích 11ha
+ Đường nội bộ vận chuyển cây giống, phân bón, với diện tích 1ha
Chủ dự án mua các cây lớn về trồng để tạo vành đai cây xanh bên ngoài, ngăn cách giữa dự án và người dân xung quanh. Sâu bên trong thì chủ dự án sẽ tiến hành trồng các cây nhỏ, thời gian trồng vào mùa mưa để tạo điều kiện thích hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế cây chết thấp nhất.
- Quy mô dự án cố định trong suốt vòng đời của dự án là 3.600 con heo nái (trong đó gồm 2.600 heo nái bầu và 1.000 heo nái đẻ). Bình quân mỗi lứa, 1 con heo nái sẽ đẻ khoảng 8-10 con/lứa, mỗi năm 2,2-2,5 lứa. Vậy sản xuất ra 72.000 con heo con mỗi năm. Dự án sau khi xây dựng xong sẽ hợp đồng với Công ty ở Hàn Quốc thuê trại để chăn nuôi. Do đó số lượng heo con sinh ra sẽ do chính Công ty Hàn Quốc chuyển tới trang trại chăn nuôi heo hậu bị của Công ty Hàn Quốc
- Dự án có thêm hạng mục trồng cây lâu năm nên có thêm sản phẩm gỗ từ cây Giáng Hương, Lác và Bạch Đàn. Tuy
nhiên, các loại cây này rất lâu (10-20 năm) mới thu hoạch, cây xanh chủ yếu có tác dụng hấp thu mùi hôi và hạn chế mùi phát tán ra xung quanh.
a. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào)
Nguyên liệu:
Nhiên liệu:
- Dung dịch nước sát trùng cloramine B, - Vôi bột
b. Nhu cầu cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho Dự án được lấy từ mạng lưới điện tại khu vực.
Chủ dự án đã phối hợp với Điện lực Hàm Thuận Bắc và đã xây dựng hoàn thiện hệ thống đường dây điện từ ngoài đường 714 vào tới trang trại
Lượng điện năng tiêu thụ cho các mục đích sau:
- Sử dụng để vận hành máy móc, thiết bị phục vụ chăn nuôi.
- Sinh hoạt công nhân viên (thắp sáng, quạt máy,….)
Ước tính nhu cầu điện cần thiết cho Dự án khoảng 500.000KWh/năm.
Dự án có trang bị 01 máy phát điện dự phòng công suất 200 KVA sử dụng nhiên liệu dầu diesel (DO) để dự phòng trong trường hợp mất điện.
* Nước sinh hoạt
Tiêu chuẩn dùng nước (Theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006 Bộ Xây dựng ban hành ngày 17 tháng 03 năm 2006 về “Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình”) tại bảng 3.1 là 100 lít/ người. Định mức 1 suất ăn của 1 người là 25 lít. Tổng số lao động tại dự án là 50 người.
Nước cấp cho sinh hoạt và nhà bếp: Qsh = số công nhân x tiêu chuẩn dùng nước = (50*100) + (50*25) = 6,25 m3/ngày.
* Nước chăn nuôi:
lượng nước cấp cho hệ thống làm mát của trại Qlm = 20% x 1 l/m2 x 21.100 = 4,22 m3/ngàyđêm.
* Nước phòng cháy chữa cháy
Theo TCVN – 2622:1995 – Tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình- yêu cầu thiết kế, chọn:
+ Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy 2,5l/s/vòi phun.
+ Số vòi phun hoạt động đồng thời: 2 vòi.
+ Lượng nước chữa cháy trong 3 giờ: QCC3g= 3 x 2 x 2,5 x 3600/1000= 54(m3).
* Nước tưới cây:
Hạng mục trồng cây lâu năm được tiến hành trồng trong mùa mưa có diện tích là 18ha, nên cây không cần tưới nước. Sau khi trồng xong và khi cây phát triển sẽ tự hút nước dưới đất nên cũng không cần tưới nước.
Đối với mảng cây xanh trong diện tích chăn nuôi thì có tiến hành tưới nước. Diện tích mảng xanh trong khu vực chăn nuôi có diện tích khoảng 6.643m2
Nước dùng cho tưới cây được căn cứ theo TCXDVN 33:2006/BXD, tiêu chuẩn nước dùng cho việc tưới cây là: 1,0 lít/m2. QTC= 0,001 x 6.643= 6,6 m3/ngày. Nước dùng cho tưới cây là: 6,6m3/ngày
* Tổng nhu cầu dùng nước
Bảng 1-3Tổng hợp nhu cầu dùng nước cho chăn nuôi và sinh hoạt
Căn cứ vào nhu cầu cấp nước tại dự án thì lượng nước xả thải phát sinh chủ yếu từ nguồn nước sinh hoạt và nước chăn nuôi được tính như sau:
Lưu lượng nước thải chăn nuôi:
Căn cứ Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 (điều 39) quy định lượng nước thải được tính bằng 80% lượng nước cấp, vì theo thực tế lượng nước vệ sinh chuồng trại sẽ tiêu hao vì khi rửa chuồng, một phần nước sẽ thấm xuống nền chuồng, vào hệ thống thu gom nước thải trước khi về hệ thống xử lý tập trung. Do đó, lượng nước vệ sinh chuồng trại sẽ được tính bằng 80% lượng nước cấp.
- Nước thải khử trùng người Qtktng = 100% Qktng = 0,75 m3/ngày.đêm - Nước thải khử trùng xe Qtktx = 100%Qktx = 0,36 m3/ngày.đêm
- Nước tiểu heo: Qtiểu = 70%Qu= 67,75 x 0,7 = 47,43m3/ngày.đêm (căn cứ vào số liệu thực tế của trại heo, khi heo uống nước thì sẽ thải ra ngoài 70%, 30% còn lại sẽ nuôi dưỡng cơ thể)
- Nước tiểu heo con trong cùng 1 thời điểm nuôi dưỡng tại trang trại trong 1 ngày là 1.000 con: Qtiểu heo con = 1.000 con x 1,2 lít/ngày = 1,2 m3/ngày.đêm
- Nước làm mát: không phát sinh.
→ Nước thải chăn nuôi: QTCN = Qtvs + Qtktng + Qtktx + Qtiểu + Qtiểu heo con = 67,52 + 0,75 + 0,36 +47,43 + 1,2 = 117,26 m3/ng.đ
Tổng lưu lượng xả nước thải: QT = QTCN + QTSH = 117,26 + 6,25 = 123,51 m3/ng.đ
d. Nguồn cung cấp nước cho trang trại
Hiện tại trang trại đã khai thác 3 giếng khoan để cung cấp cho chăn nuôi và sinh hoạt. Trang trại đã có giấy phép khai thác và sử dụng nước dưới đất với lưu lượng là 150m3/ngày đêm. Nước giếng trước khi sử dụng được xử lý sơ bộ bằng phương pháp lắng lọc rồi được bơm lên tháp cấp nước và cấp đi cho toàn bộ mọi nhu cầu dùng nước trong trang trại. Nước giếng sau khi được xử lý sơ bộ thì đều nằm trong giới hạn cho phép, căn cứ vào các phiếu mẫu phân tích nước ngầm đều đạt QCVN 09-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dưới đất, QCVN 01:2009/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống và QCVN 01-39:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi
+ Nước cung cấp cho sinh hoạt công nhân, nước heo uống, nước khử trùng xe và người (79,33m3/ng.đ) được lấy từ 02 giếng khoan (150m3/ngđ).
+ Nước vệ sinh chuồng trại (84,4m3) được lấy từ nước tái sử dụng từ nước thải sau xử lý (nước sau xử lý: 123,51m3/ngđ)
+Nước tưới cây, được lấy từ ao chứa nước mưa
+ Nước phòng cháy chữa cháy được sử dụng khi có sự cố được lấy từ nước ao nước mưa.
Các hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thiện đối với hạng mục chăn nuôi. Liệt kê theo bảng sau:
Khu chăn nuôi được trang bị các dây chuyền công nghệ hiện đại, được tự động hóa từ khâu cung cấp thức ăn đến khâu cung cấp nước, các dãy chuồng heo được bố trí thành dãy liên hoàn.Tất cả các điều kiện tiêu chuẩn đảm bảo đúng theo trình tự thiết kế của quy cách xây dựng như sau:
• Hệ thống chuồng: Hệ thống chuồng kín, dùng cho toàn đàn heo, bố trí hệ thống làm mát bằng tấm cooling pads và quạt hút. Tấm làm mát được làm từ một loại giấy tổng hợp nhập từ nước ngoài, chạy bằng điện. Nước được bơm thường xuyên lên giàn tấm làm mát, tạo nhiệt độ trong chuồng thoáng mát khoảng 25 – 260C
• Hệ thống cung cấp thức ăn: Toàn bộ trang trại được trang bị hệ thống silo chứa cám và thiết bị ăn tự động theo quy trình khép kín. Cám được xe chuyên dùng chở từ nơi cung cấp đến trang trại và bơm đầy các silo, từ silo bơm đầy vào các phễu định lượng thức ăn theo tiêu chuẩn của từng loại và từng giai đoạn phát triển của heo. Đến giờ ăn, phễu định lượng sẽ tự động đưa cám vào máng cho heo ăn. Hệ thống này giúp khống chế lượng thức ăn theo từng nhóm heo, loại heo và phù hợp với từng giai đoạn phát triển, tránh lãng phí thức ăn
• Bố trí hệ thống nước uống: Ống dẫn chính Ø114 đi ngầm trước hành lang dẫn heo, ống cấp nước Ø90 đi ngầm giữa 2 nhà, ống cấp nước cho từng nhà Ø60 đi trên trần, ống cấp nước chạy dọc theo dãy chuồng Ø34; cao 1,6 m so với mặt chuồng heo, ống cấp nước xuống núm uống tuýp tráng kẽm Ø21
• Quy trình chăn nuôi khép kín theo hạng mục công trình chính như sau: Nhà heo cách ly → nhà heo mang bầu → nhà heo đẻ → nhà heo cai sữa
Khu vực văn phòng, nhà ở, nhà ăn của cán bộ kỹ thuật, công nhân được bố trí gần cổng, cách xa khu chăn nuôi.
Khu vực xử lý nước thải được bố trí ở phía Đông Nam (cuối khu vực chăn nuôi) cách xa các hạng mục chuồng nuôi và khu nhà ở công nhân, xung quanh trồng cây để hấp thụ mùi.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Nhà máy chế biến thủy sản
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm